Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Môn lý thuyết kế toán...

Tài liệu Môn lý thuyết kế toán

.PDF
89
439
114

Mô tả:

MÔN LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH Biên soạn: CN.Đỗ Thị Hải Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 1 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán BÀI MỞ ĐẦU 1.GIỚI THIỆU VỀ MÔN THỰC HÀNH KẾ TOÁN : Kế toán là một công cụ quản lý quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Ngƣời làm chuyên môn kế toán đòi hỏi phải qua đào tạo chuyên môn Kê toán theo chƣơng trình môn học Lý thuyết Hạch toán kế toán - Kế toán doanh nghiệp sản xuất. Nhƣng để có thể tiếp cận và ứng dụng tốt lý thuyết đã học vào công tác kế toán sau khi ra trƣờng, học sinh phải đƣợc trang bị chƣơng trình kỹ năng thực hành kế toán, có nghiệp vụ kế toán “Chắc lý thuyết, vững thực hành” thì mới đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay. Chƣơng trình thực hành Kế toán : Hƣớng dẫn cụ thể các công việc Kế toán  Lập và kiểm tra, quản lý và sử dụng các loai chứng từ gốc, chứng từ kế toân cụ thể nhƣ Phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng, hoá đơn bán h . . . Và định khoản trên các chứng từ lập.  Ghi sổ sách kế toán : Cách mở sổ Kế toán, ghi chép và phản ảnh số liệu từ chứng từ Kế toán vào các sổ kế toán chi tiết ,sổ kế toán tổng hợp và các loại sổ kế toán khác theo các hình thức kế toán phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp . Trong đó chú trọng đến hai hình thức kế toán đang áp dụng phổ biến và thông dụng nhất trong các doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay là - Hình thức Nhật Ký chung - Hình thức Chứng từ ghi sổ  Cách lập các báo cáo thuế ( thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. . . . ) Lập các báo cáo quyết toán tài chính đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành bao gồm + Bảng Cân đối Kế toán + Báo cáo Kết quả hoạt động SX - KD + Bảng lƣu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính Bài tập thực hành kế toán : Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Mai Anh: là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm, luôn nằm trong Top ten hàng Việt Nam chất lƣợng cao, các sản phẩm là rƣợu hồng Đào, nƣớc uống tinh khiết Bà nà. Công ty có nhà máy sản xuất tại thành phố Đà Nẵng , có mạng lƣới bán hàng khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Về Tổ chức Kế toán: là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, quản lý hàng nhập kho và hậch toán giá thành theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên, đăng ký nộp thuế và thoái thu thuế theo phƣơng pháp khấu trừ. Thực hành Bài tập kế toán: Cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Mai Anh ; Số dƣ đầu kỳ ngày 01/01/2012. Tình hình các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 1 năm 2012 (Có bài tập kèm theo). Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 2 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Yêu cầu : 1.Căn cứ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh-Kế toán lập các chứng từ kế toán và định khoản 2. Mở sổ chi tiết, sổ tổng hợp vật tƣ, công nợ, giá thành.. 3.Mở sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung và theo hình thức chứng từ ghi sổ. 4.Lập bảng Cân đối tài khoản. 5.Lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính. 2. Bộ máy Kế toán - Nội dung công việc của các thành viên trong bộ máy kế toán Đơn vị hạch toán: Là một đơn vị kinh tế quản lý cơ sơ, có chức năng thực hành kế toán phần hành theo một chu trình khép kín trên bộ sổ kế toán riêng - hình thành bộ máy kế toán tƣơng ứng với quyền và nhiệm vụ quản lý hoạt động của đơn vị. Bộ máy kế toán : - Các kế toán phần hành - Kế toán tổng hợp - Kế toán trƣởng Nội dung công việc của các thành viên trong bộ máy kế toán : Kế toán phần hành : - Kế toán tiền mặt : - Kế toán tiền gửi ngân hàng - Kế toán công nợ - Kế toán vật tƣ, cng cụ, sản phẩm, hàng hoá - Kế toán XDCB, tài sản cố định - Kế toán tiền lƣơng, BHXH, BHYT, KPCĐ - Kế toán bán hàng - Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm - ………….. Kế toán phần hành có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ảnh thông tin kế toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép, phản ảnh tổng hợp đối tƣợng kế toán phần hành đảm nhận. Các nhân viên kế toán phần hành trong bộ máy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các kế toán phần hanh có thể chuyên môn hoá theo từng phần hành hoặc có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức lao động kế toán. Các kế toán phần hành có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp , lập báo cáo kế toán định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành. Kế toán tổng hợp : Thực hiện công tác kế toán cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm), có thể giữ Sổ cái tổng hợp, ghi Sổ cái, lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất. Kãú toaïn træåíng : Điều 49, Luật kế toán Việt Nam quy định: Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải bố trí người hoặc thuê người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán theo đúng tiêu chuẩn và điều kiện pháp luật quy định. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 3 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Các tiêu chuẩn của kế toán trƣởng: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán - Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên. - Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm đối với ngƣời có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm đối với ngƣời có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp. - Ngƣời làm kế toán trƣởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dƣỡng kế toán trƣởng.  Trách nhiệm của kế trƣởng: - Tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê cho phù hợp của đơn vị kế toán. - Kế toán trƣởng là kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nƣớc tại đơn vị. - Kế toán trƣởng là ngƣời đề xuất, tham gia với giám đốc về các quyết định phù hợp với hoạt động SXKD của đơn vị.  Quyền hạn của kế toán trƣởng: - Kế toán trƣởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Kế toán trƣởng của cơ quan Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nƣớc và doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngoài các quyền đã nêu trên còn có các quyền: +Có ý kiến bằng văn bản đối với ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật ngƣời làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ. +Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thờI tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính kế toán trƣởng. + Bảo lƣu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của ngƣời ra quyết định. + Báo cáo bằng văn bản cho ngƣời đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi có phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị, trƣờng hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của ngƣời ra quyết định hoặc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp Giới thiệu 2 bộ máy kế toán trường áp dụng trong thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp: Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức phân tán 1) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Theo mô hình này, toàn doanh nghiệp (Công ty, Tổng công ty…) chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm (ở văn phòng Công ty, Tổng công ty…) và các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 4 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính doanh nghiệp. Phòng kế toán trung tâm thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị, tổ chức lƣu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp. Tại các đơn vị phụ thuộc chỉ bố trí kế toán viên làm nhiệm vụ hƣớng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra và xử lý chứng từ, tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của ngƣời phụ trách đơn vị trực thuộc, định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Kế toán trƣởng ( Trƣởng phòng kế toán ) đơn vị Bộ phận Tài chính Bộ phận kế toán , kiểm toán nội bộ Bộ phận kế toán tiền lƣơng Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán chi phí Bộ phận kế toán vật tƣ, TSCĐ Bộ phận kế toán ... Các nhân viên kế toán ở các bộ phân phụ thuộc Ƣu điểm khi áp dụng mô hình này là lãnh đạo công tác kế toán tập trung thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán. Tuy nhiên, nó có hạn chế là việc kiểm tra, giám sát của kế toán trƣởng và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Mô hình này thƣờng áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô không lớn, bố trí các đơn vị sản xuất, kinh doanh tập trung, không có phân cấp quản lý tài chính. 2) Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán : Theo mô hình này, ở đơn vị chính lập phòng kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cấp trên), còn ở các đơn vị kế toán trực thuộc đều có tổ chức kế toán riêng (đơn vị kế toán cấp cơ sở). Kế toán đơn vị trực thuộc phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ g hạch toán ban đầu tới lập báo cáo kế toán và nộp lên phòng kế toán trung tâm theo sự phân cấp quy định. Ở phòng kế toán trung tâm: - Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp; - Hƣớng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở; Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 5 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán - Thu nhận, kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị cơ sở gửi lên và cùng với báo cáo tài chính phần kế toán ở đơn vị cấp trên để lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn DN Giữa các đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ, quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc với cấp trên là quan hệ hạch toán kinh tế đầy đủ. Ƣu điểm của mô hình này công tác kế toán sẽ gắn liền với sự chỉ đạo tại chỗ các hoạt động kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt sự cồng kềnh về bộ máy nhân sự ở cấp trên. Song có hạn chế là công tác kế toán doanh nghiệp không tập trung và không thống nhất, thông tin không đƣợc xử lý kịp thời cho lãnh đạo toàn doanh nghiệp. Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng ở những đơn vị kinh tế có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, các đơn vị phụ thuộc đƣợc phân cấp một số quyền hành nhất định trong công tác quản lý kinh tế, tài chính. Doanh nghiệp lựa chọn mô hình này thƣờng là những doanh nghiệp đã phân cấp quản lý kinh tế, tài chính cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở ở mức độ cao hơn, tức là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ, lãi riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị kế toán cấp cơ sở này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức phân tán Kế toán trƣởng ( Trƣởng phòng kế toán ) đơn vị Bộ phận Tài chính Bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ Trƣởng phòng phụ thuộc Bộ phận kế toán tiền lƣơng Bộ phận kế toán chi phí Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán váût tæ, TSCÂ Giảng viên: Đỗ Thị Hải Bộ phận kế toán chung Bộ phận kế toán tổng hợp Trƣởng phòng phụ thuộc Bộ phận kế toán chi phí Bộ phận kế toán váût tæ, TSCÂ Bộ phận kế toán tiền lƣơng Bộ phận kế toán Thanh toán Trang 6 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể tự chọn một trong các hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái; - Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. Việc áp dụng hình thức sổ nào là tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ kế toán và khả năng trang bị kỹ thuật tính toán của doanh nghiệp. HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ĐƢỢC ÁP DỤNG TRONG BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Hình thức kế toán Nhật ký chung - Đặc trưng cơ bản: Hình thức Nhật ký chung là hình thức phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian. Đặc trƣng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó, lấy số liệu theo trình tự trên Sổ nhật ký chung hoặc Sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Số lượng và loại sổ: Gồm các loại sổ chủ yếu là: Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ cái và các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết. Sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt là sổ đƣợc thiết kế có quan hệ đối ứng tài khoản theo chiều dọc. - Nguyên tắc ghi sổ: Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đơn vị có một số đối tƣợng chủ yếu có số lƣợng nghiệp vụ kinh tế phát sinh có tầm quan trọng nhất định cần phải theo dõi riêng để cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý. Nhật ký đặc biệt, về bản chất là một phần của Nhật ký chung nên phƣơng pháp ghi chép giống Nhật ký chung. Song, để tránh trùng lắp những nghiệp vụ kinh tế đã ghi vào Nhật ký đặc biệt thì không ghi vào Nhật ký chung nữa. Sổ nhật ký thu tiền thì chỉ theo dõi số tiền thu ngay và sổ Nhật ký bán hàng thì chỉ theo dõi bán chịu để tránh trùng lắp hoặc trừ vào tiền ứng trƣớc của khách hàng. Trong trƣờng hợp đơn vị cần tập trung tất cả số liệu của từng đối tƣợng vào sổ Nhật ký để theo dõi đối tƣợng đó, cũng nhƣ việc tổng hợp số liệu một cách nhanh chóng thì có thể thiết kế trong đó có phần trùng lắp giữa các sổ Nhật ký có liên quan nhau. - Ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng của hình thức này: + Ƣu điểm: Thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu, hệ thống sổ sách có kết cấu đơn giản thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính vào công tác xử lý số liệu kế toán. + Nhƣợc điểm: Việc ghi chép còn trùng lắp (VD: Nghiệp vụ chi tiền mặt mua hàng ghi sổ Nhật ký chi tiền. Sổ cái tài khoản tiền mặt. Sổ các tài khoản mua hàng) Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 7 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán + Điều kiện vận dụng: Với ƣu nhƣợc điểm trên nếu đơn vị sử dụng máy vi tính thì hình thức này thích hợp. Còn chƣa sử dụng máy vi tính thì hình thức này thích hợp với đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. - Trình tự ghi sổ kế toán thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ kế toán (1) (1) ) (1) ) ) Sổ NK đặc biệt (2) NHẬT KÝ CHUNG Sổ kế toán chi tiết (1) ) (2) SỔ CÁI (2) ) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN ) Bảng tổng hợp chi tiết (2) ) Ghi hàng ngày CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Ghi cuối, năm Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu Quy trình kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán Nhật ký chung: -Phiếu thu -Phiếu chi -Báo nợ -Báo có Ghi: -Sổ nhật ký thu tiền -Sổ nhật ký chi tiền Ghi: Sổ nhật ký chung Ghi: Sổ cái tài khoản 111, 112 2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Đặc trưng cơ bản: Đặc trƣng của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh ở chứng từ kế toán, trƣớc hết phân loại, tổng hợp lập “Chứng từ ghi sổ” và từ đó ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái. Số lượng và loại sổ gồm: Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, Sổ cái và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết khác. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 8 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán + Chứng từ ghi sổ: Đƣợc lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập, Phiếu xuất, Hóa đơn bán hàng...); có thể theo tài khoản (TK 111; TK 112, TK 152, TK 511...). Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năn (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đƣợc kế toán trƣởng ký duyệt mới có giá trị pháp lý trƣớc khi ghi sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ có tác dụng: * Tổng hợp theo định kỳ các số liệu từ chứng từ kế toán để giảm số lƣợng ghi Sổ cái. * Định khoản sẵn các chứng từ kế toán phục vụ cho việc ghi Sổ cái. Tùy theo tính chất phát sinh nghiệp vụ thuộc đối tƣợng lập chứng từ ghi sổ, ta quy định kỳ lập chứng từ ghi sổ thích hợp, có thể lập định kỳ, hoặc hàng ngày. + Số đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để đăng ký chứng từ ghi sổ đã lập và hệ thống hóa các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Lập chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không bị thất lạc hoặc bỏ sót khi ghi Sổ kế toán tổng hợp. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là cơ sở và căn cứ để đối chiếu số liệu với sổ cái. + Sổ cái: Đƣợc mở mỗi trang cho một tài khoản, căn cứ để ghi sổ là Chứng từ ghi sổ (sau khi đã hoàn thành việc ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ). Kết cấu của sổ này về cơ bản phải đảm bảo có các cột Nợ, Có của tài khoản và cột tài khoản đối ứng. Số cái có thể ghi theo định kỳ ghi chứng từ ghi sổ hoặc có thể ghi một lần vào cuối ngày. - Ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng: + Hình thức chứng từ ghi sổ có ƣu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra, thuận tiện trong việc phân công lao động kế toán, việc áp dụng máy vi tính trong xử lý thông tin cũng tiện lợi. + Nhƣợc điểm của hình thức này là việc ghi chép còn trùng lắp (Ví dụ: một nghiệp vụ kinh tế ghi vào Chứng từ ghi sổ, Số đăng ký Chứng từ ghi sổ, sổ Cái..), công việc còn dồn vào cuối kỳ. + Điều kiện vận dụng: hình thức này đƣợc áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, nghiệp vụ phát sinh không nhiều, thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính. Còn những đơn vị làm kế toán thủ công thì chỉ thích hợp với đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 9 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Trình tự ghi sổ kế toán như sau: Chứng từ kế toán (1) (1) (1) (1) Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ (2 ) CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ, thẻ kế toán chi tiết (4) (3) Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI ( 5 ( ) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN 5 ) ( ) 5 ) )BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ) (5) Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu Quy trình kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: -Phiếu thu -Phiếu chi -Báo nợ -Báo có - Bảng kê chứng từ cùng loại: - Bảng kê ghi Có -- Bảng kê ghi Nợ Giảng viên: Đỗ Thị Hải Lập: Ghi: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Lập chứng từ Chứng từ ghi sổ ghi sổ Ghi: Sổ cái tài khoản 111, 112 Trang 10 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán CHƢƠNG 1 : CHỨNG TỪ 1.1.Chứng từ gốc : 1.1.1.Khái niệm : Trong hạch toán kế toán gọi sự vận động của tài sản tham gia vào trong quá trình sản xuất ở một thời điểm và không gian cụ thể là nghiệp vụ kinh tế tài chính. Chứng từ đầu tiên ghi chép nghiệp vụ kinh tế gọi là chứng từ ban đầu (chứng từ gốc). Chứng từ gốc là chứng từ được lập đầu tiên, phản ảnh trực tiếp , tại chỗ các nghiệp vụ kinh té phát sinh .Nhưng chưa thực sự xác nhận là nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành. 1.1.2.Kiểm tra : Kiểm tra chứng từ gốc là cơ sở để chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để ghi chép, hạch toán.  Mục đích của việc kiểm tra chứng từ gốc : - Đảm bảo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán. - Kiểm tra đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Chống tham ô, làm sai lệch chứng từ .  Các bƣớc kiểm tra : Chứng từ gốc khi đến bộ phận kế toán thì kế toán phải kiểm tra qua các bƣớc sau : - Kiểm tra theo Quy định, quyết định của Nhà nƣớc. - Kiểm tra theo Quy định, quyết định của đơn vị. - Kiểm tra nội dung, tính hợp lý của chứng từ. (Ví dụ minh họa : Thông qua bài thực hành kế toán) 1.2.Chứng từ kế toán : 1.2.1.Khái niệm : Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.. 1.2.2.Phân loại : Để sử dụng có hiệu quả các loại chứng từ trong công tác quản lý, kế toán cần phân loại chứng từ :  Phân loại theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế : CT tiền mặt, CT vật tƣ . .  Phân loại theo địa điểm lập chứng từ : CT bên trong , CT bên ngoài  Phân loại theo trình độ khái quát : CT ban đầu, CT tổng hợp  Phân loại theo số lần ghi các nghiệp vụ : CT một lần, CT nhiều lần  Phân loại theo tính cấp bách: CTbáo động (vay quá hạn), CT bình thƣờng. 1.2.3.Nguyên tắc lập chứng từ - Nội dung bảng chứng từ - Kiểm tra chứng từ. 1.2.3.1.Nguyên tắc lập chứng từ: Việc lập chứng từ phải đảm bảo những nguyên tắc: + Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính. + Chứng từ kế toán phải đƣợc lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu và phải ghi đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 11 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán + Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không đƣợc viết tắt, không đƣợc tẩy xoá, sửa chữa. Khi viết chứng từ phải dùng mực không phai, số và chữ viết phải liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. + Chứng từ kế toán phải đƣợc lập đủ số liên quy định. Trƣờng hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính thì nôị dung các liên phải giống nhau. Chg từ kế toán do đơn vị kế toán lập để giao dịch bên ngoài đơn vị phải có dấu của đơn vị KT + Kế toán trƣởng (thủ trƣởng đơn vị) không đƣợc ký sẵn trên các chứng từ trắng và giao cho kế toán sử dụng dần. + Mẫu chữ ký của kế toán trƣởng và thủ trƣởng đơn vị phải đăng ký với cơ quan tài chính, ngân hàng và đơn vị có quan hệ.  Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân thủ theo những quy định của chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải đƣợc in ra giấy, lƣu trữ theo quy định 1.2.3.2.Nội dung bảng chứng từ : 2 yếu tố: Các yếu tố cơ bản: là các yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi bản chứng từ, nếu thiếu một trong các yếu tố này thì chứng từ không có tính pháp lý. + Tên chứng từ: cho biết một cách khái quát nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Ngày, tháng, năm, số thứ tự của chứng từ: là cơ sở cho việc thanh tra về mặt thời gian nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Tên, địa chỉ của các đơn vị, cá nhân (lập hoặc nhận chứng từ kế toán) có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế: tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra về mặt địa điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Nội dung của nghiệp vụ kinh tế: cho biết một cách rõ ràng, đầy đủ hơn về nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ. + Quy mô của nghiệp vụ kinh tế: là Số lƣợng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số. Riêng tổng số tiền của chứng từ kế toán phải ghi bằng số và bằng chữ là cơ sở để tổng hợp số liệu ghi vào sổ kế toán + Họ tên và chữ ký của cá nhân chịu trách nhiệm vật chất về nghiệp vụ kinh tế phát sinh - yếu tố này đảm bảo tính pháp lý của chứng từ khi ghi vào sổ kế toán và là căn cứ để quy trách nhiệm. Các yếu tố bổ sung: là các yếu không bắt buộc phải có trong mỗi bản chứng từ. Công dụng: tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ. VD: định khoản kế toán, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán,… 1.2.3.Kiểm tra chứng từ : Khi nhận đƣợc chứng từ phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Chứng từ đã qua kiểm tra mới làm căn cứ để ghi sổ kế toán. 1.2.4.Tạo lập Chứng từ kế toán : Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (là chứng từ ban đầu -chứng từ gốc), kế toán lập các chứng từ và định khoản : Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 12 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán 1.2.4.1. Chứng từ vật tƣ hàng hóa: Nhƣ phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu nhập xuất thẳng : Căn cứ hóa đơn mua hàng, Biên bản kiểm tra hàng nhập kho, các chứng từ liên quan đến quá trình mua hàng, phiếu đề nghị lĩnh vật tƣ, hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT) . . .để lập phiếu nhập, phiếu xuất. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tƣ, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tƣ tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần) và ngƣời lập phiếu ký ghi rõ họ, tên, ngƣời giao hàng. Nhập kho xong ngƣời lập phiếu mang phiếu đến kho, thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho, để nhập vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. ngƣời giao hàng. Thủ kho giữ 2 liên để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lƣu tại cuống phiếu, liên 3 (nếu có) ngƣời giao hàng giữ. Phiếu xuất kho do bộ phận lĩnh vật tƣ hoặc bộ phận quản lý, bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức của từng doanh nghiệp) lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) và ngƣời lập phiếu ký ghi rõ họ, tên sau đó chuyển phiếu xuất kho cho Kế toán trƣởng, giám đốc ký duyệt (ghi rõ họ, tên) giao cho ngƣời nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lƣợng thực xuất của từng vật tƣ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng ngƣời nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ, tên) Ba liên phiếu xuất đƣợc phân chia: liên 1 lƣu tại cuống phiếu, liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán ghi vào cột 3,4 và ghi sổ kế toán Liên 3 ngƣời nhận vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hoá giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng 1.2.4.2. Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi: Căn cứ các lệnh chi tiền, bảng thanh toán lƣơng, phiếu nhập... kế toán viết phiếu chi tiền mặt. Căn cứ hóa đơn bán hàng, chứng từ thu nợ ..,kế toán viết phiếu thu tiền mặt. * Phiếu thu: dùng để xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. Mọi khoản tiền nhập quỹ, ghi sổ đều phải có phiếu thu. ký vào phiếu . Trình tự xử lý và luân chuyển của Phiếu thu tiền mặt như sau: - Phiếu thu do kế toán thanh toán (ngƣời lập phiếu) lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Kế toán thanh toán ký. - Kế toán thanh toán chuyển phiếu thu cho Kế toán trƣởng, giám đốc ký duyệt - Ngƣời nộp tiền chuyển phiếu thu cho Thủ quỹ để nộp tiền và ký vào phiếu thu - Thủ quỹ nhận tiền, ghi số tiền đã nhận bằng chữ và ký vào phiếu thu + Ba liên phiếu thu đƣợc phân chia và luân chuyển nhƣ sau: - Một liên lƣu tai quyển phiếu thu (cuống), một liên ngƣời nộp tiền giữ: nếu là trong đơn vị thì liên này là căn cứ chứng minh là đã nộp tiền, nếu là ngoài đơn vị đó là căn cứ chứng minh đã nộp tiền theo đúng phiếu chi, một liên thủ quỹ để lại ghi sổ quỹ cuối ngày tập hợp các phiếu thu cùng chứng từ gốc kèm theo giao cho kế toán viên để ghi sổ kế toán. Sau khi kế toán viên ghi sổ kế toán xong, phiếu thu đƣợc bảo quản tại phòng kế toán trong năm và hết năm đƣợc chuyển sang lƣu trữ Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 13 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán * Phiếu chi: dùng để xác định số tiền mặt thực tế xuất quỹ là căn cứ để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. Mọi khoản tiền xuất quỹ, ghi sổ đều phải có phiếu chi. Trình tự xử lý và luân chuyển của Phiếu chi tiền mặt như sau: - Phiếu chi do kế toán thanh toán (ngƣời lập phiếu) lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). Kế toán thanh toán ký. - Kế toán thanh toán chuyển phiếu chi cho Kế toán trƣởng, giám đốc ký duyệt - Ngƣời nhận tiền chuyển phiếu chi cho Thủ quỹ để thủ quỹ ký vào phiếu chi mới xuất quỹ. - Sau khi nhận đủ tiền ngƣời nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi. + Ba liên phiếu chi đƣợc phân chia và luân chuyển nhƣ sau: - Liên 1 lƣu tai quyển phiếu thu (cuống), liên 2 thủ quỹ để lại ghi sổ quỹ cuối ngày tập hợp các phiếu chi cùng chứng từ gốc kèm theo giao cho kế toán viên để ghi sổ kế toán. Sau khi kế toán viên ghi sổ kế toán xong, phiếu chi đƣợc bảo quản tại phòng kế toán trong năm và hết năm đƣợc chuyển sang lƣu trữ, liên thứ 3 giao cho ngƣời nhận tiền. Liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu 1.2.4.3. Chứng tiền ngân hàng: Ủy nhiệm chi đƣợc dùng để thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng (Mẫu chứng từ do ngân hàng phát hành): Bao gồm thanh toán các khoản nợ cho ngƣời bán, nộp thuế, nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, mua Bảo hiểm y tế, ... Liên quan Chứng tiền ngân hàng: Là Giấy báo Có, Giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán ngân hàng căn cứ các Giấy báo Có, Giấy báo Nợ làm căn cứ ghi sổ kế toán ngân hàng. 1.2.4.4. Hóa đơn bán hàng: Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hoá đơn bán hàng cho khách hàng. Hoá đơn là căn cứ để ngƣời bán xuất kho sản phẩm, tính khối lƣợng dịch vụ đã cung cấp cho ngƣời mua, do đó có thể gọi là hoá đơn hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Đối với ngƣời mua hàng, hoá đơn này là căn cứ pháp lý để vận chuyển hàng hoá trên đƣờng. Nếu không có hoá đơn này thì hàng hoá vận chuyển trên đƣờng có thể coi nhƣ là bất hợp pháp. Bộ Tài chính quy định mẫu hoá đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hoá đơn bán hang. Trƣờng hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hoá đơn bán hàng thì phải đƣợc cơ quan Tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trƣớc khi thực hiện Trình tự xử lý và luân chuyển Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT): - Hoá đơn do bộ phận kế toán hoặc bộ phận kinh doanh lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) - ngƣời lập phiếu ký. - Chuyển hoá đơn cho kế toán trƣởng và thủ trƣởng đơn vị ký duyệt. Nếu hoá đơn thanh toán tiền ngay, phải đến bộ phận kế toán làm thủ tục nộp tiền (tiền mặt, séc). - Ngƣời mua nhận hàng hoá, sản phẩm – ký vào hoá đơn, còn nếu vận chuyển, dịch vụ thì khi công việc vận chuyển, dịch vụ hoàn thành, khách hàng mua dịch vụ ký vào hoá đơn. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 14 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán + Ba liên hoá đơn đƣợc phân chia và luân chuyển nhƣ sau: - Một liên lƣu tai quyển hoá đơn (cuống), một liên giao cho khách hàng và một liên thủ kho giữ lại ghi thẻ kho, cuối ngày hoặc định kỳ chuyển cho bộ phận kế toán để ghi sổ. 1.2.4.5. Chứng từ kế toán khác: Bảng theo dõi tài sản cố định : Căn cứ sổ theo dõi TSCĐ tính khấu hao theo kỳ này của từng tài sản theo các bộ phận sử dụng tài khoản: Khấu hao kỳ này hao 1 năm (Tháng báo cáo) Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu = 12 tháng Lập bảng khấu hao tài sản cố định tháng cho các bộ phận Bảng theo dõi công cụ - dụng cụ: Căn cứ sổ theo dõi công cụ - dụng cụ tính phân bổ kỳ này của từng công cụ - dụng cụ theo các bộ phận sử dụng: Phân bổ kỳ này Giá mua CC- DC * Tỷ lệ phân = bổ năm (Thaïng baïo caïo) 12 theo tháng Bảng dõi tnh Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn: - Căn cứ bảng lƣơng có ghi rõ bậc lƣơng ; Số công nhân - nhân viên ; hê số phụ cấp ta tính lƣơng của từng lao động. - Cách tính lƣơng cơ bản: Lƣơng cơ bản = Mức lƣơng x (Bậc lƣơng + hệ số phụ cấp ) (1 ngƣời) 830.000đ Lƣơng của bộ phận = Lƣơng cơ bản (1 ngƣời ) x số ngƣời bộ phận. - Căn cứ lƣơng cơ bản ta tính chế độ trả lƣơng: + Tính vào chi phí Sản xuất và giá thành sản phẩm gồm: BHXH = Lƣơng cơ bản x 17,0% BHYT = Lƣơng cơ bản x 3,0% BHYT = Lƣơng cơ bản x 1,0% KPCĐ = Lƣơng thực tế x 2,0% Tổng cộng : 23 % + Ngƣời lao động tham gia đóng BHXH và BHYT: BHXH = Lƣơng cơ bản x 7,0% . BHYT = Lƣơng cơ bản x 1,5%. BHYT = Lƣơng cơ bản x 1,0% Tổng cộng : 9,5 %. Lƣơng cơ bản. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 15 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán Bảng thanh toán lƣơng theo doanh thu bán hàng Đối với đơn vị SX - KD tính lƣơng ngƣời lao động theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong ky báo cáo. Bài tập thực hành tính lương của người lao động (Tháng 1). - Lƣơng của bộ phận Quản lý công ty = 2.2 % x doanh thu chung . - Lƣơng của bộ phận bán hàng = 2.0 % doanh thu chung (Doanh thu chung bao gồm DT bán sản phẩm và DT bán hàng hóa) - Lƣơng của bộ phận Phân xƣởng =  (số lƣợng sản phẩm tiêu thụ x đơn giá ) - Lƣơng của công nhân Sản xuất = (Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ x đơn giá) (lƣơng công nhân của từng bộ phận sản xuất) Chú ý : Đơn gia tính lƣơng nhân viên quản lý Phân xƣởng  Đơn giá tính lƣơng công nhân sản xuất. BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN : Căn cứ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 1 tại Công ty Mai Anh , lập các chứng từ kế toán (phiêú nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, hóa đơn bán hàng, Bảng tính BHXH, BHYT,BHTN KPCĐ, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ Công cụ dụng cụ. 1.3. Sử dụng - Bảo quản - Lƣu trữ chứng từ kế toán : 1.3.1.Sử dụng chứng từ : Chứng từ kế toán đƣợc lập để ghi sổ kế toán. 1.3.2.Bảo quản và sử dụng lại trong kỳ kế toán: Chứng từ kế toán phải đƣợc bảo quản cẩn thận, sắp xếp theo phân loại chứng từ. Vì sau kỳ hạch tóan, Chứng từ kế toán đƣợc sử dụng theo yêu cầu của các ngành chức năng (kiểm tra quyết toán theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất ), kiểm tra của Giám đốc điều hành… 1.3.3.Lƣu trữ và bảo quản chứng từ: Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán, là tài liệu có tính lịch sử của doanh nghiệp, vì vậy phải đƣợc lƣu trữ bảo quản cẩn thận, không mất, không rách, khi cần tìm lại phải nhanh chóng. 1.4.Căn cứ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1.Lập phiếu nhập kho - phiếu nhập xuất thẳng 2.Lập phiếu xuất kho 3.Lập phiếu thu - chi tiền mặt 4.Lập chứng từ ngân hàng: Uỷ nhiệm chi, Chứng từ tiền vay NH 5.Lập hóa đơn GTGT 6.Lập bảng tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 7.Lập bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ 8.Lập bảng thanh toán lƣơng Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 16 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán CHƢƠNG 2. SỔ SÁCH KẾ TOÁN 2.1.Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp: Căn cứ các chứng từ kế toán đƣợc lập ở chƣơng 1 : Thực hành sổ kế toán 2.1.1. Sổ nhật ký chung (vào sổ theo thứ tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của chứng từ kế toán: - Căn cú số liệu của chứng từ Kế toán (Bảng tổng hợp chứng từ): Ghi vào Sổ Nhật ký chung (Bài tập thực hành tháng 01/2012). - Để tiện tổng hợp số liệu ghi vào loại sổ này theo nội dung Kinh tế của từng loại chứng từ ( Ví dụ căn cứ các yếu tố ghi trên Phiếu thu vào Thu, Phiếu chi vào phần Chi, số chứng từ và ngày căn cứ trên bản chứng từ kế toán có ghi rõ số chứng từ và ngày phát hành chứng từ - Căn cứ nội dung của chứng từ ghi trên cột diễn giải - Tài khoản ghi cột nợ , cột có căn cứ trên bản chứng từ có dòng định khoản. Số tiền cột nợ số tiền cột có bằng nhau. Căn cứ số tiền ghi trên bản chứng từ). Trong một kỳ báo cáo (Thƣờng trong một kỳ báo cáo) có nhiều tờ ghi sổ nhật ký chung đóng thành sổ theo từng tài khoản (Theo nội dung kinh tế) để cuối kỳ tiện cho việc ghi số liệu vào Sổ Cái tài khoản. Sổ nhật ký gồm : Sổ Nhật ký chung & Sổ nhật ký đặc biệt. Sổ nhật ký chung: Phản ánh chung cho mọi tài khoản – là hệ thống hóa số liệu kế toán theo thứ tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế. Các chứng từ kế toán hợp pháp hợp lệ là cơ sở số liệu ghi vào sổ - ghi theo nguyên tắc ghi sổ kép. Số liệu sổ Nhật ký chung là cơ sở để ghi vào sổ cái.. Sổ nhật ký đặc biệt: (Sổ nhật ký chuyên dùng) Mở riêng theo từng tài khoản để theo dõi riêng, chuyển nhanh thông tin cho quản lý nội bộ. Chứng từ kế toán hợp pháp hợp lệ là cơ sở số liệu ghi vào sổ. Số liệu sổ Nhật ký đặc biệt là cơ sở để ghi vào sổ cái. Bài tập thực hành: Hƣớng dẫn học sinh Căn cứ Ctừ kế toán đã lập tháng 1/2012 vào sổ nhật ký chung (Có mẫu biểu kèm) 2.1.2.Sổ quỹ: -Dùng để theo dõi tình hình thu - chi tiền mặt phát sinh hàng ngày - Thƣờng cuối ngày, cuối tháng xác định tồn quỹ bằng: Tồn đầu kỳ + thu trong kỳ - chi trong kỳ = Tồn quỹ cuối kỳ - Cuối tháng khóa sổ quỹ tiền mặt - xác định tồn quỹ cuối tháng - cuối kỳ báo cáo (tháng quý - năm) Dùng sổ quỹ để theo dõi tình hình tăng giảm tiền gửi Ngân hàng (Kế toán Ngân hàng căn cứ Ctừ Ngân hàng: Giấy báo Có - Giấy báo Nợ - Kèm các Ctừ gốc: nhƣ Uy nhiệm chi, Uy nhiệm thu, giấy nộp tiền...).Cuối tháng xác định số tiền Dƣ cuối kỳ báo cáo của tiền gửi Ngân hàng nhƣ Sổ quỹ tiền mặt. 2.1.3.Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp chi tiết hàng tồn kho: Sổ chi tiết Vật liệu, công cụ dụng cụ, thănh phẩm, hàng hóa :- Dùng mở cho từng vật tƣ - đóng thành tập theo từng kho vật tƣ (Kho nguyên vật liệu 152 - kho công cụ Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 17 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán dụng cụ 153 - Kho thănh phẩm 155 - Kho hàng hóa 156 - Xuất để bán - để chế biến sản phẩm - Để quảng cáo .. ) - Ngày mở sổ : Ngày 01 của kỳ báo cáo (Tháng, quý, năm). - Tên vật tƣ ghi rõ - kho vật tƣ - Đơn vị tính - mã số vật tƣ. - Căn cứ chứng từ : Phiếu nhập - phiếu xuất để ghi vào sổ. - Cuối kỳ báo cáo : Täön âáöu ky ì + Nháûp trong ky ì Xuáút trong kyì = Täönî cuäúi kyì Cuối kỳ báo cáo căn cứ sổ chi tiết vật tƣ tổng hợp chi tiết vật tƣ theo các kho vật tƣ (Kho 152- Kho 153- Kho 155 - Kho 156 ) Sổ tổng hợp Vật tư các kho: -Căn cứ số liệu ở Sổ chi tiết Vật tƣ của các kho vật tƣ, kế toán cuối tháng lên bảng cđn đối Nhập - Xuất - Tồn kho : -Căn cứ số liệu; Tồn đầu kỳ + Tổng phát sinh Nhập - Tổng phát sinh Xuất = Tồn cuối kỳ của sổ chi tiết từng vật tƣ vào bảng cân đối Nhập - Xuất - Tồn là cơ sở số liệu vào bảng cân đối tài khoản. 2.1.4.Sổ chi tiết Công nợ- Sổ Tổng hợp chi tiế Công nơ: Sổ chi tiết Công nợ : Dùng theo dõi chi tiết từng đối tƣợng nợ (Phải thu khách hàng TK131, phải trả ngƣời bán TK331; phải thu khác 138 ;phải trả ,phải nộp khác 338 ;tạm ứng 141 chi tiết công nợ mở theo kỳ báo cáo (tháng- quý - năm) .Căn cứ từng đối tƣợng nợ (Phai thu hay phải trả). - Số dƣ đầu kỳ lấy số tiền của kỳ trƣớc ghi vào. - Diễn giải: Căn cứ nội dung trên bản chứng từ ghi vào. - Số chứng từ ,ngày: Đƣợc ghi trên bản chứng từ ghi vào. - Tài khỏan đối ứng với đối tƣợng nợ ghi rõ trên phần định khoản của bản chứng từ - Số tiền phát sinh Nợ ghi cột Nợ (Nợ TK131) - Số tiền phát sinh Có ghi cột Có (Có TK111(112) - Cuối kỳ báo cáo cộng phát sinh bên Nợ - bên Có. Dƣ cuối kỳ = Bên Nợ (Bên có) Dƣ đầu kỳ + Bên Nợ (Bên Có) Phát sinh tăng Bên Nợ (Bên Có) - Phát sinh giảm. Bên Có (Bên Nợ). Sổ tổng hợp chi tiết công nợ: Cuối kỳ báo cáo tâp hợp :Sổ chi tiết từng đối tƣợng Nợ , có từng tài khoản vào sổ tổng hợp chi tiết công nợ. Căn cứ số dƣ đầu kỳ - Số dƣ phát sinh trong kỳ - Số dƣ cuối kỳ (Bên nợ - Bên có) của sổ chi tiết vào sổ tổng hợp . Sổ tổng hợp công nợ là cơ sơ để đối chiếu bảng cân đối Tài khoản. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 18 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán 2.1.5. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - Thẻ tính giá thành: * Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Mẫu số S 36-DN) Mục đích: Sổ này mở theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí (Theo phân xƣởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm...dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí) Căn cứ và phƣơng pháp ghi sổ: Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí SX.KD kỳ trƣớc - phần “số dƣ cuối kỳ” để ghi vào dòng “số dƣ đầu kỳ” ở các cột từ cột 1 đến cột 8. - Số phát sinh trong kỳ: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD nhƣ sau: - Cột A: Ghi ngày, tháng, ghi sổ - Cột B, C: Ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ - Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng - Côt 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Cột 2 -> Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tƣơng ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của DN. - Phần (dòng) “Số dƣ cuối kỳ” đƣợc xác định nhƣ sau: Số dƣ Số dƣ Phát sinh Phát sinh = + cuối kỳ đầu kỳ nợ có * Thẻ tính giá thành (Mẫu số S 37-DN): 1. Mục đích: Dùng để theo dõi và tính giá thành SX từng loại SP, DV trong kỳ hạch toán 2. Căn cứ và phƣơng pháp ghi sổ: Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ trƣớc và sổ chi tiết chi phí SXKD kỳ này để ghi số liệu vào thẻ tính giá thành, nhƣ ssau: - Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu - Cột 1: Ghi tổng số tiền của từng chỉ tiêu - Từ cột 2 đến cột 9: Ghi số tiền theo từng khoản mục giá thành. Số liệu ghi ở cột 1 phải bằng tổng số liệu từ cột 2 đến cột 9 - Chỉ tiêu (dòng) “ Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ”: Căn cứ vào thẻ tính giá thành kỳ trƣớc (dòng “ Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”) để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ” ở các cột phù hợp. - Chỉ tiêu (dòng) “ Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào số liệu phản ánh trên sỏ kế toán chi tiết chi phí SXKD để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ” ở các cột phù hợp. - Chỉ tiêu (dòng) “Giá thành SP,DV trong kỳ” đƣợc xác định nhƣ sau: Giá thành sản phẩm = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Giảng viên: Đỗ Thị Hải + Chi phí SXKD phát sinh - Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Trang 19 Bài giảng lý thuyết môn Thực hành kế toán - Chỉ tiêu (dòng) “ Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ”: Căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang để ghi vào chỉ tiêu “ Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ” Sổ tổng hợp chi tiết chi ph sản xuất tài khoản 154: Căn cứ sổ chi tiết giá thành từng loại sản phẩm tổng hợp vào sổ tổng hợp chi tiết theo từng dòng của từng loại SP.Sổ này gồm 9 cột: -Cột số thứ tự : Theo số thứ tự. - Cột diễn giải đối tƣợng: Ghi từng loại sản phẩm theo từng dòng. - Cột dƣ đầu kỳ; Cột phát sinh theo 3 cột ; Cột công nợ ; Cột kết chuyển có; cột dƣ cuối kỳ là căn cứ số liệu ở các sổ chi tiết - dòng tổng cộng đƣa vào sổ tổng hợp. Bài tập thực hành : Sổ chi tiết sản phẩm 2.1.2.Thực hành mở sổ kế toán Chứng từ ghi sổ : Sổ sách gồm : 2.1.2.1. Bảng Kê :Các chứng từ kế toán đƣợc lập ở chƣơng 1 - kế toán căn cứ chứng từ có cùng nội dung ghi vào bảng Kê (Nếu nhiều chứng từ) sau đó vào Chứng từ ghi sổ. 2.1.2.2. Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ: Lập theo nội dung kinh tế của từng lọai chứng từ kế toán có cùng nội dung kinh tế: lấy số liệu từ các Phiếu thu, phiếu chi, Phiếu nhập, xuất . . , từ Bảng kê Chứng từ ghi sổ: Lập theo chỉ tiêu báo cáo (chỉ tiêu chi phí sản xuất, doanh thu, phân phối thu nhập) Chứng từ ghi sổ phải ghi sổ kép kèm theo các chứng từ gốc – Sổ chứng từ ghi sổ mới có giá trị pháp lý. Số liệu của chứng từ ghi sổ là cơ sở để ghi vào Sổ cái tài khoản. Đồng thời Số liệu của chứng từ ghi sổ là cơ sở để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. 2.1.2.3.Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ : mẫu sổ giống sổ Nhật ký chung. Dùng lƣu trữ, quản lý tập trung số liệu kế toán theo thời gian đƣợcghi tù chứng từ ghi sổ và làm cơ sở đối chiếu với số liệu ở Bảng cân đối tài khoản 2.1.2.4.Mở sổ chi tiết và sổ tổng hợp các TK nhƣ tháng 01 2.2. Sổ Cái tài khoản: Sổ Cái là sổ mở riêng cho từng tâì khoản sử dụng, chi tiết tài khoản cấp 1-chi tiết tên tài khoản cấp 2 Kết sổ - Khóa sổ kế toán - một số chú ý khóa sổ Kế toán: - Cuối tháng căn cứ số liệu Sổ nhật ký chung vào Sổ cái TK - khóa sổ cái TK Tháng 01 vào sổ cái TK từ TK 111 đến TK 911 Sổ cái TK Vốn bằng tiền: TK 111, 112, 121. Sổ cái TK Công nợ: TK 131, 133, 138, 141, 311, 331, 333, 334, 338, 341, 342, 353. Sổ cái TK Hàng tồn kho: TK 142, 152, 153, 154, 155, 156, 241. Sổ cái TK TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TK 211, 212, 213, 2141, 2142, 2143 Sổ cái TK Nguồn vốn - Qũy: TK 411, 421. Sổ cái TK Dthu - Cphí: TK 511, 515, 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911 + Khóa sổ (Kết sổ) đƣợc thực hiện vào ngày cuối cùng của niên độ tài chính, giữa các kỳ báo cáo và xác định kết qua cuối (tháng, quý, 6 tháng) trong niên độ. Giảng viên: Đỗ Thị Hải Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan