Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môn bậc sử cho cấp tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 q...

Tài liệu Môn bậc sử cho cấp tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 qua nghiên cứu bắc sử tâm san toàn biên

.PDF
242
122
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG NGỌC CƯƠNG MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 QUA NGHIÊN CỨU BẮC SỬ TÂN SAN TOÀN BIÊN 北史新刊全編 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 60220104 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái Hà Nội – 2012 2 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ...................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6 2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài .............................................. 7 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 10 7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 10 B. NỘI DUNG ..............................................................................12 Chương 1: CẤP TIỂU HỌC VÀ MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ (1906) .................................................................12 1.1. Hai hệ thống giáo dục trong chế độ thực dân – phong kiến những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ...................................................... 12 1.2. Cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1906) .................................... 14 1.3. Môn Bắc sử trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử ........... 19 1.3.1. Môn Bắc sử ở cấp Tiểu học ................................................................ 22 1.3.2. Môn Bắc sử ở chương trình thi Hương, thi Hội .................................. 23 1.3.3. Những đặc điểm nội dung của môn Bắc sử qua so sánh với Bắc sử trong khoa cử truyền thống và môn Lịch sử Trung Quốc hiện nay ............... 28 3 1.4. Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 ............................................. 32 1.4.1. Tác giả .............................................................................................. 32 1.4.2. Văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 ............................... 33 1.4.3. Bố cục của Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 .......................... 41 1.5. Nguồn tư liệu được sử dụng trong Bắc sử tân san toàn biên ............. 48 1.5.1. Uyên Giám 淵鑑 ................................................................................ 48 1.5.2. Thiếu Vi 少微 .................................................................................... 50 1.5.3. Các sách tân thư 中國歷史諸新書 .................................................... 52 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 52 Chương 2: TÍNH TÂN SAN CỦA BẮC SỬ TÂN SAN TOÀN BIÊN – SÁCH GIÁO KHOA MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHOA CỬ CẢI LƯƠNG (1906) ....................................................................55 2.1. Tính tân san qua tuyên ngôn của bài tựa........................................... 55 2.2. Tính tân san qua phân kỳ lịch sử và kết cấu của bộ sách ................. 60 2.3. Tính tân san với các bài tổng luận ................................................... 101 2.4. Tính tân san được thể hiện qua sự trình bày giản lược các vấn đề 125 2.5. Tính tân san được thể hiện qua sự cập nhật về ngôn từ mới .......... 134 Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 147 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................155 PHỤ LỤC 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1906, trước những áp lực đòi hỏi của xã hội Việt Nam, chính quyền thực dân phong kiến đã phải tiến hành cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán cho phù hợp với tình hình xã hội đương thời, làm bước quá độ cho bước chuyển từ nền giáo dục khoa cử từ chương sang nền giáo dục phổ thông hiện đại. Cải lương giáo dục khoa cử năm 1906 là tổng thể các biện pháp bao gồm nhiều vấn đề như xác định cấp học, độ tuổi của người đi học, người dạy, chương trình học, nội dung các môn học, ngôn ngữ văn tự, sách giáo khoa, phép thi, văn bằng, chế độ tuyển dụng… Chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong một quãng thời gian hơn một chục năm (từ 1906 đến 1919) với ba cấp học: Ấu học – Tiểu học – Trung học đã kết thúc bằng khoa thi Tiến sĩ cuối cùng trong lịch sử khoa cử chữ Hán ở Việt Nam – Khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định năm thứ tư, năm 1919. Cấp Tiểu học của cải lương giáo dục khoa cử (1906) được xác định một cách cơ bản như sau: Đó là loại trường thiết lập ở cấp huyện, phủ (tức trường giáo thụ, huấn đạo); thu nhận những người dưới 27 tuổi. Giáo quy của cấp Tiểu học có 2 loại: Một là giáo quy Hán tự, hai là giáo quy Nam âm, trong đó, giáo quy chữ Hán để dạy các môn luân lý, văn chương, Bắc sử, Nam sử. Các môn này do giáo thụ, huấn đạo giảng dạy. Quan đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các trường Tiểu học. Học xong chương trình Tiểu học thì quan đốc học làm quan chủ khảo tổ chức thi. Ai trúng tuyển sẽ được nhận bằng Khóa sinh để tiếp tục học lên trung học. 6 Như mọi người đều biết, môn Bắc sử vốn là một trong những môn học quan trọng và bắt buộc trong khoa cử truyền thống Việt Nam. “Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu(1)”. Trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử nói chung, cấp Tiểu học nói riêng, Bắc sử vẫn là một môn học nhưng đã được biên soạn lại cho phù hợp với các yêu cầu của thời cuộc. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bộ Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編. Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 đã được Hội đồng học vụ Bắc Kỳ duyệt làm sách giáo khoa cho môn Bắc sử ở bậc Tiểu học. Nhận thấy đây là bộ sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc chữ Hán có ý nghĩa nghiên cứu môn Bắc sử cho cấp Tiểu học nói riêng, cho nghiên cứu chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán và giáo dục Hán văn ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nên chúng tôi đã chọn Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 để qua đó tìm hiểu về môn Bắc sử trong chương trình cải lương giáo dục làm đề tài cho luận văn Cao học Hán Nôm của mình. 2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài Đề tài trên có những nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa như sau: Phân tích những nội dung cụ thể liên quan đến môn Bắc sử dành cho cấp Tiểu học của chương trình cải lương giáo dục chữ Hán (1906) trong mối quan hệ với việc hệ thống hóa các sự kiện liên quan đến chương trình cải lương giáo dục chữ Hán (1906). Phân tích Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 với tư cách là bộ sách giáo khoa về môn lịch sử Trung Quốc được biên soạn dành cho cấp (1) Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, tr. 3. 7 Tiểu học của chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 để làm rõ tính chất tân biên của nó từ góc nhìn tư liệu lịch sử và phê phán. Tất nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ trên đây, trước hết cần phải nghiên cứu văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 về mặt văn bản học, dịch nghĩa, chú giải văn bản. Những kết quả của công việc này là cơ sở mang tính chất chất liệu cho mọi phân tích của chúng tôi về môn Bắc sử trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán trong luận văn. Từ những nhiệm vụ và mục đích nêu trên cho thấy, việc đề cập đến môn Bắc sử dành cho bậc Tiểu học qua phân tích văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 trong hệ thống các môn học dành cho bậc học này thời bấy giờ có ý nghĩa cho việc nghiên cứu cơ cấu chương trình cải lương giáo dục khoa cử, cách thức biên soạn Bắc sử cũng như vai trò của chữ Hán trong giáo dục và truyền tải tri thức và văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có nhiều công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến giáo dục khoa cử và chương trình cải lương giáo dục chữ Hán [2], [5], [6], [13], [17],… song do các yêu cầu của việc viết lịch sử giáo dục, cho nên các nhà viết lịch sử giáo dục ấy không thể đi sâu vào phân tích tình hình giáo dục chữ Hán cho môn Bắc sử. Tuy ở một vài công trình đã nhắc đến môn Bắc sử và văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編, nhưng các tác giả của những công trình đó chỉ đề cập đến vấn đề dưới dạng giới thiệu khái quát mà thôi, như [5, tr. 6667], [13, tr.29, 33], [17, tr. 72], [21, tr. 123]. Hơn nữa, hầu như chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích môn Bắc sử dành cho bậc Tiểu học trong 8 chương trình cải lương giáo dục chữ Hán 1906. Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môn Bắc sử dành cho bậc Tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục chữ Hán ở Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX. Nội dung của môn Bắc sử cho cấp Tiểu học bao gồm nhiều vấn đề, như nội dung môn học, thời lượng học, hệ thống sách giáo khoa của môn Bắc sử, cách thức biên soạn sách, cách thức thi, trường thi, đề thi, giáo viên giảng dạy…Nhưng trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ lựa chọn một văn bản mang tính chất tiêu biểu nhất là văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 để trực tiếp đi vào khảo sát, phân tích văn bản về phương diện văn bản học cũng như phân tích các vấn đề về phương diện nội dung, làm minh chứng cho môn học này cũng như cách thức viết Bắc sử cho giáo dục khoa cử trong giai đoạn cải lương bằng chữ Hán. 5. Phương pháp nghiên cứu Do nội dung nghiên cứu của đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử khá đặc biệt của lịch sử Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói chung và chương trình cải lương giáo dục chữ Hán đầu thế kỷ XX nói riêng – một giai đoạn lịch sử khá phức tạp, cho nên cần phải quán triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nhận thức và đánh giá các sự kiện, cũng như các tình huống cụ thể. Song song với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản nêu trên, đề tài còn vận dụng các phương pháp trong nghiên cứu Hán Nôm học để nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về văn bản học của văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編. 9 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục ra, nội dung luận văn được chia ra làm 2 chương: Chương 1: Cấp Tiểu học và môn Bắc sử cho cấp Tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử (1906) Nội dung trọng tâm của chương 1 là đi vào trình bày những điểm cơ bản về chương trình cải lương giáo dục chữ Hán năm 1906; phân tích về môn Bắc sử ở cấp Tiểu học; giới thiệu văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北 史新刊全編 về các vấn đề văn bản học, hình thức, bố cục và nguồn tư liệu được sử dụng để biên soạn. Chương 2: Tính tân san của Bắc sử tân san toàn biên – sách giáo khoa môn Bắc sử cho cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục khoa cử cải lương (1906) Trọng tâm của chương 2 là tiến hành khảo sát hệ vấn đề về nội dung của Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất tân san của nó, như tính tân san được thể hiện qua tuyên ngôn của bài tựa; tính tân san được thể hiện qua kết cấu của văn bản; tính tân san được thể hiện qua các bài tổng luận cũng như sự cập nhật về ngôn từ mới. 7. Đóng góp mới của đề tài Đề tài lần đầu tiên đề cập đến môn học Bắc sử trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906. Nghiên cứu toàn diện về một văn bản được Hội đồng Bắc kỳ duyệt làm sách giáo khoa môn học Bắc sử, và xem đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho 10 sự đổi mới của việc biên soạn và học Bắc sử, đó là văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編. Dịch, chú Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 để đóng góp về mặt tư liệu nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc. 11 B. NỘI DUNG Chương 1 CẤP TIỂU HỌC VÀ MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ (1906) Chương này có nhiệm vụ đi vào trình bày những điểm cơ bản về môn Bắc sử ở cấp Tiểu học thông qua việc phân tích những điểm chính yếu nhất của cải lương giáo dục khoa cử 1906; giới thiệu văn bản Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 về các vấn đề văn bản học, hình thức, bố cục và nguồn tư liệu được sử dụng để biên soạn bộ sách giáo khoa này. 1.1. Hai hệ thống giáo dục trong chế độ thực dân – phong kiến những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã song hành tồn tại hai hệ thống giáo dục. Hai hệ thống giáo dục đó là: - Hệ thống giáo dục khoa cử. - Hệ thống giáo dục Pháp – Việt. Hai hệ thống giáo dục này khác nhau về một loạt vấn đề. Hệ thống giáo dục khoa cử vốn là hệ thống giáo dục Nho học, lấy thánh kinh hiền truyện làm đối tượng, lấy Hán văn làm ngôn ngữ, lấy Quốc Tử Giám làm trường trung tâm, lấy dân gian làm trường thiên thành, lấy Hương thí, Hội thí, Điện thí làm kỳ thi, lấy cử nghiệp làm mục đích. Hệ thống giáo dục Pháp – Việt lấy khoa học châu Âu làm đối tượng, lấy Pháp ngữ làm ngôn ngữ giáo dục, lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ, lấy chia 12 trường làm cấp học. Nền giáo dục ấy chia làm hai loại: Giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Trong hoàn cảnh của chế độc thực dân, giáo dục trong hệ thống trường Pháp – Việt là giáo dục hiện đại, là lối thoát, lối đi lên cho giáo dục bản xứ. Hai hệ thống giáo dục nói trên khác nhau về chiều hướng phát triển. Hệ thống giáo dục Pháp – Việt khởi đầu từ năm 1867 ở 6 tỉnh Nam Kỳ, học quốc ngữ và sau đó chuyển quốc ngữ sang Pháp ngữ. Lúc đầu, loại trường này bị tẩy chay. Thực dân Pháp đã phải bắt người đi học, cấp tiền, cấp mọi vật liệu, sách vở cho người đi học, thuê tiền cho người đi học nhưng vẫn chẳng có mấy người. Ngược lại, trường chữ Nho – trường thầy đồ lúc đó dù bị cấm đoán, hạn chế nhưng lại đông người đến học vì đi học ở đây được coi là “giữ đạo nhà”. Thế nhưng, năm 1874 và 1879, thực dân Pháp đã ban hành quy chế giáo dục. Cùng với những thay đổi đó là những quy định mới về các loại ngôn ngữ văn tự dung trong văn bản hành chính. Theo đó, các văn bản hành chính phải viết bằng mẫu tự Latinh, bản chữ Nho chỉ có giá trị tham khảo. Chữ Hán vì thế đã bị loại khỏi lĩnh vực hành chính và giáo dục ở Nam Kỳ. Sau Hòa ước 1884, những kinh nghiệm trong giáo dục ở Nam Kỳ đã được áp dụng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Các vấn đề của giáo dục khoa cử và chữ Hán được giải quyết dưới sự chi phối của hai đường lối cai trị của bọn thực dân: đồng hóa (assimilation) hay hợp tác (association). Giáo dục khoa cử kiểu cũ vẫn được duy trì trong khoảng thời gian hai mươi năm nữa. Đến năm 1906, Toàn quyền Paul Beau mới ra Nghị định Cải tổ giáo dục ở Bắc Kỳ, trong đó chủ yếu là cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán theo hướng tạo nên một bước quá độ để đi đến loại bỏ khoa cử chữ Hán. 13 1.2. Cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1906) Nền giáo dục khoa cử từ chương chữ Hán bộc lộ rõ nét và tận cùng những hạn chế, không hợp thời chính là vào những thập niên cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, song chế độ thực dân phong kiến vẫn duy trì. Gương Nhật Bản duy tân, Trung Quốc phế bỏ văn bát cổ đã truyền đến nước ta. Chính những người sĩ phu Việt Nam yêu nước đã hô hào phế bỏ khoa cử, đòi mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, nuôi dưỡng dân tài. Chính điều này đã buộc chính quyền thực dân phong kiến phải có những hành vi điều chỉnh trong chính sách giáo duc. Cải lương giáo dục khoa cử là cải lương các vấn đề liên quan đến hệ thống nhà trường, chương trình môn học, các ngôn ngữ văn tự được sử dụng trong hệ thống nhà trường đó, hệ thống giáo viên và sách giáo khoa, phép thi, hệ thống văn bằng được cấp và vấn đề sử dụng sản phẩm đào tạo sau khi thi đỗ. Ngày 27 - 04 - 1904 (Thành Thái năm thứ 16), ban hành nghị định thiết lập Nha Học chính Bắc Kỳ. Tháng 2 năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18), ban hành nghị định thiết lập Nghị học Hội đồng, cải định các khoản về phép học phép thi ở Bắc Kỳ. Ngày 31- 05- 1906, phụng thượng dụ cải định Trung Kỳ Học pháp. Cũng trong năm này, vào ngày 14 tháng 9, toàn quyền phụng dụ thi hành. Lại ngày 16 tháng 11 năm ấy, thống sứ Bắc Kỳ tuân phụng các khoản của nghị định thượng dụ. Đó là thời kỳ biến đổi thứ nhất của học hiệu. Sau khoa thi Hương năm Bính Ngọ (1906) là thời kỳ cáo chung của văn bát cổ. Theo tấu chương ngày 06 tháng 7 năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18) của Viện Cơ Mật về cải lương giáo dục và quy thức phép thi mà Nghị học Hội đồng thương nghĩ và đã được phê chuẩn. Nếu như trong cải cách của hệ thống trường Pháp – Việt chỉ là hoàn chỉnh thêm một bước, chương trình trung học (mà thực ra cũng chưa đầy đủ) 14 để đào tạo những nhân viên cho các ngành kinh tế, hành chính và sư phạm thì việc cải cách trong hệ thống trường chữ Hán sẽ làm thay đổi khá nhiều cơ cấu của nền giáo dục cổ truyền này. Chính vì vậy mà trước khi đưa ra chương trình cải cách giáo dục chữ Hán, không những các chuyên gia kinh tế, chính trị, văn hóa…bàn cãi rất sôi nổi mà các sĩ quan trong quân đội cũng có ý kiến. Tuy nhiên, có 2 điểm cơ bản quán triệt trong toàn bộ việc cải cách hệ thống trường chữ Hán là: Trong khi chưa có điều kiện xóa bỏ, phải giữ lại nền giáo dục chữ Hán cổ truyền ở mức độ nào? Làm thế nào để đưa vào một chương trình khoa học, nhưng lại phải dùng chữ Quốc ngữ làm chuyển ngữ? Trên cơ sở của hai yêu cầu đó, chương trình cải lương giáo dục chữ Hán đã được chia ra các cấp học: Bậc thứ nhất gọi là Ấu học. Bậc thứ hai gọi là Tiểu học. Bậc thứ ba gọi là Trung học. Bậc Ấu học: Do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy, lập trường tư cũng cho phép. Các sĩ tử trường tư cũng đều được tham dự sát hạch ứng thí cũng như sĩ tử trường công. Các xã thôn được tự lựa chọn giáo sư nhưng cần phải có chính quyền công nhận. 15 Các viên giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm sát trường Ấu học ở hương thôn. Ở các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trường Ấu học, theo quy thức của trường Ấu học. Kinh phí của các trường ấy do các tỉnh chi cấp. Giáo quy của trường Ấu học có hai loại: Một là giáo quy chữ Hán, hai là giáo quy chữ Nam. Giáo quy chữ Hán nhằm dạy những chữ Hán thường dùng và những chữ Hán thiết dụng về các lĩnh vực chính trị, địa lý, luân lý. Giáo quy chữ Nam thì dạy chữ Quốc ngữ và các bài đọc chữ quốc ngữ thiết yếu về các lĩnh vực chính trị, phong tục, luân lý, lễ phép, thiên văn, địa lý và vệ sinh. Tốt nghiệp Ấu học thì được cấp văn bằng Tuyển Sinh. Còn như phép đào tạo các giáo sư cho hệ Ấu học thì ở tỉnh lỵ của các tỉnh có thiết lập một trường quốc ngữ để dạy cho các hương sự không biết chữ quốc ngữ. Bậc Tiểu học Các phủ huyện đều thiết lập trường Tiểu học (tức trường giáo thụ, huấn đạo). Bậc Tiểu học thu nhận đến những người dưới 27 tuổi. Việc mở rộng tuổi cho người nhập học Tiểu học đến mức như thế này nhằm tạo ra lối thoát cho cả một thế hệ những người đã có thâm niên hang chục hoặc hơn chục năm đi học chữ Hán theo lối khoa cử truyền thống, làm giảm áp lực xã hội đối với các chính sách phế bỏ khoa cử mà chính quyền thực dân phong kiến sắp thực hiện trong tương lai gần. Các trường Tiểu học, học 2 năm ở các phủ huyện do các giáo thụ, huấn đạo chịu trách nhiệm. 16 Chương trình dạy cũng gồm các môn của 3 thứ chữ, nhưng chữ Quốc ngữ vẫn chiếm nhiều giờ hơn: 15 giờ 30 mỗi tuần và dạy các môn chủ yếu như toán, luận, cách trí, sử, địa, vệ sinh, luân lý... Chữ Hán chiếm tỉ lệ quan trọng sau chữ Quốc ngữ, mỗi tuần 10 giờ, tuy vậy chương trình vẫn còn khá nặng vì bao gồm các sách Tứ thư 四書 (trừ Trung Dung 中容) đã được san định lại, ngoài ra còn các sách khác như Chính biên toát yếu 政編撮要, Luật lệ toát yếu 律例撮要, Việt sử tổng vịnh 越史總 詠, Pháp Lan Tây sử lược 法蘭西史略, Nam quốc địa dư 南國地輿... Chữ Pháp tuy ít hơn hai loại chữ trên nhưng mỗi tuần vẫn chiếm đến gần 10 giờ chủ yếu tập trung vào 2 môn chính: tập đọc, tập làm văn (5 giờ 45) và tập đối thoại (3 giờ 35). Cuối năm thứ hai, học sinh có một kỳ thi (gọi là Hạch khóa) để lấy bằng Khóa sinh, người đậu được miễn sưu dịch 3 năm và được học lên trung học. Quan Đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các trường Tiểu học. Học xong chương trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ chức thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ được nhận bằng Khóa Sinh. Bậc Trung Học: Trung học thiết lập ở tỉnh lỵ (tức trường của quan Đốc học). Bậc Trung học thu nhận những người dưới 30 tuổi. Giáo quy của trường có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo quy chữ Nam và chữ Pháp. Giáo quy chữ Hán thì dạy theo các văn bản thư tịch chữ Hán tương đối cao và thể thức các hạng công văn. Giáo quy chữ 17 Nam thì dạy cho các môn lịch sử liệt quốc, địa lý và cách trí tân thời, toán pháp và tập làm văn chương chữ quốc ngữ. Chữ Pháp thì dạy Pháp văn tự thoại sơ đẳng. Sau khi hoàn thành chương trình học, do tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp lấy văn bằng Thí Sinh. Năm Duy Tân thứ hai (1909), chọn Hội đồng Sở Tu thư để lần lượt biên tập các sách giáo khoa Tiểu học, Trung học. - Thay đổi phép thi (gồm cả thi Hương, thi Hội và thi Đình) - Tái cấu trúc hệ thống sách giáo khoa chữ Hán phục vụ cải lương giáo dục. Như vậy, Tiểu học ở đây là một cấp học của giáo dục khoa cử cải lương được lưu hành trong một khoảng thời gian hơn 10 năm nhằm chuyển từ giáo dục cử nghiệp truyền thống bằng chữ Hán sang giáo dục phổ thông hiện đại. Cũng cần lưu ý rằng, trong nền giáo dục Trung Quốc thời xưa và nền giáo dục khoa cử truyền thống cũng có một tên gọi là Tiểu học. Tên gọi Tiểu học 小學 thấy xuất hiện sớm nhất trong Hán thư  Nghệ văn chí của 漢書 藝文 誌 Ban Cố 班固 (32 – 92 CN) thời Đông Hán. Sách Hán thư  Nghệ văn chí 漢書 藝文誌 căn cứ vào Thất lược 七略 của Lưu Hâm 劉歆 (? – 23 CN) cuối đời Tây Hán đã gọi chung các tự thư dùng cho trẻ con học chữ và giải thích nghĩa chữ phụ sau Lục nghệ lược 六藝略 là “Tiểu học”. Trong Chu lễ  Bảo thị 周禮 保氏 cũng có nhắc đến danh từ “Tiểu học”: “古者八歲入小 學,故周官保氏掌養國子, 教之六書。 Cổ giả bát tuế nhập tiểu học, cố Chu 18 quan Bảo thị chưởng dưỡng quốc tử, giáo chi Lục thư”. (Xưa 8 tuổi vào nhà Tiểu học, cho nên Chu quan Bảo thị trông nom các công tử, dạy Lục thư cho họ.) Sách Tam tự kinh 三字經 có câu: “為學者必有初. 小學終至四書- Vi học giả, tất hữu sơ. Tiểu học chung chí Tứ thư – Làm người học, ắt có bước đầu. Tiểu học xong, đến Tứ thư”. Tiểu học ở đó vừa chỉ cấp học thấp cho người mới học vừa mang một nội dung cụ thể của ngữ văn học Trung Hoa truyền thống để chỉ 3 bộ phận cấu thành nên nó: Tự thư học – Âm vận học – Huấn hỗ học. Do vậy, thuật ngữ Tiểu học trong giáo dục khoa cử cải lương khác với thuật ngữ Tiểu học trong nền học vấn truyền thống. Tiểu học của giáo dục khoa cử cải lương cũng khác với thuật ngữ Tiểu học của giáo dục hiện đại, nhất là trong hệ thống giáo dục quốc dân của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đôi điều này của chúng tôi ở đây nhằm giới thuyết và xác định nội hàm của thuật ngữ Tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 mà thôi. 1.3. Môn Bắc sử trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử Bắc sử là một nội dung học trong chế độ giáo dục khoa cử truyền thống Việt Nam trong sự đối lập với Nam sử. Còn trong lịch sử giáo dục khoa cử chữ Hán nói chung thì không có môn học nào được gọi là Bắc sử mà chỉ gọi là Chư sử. Cũng theo Tam tự kinh 三字經, người đi học phải học Tiểu học, Tứ thư, Ngũ kinh, Chư tử, Chư sử để rồi mới có thể dự thi Hương thi Hội. Học Chư sử mà toàn là sử Trung Quốc để “考世系, 知終始 - Khảo thế hệ, tri chung thủy – Khảo các đời, biết đầu cuối” nên cái học lịch sử xưa là rất nặng. Học sử đồng nghĩa với học toàn bộ hệ thống tri thức về văn hóa, văn 19 học, lịch sử…của Trung Quốc, vì thế cho nên ngay từ khi mới đi học người đi học đã phải học những kiến thức về Bắc sử, “bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu(1)”. Điều đó cho thấy, Bắc sử là một phần kiến thức quan trọng và bắt buộc đối với người đi học và đi thi. Bắc sử còn được coi trọng hơn cả Nam sử, “người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu, chứ không học sử nhà. Rồi thơ phú văn chương gì cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chuyện nước mình thì nhất thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì.”(2) “Từ khi cắp sách đi học cho đến lúc đi thi, các Nho sĩ nhất thiết phải rèn luyện theo khuôn khổ của Nho giáo, phải học tập những sách Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五 經 và tham bác sách của Bách gia chư tử 百家諸子” [5, tr.10] Như vậy để chúng ta thấy rằng, Bắc sử là phần kiến thức cối lõi trong những phần kiến thức bắt buộc mà người đi học đi thi phải trang bị cho mình. Chúng tôi đã tiến hành truy nguyên về thuật ngữ Bắc sử 北史 trong các sách lịch sử và lịch sử giáo dục Việt Nam nhưng đều không thấy sách nào nói đến thuật ngữ Bắc sử có từ bao giờ, chỉ biết rằng người Việt mình khi chỉ những cái gì có liên quan đến Trung Quốc thì thường dùng những từ có chữ Bắc để ám chỉ, như phương Bắc 北方, người phương Bắc 北方人, Bắc sử 北史, Bắc sứ 北使, Bắc triều 北朝…Thuật ngữ Bắc sử đã có từ trước khi Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編 được biên soạn, nhưng nó chính (1) (2) Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, tr. 3. Trần Trọng Kim, sđd, tr. 3. 20 thức được dùng để chỉ một môn học thì chỉ sau khi có cải lương giáo dục khoa cử mới được xác định. Song tình hình trên đã thay đổi trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 – 1919. Trong chương trình này, Bắc sử đã xuất hiện như một môn học, được đưa thành môn thi. Năm 1906, quan Tuần phủ Ninh Bình là Đoàn Triển có tờ trình lên Phủ thống sứ Bắc kỳ trình bày một số đề xuất về cải cách giáo dục, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc thành lập Hội đồng học vụ, biên soạn lại sách giáo khoa. Những sách giáo khoa này được biên soạn theo nguyên tắc “tham khảo sách Trung Quốc, sách phương Tây, sách nước Nam, chọn lấy những điều cần thiết gần gũi nhất có thể mở mang dân trí”. Trong tờ trình này, ông có đưa ra danh sách 13 sách xin được biên soạn, trong đó có môn Bắc sử. “Bắc sử, hai quyển. Trên từ Tam Hoàng, dưới đến sử nhà Minh, vị vua nào trị vì bao nhiêu năm, niên hiệu như thế nào. Niên hiệu tham khảo Đông Tây, như năm nào thì theo năm Tây lịch để tiện khảo cứu, đức vua tốt hay xấu, chính sự được hay mất, thế đại thịnh hay suy, trị hay loạn, cùng với bề tôi đại hiền, đại gian, đều rút lấy những điều cốt yếu, hợp làm một quyển, khiến cho mọi người biết được sơ lược về Trung Quốc. Còn như nước Thanh chưa có sử ký, nên lược thuật về thế đại, niên kỷ, cùng với tên các tỉnh phủ huyện phong vực hiện nay, dân số, các việc giao thiệp, đất nào là nước nào quản trị, chính biến, binh biến, tự cường, duy tân gần đây như các việc đi du học nước ngoài, bãi bỏ khoa cử, làm đường sắt, hợp làm một quyển, khiến cho mọi người đều biết tổ quốc văn minh, hiện đã bỏ cũ theo mới rồi. Đó cũng là đầu mối của việc khai sáng dân trí.” [13, tr. 29-30]. Như vậy để chúng ta thấy được rằng, trong cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán thì Bắc sử được xem là một môn học quan trọng bắt buộc trong 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan