Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môi trường vĩ mô – cơ hội - chiến lược thâm nhập ( phương thức thâm nhập) thị t...

Tài liệu Môi trường vĩ mô – cơ hội - chiến lược thâm nhập ( phương thức thâm nhập) thị trường nhật bản

.DOC
25
862
141

Mô tả:

GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ – CƠ HỘI - CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP ( PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP) THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NHẬT BẢN 1) Nhân khẩu học: Dân số : 126,476 triệu Cơ cấu dân số : 0-14 tuổi: 13,1% 15-64 tuổi: 64% từ 65 tuổi trở lên: 22,9% Thành phần : Khi khai sinh: 1,056 nam/ nữ Dưới 15 tuổi: 1,06 nam/nữ 15-64 tuổi: 1,02 nam/ nữ Từ 65 tuổi trở lên: 0,74 nam/ nữ Tổng dân số: 0,95 nam/nữ Tỉ lệ sinh : 7,31/1000 dân Tỉ lệ tử : 10,09/1000 dân Tỉ lệ tăng dân số : - 0,278% Tôn giáo : đạo Phật, Thần đạo (84%), Thiên chúa (0,7%), tôn giáo khác 15,3% Tiền tệ : đồng Yên (1 USD = 77 Yên) Lực lượng lao động: 65,7 triệu người (nông nghiệp: 3,9%, công nghiệp 26,2%, dịch vụ 68,9%) Tỉ lệ thất nghiệp : 5,1% 2) Kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng Kinh tế chung Cơ cấu kinh tế : GDP : 4.310 tỷ USD GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU GDP/ người ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á : 34.000 USD Ngân sách: Thu 1.638 tỷ USD Chi 2.16 tỷ USD Kim ngạch XK: 765,2 tỷ USD Các sản phẩm XK chủ yếu gồm : xe máy, linh kiện bán dẫn, máy văn phòng, hoá chất,… Bạn hàng XK chính : Trung Quốc (19%), Mỹ (16%), Hàn Quốc (8%), Đài Loan (6%), Hồng Kông (6%) …. Kim ngạch NK: 636,8 tỷ (USD) Các sản phẩm NK chủ yếu gồm : nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm,hoá chất, dệt may,... Bạn hàng NK chính : Trung Quốc (22%), Mỹ (11%), Australia (6%), Ả rập Xê út (5%), Các cảng chính: Chiba, Kawasaki, Kobe, Mizushima, Moji, Nagoya, Osaka, Tokyo, Tomakomai, Yokohama Sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngành công nghiệp, tinh thần và đạo đức làm việc cao, nắm bắt công nghệ cao, và một tỷ lệ chi phí quốc phòng tương đối nhỏ (1% GDP) đã giúp Nhật Bản trở thành cường quốc thứ 2 trên thế giới về công nghệ sau Mỹ và nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung quốc với một tốc độ nhanh chưa từng có. Công nghiệp, khu vực quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô và nhiên liệu nhập khẩu. Nông nghiệp, khu vực nhỏ nhất trong nền kinh tế, được Chính phủ bao cấp và bảo hộ ở mức độ cao, có năng suất và sản lượng thu hoạch cao nhất trên thế giới. Nhật tự cung cấp được đủ nhu cầu gạo trong nước nhưng vẫn phải nhập khẩu 50% nhu cầu các loại ngũ cốc khác. Nhật có ngành công nghiệp đánh bắt cá với sản lượng đánh bắt cao nhất trên thế giới, chiếm 15% sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. Nhìn chung, Nhật Bản là thị trường mở qui mô lớn đối với các nhà đầu tư và hàng hoá nước ngoài. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ở thị trường Nhật Bản là rất cao GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á do lượng hàng hoá nhập khẩu nhiều và từ nhiều xuất xứ khác nhau. Để có thể trở thành bạn hàng quốc tế của Nhật, cần thiết phải hiểu được các hoạt động và mối quan tâm của phía Nhật trong việc nhập khẩu hàng hoá. Cần phải tiến hành đúng các thủ tục nhập khẩu và luật lệ kiểm dịch, các tiêu chuẩn chất lượng cũng như luật lệ để bảo vệ người tiêu dùng phải được xem xét đầy đủ Kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đã tăng trưởng nhanh vượt bậc so với dự đoán của các chuyên gia sau nhiều năm trì trệ, với tốc độ tăng trưởng trong vòng 3 tháng (tháng 10-12/2006) là 1,3%, tăng so với 1,2% của 3 tháng trước đó. Nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới này đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 5,5%, mức nhanh nhất trong 3 năm trở lại đây. Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản Ngoại giao  Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ 21/9/1973. Hiện nay, Nhật Bản có Đại Sứ quán tại Hà nội và Lãnh sự quán tại Thành phố HCM. Việt Nam hiện có ba cơ quan đại diện ngoại giao ở Nhật Bản, gồm Đại sứ quán tại thủ đô Tokyo và các tổng lãnh sự ở các thành phố Osaka, miền Trung, và Fukuoka, miền Nam. Tháng 11/2010, Việt Nam đã mở văn phòng lãnh sự danh dự thứ nhất ở thành phố Nagoya, Aichi và văn phòng lãnh sự danh dự thứ hai ở thành phố Kushiro, Hokkaido, Nhật Bản Từ năm 1973 đến nay quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản tiến triển tốt. Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Lãnh đạo Nhật Bản thăm Việt Nam: Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 7 lần (Murayama tháng 8/1994; Hashimoto tháng 1/1997, Obuchi tháng 12/1998, Koizumi tháng 4/2002 và tháng 10/2004; Shinzo Abe tháng 11/2006, Naoto Kan tháng 10/2010). Hoàng Thái tử Nhật Bản thăm Việt Nam (9-15/2/2009). GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Lãnh đạo Việt Nam thăm Nhật Bản: Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Nhật 1995, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 10/2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Nhật 4/1993, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức năm 1999 và sau đó thăm làm việc 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004 và ghé thăm Nhật tháng 7/2005. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản. Đặc biệt, từ 2529/11/2007, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Nhật Bản cấp nhà nước. Tháng 3/2008, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Yohei Kono. Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Hồ Đức Việt thăm Nhật Bản (tháng 9/2008). Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm chính thức Nhật Bản từ (1923/4/2009), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Nhật Bản (tháng 5 và tháng 11/2009). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Nhật Bản (tháng 1/2010). Đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thăm Nhật Bản (tháng 6/2011) Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xây dựng quan hệ Việt Nam Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững”. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp đó, trong chuyến thăm Nhật Bản từ 25-29/11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.Viện trợ phát triển chính thức ODA: Từ năm 1992 đến nay, tổng cam kết ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam tính đến sau con số mới đạt được này đã lên tới 1.542 tỷ Yên. Trong những năm trước, tổng số vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam vay được ước tính trung bình khoảng 80 tỷ yên/năm. Riêng năm tài chính 2009 (từ tháng 4/2009 ~ 3/2010), tổng số vốn cho vay dự kiến đạt 180 tỷ yên. Khoản tín dụng này không chỉ được dùng vào việc hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á mà còn giúp khắc phục hậu quả từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.  Kinh tế Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật... Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới. Bắt đầu từ tháng 10/2009, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực, nâng quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á (nguồn: Tổng cục Hải quan) Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: chiếm khoảng 17% đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với các nước xuất khẩu khác vào thị trường Nhật Bản thì tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Nhật Bản là: dầu thô, cà phê, chè, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, thực phẩm chế biến, GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ và đồ gỗ gia dụng,....trong đó chỉ riêng 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu thô, hải sản và dệt may đã chiếm tới 70%91% tổng kim ngạch xuất khẩu, và mới chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường Nhật Bản đối với các mặt hàng này (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam) Trung bình mỗi năm Việt Nam có dành 20-25 tỷ yên trả nợ ODA cho Nhật Bản. ODA của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể là: GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn Phát triển giáo dục và đào tạo y tế Bảo vệ môi trường  Các Hiệp định đã ký giữa hai nước  Các Hiệp định vay ODA hàng năm (1992)  Hiệp định Hàng không (5/1994)  Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)  Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)  Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)  Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)  Hiệp định Đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008). Một số thoả thuận khác:  Thỏa thuận cử đội hợp tác thanh niên hải ngoại (1994). Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996)  Sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003), giai đoạn hai (7/2006), giai đoạn 3 (6/2008).  Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “Vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững” (7/2004).  Tuyên bố chung về hợp tác IT Việt Nam-Nhật Bản (6/2004).  Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005).  Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản (4/2005).  Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (10/2006).  Bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản (5/2007). Tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược (11/2007).  Thoả thuận hợp tác về lĩnh vực phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (5/2008). Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Kinh tếThương mại-Công nghiệp Nhật Bản (METI) Nikai (12/2008). GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU  ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso "Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á" (4/2009).  Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á (10/2010)  Môi trường tự nhiên: 3) Môi trường tự nhiên: Đặc điểm địa lý: Vị trí địa lý : Nằm ở Đông Bắc Á, là một chuỗi đảo nằm giữa Bắc Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản, phía đông của bán đảo Triều Tiên Diện tích : 377.915 km2 trong đó gồm 13.430 km2 mặt nước và 364.485 km2 đảo. Có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Thủ đô : Tokyo Ngôn ngữ : tiếng Nhật Biên giới đất : 0 km Đường bờ biển : 29.751 km Phân chia hành chính: Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa Khí hậu : đa dạng từ khí hậu nhiệt đới ở miền Nam tới khí hậu lạnh ở miền Bắc Địa hình : phần lớn là đồi núi GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Tài nguyên : tài nguyên khoáng sản không đáng kể, tài nguyên thủy sản chủ yếu là cá 4) Chính trị _ Pháp luật:  Hệ thống chính trị: Tên đầy đủ : Nhật Bản Thể chế chính trị : Quân chủ lập hiến Ngày quốc khánh : 23/12 Thủ tướng : Naoto Kan (từ 4/6/2010) Chủ tịch Hạ viện : Yokomichi Takahiro (Đảng Dân chủ) từ 9/2009 Chủ tịch Thượng viện : Eda Satsuki (Đảng Dân chủ) từ 8/2007 Ngoại trưởng : Okada Katsuya (Đảng Dân chủ) (bổ nhiệm lại 8/6/2010)  Thể chế nhà nước: Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Hiến pháp của nước Nhật Bản, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản thề nguyện trung thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ. Ở Nhật Bản, hoàng đế được gọi là Thiên hoàng. Đương kim Thiên hoàng Akihito, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại thủ đô Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989, đặt niên hiệu là Bình Thành Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện với 512 ghế và Thượng viện với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại diện tỉ lệ tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn vị bầu cử tỉnh. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU  ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Các đảng phái chính trị:  Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP): Thành lập tháng 11 năm 1955, là đảng tư sản-bảo thủ lớn nhất, hiện chiếm 296/480 ghế tại Hạ viện và 115/252 ghế tại Thượng viện. Đảng LDP cầm quyền liên tục 38 năm từ 1955 đến 1993  Đảng Dân chủ (JDP): Thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1996, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4 năm 1998, Đảng Dân chủ sát nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ, thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay, đảng này có 113/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng Dân chủ trở thành đảng lớn nhất trong thượng viện  Đảng Công Minh (NKP): Thành lập vào tháng 11 năm 1964. Năm 1998, các thế lực đảng Công Minh cũ trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Công Minh ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Công Minh mới.  Đảng Xã hội Dân chủ (SDP ): Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập tháng 11 năm 1945, có cơ sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ. Đến đầu 1990 là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện năm 1993, Đảng Xã hội Dân chủ buộc phải thay đổi hầu hết các chính sách cơ bản (về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ...) để liên minh với các đảng khác. Từ tháng 8 năm 1994 đến hết 1995, Đảng Xã hội Dân chủ liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do Chủ tịch Đảng Murayama làm Thủ tướng. Murayama là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Việt Nam vào năm 1994 nối lại quan hệ Nhật - Việt từ sau 1945. Ngày nay nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng. Do nhiều nghị sĩ đã bỏ đảng và gia nhập đảng Dân chủ (tháng 9 năm 1996), Đảng Xã hội Dân chủ hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong bầu cử tháng 10 năm 1996, mất nửa số ghế. Hiện nay đảng này chiếm 7/480 ghế trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng viện  Đảng Cộng sản (JCP): Thành lập năm 1922, song chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 7/242 ghế trong Thượng viện. Đảng Cộng sản Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ, kiên định đường lối; chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản thông qua GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống tư bản Nhật. Gần đây, Đảng Cộng sản đã thay đổi lập trường trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ. Ngoài ra còn có một số đảng đối lập trong Quốc Hội như: CLB Cải Cách... 5) Văn hóa: Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà. Trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12 Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶 茶 ), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Dùng đũa khi ăn II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MỘT SỐ NGÀNH TIÊU BIỂU Phương thức Ngành Cơ hội Thách thức thâm nhập chủ yếu Dịch vụ  Thị trường nhật bản có mức  Cạnh tranh cao về chất lượng, sống cao nên ngành dịch vụ Độ độc đáo , giá trị dịch vụ Franchising GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á phát triển mạnh mang lại cho khách hàng nhu cầu về các loại hình dịch Có nhiều rào cản văn hóa vụ nhiều  Văn hóa ẩm thực nhật chủ yếu Do địa hình ốc đảo nên lượng Thủy sản sử dụng mặt hàng thủy sản tươi đánh bắt thủy hải sản cao,  Xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp thế mạnh sống Tâm lý sính đồ ngoại của nước sở tại  Địa hình chủ yếu là đồi núi nên  Cạnh tranh với các nước có Nông sản  sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nền nông nghiệp phát triển là nhập khẩu   Nhật bản rất chú trông về Công nghiệp  Tài nguyên khoáng sản của  công nghiệp nặng, và kỹ thuật nặng Nhật Bản không đáng kể, cao Công nghiệp  Công nghiệp nhẹ chưa được nhẹ chú trọng  Đòi hỏi cao về chất lượng Xuất khẩu Đầu tư Liên doanh Liên minh chiến lược  Xuất khẩu  Liên doanh  Đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu.  Đòi hỏi cao về chất lượng. Thủ công mỹ Xu hướng tiêu dùng và sính đồ Cạnh tranh với nhiều nước ngoại của người Nhật Bản nghệ trên thị trường . ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật bản - thị trường đứng thứ  Xuất khẩu GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á hai nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ & CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP 1) Lựa chọn ngành : “Tại Nhật Bản vẫn chưa có nhiều quán ăn Việt Nam, trong khi món ăn Việt Nam lại khá quen thuộc với nhiều người Nhật. Đặc biệt là các món như phở và nem được nhiều thanh niên Nhật Bản ưu thích. Các món ăn Việt Nam có lượng calo thấp, nhiều rau, rất tốt cho sức khỏe. Đây sẽ là những điểm chúng tôi tập trung vào khi giới thiệu món ăn Việt Nam tại Nhật Bản. Tôi cho rằng các quán ăn Việt Nam là một cơ hội kinh doanh tốt ở Nhật Bản”. Qua nghiên cứu môi trường vĩ mô của thị trường Nhật Bản chúng tôi thấy ngành dịch vụ ở thị trường nhật bản có nhiều tiềm năng phát triển và phù hợp với định hướng của công ty. Nên chúng tôi quyết định đầu tư vào ngành dịch vụ ăn uống ở nhật bản. 2) Phân tích môi trường ngành Dịch Vụ ăn uống  Kinh tế: Ngành dịch vụ thực phẩm năm 2008 có doanh số bán lẻ là 234,4 tỷ USD, bao gồm 4 phân đoạn sau: 1) nhà hàng; 2) khách sạn; 3) quán bar và quán cà phê; và 4) các công ty dịch vụ thực phẩm phục vụ trường học, bệnh viện và các tổ chức khác. Hình 2. Kênh phân phối loại hình cung cấp dịch vụ thực phẩm (2008) GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Nguồn: Trung tâm nghiên cứu ngành dịch vụ thực phẩm Bảng 1. Thị phần doanh số bán hàng các nhà hàng theo loại thực phẩm (2008) Nhà hàng phục vụ nhiều loại thực phẩm Nhà hàng mỳ Nhà hàng sushi Các nhà hàng khác 70,7% 8,4% 10,7% 10,1% 100% Nguồn: Trung tâm nghiên cứu ngành dịch vụ thực phẩm  Nhà hàng: Đây là kênh tiêu thụ có tiềm năng xuất khẩu tốt nhất trong số 4 kênh dịch vụ thực phẩm nói trên. Phân đoạn này đóng góp một nửa doanh số bán hàng thực phẩm và bao gồm bốn loại hình chính như mô tả trong Bảng 1. Loại hình phân phối này có doanh số bán hàng năm 2008 khoảng 126,44 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2007. Cụ thể, doanh thu của các nhà hàng phục vụ nhiều loại thực phẩm tăng 0,9 %; các loại nhà hàng khác (bao gồm nhà hàng fast food) tăng 3,3%; trong khi nhà hàng mỳ và nhà hàng sushi lần lượt giảm 0,2% và 0,1% Một số chuỗi nhà hàng kinh doanh kiểu gia đình có thể là kênh phân phối mặt hàng thực phẩm rất tiềm năng. Mục tiêu của các nhà hàng này là cạnh tranh về giá nên họ rất chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng nước ngoài. Các nhà hàng này đặc biệt quan tâm đến thực phẩm sơ chế, trái cây và rau quả theo mùa, nước sốt và gia vị đặc biệt, và các món tráng miệng. Các nhà xuất khẩu có thể tiếp cận trực tiếp với các chuỗi nhà hàng lớn; còn với các chuỗi nhà hàng nhỏ thì nên xây dựng quan hệ với các công ty thương mại hoặc các nhà bán buôn dịch vụ thực phẩm  Khách sạn và các điểm du lịch, giải trí: Đây là kênh tiêu thụ khá lớn thực phẩm tuy nhiên họ có xu hướng tiêu thụ thực phẩm phương Tây và rất khó tiếp cận  Quán bar và quán cà phê: GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á chiếm 20,5% tổng doanh thu của ngành dịch vụ thực phẩm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng thực phẩm của loại hình này năm 2007 giảm 4,1% và năm 2008 giảm 1,5%. Mặc dù vậy, đây vẫn là một phân khúc thị trường quan trọng đối với các loại đồ uống và thực phẩm ăn nhẹ xuất khẩu.  Các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm : Bao gồm nhà ăn tại các nhà máy, văn phòng, bệnh viện, và nhà ăn học sinh với tổng doanh số bán hàng năm 2008 là 31,77 triệu USD, chiếm 13,6% tổng doanh số của toàn ngành dịch vụ thực phẩm. Ngành chế biến thực phẩm. Đây cũng là phân đoạn quan trọng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản vì họ có khả năng nhập khẩu những loại thực phẩm sau:  Thành phần thực phẩm để sản xuất trong nước  Thành phẩm được dùng để bán dưới thương hiệu của họ;  Thành phẩm được bán dưới thương hiệu của nhà xuất khẩu, nhưng được phân phối qua hệ thống của nhà nhập khẩu Cung cấp thực phẩm thông qua các nhà chế biến thực phẩm sẽ có những ưu điểm sau:  Họ mua với số lượng lớn  Họ có hệ thống phân phối tinh vi  Họ có kiến thức về hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp  Bán hàng trực tuyến tại Nhật Bản Năm 2008, tổng số thuê bao sử dụng Internet tại Nhật Bản là 94 triệu thuê bao, tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000. Ngày nay, việc sử dụng Internet đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản và vì thế thương mại điện tử tại đây cũng rất phát triển Thực phẩm là một trong những mặt hàng chủ yếu được bán trên mạng. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Viện nghiên cứu Yano, việc bán hàng thực phẩm của siêu thị, GMS và các cửa hàng tiện ích qua Internet đang gia tăng và với tổng doanh số trong năm 2008 là 222 triệu USD, và tăng 26% đạt 280 triệu USD trong năm 2009. Dưới đây là một số trang web chính bán thực phẩm tại Nhật Bản: Tên công ty Website GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU Rakuten e-Yukiseikatsu Oisix Co., Ltd. Pal System Consumers Cooperative ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á http://www.rakuten.co.jp http://www.eu-ki.com http://www.oisix.com http://www.pal.or.jp/group/ Union Radish Boya http://www.radishbo-ya.co.jp/ Polan Organic Farming Association http://www.pofa.jp/ (POFA) Tengu Natural Foods  http://www.alishan.jp/shop/nfoscomm/catalog/ Văn hóa  Văn hoá ăn uống Nhật Bản Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau. Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ. Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng. Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari. GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á Hầu hết người Nhật dùng đũa để ăn. Bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa cũng khá nhẹ nhàng và bữa ăn chính là bữa tối, khi cả gia đình có mặt đầy đủ. Người Nhật đang có xu hướng chuộng đồ ăn chế biến sẵn, tiện lợi khi nấu tại nhà hoặc tìm kiếm hương vị lạ từ các món ăn nước ngoài khi ăn tiệm. Khẩu vị của thế hệ trẻ cũng có rất nhiều thay đổi. Thanh niên thích ăn thịt hơn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.  Người Nhật với đồ ăn nước ngoài Trong cuộc sống thường ngày, ngoài các đồ ăn như sushi, mì nước, cơm…. thì người Nhật khá thích các món ăn của nước ngoài. Các món ăn nước ngoài không đóng vai trò thay thế mà chỉ là thực phẩm bổ sung cho thực đơn thường ngày của người Nhật. Thậm chí spaghetti (mì ống kiểu Ý) và hamburger (bánh kẹp thịt) là các món một số người thích ăn và thường ăn. Người Nhật cũng rất thích các món ăn của Pháp và một số người Nhật đã đoạt giải cao trong các cuộc thi tranh tài về làm bánh tại Pháp. Các tiệm bánh tại Nhật có nhiều loại bánh mì với các kiểu khác nhau như bánh loại Pháp, Ý…..Các món ăn của Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam là các món cũng được người Nhật ưa thích. Tại Tokyo, Nagoya hiện đã có một số quán ăn bán đồ Việt Nam mà thậm chí không có người Việt Nam nấu hay phục vụ mà chỉ toàn là nhân viên người Nhật. Các siêu thị Nhật bày đủ loại thực phẩm tây Âu và Đông Á và khách tiêu dùng cảm thấy siêu thị của Nhật nhiều khi có quá nhiều sự lựa chọn. Khác với đồ ăn của Việt Nam trong đó khá đa dạng về nước chấm thì dường như các món ăn Nhật lấy xì dầu (soya sauce) là nước chấm chính. So với đồ ăn của Việt Nam thì đồ ăn của Nhật có phần nào nhạt hơn và người Nhật không ăn ớt nhiều như người Việt. Thị hiếu của người tiêu dùng nhạt bản rất đa dạng những cũng khác độc đáo. Theo thương vụ việt nam tại nhật bản, người nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sồng trong môi trường có thu nhập cao nên người nhật cũng đồi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa, bao gồm vệ sinh an toàn, hình thức và dịch vụ hậu mãi.  Đối thủ cạnh tranh ( các cửa hàng thức ăn nhanh, các nhà hàng) GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á  KFC: - Thượng hiệu mạnh toàn thế giới về gà rán Tài chính mạnh Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một 3) ngày trên toàn thế giới (dữ liệu năm 1998) Lựa chọn phương thức thâm nhập: Fachising của phở 24 Theo một kết quả nghiên cứu, gần 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 7 năm, trong khi chỉ còn lại khoảng 20% công ty độc lập còn tồn tại, điều này đồng nghĩa với 80% công ty độc lập phải đóng cửa sau 7 năm ra đời Franchising: Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh độc đáo đã ra đời cách đây khoảng 150 năm. Trong suốt quá trình phát triển, mặc dù phải trải qua nhiều sóng gió và biến đổi của thị trường nhưng mô hình này vẫn có một sức sống rất mạnh mẽ và đang ngày càng trở thành một phương thức kinh doanh phổ biến trên toàn cầu Thực tế cho thấy, những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới hiện nay đều là những thương hiệu đã đạt được những thành công to lớn khi thực hiện nhượng quyền như: McDonald’s, KFC, Qualitea, Lotteria, Dilmah, Jollibee….Nhượng quyền không chỉ giúp những thương hiệu này tỏa đi khắp năm châu bốn bể mà còn mang lại cho các doanh nghiệp những khoản lợi nhuận khổng lồ. Với dự kiến mở thêm khoảng 750 cửa hàng mới trên khắp thế giới trong năm 2011 thì đến quý 2 của năm này doanh thu của McDonald đã tăng đến 16% đạt 6,91% tỷ USD, cao hơn dự báo là 6,65% tỷ USD Tại Việt Nam chúng ta, nhượng quyền đã được biết đến cách đây khoảng 15 năm và đang ngày càng trở nên phổ biến tại các nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, hoạt GVHD: QUÁCH THỊ BỬU CHÂU ĐỀ TÀI 2: MÔI TRƯỜNG CHÂU Á động nhượng quyền ở nước ta không chỉ diễn ra sôi nổi trong nước mà bước đầu đã có những thương vụ nhượng quyền thành công ở nước ngoài. Điển hình cho sự thành công này phải nói đến thương hiệu Phở 24 của Tập đoàn Nam An. Với các thương vụ nhượng quyền thành công ở nước ngoài thương hiệu Phở 24 đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Philippines. Indonesia, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tương tự, Cafe Trung Nguyên cũng là một cái tên gặt hái được nhiều thành công với việc thiết lập các chuỗi quán cafe nhượng quyền tại Nhật Bản, Thái Lan, Trung quốc và Cămpuchia…Tuy nhiên, có một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là số lượng các thương vụ nhượng quyền thành công ra nước ngoài của ta hiện đang rất ít. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của các doanh nghiệp ta. Trước hết nhượng quyền ra nước ngoài là một hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải am tường về nhượng quyền, pháp luật kinh doanh quốc tế, thị trường, khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác lại không thể tiến hành nhượng quyền do thương hiệu bị đối thủ đăng ký bảo hộ trước hay do đòi giá quá cao….Tất cả những vấn đề này khiến việc thực hiện nhượng quyền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Thậm chí tại một số doanh nghiệp còn bị thất bại. Bởi vậy, để đảm bảo thành công khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu, một số doanh nghiệp đã có vạch ra chiến lược rất cụ thể, như chủ trương của thương hiệu phở 24 là không phát triển quá nóng để đảm bảo chất lượng của các thương vụ nhượng quyền. Một số doanh nghiệp tìm đến sự tư vấn của một số công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhượng quyền. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp chấp nhận bán mô hình kinh doanh trước, rồi phát triển từ từ ra các nước ở khu vực và trên thế giới Cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam như Jollibee, KFC, hệ thống siêu thị Parkson, Hard Rock Café, Chilli’s, The Body Shop... thì sự xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Qualitea, Bakery Kinh Đô... và đặc biệt có những thương hiệu Việt Nam tích cực nhượng quyền ra nước ngoài. Cũng trong thời gian này, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký cho 3 thương hiệu của Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài, gồm thương hiệu Fashion T&T của doanh nghiệp tư nhân Đức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng