Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môi trường tự nhiên và xã hôi trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa...

Tài liệu Môi trường tự nhiên và xã hôi trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa

.DOCX
37
1
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG ----------- TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HÔI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA Môn: Xã hội học môi trường SINH VIÊN THỰC HIỆN (Nhóm I) Hà Nội, ngày 10-5-2017 1 PHỤ LỤC I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....1 1.Khái Niệm…………………………………………………………………....1 1.1 Đô thị hóa………………………………………………………………..1 1.2 công nghiệp hóa ………………………………………………………...3 1.3 Mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa ………………….…..5 II. QUÁTRÌNH PHÁT TRIỂN…………………………………………….….....5 1. Quá trình đô thị hóa ở việt nam……………………………………...……..5 2. Quá trình công nghiệp ở Việt Nam………………………………………....9 2.1 Khía quát quá trình công nghiệp hóa trên thế giới……………………...9 2.2 Quá trình công nghiệ hóa ở việt nam…………………………………..10 2.3 Đánh Giá về những kết quả đạt được………………………………….11 2.4 Mô ̣t số hạn chế và nguyên nhân……………………………………….12 2.5 Dự báo về sản xuất công nghiệp của việt nam 2017…………………...13 III. ĐÔ THỊ HÓA CÔNG NGHIỆP HÓA TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI………………………………………………………...14 1. Đô thị hóa tác động tới xã hội……………………………………………………………….. ……………………...….14 1.1. Di cư nông thôn ra đô thị……………………………………………..14 1.2. Giao thông đô thị………………………………………………………16 1.3. Mất cân đối cung - cầu nhà ở, hình thành các khu “ổ chuột”………...18 1.4. Tình trạng thất học, thất nghiệp………………………………………18 1.5. Cuộc sống người dân…………………………………………………..20 2. Công nghiệp hóa tác động đến xã hội……………………………………..20 2 3.Tác động của đô thị hóa công nghiệp hóa lên môi trường tự nhiên………..21 3.1 Môi trường không khí………………………………………………….21 3.2 Môi trường đất…………………………………………………………25 3.4 Môi trường nước……………………………………………………….28 3.4 Chât thải rắn…………………………………………………………...31 3.5 Biến Đổi khí hậu………………………………………………………32 IV. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..33 3 I. MỞ ĐẦU Đô thị hóa-công nghiệp hóa (ĐTH-CNH) là xu hướng tất yếu, là sự kết hợp lẫn nhau không thể thiếu của một nền kinh tế phát triển Tuy nhiên quá trình ĐTH-CNH luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi trường tự nhiên,ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực,cho nên việc kiểm soát quá trình ĐTH-CNH luôn là vấn đề thách thức của các nước phát triển nhằm vào đạt mục tiêu phát triển bền vững. 3. Khái niệm 3.1. Đô thị hóa Đô thị: là nơi tập trung dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã hay thị trấn. Thông thường mật độ tối thiểu cần thiết để được gọi là đô thị là 400 người trên một km2 và quy mô dân số tối thiểu phải đạt 400 người trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. Đô thi hóa : - Theo cách tiếp cận nhân khẩu học hoặc địa lý hành chính: Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng, khu vực hoặc của một quốc gia Mức độ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm diện tích hoặc dân số đô thị so với diên tích hoặc dân số vùng đó. Tốc độ đô thị là tỷ lệ gia tăng diện tích hoặc dân số của đô thị so với diện tích hoặc dân số vùng đó theo thời gian, thường là qua các năm. - Theo cách tiếp cận xã hội học: Để xác định đô thị và nông thôn thì xem xét theo ba đặc trưng cơ bản sau: + Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội, thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp công nhân, ngoài ra còn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức, v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v... + Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh thần, v.v... Còn đối với nông thôn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, 1 buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. + Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nông thôn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... ngay cả đến hệ thống đường sá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống tách biệt nhau. Dặc trưng tứ ba này là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng này tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn. Xem xét về hai cách tiếp cận thì cách tiếp cận thứ hai phản ánh được trình độ phát triển khác nhau giữa các đô thị hơn giữa các quốc gia tốt hơn so với cách tiếp cận thứ nhất, tuy nhiên cách tiệp cận này có gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định xác nhận trở thành đô thị của chính phủ do khó để đánh giá được mức độ của ba tố đã đạt tiêu chuẩn chưa và việc đánh giá đó rất mất thời gian. Vì vậy, các quốc gia trên vẫn thường sử dụng cách tiếp cận thứ nhất hoặc là kết hợp cả hai cách theo một hướng phù hợp. Các quá trình đô thi hóa: theo hai cách. - - Sự mở rộng và tăng dân số của đô thị: quá trình này có thể mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có hoặc sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, sự nhập cư đến đô thị. Hình thành một đô thị mới: từ một vùng nông thôn trải qua quá trình phát triển khi đạt đủ các điều kiện thì hình thành khu đô thị mới. Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa Đô thị hóa là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử Đô thị hóa không thể tách rời khỏi chế độ kinh tế-xã hội. Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp. Mỗi thời kỳ phát triển có một hệ thống đô thị phát triển tương ứng vì đô thị phản ánh khá trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kì ấy. Đô thị hóa là một qúa trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về các mặt kinh tế-xã hội, văn hóa, không gian và môi trường. 2 Tính quy luật của quá trình đô thị hóa biểu hiện ở sự chuyển đổi nghề nghiệp, tăng dân số đô thị, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị.Sự chuyển hóa này là tất yếu và cần thiết bởi nó gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất. Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đô thị hóa là bạn đồng hành với quá trình công nghiệp hóa. Một mặt chính sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển đô thị. Mặt khác, hệ thống đô thị khi được hình thành và sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển lại là nơi hấp dẫn các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mối qua hệ chặt chẽ. Đô thị hóa ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa là sự xuất hiện các trung tâm giao lưu hàng hóa. Đô thị hóa hình thành từ quá trình ấy, đó là quá trình tất yếu của sự phát triển. Đô thị hóa không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà đang trở thành một nhu cầu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vai trò của đô thị: Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. 3.2. Công nghiệp hóa Công nghiệp: là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những 3 hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, công nghiệp dịc vụ, công nghiệp phụ trợ v.v… Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên. Thuật ngữ công nghiệp hoá còn để chỉ một quá trình cải tạo cơ cấu bên trong của toàn bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Với ý nghĩa đó công nghiệp hoá không chỉ bó hẹp và liên quan trực tiếp đến công nghiệp mà còn là quá trình vận động diễn ra trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nói bao quát, Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển mạnh về công nghiệp tạo sự vượt bậc về công nghiệp, tổng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới hiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh vững chắc của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa là quá trình chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, phong kiến kỹ thuật, thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa tiến bộ, lấy đại công nghiệp cơ khí làm nền tảng. Vai trò của ngành công nghiệp: Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kính tế Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. 4 Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước. 3.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình luôn gắn chặt chẽ với nhau .Công nghiệp hóa dẫn đến sự tập trung dân cư ,hình thành khu công nghiệp ,khu đô thị ,làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị sản phẩm,lao động công nghệp dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp ,làm thay đổi môi trường sống ,lối sống và cách tổ chức sống theo hướng của cộng đồng dân cư đô thị.Ngược lại đô thị hóa thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa khi tạo ra vật chất ,môi trường, lối sống văn hóa và lực lượng lao động phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1. Quá trình Phát triển đô thị hóa ở việt nam Sự chuyển đổi mô hình kinh tế thành công trong thời gian vừa qua đã đưa nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển, chuyển tiếp sang một quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này diễn ra đồng thời với quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị, dẫn tới dân số thành thị tăng theo. Theo bộ xậy dựng, Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 787 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 75 đô thị loại IV và 628 đô thị loại V dân sốố tỷ lệ % thành thị tỷ lệ % Nông thôn 34.71% 65.29% Biểu đồ 2: Tỉ lệ % dân số thành thị nông thôn 2015 5 Đố thị loại 1 loại 2 loại 3 loại 4 loại v2 đặc biệt 0.25% 1.91% 3.18% 5.34% 9.53% 79.80% . Biểu đồ:Tỉ lệ phân bố đô thị cả nước 2015 Dân số thành thị (gồm các khu vực: nội thành, nội thị và thị trấn) khoảng 33 triệu người với tỷ lệ dân số đô thị hóa đạt khoảng 34,71%, tăng 0,7% so với năm 2014. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trong những năm gần đây tăng trung bình 0,6–0,8%/năm, tương ứng với 900 nghìn-1 triệu dân đô thị mỗi năm. Trong quá trình mở rộng đô thị ở nước ta, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh khu vực ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (lần lượt là 3,8% và 4% hàng năm), trên thực tế hai thành phố này chi phối cảnh quan đô thị của cả quốc gia. Điều đáng chú ý trong quá trình mở rộng đô thị ở Việt Nam là tốc độ tăng nhanh khu đô thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tốc độ mở rộng của hai thành phố này lần lượt là 3,8% và 4% hằng năm, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các khu đô thị khác của Việt Nam. Hơn 50% tổng diện tích đất đô thị cả nước nằm tại hai khu đô thị này và khoảng cách giữa hai đô thị này với các khu đô thị khác của Việt Nam đang ngày càng mở rộng với 75% tăng trưởng không gian đô thị mới thuộc về hai khu này. Hầu hết tất cả các khu đô thị trong nước đã trở nên dày đặc hơn, nhưng có một ngoại lệ đáng chú ý là, mặc dù Tp. Hồ Chí Minh có đông dân nhất, tăng 2,5 triệu người (3,9% hằng năm), nhưng mật độ dân số lại giảm.(1 Nguồn: Báo cáo “Thay đổi cảnh quan đô thị Đông Á” của Ngân hàng Thế giới (World Bank), 2014) Dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới. Dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 308 người/km2. Tổng diện tích cả nước là 310,060 km2 6 Dân cư độ thị chiếm 34,7% tổng dân số (33,121,357 người). Độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi. Nă m Dân số 201 7 201 6 201 5 201 0 200 5 200 0 95,414,64 0 94,444,20 0 93,447,60 1 88,357,77 5 84,203,81 7 80,285,56 3 Tỷ lệ thay đổi hàn g năm 1.03 % 1.07 % 1.13 % 0.97 % 0.96 % 1.32 % Thay Mật đổi hàng độ năm dân số Tỷ lệ Dân cư % dân đô thị dân cư đô số thị toàn cầu Dân số toàn cầu 970,440 308 996,599 305 34.7 % 34.1 % 33.6 % 30.6 % 27.5 % 24.6 % 7,515,284,15 3 7,432,663,27 5 7,349,472,09 9 6,929,725,04 3 6,519,635,85 0 6,126,622,12 1 1,017,96 301 5 830,792 285 783,651 272 1,017,31 259 8 33,121,35 7 32,247,35 8 31,371,67 4 27,063,64 3 23,174,88 5 19,715,39 7 1.27 % 1.27 % 1.27 % 1.28 % 1.29 % 1.31 % Bảng 1:Thống kê dân số Việt Nam hàng năm đến 3/201 Nă m Dân số Tỷ lệ thay đổi hàn Thay Mật đổi hàng độ năm dân số Tỷ lệ Dân cư % dân đô thị dân cư đô số thị toàn cầu 7 Dân số toàn cầu 202 0 202 5 203 0 203 5 204 0 204 5 205 0 98,156,61 7 102,092,6 04 105,220,3 43 107,772,5 69 109,925,3 72 111,641,8 53 112,783,2 09 g năm 0.99 % 0.79 % 0.61 % 0.48 % 0.4 % 0.31 % 0.2 % 941,803 317 787,197 329 625,548 339 510,445 348 430,561 355 343,296 360 228,271 364 36.4 % 39.1 % 41.6 % 43.8 % 45.9 % 47.7 % 49.4 % 35,716,39 7 39,869,65 8 43,742,57 6 47,239,54 7 50,413,20 2 53,281,72 3 55,738,98 8 1.27 % 1.25 % 1.24 % 1.22 % 1.2 % 7,758,156,792 1.18 % 1.16 % 9,453,891,780 8,141,661,007 8,500,766,052 8,838,907,877 9,157,233,976 9,725,147,994 Bảng 2: Dự báo dân số Việt Nam Dự báo 2025: Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V. Tổng cục thống kê, tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, viện khoa học thống kê. Quian điểm và mục tiêu của chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 . Quan điểm: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm: - Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; - Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước; - Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; 8 - Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị; - Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội; đối với các đô thị ven biển, hải đảo và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia. Mục tiêu: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.(Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.) 2. Quá trình phát triển công nghiệp hóa 2.1. Khái quát quá trình CNH trên thế giới. Trên thế giới, quá trình CNH được bắt đầu từ rất sớm vào khoảng Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Tính đến nay thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng lần thứ nhất do nước Anh và các nước Tây Âu tiên phong. Nguyên nhân của sự ra đời hàng loạt các máy móc được phát minh là tính chất hạn chế của công trường thủ công không sản xuất đủ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng tạo điểm nhấn về cơ giới hóa, năng lượng nước, năng lượng hơi nước Các phát minh chủ yếu trong giai đoạn này là: máy xe sợi, máy dệt, máy hơi nước.. Các mạng công nghiệp lần thứ hai: (1871-1914) thời kỳ này đi liền với sự nổi lên của các cường quốc công nghiệp khác bên cạnh nước Anh, đó là Đức và Hoa Kỳ.Cuộc cách mạng thứ hai phát triển Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. 9 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: hay cuộc cách mạng kỹ thuật số, dây chuyền sản xuất, đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Các mạng công nghiệp lần thứ ba là cuộc cách mạng số, phát triển lĩnh vực Máy tính và tự động hóa. Những tiến bộ trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền thông. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: dựa trên sự phát triển của công nghệ kỹ thuất số, có xu hướng kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, Internet kết nối vạn vật. Công nghệ được ứng dụng cao hơn rất nhiều trong đời sống xã hội và nagy cả cở thể con người. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần này được đánh dấu bởi công nghệ mới đột phá trong các lĩnh vực rô bốt, trí thông minh nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học, Internet vạn vật kết nối, in 3D, và xe tự lái. Ngành công nghiệp trong suốt quá trình phát triển với ba cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cuộc sống con người thay đổi đi rất nhiều, chất lượng cuộc sống tốt hơn, năng suất động cao hơn, cuộc sống trở dễ dàng hơn. 2.2. Công nghiệp hóa tại việt nam Theo số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường, tính đến hết năm 2015, cả nước có 283 KCN đã đi vào hoạt động; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất các KCN đã vận hành đạt khoảng 60%, thu hút khoảng 3 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN - CCN còn gặp khó khăn, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ, trái ngược hẳn với những vùng có hạ tầng tốt như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Theo số liệu từ Cục Công nghiệp Địa phương, Bộ Công Thương, cả nước có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha; 786 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN có hiệu lực và 92 CCN thành lập mới. Các dự án này hoạt động đã tạo việc làm và thu hút khoảng 461.000 lao động. Sản xuất công nghiê ̣p năm 2016 tiếp tục được mở rô ̣ng với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%, đóng góp 7,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; tuy nhiên, ngành khai khoáng giảm sâu ở mức - 5,9%, làm giảm 1,3 điểm phần trăm mức tăng chung. Nhóm các sản phẩm trung gian năm 2016 tăng 5%, nhóm sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 9,1%, trong đó sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 11,4% và sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 8%. 10 Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2016 tăng 8,1% so với cùng thời điểm năm trước, là mức tồn kho thấp nhất trong nhiều năm qua (cùng thời điểm năm 2015 tăng 9,5%). Đóng góp vào mức tăng thấp này ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,5%; dệt tăng 6%; sản xuất trang phục giảm 1,5%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 4,3%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 9,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 10%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 13%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 27,5%. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức tăng chung, gồm: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 117,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 93,5%; sản xuất đồ uống tăng 40,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 26,5%. 2.3. Đánh giá vê những kết qua đạt được Thứ nhất, sản xuất công nghiê ̣p liên tục được mở rộng khi chỉ số PMI các tháng trong năm 2016 luôn cao hơn 50 điểm với sự đóng góp cao của ngành thép, ô tô, dê ̣t, xi măng, tivi, ngành điê ̣n. Qua đó, góp phần ổn định tăng trưởng của ngành và đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu các ảnh hưởng tăng giá đến xuất nhâ ̣p khẩu và tiêu dùng trong nước. Sự tăng trưởng ổn định cao của ngành điê ̣n đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và các sự kiện chính trị lớn của đất nước. Giá điện được giữ ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu chung về kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Ngành thép Việt Nam đã có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu phôi thép và thép xây dựng và thép cán nguội cho nhu cầu trong nước. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiê ̣p ngày càng rõ nét theo hướng các ngành công nghiê ̣p chế biến, chế tạo, trong khi tỷ trọng công nghiệp ngành khai khoáng tiếp tục giảm. Ngành cơ khí đã từng bước làm chủ công nghệ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đã có thể nội địa hóa được 70 - 80% nhu cầu thiết bị phục vụ ngành sản xuất thiết bị đồng bộ trong các nhà máy, trừ một phần nhỏ các loại thiết bị chính như: Sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại đã đáp ứng được 85 - 90% nhu cầu cho sản xuất xe máy, 40 - 60% cho sản xuất máy động lực. Thứ ba, tồn kho ở mức thấp nhất trong nhiều năm vừa qua cho thấy sự kết nối tốt hơn về cung cầu trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiê ̣p. Thứ tư, cơ cấu các thành phần doanh nghiê ̣p đã chuyển biến tích cực. K hu vực công nghiệp ngoài nhà nước và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá nhanh. Kết quả là cơ cấu lao đô ̣ng giảm dần trong khu vực nhà nước (giảm 2,6%) và tăng dần khu vực ngoài nhà nước (1,8%) và DI (4,9%). Thứ năm, số lượng doanh nghiê ̣p trong ngành ngày càng gia tăng và tạo ra nhiều viê ̣c làm. Năm 2016 cung ghi nhâ ̣n sự gia tăng của số lượng doanh nghiê ̣p công nghiê ̣p, với gần 1.000 doanh nghiê ̣p mới, tâ ̣p trung chủ yếu trong các ngành chế biến, chế tạo, qua đó đã góp phần tạo thêm nhiều viê ̣c làm mới, tăng 2,9% so với năm 2015. 11 2.4. Mô ̣t số hạn chế và nguuyên nhnn Thứ nhất, sản xuất công nghiê ̣p mă ̣c dù có mức tăng trưởng khá nhưng vẫn thấp hơn nhiều mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do ngành khai khoáng giảm sút mạnh (giảm 5,9%). Nguyên nhân là do giá dầu thô giảm dẫn đến sản lượng dầu thô khai thác giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 9,9%, trong khi đó cùng kỳ năm 2015 tăng 7,8%). Sản xuất than giảm do gặp nhiều khó khăn trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm (sản lượng khai thác giảm 3,1%, tiêu thụ 11 tháng giảm 5,6%). Bên cạnh đó, giá của nhiều loại khoáng sản khác cung suy giảm khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất. Mô ̣t nguyên nhân khác là do cầu tiêu dùng trong và ngoài nước tăng trưởng chậm lại (chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng giảm 4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015) kết hợp với giá hàng hóa xuất khẩu ở mức thấp đã không khuyến khích sản xuất. Thứ hai, chỉ số sản xuất sản phẩm trung gian thấp hơn so với chỉ số sản xuất sản phẩm phục vụ sử dụng cuối cùng cho thấy, sản phẩm trung gian trong sản xuất công nghiệp của nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nhập khẩu và tỷ lê ̣ nô ̣i địa hóa thấp. Qua đây cung cho thấy rõ hơn ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, đă ̣c biê ̣t là trong các ngành công nghiê ̣p dê ̣t may, da giày, sản xuất ô tô, tivi và máy vi tính... Chẳng hạn, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 09 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 10%. Thứ ba, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tiếp tục dựa vào bề rộng khi các chỉ số tăng trưởng chủ yếu là do tăng số doanh nghiệp, tăng vốn đầu tư và lao động. Trong khi năng suất lao động, giá trị gia tăng vẫn còn thấp, do đó, năng lực cạnh tranh công nghiê ̣p vẫn còn ở mức thấp so với thế giới. Theo báo cáo năm 2016 của UNIDO, chỉ số thực thi về năng lực cạnh tranh công nghiê ̣p của Viê ̣t Nam đứng thứ 50 trên thế giới. Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp mă ̣c dù đã đúng hướng nhưng châ ̣m và chưa bền vững. Sản xuất công nghiệp vẫn chưa tham gia được nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, đă ̣c biê ̣t là trong các ngành sản xuất cho xuất khẩu như dê ̣t may, da giày... Viê ̣t Nam cơ bản mới chỉ có thể tham gia vào khâu gia công với giá trị gia tăng thấp, trong khi vẫn tiếp tục nhâ ̣p khẩu nguyên liê ̣u đầu vào, do đó không ổn định được nguồn cung lẫn nguồn cầu. Thứ năm, quy hoạch phát triển ngành vẫn còn một số bất câ ̣p, chưa đảm bảo được hiệu quả trong thực thi; phát triển công nghiê ̣p ở nhiều ngành chưa bền vững; vấn đề sử dụng hiê ̣u quả tài nguyên và năng lượng còn hạn chế; một số dự án sản xuất lớn bị thua lỗ, chưa được giải quyết dứt điểm... 12 2.5 Dự báo vê san xuất công nghiệp của việt nam 2017 Ngân hàng Thế giới dự báo, việt nam tăng trưởng kinh tế ở mức 6,3% trong năm 2017. Về công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp được dự báo tăng khoảng 8% so với năm 2016. Xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức dưới 5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 10%. Về ngành điện, Dự kiến điện sản xuất và mua đạt 198,2 tỷ kWh, tăng 12,7% so với năm 2016, trong đó điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 99 tỷ kWh; điện thương phẩm đạt 179,8 tỷ kWh, tăng 13% so với năm 2016. Với ngành dầu khí, năm 2017 dự kiến sản lượng dầu thô khai thác đạt 14,8 triệu tấn, giảm 12,9% so với ước thực hiện năm 2016; khai thác khí đạt 11,3 tỷ m3, tăng 10,8% so với ước thực hiện năm 2016. Ngành than dự kiến giữ ổn định như năm 2016 với lượng than sạch sản xuất 38,3 triệu tấn. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) dự kiến sản lượng than sạch đạt 33 triệu tấn. Về công nghiệp nặng, ngành thép được dự kiến sẽ đạt sản lượng sắt thép thô đạt 5,6 triệu tấn, tăng 16,6%, sản lượng thép cán đạt 5, 84 triệu tấn, tăng 18% so với ước thực hiện năm 2016 đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu. Về ngành phân bón, dự kiến sản xuất phân ure đạt 2,01 triệu tấn, tăng 2,2%; phân NPK đạt 2,67 triệu tấn, tăng 2,4% so với ước thực hiện năm 2016. Lượng phân bón trong nước không những sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Với ngành dệt may, da giày, năm 2017 sẽ có thêm một số hiệp định thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực, do đó có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng. Tuy vậy, năm 2017, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước khả năng sẽ gặp khó khăn hơn. Ngành bia - rượu - nước giải khát được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức hơn, do cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Ước sản lượng bia sản xuất năm 2017 đạt khoảng 3,92 tỷ lít các loại, tăng 8,2% so với ước thực hiện năm 2016. Đối với ngành rượu, do chính sách thắt chặt trong sản xuất kinh doanh, dự báo sẽ không tăng trưởng nhiều. So với thực tế tăng trưởng trong những năm gần đây, dự báo năm 2017 được cho là khá u ám với những ngành khai khoáng như dầu khí, than và một số ngành công 13 nghiệp nhẹ. Công nghiệp cơ khí, phân bón vẫn đứng trước tác động tiêu cực do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới thấp và máy móc Trung Quốc chiếm ưu thế về giá. Theo Số liệu của, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến năm 2016, cả nước có 325 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh tế (KKT). Hai KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình và Ninh Cơ, tỉnh Nam Định có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập. Cả nước có 94,9 nghìn ha diện tích đất tự nhiên của các KCN, cùng với xấp xỉ 815 nghìn ha tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT. Đối với các KCN, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó 220 KCN đã đi vào hoạt động, 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Theo số liệu từ Cục Công nghiệp Địa phương, Bộ Công Thương, cả nước có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha; 786 CCN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN có hiệu lực và 92 CCN thành lập mới. Các dự án này hoạt động đã tạo việc làm và thu hút khoảng 461.000 lao động. Trong thời gian qua, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014, số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 làng nghề. Số lượng làng nghề miền Bắc chiếm gần 60% số lượng các làng nghề trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất và phát triển mạnh nhất là ở vùng ĐBSH, khu vực miền Trung chiếm khoảng 23,6% và khu vực miền Nam chiếm khoảng 16,6% tổng số làng nghề. III. ĐÔ THỊ HÓA CÔNG NGHIỆP HÓA TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘi 1. Đô thị hóa tác động tới xã hội 1.1. Di cư nông thôn ra đô thị Trong khoảng 17 năm qua từ (2000-3/2017) thì dân số Việt Nam tăng thêm 15,129077 triệu người,Bình quân mỗi năm tăng thêm 928 nghìn người riêng từ 2016 đến 2017 thì dân số tăng thêm hơn 1 triệu người.Có 2 tỉnh thành phố có quy mô dân số lớn nhất là Hà Nội Và thành Phố Hồ Chí Minh.Tổng dân số việt Nam tính đến 2017 là 95,414,640 người.Cụ thể ,dân cư khu vực thành thị là 33,121,357 người,chiếm 34.7 % trong tổng dân số cả nước.Trong khi đó ,dân số nông thôn là 62293283 người,chiếm 65,3% tổng dân số.dân số đô thị tăng 1.0 % so với năm 2015 và 2,2% so với năm 2014 14 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 88.809,30 89.759,50 90.728,90 93.447,60 94.444,20 95.414,64 Thành thị 28.269,20 28.874,90 30.035,40 31.371,67 32.247,36 33.121,36 Nông thôn 60.540,10 60.884,60 60.693,50 62.075,93 62.196,84 62.293,28 Nguồn:Tổng cục thống kê dân số dân sốố tỷ lệ % thành thị 68.17 31.83 2012 67.83 32.17 2013 tỷ lệ % Nông thôn 66.90 66.43 33.57 33.10 2014 2015 65.86 34.14 2016 65.29 34.71 2017 Biểu đồ 3:Tỷ lệ % dân số thành thị nông thôn qua các năm Lao dộng từ các nông thôn đổ về các đô thị để làm việc . Trong điều kiện Việt Nam là nước nông nghiệp, kinh tế chưa phát triển, tài nguyên không dồi dào, diện tích đất canh tác bình quân đầu người quá thấp, lao động dư thừa thì lao động từ các nông thôn sẽ đổ về các đô thị để tìm việc làm. Đồng thời người nông dân xem đô thị như là miền đất đầy hứa hẹn. Cùng với thực tế tăng trưởng kinh tế ở đô thị đã tạo ra dòng di cư vào thành phố và làm tăng trưởng dân số đô thị nhanh chóng. Dòng di cư đó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra và đã cung cấp cho các đô thị nguồn lao động phổ thông dồi dào và nó cung mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông thôn, góp phần phát triển kinh tế ở cả đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao. Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, 15 thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. Dân số Hà Nội đạt 7.558.965 người ,dự kiến là dân số hà nội sẽ tăng lên 16-17 triệu người vào năm 2025. Dân số ,lao động tăng nhanh chóng ở các đô thị là quy luật tất yếu và có ý nghĩa to lớn trong quá trình đô thị hóa. Nó làm cho tốc độ đô thị hóa cao hơn, và cung góp phần làm giàu cho nông thôn, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng việc tăng dân số đô thị quá tải về nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội. Biểu hiện của sự quá tải đó là sự mất cân bằng giữa cung và cầu các dịch vụ đô thị, các chi phí xã hội đô thị tăng: chi phí quản lý giao thông, môi trường, an ninh xã hội tăng, ngân sách của các chính quyền đô thị thiếu hụt. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè buôn bán trên xe thồ, hình thành các xóm liều, gây ô nhiễm môi trường, thất nghiệp đô thị cung gia tăng.Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. 1.2. Giao thông đô thị Cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước là quá trình cơ giới hóa các phương tiện giao thông đường bộ, đầu tiên là mô tô, xe gắn máy và hiện nay các loại ô tô cá nhân bắt đầu trở nên phổ biến. Tính đến 31/12/2014, cả nước đã đăng ký 1.837.436 ô tô (chiếm 3,9%) và 45.072.636 mô tô, xe máy (chiếm 96,1%). Bình quân mỗi năm số xe ô tô tăng 10% và mô tô, xe máy tăng 12% so với năm trước. 40.9% Ô tố con 3.9% Ô tố khách Ô tố tải 6.1% Các loại xe khác 49.0% Biểu đồ 4: số lượng ô tô các loại đang lưu hành, năm 2014 Số lượng ô tô tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh) gồm 885.114 chiếc chiếm khoảng 48,17% tổng số xe cả nước. 16 Giống như các thành phố lớn ở châu Á, những năm gần đây, các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là các đô thị lớn đang phải đương đầu với các vấn đề về giao thông đô thị, trong đó ùn tắc giao thông ngày càng trầm trọng. Sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa và dân số đô thị tăng nhanh chóng, đã tăng sức ép rất lớn đến cơ sở hạ tầng đô thị nói chung và hạ tầng giao thông vận tải đô thị nói riêng.Từ khi có chính sách “đổi mới” đến nay, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc và đang phát triển nhanh chóng, nhiều đô thị được mở rộng và đi vào chiều sâu, nhiều khu CN được xây dựng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh như hiện nay thì ách tắc, an toàn giao thông của các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nan giải và chính nó sẽ góp phần làm chậm sự phát triển kinh tế. Những vấn đề tác động của đô thị hóa với giao thông đô thị được thể hiện trên 2 mặt tích cực và hạn chế sau: Tích cực: Nhu cầu về vận chuyển và đi lại ngày càng cao. Đồng thời đô thị hóa góp phần hiện đại các công trình giao thông. Tại các thành phố lớn, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống các đường sá, trục chính, đường vành đai được cải tạo, mở rộng, xây dựng mới. Bộ mặt giao thông đô thị được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, đô thị hóa góp phần thúc đẩy việc đầu tư để đổi mới, đa dạng và phát triển hiện đại các loại phương tiện giao thông vận tải công cộng. Tiêu cực: Tăng sức ép lên cở sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông phát triển cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa nhanh trong khi các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải tại các đô thị vốn đã nghèo nàn, yếu kém và thiếu đồng bộ, càng đẩy thêm giao thông đô thị vào thế không lối thoát, và chính nó đang làm chậm sự phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thấp hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hoá và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cơ giới. Diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, thông số kỹ thuật tuyến đường rất thấp, hành lang đường luôn bị lấn chiếm. Hậu quả của hiện trạng giao thông yếu kém: Thứ nhất:Tai nạn giao thông: Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta, đặc biệt trong khu vực đô thị hết sức nghiêm trọng, thuộc vào nhóm cao nhất thế giới Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ, làm chết 8.727 người, bị thương 21.069 người. Thứ hai:Ùn tắc giao thông trong các đô thị đang và ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt tại các đô thị vừa và lớn.. Có thể nói trên địa bàn đô thị, bất cứ tuyến đường, nút giao thông nào cung tiềm ẩn ùn tắc giao thông, trong khi hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng