Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Mối quan hệ tương tác giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua t...

Tài liệu Mối quan hệ tương tác giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua thực trạng của viêt nam hiện nay. giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ra sao

.DOCX
38
605
73

Mô tả:

Mối quan hệ tương tác giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua thực trạng của viêt nam hiện nay. giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ra sao
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦẦU 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾẾT TẮẾT 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VẾẦ ĐẾẦ TÀI NGHIẾN CỨU 4 1.1 Tổng quan nghiên cứu................................................................................................4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................5 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................5 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẾẦ ĐẾẦ TÀI NGHIẾN CỨU 6 2.1 Tổng quan về đầu tư....................................................................................................6 2.2 Tổng quan về vốn đầu tư.............................................................................................7 2.3 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế...............................................................................8 2.4 Tổng quan về hệ số ICOR...........................................................................................9 2.5 Ưu - nhược điểm của hệ số ICOR trong việc đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế…………………...............................................................................11 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẾẦ HỆ SỐẾ ICOR TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 13 3.1 Thực trạng chung tại Việt Nam................................................................................13 3.2 Khu vực kinh tế nhà nước.........................................................................................15 3.3 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước...............................................................................18 3.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài..........................................................................22 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NẦNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐẾN ĐẦẦU T Ư CHO MỤC TIẾU TẮNG TR ƯỞNG KINH TẾẾ 28 4.1 Giải pháp chung cho nền kinh tế Việt Nam..............................................................28 4.2 Khu vực kinh tế nhà nước.........................................................................................29 4.3 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước...............................................................................31 4.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài..........................................................................33 1 KẾẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH VIẾN TRONG ĐẾẦ TÀI NGHIẾN CỨU 2 37 LỜI MỞ ĐẦU Để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện cực kỳ quan trong đồi với mọi quốc gia là phải mở rộng đầu tư. Người ta hay nói đến một trong những nguyên nhân chính làm cho kinh tế của năm con rồng Châu Á tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài là do vốn đầu tư phát triển tăng liên tục và thường chiếm khoảng 30% trong GDP. Về mặt lý luận,hầu hết các tư tưởng,mô hình và lý thuyêt về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích luỹ vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất,cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Từ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith trong cuốn “Của cải của các dân tộc” đã cho rằng vốn đầu tư là yếu tố quyết định chủ yếu của số lao động hữu dụng và hiệu quả .Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao động. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Vậy mối quan hệ tương tác giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua thực trạng của Viêt Nam hiện nay? Giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ra sao? Bài viết này của nhóm nghiên cứu sẽ giải đáp những vấn đề đó. 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang được các cấp, các ngành đặc biệt chú ý. Trên bình diện mỗi quốc gia nó còn là những chỉ tiêu phản ánh lợi thế của quốc gia nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh về kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong các nhân tố: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ,… vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất cao. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn lại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Tăng quy mô và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là một chìa khóa then chốt để tăng năng suất nhân tố tổng hợp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiê êp hóa- hiê nê đại hóa, qua đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Yếu tố vốn có vai trò quan trọng như vậy nên việc kiểm tra, đánh giá vấn đề sử dụng vốn là vô cùng cần thiết. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc để tăng trưởng kinh tế. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.. Đầu tư là một hoạt động mang lại tính chất dài hạn và liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình đầu tư, các mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vĩ mô cần phải có nhiều chỉ tiêu nhằm đo lường hiệu quả từng mặt hoạt động này sẽ tác động đến hiệu quả vốn đầu tư theo những mức độ khác nhau. Và một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đó là chỉ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio – Tỷ số vốn/sản lượng tăng thêm). 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về chỉ số ICOR cũng như ưu - nhược điểm của chỉ số ICOR trong việc đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế; đồng thời liên hệ thực tiễn tới Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau : - Khái quát về chỉ số ICOR; - Ưu, nhược điểm của chỉ số ICOR trong viê êc đánh giá mối quan hê ê giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế; - Liên hệ thực tiễn về chỉ số ICOR tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015; - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ số ICOR và ưu-nhược điểm của hệ số này trong việc đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu: Liên hệ thực tiễn nền kinh tế Viê êt Nam giai đoạn 2011-2015 Qua mỗi thời kỳ kinh tế, có rất nhiều sự biến động về cả kinh tế, xã hội, chính sách, …cả ở trong nước và quốc tế. Do đó, việc liên hệ thực tế nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn gần nhất với thời gian nghiên cứu là điều cần thiết để có thể đảm bảo tính khoa học, cập nhật của đề tài; đồng thời có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và khả thi nhất với thực trạng hiện tại của nền kinh tế. Như vậy giai đoạn 5 năm 2011-2015 là khoảng thời gian thích hợp nhất để nhóm nghiên cứu thực tiễn và đưa ra các kết luận xác thực nhất. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu: các số liê uê thống kê, báo cáo về vốn đầu tư, GDP và chỉ số ICOR của Viê êt Nam giai đoạn 2011-2015 cùng với các thông tin liên quan đến thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở 3 khu vực kinh tế: Khu vực nhà nước, Khu vực ngoài nhà nước và Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về đầu tư Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đặc trưng của đầu tư: - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường và trước hết là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…). - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích trong tương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà đầu tư. - Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro. Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tài nguyên thiên nhiên… 7 2.2 Tổng quan về vốn đầu tư Vốn đầu tư là nguồn lực tích luỹ được cuả xã hội, cơ sở sản xất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác. Nguồn vốn đầu tư là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài  Nguồn vốn trong nước: - Nguồn vốn nhà nước: bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh - nghiệp nhà nước. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.  Nguồn vốn nước ngoài: Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân thành các nguồn vốn nước ngoài chính như sau: - Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance): bao gồm Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình - thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF; Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 8 2.3 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế - Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định - nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản - lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI). Trong số đó, đại lượng được sử dụng phổ biến hơn cả là : Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP). GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:  Về phương diện sản xuất: GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu  Về phương diện tiêu dùng : GDP = C + I + G + (X - M) Trong đó: C: Tiêu dùng các hộ gia đình G: Các khoản chi tiêu của chính phủ I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (X - M): Xuất khẩu ròng trong năm 9 2.4 Tổng quan về hệ số ICOR 2.4.1. Khái niệm Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư (mô hình Harrod Domar). Hệ số ICOR (k) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó được xác định theo công thức: ICOR  V ố n đầ u t ư t ă ng th ê m Đầ u t ư trong k ì  GDP t ă ng thê m GDP t ă ng th ê m 2.4.2. Công thức Cách 1: Phương pháp tính số tuyệt đối ICOR 1 V t  G t−G t−1 Trong đó: V(t) : Vốn đầu tư năm t G(t) : GDP năm t G(t-1): GDP năm t-1 Hệ số ICOR tính theo phương pháp này mang ý nghĩa số đơn vị đầu tư tăng thêm để tăng 1 đơn vị GDP. Cách tính này có hạn chế là chưa tính đến độ trễ trong đầu tư, khi mà đầu tư trong năm nay nhưng mà kết quả đầu tư lại có được vào những năm sau đó chứ không trong cùng kì. Cách 2: Phương pháp tính số tương đối Hê ê số ICOR thể hiê nê mối quan hê ê giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng. Theo cách tính thứ 2 này thì hệ số ICOR có nghĩa phần trăm của đầu tư tăng them để tăng 1% GDP ICOR 2 V t :G t T ố c độ t ă ng GDP 10 Trong đó: V(t): Vốn đầu tư năm t G(t): GDP năm t Tốc độ tăng GDP = [G(t)-G(t-1)] / G(t) Trong trường hợp hê ê cố ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuô êc vốn đầu tư. Cách 3: Phương pháp tính của ngân hàng thế giới ICOR  V t −1 G t −G t−1 Trong đó: V(t-1) : Vốn đầu tư năm t-1 G(t) : GDP năm t G(t-1) : GDP năm t-1 Cách tính này của ngân hàng thế giới tương tự cách tính theo phương pháp số tuyệt đối, tuy nhiên, có tính đến độ trễ của đầu tư. Ở đây, độ trễ của đầu tư được cho là 1 năm, nghĩa là đầu tư năm trước sẽ cho lại hiệu quả năm sau. Tuy nhiên, dù có tính đến độ trễ của đầu tư, nhưng thật sự cách tính này vẫn không hoàn toàn chính xác, khi có những dự án trung và dài hạn, thời gian dự án không giống nhau, không hoàn toàn là chỉ 1 năm. Vậy nên, để tính ICOR, ta thường tính trong 1 giai đoạn thì sẽ có kết quả chính xác nhất. Công thức tính hệ số ICOR cho nhiều năm: ICOR t , 0  T ỷ l ệ v ố n đầ u t ư   GDP b ì n h qu â n h ằ ng n ă m T ố c độ t ă ng GDP b ì nh qu â n h ằ ng n ă m 2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố; trong số đó có ba yếu tố có tác động lớn đến ICOR của nền kinh tế. Thứ nhất, sự thay đổi cơ cấu đầu tư ngành dẫn đến thay đổi ICOR từng ngành, do đó tác động đến hệ số ICOR chung. Thứ hai, sự tiến bộ về khoa học công nghệ đến đến hai chiều hướng tác động trái ngược nhau. 11 Cụ thể, khi khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi phải gia tăng về lượng vốn là nhân tố tăng ICOR. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển, sẽ tạo ra nhiều ngành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng suất, tăng kết quả đầu tư, làm giảm hệ số ICOR. Vì vậy, chiều hướng nào mạnh hơn sẽ quyết định tới sự thay đổi ICOR. Thứ ba, sự thay đổi cơ chế chính sách, quản lý hợp lý hơn có nghĩa việc sử dụng nguồn vốn sẽ hiệu quả hơn góp phần làm giảm ICOR và ngược lại. 2.4.4. Ý nghĩa Ý nghĩa của ICOR là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác, ICOR là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng. Điều này được giải thích bằng quy luật lợi ích cận biên giảm dần theo quy mô. 2.5 Ưu - nhược điểm của hệ số ICOR trong việc đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế 2.5.1Ưu điểm ICOR phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng. ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai. ICOR phản ánh trình độ của công nghệ sản xuất. Công nghệ cần nhiều vốn thì hệ số ICOR cao. Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp. 12 Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy: để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một số lượng vốn đầu tư ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi. So sánh giữa các thời kì, nếu hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kì đó đã sử dụng vốn kém hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa các thời kì dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động ít khi giống nhau. So sánh giữa các nền kinh tế cho thấy, xu hướng những nền kinh tế phát triển, sử dụng công nghệ cao thì cần nhiều vốn hơn nên ICOR thường cao. 2.5.2. Nhược điểm Hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm. Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên chưa phản ánh trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân. ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên xã hội, cơ chế, chính sách. Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức), vấn đề tái đầu tư… Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế-xã hội. Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất, vì ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng. Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càng chậm cải tiến. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HỆ SỐ ICOR TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1 Thực trạng chung tại Việt Nam 13 Tại Việt Nam, ICOR là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế. Theo số liệu tính toán từ Tổng cục thống kê, chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đạt 4,88; chuyển sang giai đoạn 2006-2010, ICOR tăng vọt lên mức 6,96 do có một luồng vốn đầu tư khổng lồ chảy vào trong nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Và đến giai đoạn 2011-2014, ICOR đạt ngưỡng 6,92; giảm nhẹ so với giai đoạn trước. Như vậy, để tạo thêm một đồng GDP, Việt Nam cần tới 6,92 đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2014. Đây là một con số rất cao với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. So sánh với các nước trong khu vực, chỉ số ICOR của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia khác. Chỉ số ICOR ở một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011-2014 8 7 6.92 6 5.1 5 4.2 4 3.86 4 Indonesia Philippin 3 2 1 0 Vi ệt Nam Lào Malaysia (N guồn: World Bank) ICOR cao một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Song nguyên nhân chính là do công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế; 14 quyết định đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp và nhiều công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả tín dụng nhà nước, trái phiếu chính phủ và vốn đối ứng ODA) còn để xảy ra thất thoát, lãng phí. Điều này được thể hiện rất rõ khi chỉ số ICOR có 1 sự chênh lệch lớn giữa các khu vực kinh tế. Bảng số liệu chỉ số ICOR chung và của từng khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2014 Năm 2011 2012 2013 2014 Cả nước 6,16 6,40 6,21 5,73 Khu vực NN Khu vực ngoài NN Khu vực có VĐT 3,78 5,35 4,57 3,73 nước ngoài 8,53 7,08 5,97 5,6 10,42 7,46 9,75 11,78 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê) Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số ICOR ở khu vực kinh tế nhà nước ở mức rất cao so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ở điểm này, ICOR đã phản ánh đúng thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở các khu vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, ICOR cũng đã phần nào phản ánh hiệu quả tích cực mang lại từ việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học- kỹ thuật. Trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tư phát triển hạ tầng và khoa học-kỹ thuật ngày càng được chú trọng cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến tích cực của chỉ số ICOR. Xét một cách toàn diện, tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình sản xuất, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. 15 Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường sá đã mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Như việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng rút ngắn khoảng cách giữa 2 thành phố đã tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, làm tăng thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế; hay đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch ở Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung – một trong những vùng du lịch trọng điểm quốc gia. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông,… cũng góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học-kỹ thuật, từ đó đưa khoa học-kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, qua đó đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân và nâng cao hiệu quả đầu tư. 3.2 Khu vực kinh tế nhà nước Ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước là rất lớn, chiếm đến 80% đầu tư công trên cả nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn vay và vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong đó nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy được đầu tư một lượng vốn lớn nhưng cho đến nay, hoạt động đầu tư của khu vực này còn kém hiệu quả hơn so với các khu vực kinh tế khác. Dựa vào biểu đồ sự biến động của vốn đầu tư và GDP trong giai đoạn này, có thể thấy, nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư có xu hướng tăng dần nhưng tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế nhà nước lại có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 2011-2014, vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm đến khoảng 40% tổng vốn đầu tư nhưng chỉ đóng góp khoảng 29% GDP, như vậy sự chênh lệch giữa tỷ trọng GDP với tỷ trọng vốn đầu tư lên tới 11%, đây thực sự là một con số rất đáng suy nghĩ. Biểu đồ tỷ trọng VĐT và tỷ trọng GDP khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2014 16 45.0 40.0 37.1 40.1 40.2 39.7 29.1 28.9 28.4 35.0 28.9 30.0 25.0 Tỷ trọng VĐT (%) m 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 2011 2012 2013 2014 (Ng uồn: Tổng cục thống kê) Do đó, chỉ số ICOR - chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư ở khu vực này rất cao, cao nhất trong ba khu vực kinh tế. Và đáng buồn hơn, nó đang có xu hướng tiếp tục tăng: Từ năm 2012 đến năm 2014, ICOR đã tăng 4,32 và đến thời điểm năm 2014, chỉ số ICOR lên tới 11,78; tức là để tạo thêm 1 đồng GDP, khu vực này cần tới 11,78 đồng vốn đầu tư. Biểu đồ chỉ số ICOR khu vực nhà nước giai đoạn 2011-2014 17 14 12 10 11.78 10.42 9.75 8 7.46 Column2 6 4 2 0 2011 2012 2013 2014 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê) Chỉ số ICOR cao đã phần nào cho thấy việc sử dụng vốn đầu tư ở khu vực kinh tế nhà nước là chưa hiệu quả trong khi kinh tế nhà nước luôn được coi là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ICOR thì chưa thể hoàn toàn đánh giá được hiệu quả đầu tư ở khu vực này, vì: ICOR chưa xem xét đến một yếu tố đặc trưng của hoạt động đầu tư đó là độ trễ về thời gian, cũng như chưa phản ánh hết được hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động này. Thứ nhất, các dự án đầu tư của nhà nước thường mất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí có thể kéo dài tới 2-3 năm mới có thể đi vào hoạt động, như các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, dầu khí,… Thứ hai, các DNNN bên cạnh mục tiêu chính là lợi nhuận, thì các doanh nghiệp này còn thực hiện một số mục tiêu “phi lợi nhuận” như góp phần xóa đói giảm nghèo, sản xuất và cung ứng các hàng hóa công cộng, các sản phẩm và dịch vụ có lợi nhuận thấp. 18 Chẳng hạn Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt - doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn nhất tại Việt Nam. Thông qua việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, Bảo Việt vừa huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, vừa mang lại lợi ích cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Hay ở Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN, việc thực hiện kéo điện lưới quốc gia đến vùng sâu vùng xa thường tốn chi phí rất lớn và doanh thu thu được là không đáng kể nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn, giúp phát triển kinh tế ở các vùng khó khăn và thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền trong cả nước. Thứ ba, cũng như các khu vực kinh tế khác, hoạt động đầu tư ở khu vực nhà nước chịu ảnh hưởng bởi yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như trong năm 2015, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh khi con số thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng, đây cũng là một nguyên nhân khách quan dẫn đến hoạt động đầu tư trong năm 2015 của tập đoàn kém hiệu quả. 3.3 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước Ở Việt Nam, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua khu vực tư nhân, nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán được tập hợp và sử dụng cho các dự án đầu tư. Từ đó, tạo ra việc làm cho một lực lượng lao động xã hội; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê giai đoạn 2005-2010, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt từ 33% đến 38%. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng, tính ổn định và bền vững của khu vực khu vực này đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 19 Trong thời gian qua, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê giai đoạn 20112014, đóng góp GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực, chiếm khoảng trên 55%. Biểu đồ tỷ trọng vốn đầu tư và GDP khu vực kinh tế ngoài nhà nước 60 55.7 55.2 55 55.2 38.1 37.6 38.2 50 38.7 40 Tỷ trọng VĐT (%) Column1 30 20 10 0 2011 2012 2013 2014 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước mặc dù đứng sau khu vực kinh tế nhà nước, tuy nhiên, mức đóng góp vào GDP của khu vực này lại gấp khoảng 1.9 lần so với mức đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước. Chính điều này đã dẫn đến hệ số ICOR của khu vực này luôn thấp hơn rất nhiều, thậm chí có những năm chỉ bằng một nửa so với khu vực nhà nước. Và chỉ số ICOR ở khu vực này cũng đang có những dấu hiệu tích cực khi nó đang có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả đầu tư đang có xu hướng tăng lên. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan