Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa

.PDF
99
226
109

Mô tả:

Aa1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------ LÊ THỊ NGUYỆT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2015 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------ LÊ THỊ NGUYỆT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VIỆC LÀM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 60 62 01 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. PHẠM HỒNG MẠNH TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH KHÁNH HÒA - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Nguyệt ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy cô Trường Đại học Nha Trang và bạn bè học viên. Trước tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến quý Thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là Khoa Kinh tế và Khoa sau đại học Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đề tài này hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ rất tận tình của Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh, Thầy cô khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang, các cơ quan ban ngành trong tỉnh Khánh Hòa và các bạn bè học viên đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến về mặt khoa học rất quý báu. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy cô khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang, các cơ quan ban ngành trong tỉnh Khánh Hòa và các bạn bè học viên; đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh, người thầy đã nhiệt tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù rất cố gắng để làm rõ bản chất về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa, tuy nhiên hạn chế về dữ liệu cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích do dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, ngoài ra còn có những hạn chế mà tôi chưa nhận thấy, tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành sâu sắc và quý báu của các Thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện, đạt giá trị học thuật cao. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các Thầy cô và các bạn. Nha Trang, tháng 7 năm 2015 Học viên Lê Thị Nguyệt iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH................................................................................................. viii MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ............................................................................................ 6 1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 6 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.................................................................... 6 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ........................................ 7 1.2. LAO ĐỘNG........................................................................................................ 10 1.2.1. Khái niệm về lao động .............................................................................. 10 1.2.2. Lực lượng lao động................................................................................... 10 1.2.3. Nguồn lao động....................................................................................... 11 1.3. VIỆC LÀM ........................................................................................................ 13 1.3.1. Khái niệm về việc làm ............................................................................ 13 1.3.2. Phân loại việc làm .................................................................................. 13 1.3.3. Thất nghiệp............................................................................................. 14 1.3.4. Khả năng thu hút việc làm ...................................................................... 16 1.4. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................ 17 1.4.1. Khái niệm............................................................................................... 17 1.4.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội .... 18 1.4.3. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ................................. 18 1.5. KHÁI QUÁT MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ VIỆC LÀM ..................... 22 1.5.1. Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes .................................. 22 1.5.2. Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế ................................................................................................................ 23 1.5.3. Lý thuyết của Harry Toshima ................................................................. 24 iv 1.5.4. Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro.... 25 1.6. MỐI QUAN HỆ GỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VIỆC LÀM: ĐỘ CO GIÃN VIỆC LÀM............................................................................................................... 26 1.6.1. Khái niệm độ co giãn việc làm................................................................ 26 1.6.2. Đo lường độ co giãn việc làm ................................................................. 26 1.7. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN............. 28 1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 28 1.7.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 30 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1: ....................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG TẠI TỈNH KHÁNH HÒA .................................. 33 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA........................................................ 33 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 33 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 34 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa .......................................... 34 2.2. THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 1995 - 2013 ............................................... 36 2.2.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế.......................................... 36 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................................................... 38 2.2.3. Diễn biến về dân số, lao động và việc làm .............................................. 40 2.2.4. Mức độ thu hút việc làm và năng suất lao động ...................................... 57 2.2.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với lao động của tỉnh Khánh Hòa......................................................................................................... 59 2.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 1995 - 2013 ........ 62 2.3.1. Khái quát về dữ liệu phân tích ................................................................ 62 2.3.2. Kết quả ước lượng mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tỉnh Khánh Hòa .......................................................................................... 63 2.3.3. Đánh giá chung về tăng trưởng, lao động và việc làm của tỉnh Khánh Hòa ...... 68 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2: ....................................................................................... 70 v CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020........................... 71 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH KHÁNH HÒA................................................................................................ 71 3.1.1. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 .......71 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển nhân lực của tỉnh Khánh Hòa đến 2020......... 71 3.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA................... 72 3.2.1. Chính sách giải quyết và hỗ trợ việc làm................................................. 72 3.2.2. Đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động.......... 73 3.2.3. Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........... 75 3.2.4. Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.............................. 76 3.2.5. Chính sách tăng trưởng và huy động các nguồn lực tăng trưởng để giải quyết việc làm .......................................................................................................... 76 3.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .... 78 TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3: ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 82 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội (Gross Dometic Products) ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization) ODA : Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) OLS : Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square) OECD : UNDP : USD ($) : Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ VNĐ : Đơn vị tiền tệ Việt Nam Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program) vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ co giãn việc làm ....................28 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các khu vực sản xuất chính của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013................................................................................................................37 Bảng 2.2: Mức đóng góp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013 ................................................................................................39 Bảng 2.3: Biến động về quy mô dân số của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2013 ...40 Bảng 2.4: Tỷ lệ lao động so với dân số của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2013 ...42 Bảng 2.5: Tỷ lệ phân bố lao động tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014................................................................................................................43 Bảng 2.6: Biến động về tỷ lệ lao động giữa các huyện, thị trong toàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................................44 Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo các địa phương giai đoạn 2010 - 2014 .50 Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo nhóm tuổi giai đoạn 2010 - 2014 .........50 Bảng 2.9: Tỷ lệ trình độ lao động của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014............51 Bảng 2.10: Tỷ lệ thất nghiệp, sử dụng thời gian lao động nông thôn của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2013.........................................................................................54 Bảng 2.11: Tỷ lệ thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo địa phương ......................................................................................................................55 Bảng 2.12: Tỷ lệ thấp nghiệp phân theo giới tính so với số thất nghiệp tại các địa phương của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014 ...................................................56 Bảng 2.13: Mức độ thu hút việc làm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2013 .......57 Bảng 2.14: Năng suất lao động của tỉnh Khánh Hòa và các khu vực kinh tế chủ yếu giai đoạn 1995 - 2013 ................................................................................................58 Bảng 2.15: Kết quả thống kê mô tả về giá trị sản xuất, lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013.............................................................63 Bảng 2.16: Kết quả ước lượng mô hình hồi qui..........................................................64 Bảng 2.17: Các kịch bản về tăng trưởng và lao động của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020...............................................................................................................65 Bảng 2.18: Số việc làm mới được tạo ra dự kiến của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2016 - 202 .................................................................................................................66 viii DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại lực lượng lao động.......................................................... 11 Sơ đồ 1.2. Mô hình chuyển dịch 2 khu vực của A. Thur Levis .................................. 24 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013 ..... 38 Hình 2.2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013......40 Hình 2.3: Biến động về quy mô dân số các địa phương của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2013............................................................................................................... 41 Hình 2.4: Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2014..... 45 Hình 2.5: Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2004 - 2013............................................................................................................... 45 Hình 2.6: Tỷ lệ lao động trong tổng số dân số giai đoạn 2004 - 2013 ........................ 46 Hình 2.7: Tỷ lệ lao động khu vực thành thị và nông thôn trong tổng số lao động của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2004 - 2013...................................................................... 47 Hình 2.8: Tỷ lệ lao động trong các khu vực của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2013.....48 Hình 2.9: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 – 2013 ....................................................................................... 49 Hình 2.10: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo giới tính của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014............................................................................................................... 52 Hình 2.11: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại khu vực nông thôn và thành thị của Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014............................................................................. 52 Hình 2.12: Số việc làm mới được tạo ra dự kiến đến năm 2020 theo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................... 67 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành đề tài Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động; Tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động…tuy nhiên thị trường lao động tác động trở lại tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động có thể tạo điều kiện hoặc có thể hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế như là phản ứng đối với sự tăng trưởng tổng cầu, có thể đạt được trong những trạng thái khác nhau, hoặc là số lượng đầu vào như lực lượng lao động, vốn…tăng hoặc năng suất của các yếu tố sản xuất tăng hoặc kết hợp cả hai. Như vậy tăng trưởng kinh tế và việc làm có mối quan hệ qua lại với nhau do đó nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm của người lao động và xu thế phát triển trên thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của Cộng đồng Châu Âu (EC,1993) về “việc làm, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng” thì tăng trưởng kinh tế được thiết lập như là mục tiêu chính, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần nỗ lực nâng cao chất lượng công nghệ cao; nghiên cứu của Kapos (2005) cho thấy tăng trưởng kinh tế và việc làm có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu của Schmid (2008, tr.88-90) thì cho rằng các loại tăng trưởng kinh tế cả chiều rộng và chiều sâu là yếu tố quan trọng xác định khả năng tạo việc làm. Ở trong nước đã có các nghiên cứu mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo; đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế việc làm và thu nhập của lao động tại Việt Nam…; riêng ở tỉnh Khánh Hòa chưa có nghiên cứu về vấn đề này; Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn đặt ra mà nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm sẽ là cơ sở cho chính sách việc làm của tỉnh 2 Khánh Hòa nói chung và các khu vực kinh tế nói riêng trong giai đoạn tới; tôi đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu thạc sỹ của mình. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời cũng đưa ra những bằng chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên cứu giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa có thêm những căn cứ phục vụ cho quá trình ra quyết định chính sách về tăng trưởng, việc làm của lao động tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2015 - 2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020. Cụ thể: - Đánh giá thực trạng về tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013. - Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013. - Xây dựng các kịch bản về tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm cũng như các vấn đề liên quan đến tăng trưởng lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu với những phạm vi chủ yếu sau đây: Phạm vi về thời gian: Số liệu về tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm và thu nhập tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2013. Phạm vi về lý thuyết: Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết về tăng trưởng, lao động và việc làm để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm xác định hệ số co giãn của lao động, việc làm của tỉnh Khánh Hòa. 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài  Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: tổng hợp, phân tích, thống kê và các mô hình kinh tế lượng để ước lượng mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm. Từ đó xác định độ co giãn của việc làm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa để xây dựng các kịch bản về việc làm cho giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. - Phương pháp thống kê kinh tế. - Phương pháp hệ số co giãn việc làm và độ co giãn của các yếu tố sản xuất đối với giá trị sản xuất.  Mô hình ước lượng theo phương pháp hàm sản xuất Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp hàm sản xuất để xây dựng mô hình nghiên cứu. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP tỉnh Khánh Hòa bao gồm lao động, vốn, công nghệ. Mô hình tổng quát có dạng : Y= f (K, L) Trong đó: Y: giá trị sản xuất tỉnh Khánh Hòa K: Vốn L: Lao động Như vậy, thông qua mối liên hệ giữa lao động, vốn đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa để xác định độ co giãn của lao động đối với giá trị sản xuất và đây chính là cơ sở để xác định mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 - 2013. Để giải quyết mối quan hệ này, nghiên cứu đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng mối quan hệ giữa tăng trưởng và các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng : Y=ALαKβ (1) Từ phương trình (1), lấy Logarit hai vế, có phương trình tương đương : LnY = LnA + αLnL + βLnK (2) Từ phương trình (2) sẽ được sử dụng để ước lượng độ co giãn của lao động đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, xác định được mối quan hệ giữa tăng trưởng với lao động và việc làm. 4  Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở Lao động thương binh và xã hội và các báo cáo nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng, lao động của các sở, ban, ngành trong tỉnh Khánh Hòa, Internet... 5. Đóng góp của nghiên cứu  Về mặt khoa học: Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về vấn đề lao động, việc làm của người lao động. Thứ hai, xây dựng mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm để làm cơ sở cho việc phân tích mối quan hệ này tại tỉnh Khánh Hòa.  Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 1995 - 2013. Thứ hai, kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời xác định được độ co giãn của lao động, việc làm đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách ra quyết định quản lý khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm, đặc biệt là đưa ra những bằng chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên cứu giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thêm những căn cứ phục vụ cho quá trình ra quyết định về chính sách tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2016 - 2020. Thứ tư, đề xuất các gợi ý chính sách phù hợp cho tỉnh Khánh Hòa trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển, đặc biệt là những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. 6. Kết cấu của đề tài Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của đề tài bao gồm các nội dung chủ yếu: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm. 5 Nội dung chương 1 luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm và nguồn nhân lực. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm, độ co giãn việc làm; Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan cũng như mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài luận văn. Chương 2. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm của lao động tại tỉnh Khánh Hòa. Trong chương 2, luận văn sẽ nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa; Thực trạng về tăng trưởng kinh tế, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013; Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với lao động của tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó còn phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm của lao động tỉnh Khánh Hòa từ đó dự báo về việc làm của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020. Chương 3. Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020. Trong chương 3 này, luận văn sẽ nêu quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, nhân lực và giải quyết việc làm của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (Phan Thúc Huân, 2006, tr.12). Như vậy, tăng trưởng kinh tế có thể được hiểu là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình quân đầu người (GDP/đầu người). Tùy theo mỗi nước mà sử dụng khác nhau, nước xuất khẩu vốn thì dùng GNP, nhập khẩu vốn như Việt Nam thì dùng GDP. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: - Mức tăng trưởng kinh tế theo kỳ gốc: ∆ Y = Yt – Y0 (1.1) ∆ Yt= Yt – Yt-1 (1.2) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cho biết quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau. Sử dụng kết quả phần trên ta có: Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc gY = ∆ Y*100/Y0 (1.3) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn gYt = ∆ Yt*100/Yt-1 (1.4) 7 Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn từ năm 0,1….n: gY  n Yn 1 Y0 (1.5) Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ; Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán; 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.1.3.1. Nguồn lực tăng trưởng kinh tế Các nguồn lực cơ bản đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế bao gồm: vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên. Đây là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế nhưng điều kiện đủ là huy động và cách thức sử dụng các nguồn lực. Các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào bao gồm 4 yếu tố theo hàm sản xuất Y=F(K, L, R, T)1 Vốn sản xuất (K): là yếu tố đầu vào của sản xuất như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng; là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo ra sản lượng quốc gia. Các nhà khoa học đã tìm ra được mối quan hệ giữa gia tăng GDP với gia tăng đầu tư thông qua hệ số ICOR, đây là tỷ lệ gia tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng GDP. Lao động (L): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất bao gồm số lượng và chất lượng lao động, yếu tố thể chất, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm quản lý, lòng nhiệt huyết... ảnh hưởng lớn đến gia tăng sản lượng quốc gia; Do đó đầu tư cho chất lượng lao động là đầu tư gia tăng giá trị yếu tố đầu vào. Tài nguyên thiên nhiên (R): là tất cả các nguồn lực của tự nhiên bao gồm điều kiện tự nhiên, đất đai, không khí, nước, năng lượng và cả khoáng sản trong lòng đất... Điều kiện tự nhiên: bao gồm khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình... điều kiện tự nhiên có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế; điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sẽ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Còn vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, mậu dịch dẫn đến có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên càng lớn sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tác động làm gia tăng sản lượng quốc gia. Nó là nguồn lực đầu vào của sản xuất rất cần thiết 1 Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo Trình Kinh tế Phát Triển, NXB Lao Động Xã Hội. 8 cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là sức mạnh nếu ta biết khai thác và sử dụng hiệu quả. Công nghệ (T): nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ dựa vào vốn và thâm dụng tài nguyên thì tăng trưởng không bền vững. Dưới tác động của khoa học công nghệ sẽ giúp nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tạo điều kiện cho các nước đang phát triển phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho tỷ trọng GDP của ngành Công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần còn nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, mô hình tăng trưởng hiện đại cho rằng nhân tố đất đai là nhân tố cố định, còn tài nguyên là nhân tố có xu hướng giảm sút. Tài nguyên, đất đai có thể gia nhập dưới dạng vốn sản xuất K. Yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng là vốn, lao động và năng suất tổng hợp TFP. Vốn được xem là nhân tố lượng hóa được tác động của nó đến tăng trưởng và là nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP là thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý; là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Sự kết nối giữa nhân tố lao động và trình độ công nghệ là cầu nối nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phụ thuộc vào chất lượng lao động, khả năng áp dụng vào thực tế của người lao động... Như vậy, số lượng và chất lượng của các nguồn lực cũng như việc huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực quyết định đến sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng các yếu tố đầu vào và cách thức phối hợp các yếu tố ấy. Mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định và tác động qua lại với nhau, tùy vào từng gian đoạn phát triển mà yếu tố nào được đề cao hơn. 1.1.3.2. Thể chế Thể chế là chính sách, luật lệ, tập quán, hành vi và mối quan hệ cấu thành sự tương tác xã hội. Thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức là những ràng buộc được chế tài bởi nhà nước như hiến pháp, luật, các quy định. Thể chế phi chính thức là những ràng buộc không thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, quy tắc ứng xử, văn hóa... Vai trò của thể chế làm giảm tính bất định và rủi ro cho nhà đầu tư. Ảnh hưởng của thể chế lên tăng trưởng kinh tế là một cấu trúc thể chế sẽ tạo ra một cấu trúc khuyến khích nhất định, ảnh hưởng đến việc phân bổ tài 9 nguyên, con người theo hướng tốt hoặc xấu cho tăng trưởng. Chất lượng thể chế là yếu tố quan trọng giải thích sự khác biệt kết quả tăng trưởng kinh tế, chất lượng thể chế tốt thì thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Một nhà nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi cao, ít quan liêu, tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của họ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đây là điều kiện nội sinh của tăng trưởng. - Nhà nước với vai trò tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển: nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh tế, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế ... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách của Chính phủ tốt thể hiện qua việc tạo môi trường thuận lợi kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển năng động, bứt phá trong tăng trưởng kinh tế. - Nhà nước với vai trò định ra các chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chính sách đại đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần của người dân... Như vậy, nhà nước là điều kiện hạt nhân chi phối sự phát triển của nền kinh tế, hướng nền kinh tế đi vào chiều sâu hay chiều rộng. 1.1.3.3. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước... Kết cấu hạ tầng xã hội là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa xã hội nhằm nâng cao dân trí, văn hóa tinh thần của nhân dân như hệ thống công trình phục vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quy mô, tốc độ và định hướng phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội; mối quan hệ với các ngành liên quan. Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải hợp lý giữa khả năng đầu tư và nhu cầu tăng trưởng kinh tế cụ thể, cần có sự tính toán, dự báo chính xác. Trong kết cấu hạ tầng có thời gian tồn tại rất lâu vì vậy cần phải thiết kế với khả năng cải tiến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật. Kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng và là động lực phát triển toàn diện của đất nước. Kết cấu hạ tầng tiến bộ là lợi thế để thu hút đầu tư, giảm chi 10 phí sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên xây dựng kết cấu hạ tầng phải có nguồn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài hoặc phục vụ mục đích công cộng không hoàn vốn. Vì vậy, cần phải có sự cân nhắc, tính toán để đảm bảo không bị lãng phí... 1.2. LAO ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm về lao động Lao động là hàng hóa đặc biệt, dịch vụ lao động cũng như dịch vụ hàng hóa và dịch vụ khác được mua bán trên thị trường lao động (Phan Thúc Huân, 2006, tr.73). Một khái niệm khác liên quan đến lao động đó là người lao động. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (Quốc Hội, 2012). 1.2.2. Lực lượng lao động Có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động, một số nhà nghiên cứu cho rằng: Lực lượng lao động là tất cả những cá nhân đang làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm. Theo quan điểm của ILO (2012): Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Các nước thành viên của tổ chức ILO về cơ bản thống nhất quan niệm của ILO về lực lượng lao động. Tuy nhiên cũng còn khác nhau về độ tuổi quy định về mốc tối thiểu và mốc tối đa, nhưng gần đây nhiều nước đã lấy tuổi tối thiểu là 15 tuổi, còn tuổi tối đa còn khác nhau tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng nước: có nước quy định là 60 tuổi, có nước 64 tuổi hoặc cao hơn…. Song các trị số tối đa về tuổi thường trùng với tuổi về hưu, cũng có nước không quy định tuổi nghỉ hưu và cũng không quy định tuổi tối đa. Ở Việt Nam cũng có các quan niệm khác nhau về lực lượng lao động. Theo Bộ Luật Lao Động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012) đã quy định tối thiểu và tối đa độ tuổi lao động: Đối với nam từ 15 - 60 tuổi, đối với nữ từ 15 - 55 tuổi. Như vậy khái niệm về lực lượng lao động được thống nhất ở Việt Nam là: Lực lượng lao động là những người đủ tuổi từ 15 trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Nói cách khác lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan