Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xu...

Tài liệu Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại việt nam

.PDF
84
840
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- HÀ ĐỨC HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- HÀ ĐỨC HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ THANH KHOẢN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN TẤN HOÀNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Tp.HCM, ngày 03 tháng 06 năm 2014 Tác giả HÀ ĐỨC HIẾU MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ......................................................................................... Lời cam đoan .......................................................................................... Mục lục ................................................................................................... Danh mục từ viết tắt ............................................................................... Danh mục bảng biểu ............................................................................... Tóm tắt ................................................................................................... CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................. 1 1.1.Lý do thực hiện đề tài...................................................................... 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu ..................................... 2 1.3.Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 3 1.4.Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4 1.5. Đóng góp của đề tài ........................................................................ 4 1.6.Kết cấu của đề tài ............................................................................ 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ....... 6 2.1.Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận .................................. 7 2.1.1.Thanh khoản và lợi nhuận .............................................................7 2.1.2.Lý thuyết đánh đổi thanh khoản và lợi nhuận .................................9 2.2.Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi ................................................................. 10 2.2.1.Mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi ......................................................................................................... 10 2.2.2.Mối quan hệ cùng chiều giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi ......................................................................................................... 18 2.2.3.Không có mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi ............................................................................................................. 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 26 3.1.Cơ sở chọn mô hình nghiên cứu .................................................... 26 3.2.Cơ sở dữ liệu nghiên cứu............................................................... 27 3.2.1.Mô tả biến..................................................................................... 27 3.2.2.Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ................................... 33 3.3.Các phƣơng pháp kiểm định mô hình ........................................... 35 3.3.1.Thống kê mô tả .......................................................................... 35 3.3.2.Phân tích tương quan .................................................................. 35 3.3.3. Phương pháp ước lượng mô hình................................................ 35 3.3.4.Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình....................................................................................................... 38 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................ 40 4.1.Thống kê mô tả.............................................................................. 40 4.2.Phân tích tƣơng quan.................................................................... 42 4.3.Kiểm định giả thiết nghiên cứu ..................................................... 43 4.4.Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................... 52 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................... 55 5.1.Kết quả nghiên cứu và kiến nghị................................................... 55 5.2.Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................ 56 5.2.1.Hạn chế của đề tài ...................................................................... 56 5.2.2.Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 57 Tài liệu tham khảo .................................................................................. Phụ lục .................................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt OLS GLS HOSE Tiếng Anh Ordinary Least Squares HNX CR QR WCM ROA ROE ROCE CCC DIO DSO DPO LnS LnTA Ha Noi Stock Exchange Current ratio Quick ratio Working Capital Management Return on asset Return on equity Return on capital employed Cash conversion cycle Days inventory outstanding Days sales outstanding Days payable Outstanding Ln sales Ln total asset Generalized Least Square Ho Chi Minh Stock Exchange Tiếng Việt Phương pháp bình phương bé nhất Bình phương nhỏ nhất tổng quát Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh Quản lý vốn lưu động Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Thời gian hàng tồn trong kho Thời gian thu được tiền hàng về Thời gian phải trả nhà cung cấp Logarit cơ số e của doanh số Logarit cơ số e của tổng tài sản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Định nghĩa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt........................................... 30 Bảng 3.2. Tổng hợp các biến nghiên cứu trong đề tài...................................... 31 Bảng 3.3.Kỳ vọng nghiên cứu của đề tài ........................................................ 34 Bảng 4.1.Thống kê mô tả các biến ................................................................. 40 Bảng 4.2.Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu.................................. 42 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình Pool OLS ............................................ 44 Bảng 4.4.Kết quả ước lượng mô hình Fixed Effect ......................................... 44 Bảng 4.5.Kết quả ước lượng mô hình Random Effect ..................................... 45 Bảng 4.6.Kết quả kiểm định LM và Hausman ............................................... 45 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 .......................................... 47 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi........................................... 47 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp GLS....................... 48 Bảng 4.10.Tổng hợp kết quả nghiên cứu ........................................................ 51 TÓM TẮT Với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013. Đề tài thực hiện nghiên cứu trên 64 công ty sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để đánh giá mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi. Thông qua việc ước lượng mô hình để kiểm định giả thiết nghiên cứu của mình, kết quả cho thấy có một mối tương quan nghịch chiều giữa khả năng sinh lợi của công ty và việc quản lý thanh khoản được đo lường bằng chỉ số chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài cho rằng các nhà quản lý cần quan tâm và cân đối giữa việc quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi (lợi nhuận) của công ty trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh của công ty. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1.Lý do thực hiện đề tài Giá trị doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến nó là một chủ đề mà cho đến nay vẫn thu hút được rất nhiều các nhà nghiên cứu nói chung và các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính nói riêng. Trong một thị trường không hoàn hảo thì giá trị doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm cho mình một mô hình chuẩn về các nhân tố tác động. Còn nếu xét ở khía cạnh chủ doanh nghiệp thì việc tìm kiếm những mối quan hệ giữa các yếu tố với giá trị doanh nghiệp hay nói đúng hơn là làm sao để gia tăng lợi nhuận là vấn đề cốt lõi mà họ quan tâm, qua đó giúp cho họ hoạch định chiến lược và hành động nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 thì hàng loạt các vấn đề đặt ra như: Hàng tồn kho ứ đọng, vấn đề nợ xấu, giá cả biến động bất thường,…. và rất nhiều vấn đề khác đang đặt ra những vấn đề nan giải cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nói riêng. Qua đó, ta thấy vấn đề quản lý vốn lưu động nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là một vấn đề quan trọng đến bản thân mỗi doanh nghiệp và vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải làm thế nào để tối đa hoá giá trị công ty tức cân bằng giữa thanh khoản và lợi nhuận. Theo như lý thuyết đánh đổi (trade-off theory), trọng tâm chính của hầu hết các tổ chức là tối đa hóa lợi nhuận trong khi nhu cầu về quản lý hiệu quả tài sản lưu động thường bị bỏ qua. Điều này là hợp lý bởi họ tin rằng lợi nhuận và tính thanh khoản là những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Do đó, một công ty chỉ có thể 2 theo đuổi một mục tiêu trong khi phải loại bỏ mục tiêu còn lại. Ngược lại, Padachi (2006) cho rằng đó là cần thiết để một công ty duy trì sự cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo tính thông suốt trong các hoạt động hàng ngày của công ty đó. Quan điểm này bắt nguồn từ lý luận cho rằng cả hai tình trạng không đủ khả năng thanh toán hoặc thanh khoản dư thừa đều trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Như vậy giữa lý thuyết và thực tiễn cũng có những mâu thuẫn nhau, do đó xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại khi mà các công ty đang hoạt động trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu thì vấn đề mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận lại được đặt lên hàng đầu và cũng là vấn đề mà các nhà quản trị cần phải quan tâm. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam” cho đề tài tốt nghiệp của mình. Bài nghiên cứu có thể đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất. Qua đó cũng cung cấp cho các nhà quản trị cách thức để hoạch định nguồn lực một cách tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu - Xác định mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Tồn tại một mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của công ty. 3 - Xem xét mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi của công ty, tỷ số thanh toán hiện hành và khả năng sinh lợi của công ty, tỷ số thanh toán nhanh và khả năng sinh lợi của công ty. - Nhận định tầm quan trọng của quản lý thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn, bất ổn như hiện nay. 1.3. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xem xét mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam. Theo đó đề tài thực hiện ước lượng mô hình OLS với mô hình Pooled OLS, Fixed Effect, Random Effect để kiểm tra mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi. Đồng thời để khắc phục các hiện tượng của mô hình như: phương sai thay đổi, tự tương quan, đề tài thực hiện khắc phục bằng phương pháp hồi quy bình phương tổng quát GLS (Generalized Least Square) nếu có mô hình xuất hiện các khuyết tật. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các công ty cổ phần của Việt Nam bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013. Sau khi loại bỏ các công ty không đầy đủ dữ liệu, kết quả còn lại, đề tài thực hiện nghiên cứu 64 công ty với 384 quan sát. Dữ liệu của các công ty được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các thông tin được công bố chính thức, website của các công ty, website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng 4 khoán Hà Nội (HNX) . Các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data). Các kết quả phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 11.0. 1.4.Phạm vi nghiên cứu Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đề tài thực hiện trên mẫu nghiên cứu 64 công ty với 384 quan sát. 1.5.Đóng góp của đề tài - Đề tài tập trung nghiên cứu các thành phần trong tài sản ngắn hạn thông qua việc xem xét các chỉ số đại diện cho khả năng thanh khoản như: Chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số thanh toán nhanh, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trong mối quan hệ với khả năng sinh lợi của công ty. - Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, đề tài kỳ vọng rằng sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất và mong muốn ban quản trị công ty quan tâm nhiều hơn về mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi của công ty để có thể tối ưu hoá nguồn lực mang lại giá trị cho cổ đông. 1.6.Kết cấu của đề tài Nhằm trả lời cho các vấn đề nêu trên, đề tài chia bố cục bài viết làm năm chương. 5  Chƣơng 1: Giới thiệu Trong chương này đề tài sẽ nêu ra cơ sở cho việc chọn đề tài, tóm lược phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của đề tài.  Chƣơng 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Trong chương này đề tài sẽ tập trung nêu lên kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.  Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này đề tài nêu ra cơ sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu, cách đo lường các biến, mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu của đề tài.  Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Trong chương này đề tài thực hiện phân tích dữ liệu nghiên cứu và kiểm định các giả thiết nghiên cứu được nêu ra trong chương 3.  Chƣơng 5: Kết luận Trong chương này đề tài nêu tóm tắt lại các vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, những hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Tóm lại, trong chương này đề tài đã nêu lý do cho việc chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài đề làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Ở Việt Nam vấn đề về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi không phải là vấn đề mới, vấn đề này đã và đang được xem xét hàng ngày trong các quyết định của các giám đốc tài chính của các công ty. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và đang phải đối mặt với những rũi ro tiềm ẩn cao như hiện nay thì việc xem xét đầy đủ và toàn diện mối quan hệ giửa thanh khoản và khả năng sinh lợi càng được quan tâm hơn bao giờ hết dưới gốc nhìn của một nhà quản trị. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2013 khi mà hàng loạt những doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, đóng cửa hoặc rơi vào tình trạng khó khăn do mất thanh khoản, hàng tồn kho ứ động đã đặt ra những câu hỏi lớn về sự hiện hữu của các chiến lược tài chính trước những thách thức cam go của nền kinh tế. Làm thế nào để quản lý thanh khoản tốt và gia tăng khả năng sinh lợi của các công ty đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ như ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều cách khác nhau để đo lường khả năng thanh khoản. Chẳng hạn như tính tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt (cash ratio). Một cách khác để đánh giá hiệu quả của việc quản lý vốn luân chuyển được đề cập bởi Richards và Laughlin (1980) theo đó vòng quay của tiền được xác định bằng ngày phải thu + ngày tồn kho- ngày phải trả. Chu kỳ này dường như là một đánh giá tốt hơn trong việc xem xét việc đánh giá khả năng thanh khoản của công ty bởi vì nó cho thấy các thành phần quan trọng có liên quan đến vốn luân chuyển. Vòng quay của tiền cho thấy số ngày từ ngày công ty trả tiền cho nhà cung cấp cho đến ngày công ty thu được tiền từ khách hàng. Những nhà quản lý phải đảm bảo rằng con số này là thấp hơn 7 so với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành. Việc quản lý tốt vòng quay của tiền sẽ tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 2.1. Mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận 2.1.1.Thanh khoản và lợi nhuận Thanh khoản là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của nó. Thanh khoản của công ty được xem xét từ hai khía cạnh khác nhau: quan điểm tĩnh hoặc động (Farris và Hutchison, 2002). Quan điểm tĩnh xét xét khả năng thanh khoản của một công ty dựa trên các hệ số truyền thống được đánh giá dựa trên các hệ số thanh khoản hiện hành (current ratio) và hệ số thanh khoản nhanh (quick ratio). Các hệ số này đo lƣờng khả năng thanh khoản tại một thời điểm nhất định. Hệ số thanh khoản hiện hành thiết lập mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Thông thường, một hệ số thanh khoản cao được coi là một chỉ số phản ánh khả năng của công ty để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn của nó. Hệ số thanh khoản nhanh thiết lập một mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Một tài sản có tính thanh khoản nếu nó có thể được chuyển đổi thành tiền mặt ngay lập tức hoặc sớm nhất có thể mà không làm mất giá trị. Thanh khoản thấp dẫn đến tình trạng một công ty không có khả năng để trả nợ đúng hạn cho các nhà cung cấp, dịch vụ và hàng hóa. Điều này có thể dẫn đến tổn thất cho công ty và có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, không có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và trong nhiều trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của những công ty đó. Lượng tiền mặt hoặc tài sản lưu động không đủ có thể khiến một công ty bỏ lỡ các ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp 8 tín dụng, dịch vụ và hàng hóa tốt. Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến chi phí cao hơn của hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quan điểm động đo lường tính thanh khoản từ các hoạt động của công ty dựa trên các dòng tiền ra dòng tiền vào được đo lường bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Tất cả các đối tác có liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh toán của một công ty. Các nhà cung cấp hàng hóa sẽ kiểm tra tính thanh khoản của công ty trước khi ra quyết định cho nợ. Nhân viên cũng cần được quan tâm về tính thanh khoản của công ty để biết liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến nhân viên, ví dụ như tiền lương, lương hưu, quỹ dự phòng, v.v…Vì vậy, một công ty cần phải duy trì khả năng thanh khoản (Owalabi et al., 2011). Lợi nhuận là khoản tiền còn lại sau khi doanh thu trừ đi chi phí. Sau khi xem xét chi phí bán hàng, chi phí quản lý, và tất cả các chi phí khác có liên quan. Lợi nhuận ròng là lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ lãi vay và thuế. Các nhà đầu tư tiềm năng quan tâm đến cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, do đó, họ quan tâm đến khả năng sinh lời của công ty. Trong khi đó các nhà quản lý quan tâm đến việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua lợi nhuận. Do đó, tỷ suất lợi nhuận biên thấp phản ánh quản lý không hiệu quả và các nhà đầu tư sẽ do dự đầu tư vào các công ty (Owalabi et al., 2011). Thanh khoản và lợi nhuận là hai mục đích chính của quản lý vốn lưu động (Working Capital Management - WCM), liên quan đến sự kết hợp những thay đổi giữa tài sản và nợ theo thời gian được trích dẫn trong Lamberg và Valming (2009). Các nhận định chung trong các bài nghiên cứu đều xoay quanh giả thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Giả thuyết này nhận định rằng cả hai thuật ngữ tài chính này gây ra mối quan hệ xung đột trong một tổ chức, do đó 9 việc theo đuổi một yếu tố này cũng đồng nghĩa là đánh đổi yếu tố kia (Dash và Hanuman, 2009). Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng các nhà quản lý có thể theo đuổi cả hai mục tiêu: mục tiêu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận vì chúng có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Các nhận định này được nghiên cứu bởi Chakraborty (2008) khi đánh giá mối quan hệ giữa vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty dược phẩm ở Ấn Độ. Ông chỉ ra rằng có hai trường phái tư tưởng riêng biệt liên quan đến vấn đề này: (i) Trường phái thứ nhất cho rằng vốn lưu động không phải là một yếu tố để nâng cao khả năng sinh lợi của công ty và có thể có một mối quan hệ ngược chiều giữa chúng; (ii) Theo trường phái thứ hai, việc đầu tư vào vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng để nâng cao lợi nhuận của công ty và doanh thu bán hàng không thể được duy trì trừ khi có một mức đầu tư tối thiểu của vốn lưu động. 2.1.2.Lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận (LiquidityProfitability Trade-off) Smith (1980) là một trong những người đầu tiên nghiên cứu đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận trong quản lý vốn lưu động. Duy trì tính thanh khoản thích hợp chỉ ra rằng ngân quỹ được giới hạn trong tài sản lưu động do đó ngân quỹ không có sẵn để sử dụng cho hoạt động hoặc cho các mục đích đầu tư cho lợi nhuận cao hơn. Do đó, tồn tại một chi phí cơ hội liên quan đến việc duy trì những tài sản lưu động và điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể của công ty. 10 Nói cách khác, lợi nhuận tăng sẽ có xu hướng làm giảm tính thanh khoản của công ty và ngược lại, thanh khoản cao sẽ có xu hướng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Vì vậy, các công ty nên luôn luôn cố gắng để duy trì một sự cân bằng giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau của thanh khoản và lợi nhuận. Thanh khoản của công ty không nên quá cao hoặc quá thấp. Nếu quá phụ thuộc vào thanh khoản thì sẽ dẫn đến sự tích tụ, ứ đọng của nguồn vốn nhàn rỗi và không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào cho công ty. Mặt khác, thanh khoản không đủ có thể làm sụt giảm hạng tín dụng của doanh nghiệp và có thể dẫn đến thanh lý bắt buộc các tài sản của công ty. 2.2.Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi 2.2.1.Mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi. Trong phần này đề tài sẽ tóm lược một số các nghiên cứu trong nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi, theo đó các nghiên cứu này hỗ trợ và chứng minh cho lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Shin và Soenen (1998) là một trong những người tiên phong thực hiện nghiên cứu liên quan đến quản lý hiệu quả vốn lưu động với nâng cao lợi nhuận. Trong bài nghiên cứu của mình “Efficiency of Working Capital Management and Corporate Profitability” (“Hiệu quả quản lý vốn luân chuyển và tỉ suất sinh lợi của doanh nghiệp”), Shin và Soenen (1998) đã phân tích xem chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đã có một số tác động tiềm năng lên lợi nhuận của một mẫu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến năm 1994. Shin và Soenen (1998) phát hiện ra rằng việc giảm hợp lý 11 trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận của công ty. Cụ thể, Shin & Seonen (1998 ) đã nghiên cứu một mẫu gồm 58.985 công ty niêm yết tại Mỹ trong khoảng thời gian hai mươi năm và tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa chu kỳ thương mại thuần (chu kỳ chuyển đổi tiền mặt) và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả này, họ kết luận rằng các nhà quản lý có thể làm tăng giá trị cho các cổ đông bằng cách giảm thời gian chuyển đổi tiền mặt ở mức tối thiểu hợp lý. Deloof (2003) đã thực hiện một nghiên cứu ở Bỉ gồm 1009 công ty phi tài chính với dữ liệu nghiên cứu lấy trong giai đoạn 1992-1996, với hơn 5054 mẫu quan sát. Deloof đã tìm thấy mối tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi gộp và các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: kỳ thu tiền bình quân, ngày tồn kho, vòng quay khoản phải trả. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các nhà quản trị có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Deloof giải thích tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi và khoản phải trả như sau: tỷ suất sinh lợi thấp thì lợi nhuận thấp nên phải chờ lâu hơn mới có tiền chi trả cho những hoá đơn. Eljelly (2004) xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận và tính thanh khoản ở Saudi Arabia trong với mẫu của 29 công ty cổ phần (không bao gồm các ngành công nghiệp điện và Ngân hàng) trong giai đoạn 1996 – 2000, Nghiên cứu cho thấy rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là quan trọng hơn như một biện pháp thanh khoản hơn so với tỷ lệ hiện nay có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Biến quy mô công ty đã được tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ở mức độ công nghiệp. Kết quả là ổn định và có ý nghĩa quan trọng cho việc quản lý thanh khoản tại các công ty Saudi khác nhau. 12 - Đầu tiên, có mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và tính thanh khoản như tỷ lệ thanh toán hiện hành và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trong mẫu các công ty ở Saudi. - Thứ hai, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng đã có sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp liên quan đến các biện pháp quan trọng của tính thanh khoản. Kesseven Padachi (2006), đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra xu hướng trong việc quản trị vốn luân chuyển lên thành quả của doanh nghiệp với mẫu gồm 58 doanh nghiệp nhỏ, sử dụng phân tích dữ liệu bảng từ 1998 đến 2003. Biến phụ thuộc: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Các biến độc lập gồm: số ngày vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Kết quả hồi qui đã chỉ ra rằng một sự đầu tư lớn trong hàng tồn kho và khoản phải thu thì đi kèm với lợi nhuận thấp. Có mối tương quan có ý nghĩa (mạnh) giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận được kiểm định trong các bài nghiên cứu trước. Cụ thể, có mối tương quan âm giữa kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đối với lợi nhuận của một doanh nghiệp, trong khi đó đối với số ngày vòng quay hàng tồn kho thì không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa nào đối với lợi nhuận. Một phân tích về thanh khoản, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của năm nhóm ngành công nghiệp đã chỉ ra những thay đổi có ý nghĩa và cách tốt nhất để giúp ngành công nghiệp giấy gia tăng thành quả là phải quan tâm đến đến sự đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận. Lazaridis và Tryfonidis (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi ở Ai Cập. Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 131
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng