Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực ngh...

Tài liệu Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu á luận văn thạc sĩ

.PDF
90
262
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỀN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HồChí Minh- Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ TRUNG HIẾU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỀN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NƢỚC CHÂU Á Chuyên Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã Số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định TP. Hồ Chí Minh- Năm 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trƣởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm từ các nƣớc châu Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Định. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Lê Trung Hiếu Mục lục Phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt và ký hiệu Danh mục các hình Danh mục các bảng Danh mục phụ lục TÓM TẮT ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 2 1.1. Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỒNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ........................................................................................................ 4 2.1. Khung lý thuyết ................................................................................................. 4 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.................................................................................... 4 2.1.2. Phát triển tài chính ................................................................................... 11 2.1.3. Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế .................... 13 2.1.3.1. Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ............................................. 13 2.1.3.2. Phát triển tài chính, phân phối thu nhập và xóa đói giảm nghèo ............ 14 2.2. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................................ 15 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 22 3.1. Dữ liệu............................................................................................................. 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22 3.2.1. Các biến đại diện cho phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế .............. 22 3.2.2. Mô tả thống kê và đo lường các biến ........................................................ 24 3.2.3. Mô hình chuỗi thời gian đa biến ............................................................... 24 3.2.3.1. Mô hình VAR tổng quát ........................................................................ 25 3.2.3.2. Phương pháp Toda-Yamamoto .............................................................. 27 3.2.3.3. Phân rã phương sai sai số dự đoán (FEVD) ........................................... 29 3.2.3.4. Hàm phản ứng xung tổng quát (Generalized Impulse Response Function GIRF) ..................................................................................................................... 29 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................ 31 4.1. Mô tả thống kê các biến đại diện...................................................................... 31 4.2. Kết quả mô hình VAR giữa các nhóm nước ..................................................... 33 4.2.1. Kiểm định nhân quả Granger ................................................................... 33 4.2.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ...................................................................... 33 4.2.1.2. Xác định độ trễ tối ưu............................................................................ 35 4.2.1.3. Kiểm định độ ổn định của mô hình VAR .............................................. 37 4.2.1.4. Kiểm định đồng liên kết ........................................................................ 39 4.2.1.5. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ............................................ 41 4.2.2. Kết quả phân rã phương sai sai số dự đoán của tăng trưởng kinh tế .......... 50 4.2.3. Kết quả hàm phản ứng xung tổng quát .................................................... 54 4.3. Phân tích chính sách ngụ ý giữa các nhóm quốc gia. ........................................ 57 4.3.1. Các nước thu nhập trung bình thấp – Đông Á ......................................... 57 4.3.2. Các nước thu nhập trung bình thấp – Nam Á............................................ 58 4.3.3. Các nước thu nhập cao ở châu Á .............................................................. 59 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................... 61 Tài liệu tham khảo Phụ lục Danh mục từ viết tắc và ký hiệu Viết tắt IMF SSA WB WDI Tên tiếng Việt Quỹ tiền tệ quốc tế Vùng hạ sa mạc Saharan Ngân hàng Thế giới Chỉ số phát triển thế giới Ký hiệu ADF AIC DCPS Tên tiếng Việt Kiểm định ADF Tiêu chuẩn Akaike Tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân Tài chính Phân rã phương sai sai số dự đoán Tên tiếng Anh International Monetary Fund Sub- Saharan Africa World Bank World Development Indicator Tên tiếng Anh Augmented Dickey - Fuller Akaike Information Criterion Domestic credit provide to private sector F Finance FEVD Forecast error variance decomposition GDP Tổng sản phấm nội địa Gross domestic product GDPPC Thu nhập bình quân đầu người GDP per capita thực GDS Tổng tiết kiệm quốc gia Gross savings domestic GIRF Hàm phản ứng xung tổng quát Generalized Impulse Response Function GOV Chi tiêu chính phủ General government consumption expenditure GROWTH Tăng trưởng kinh tế Economic growth HQ Tiêu chuẩn Hannan - Quinn Hannan - Quinn Information Criterion INF Lạm phát Inflation M3 Nợ thanh khoản Liquid liabilities OLS Phương pháp bình phương bé nhất Ordinary Least Squares PP Kiểm định Phillips - Perron Phillips - Perron TRADE Thương mại SC Tiêu chuẩn Schwarz Schwarz Information Criterion S.E Sai số chuẩn Standard error VAR Mô hình tự hồi quy véc tơ Vecto Autoregression Danh mục các hình Hình 4.1: Vòng tròn đơn vị vùng Đông Á ............................................................... 37 Hình 4.2: Vòng tròn đơn vị vùng Nam Á ................................................................ 38 Hình 4.3: Vòng tròn đơn vị nhóm thu nhập cao với độ trễ là 2................................ 38 Hình 4.4: Vòng tròn đơn vị nhóm thu nhập cao với độ trễ là 1................................ 39 Hình 4.5: Hàm phản ứng xung ở Đông Á ............................................................... 54 Hình 4.6: Hàm phản ứng xung ở Nam Á ................................................................ 55 Hình 4.7: Hàm phản ứng xung của nhóm thu nhập cao ........................................... 56 Danh mục các bảng Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước theo các hướng nghiên cứu ...................... 20 Bảng 4.1: Tóm tắt mô tả thống kê ........................................................................... 31 Bảng 4.2: Phân loại thu nhập giữa các quốc gia theo Ngân Hàng Thế Giới ............. 32 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Đông Á.............................................. 33 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Nam Á............................................... 34 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị nhóm thu nhập cao ............................ 35 Bảng 4.6: Kết quả xác định độ trễ tối ưu vùng Đông Á ........................................... 36 Bảng 4.7: Kết quả xác định độ trễ tối ưu vùng Nam Á ............................................ 36 Bảng 4.8: Kết quả xác định độ trễ tối ưu nhóm thu nhập cao .................................. 37 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết khu vực Đông Á .................................. 39 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đồng liên kết khu vực Nam Á ................................. 40 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đồng liên kết nhóm thu nhập cao ............................. 40 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={DCPS, GDS, TRADE, GOV, INF} không dẫn tới tăng trưởng GROWTH (Đông Á)................... 42 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={GROWTH, GDS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới DCPS (Đông Á) ...... 43 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={GROWTH, DCPS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới GDS (Đông Á) ........ 44 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={DCPS, GDS, TRADE, GOV, INF} không dẫn tới tăng trưởng GROWTH (Nam Á) .................... 45 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={GROWTH, GDS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới DCPS (Nam Á)........ 46 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={GROWTH, DCPS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới GDS (Nam Á) ......... 47 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i={DCPS, GDS, TRADE, GOV, INF} không dẫn tới tăng trưởng GROWTH (thu nhập cao) ........... 48 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i= {GROWTH, GDS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới DCPS (thu nhập cao).49 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Granger với giả thuyết H0: Biến i= {GROWTH, DCPS, TRADE, GOV, INF} không có mối quan hệ Granger dẫn tới GDS (thu nhập cao) . 50 Bảng 4.21: Sai số dự đoán phân rã phương sai của tăng trưởng kinh tế trong mô hình VAR vủng Đông Á ................................................................................................. 50 Bảng 4.22: Sai số dự đoán phân rã phương sai của tăng trưởng kinh tế trong mô hình VAR vùng Nam Á .................................................................................................. 51 Bảng 4.23: Sai số dự đoán phân rã phương sai của tăng trưởng kinh tế trong mô hình VAR nhóm thu nhập cao ........................................................................................ 52 Bảng 4.24: Kết quả tóm lược phân rã phương sai sai số dự đoán của tất cả các vùng và nhóm thu nhập. ....................................................................................................... 53 Danh mục phụ lục Phụ lục 1: Danh sách 26 quốc gia châu Á được chia theo thu nhập và khu vực Phụ lục 2: Kết quả mô hình VAR (m+d) độ trễ - phương pháp SUR ở Đông Á Phụ lục 3: Kết quả mô hình VAR (m+d) độ trễ - phương pháp SUR ở Nam Á Phụ lục 4: Kết quả mô hình VAR (m+d) độ trễ - phương pháp SUR ở nhóm thu nhập cao 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này cung cấp kết quả về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm quốc gia thu nhập trung bình - thấp và cao, đồng thời cũng xem xét đến khía cạnh địa lý của 26 quốc gia châu Á trong khung thời gian từ năm 1985 đến 2013. Để làm rõ mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, tôi đã khai thác ba công cụ trong mô hình tự hồi quy véc tơ VAR đó là phân rã phương sai, kiểm định nhân quả Granger và hàm phản ứng xung tổng quát. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều hướng tác động giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở vùng Đông Á. Nghiên cứu này cũng cho thấy, các thành phần trong khu vực sản xuất vật chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến tăng trưởng kinh tế. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính. Vai trò của sự phát triển tài chính thể hiện qua nhiều khía cạnh trong việc đóng góp vào nền kinh tế như xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả thị trường tài chính, tạo cơ hội và kích thích phát triển nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã cho thấy đây là một mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên lại có điểm khác biệt giữa các vùng quốc gia và các nhóm nước phân loại theo mức thu nhập trong chiều hướng tác động giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Việc nắm bắt được xu hướng vận động giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ rất hữu ích trong việc cải thiện hệ thống tài chính cũng như tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài:” Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng thực nghiệm từ các nước châu Á” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này có mục tiêu chính như sau: Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm quốc gia châu Á được phân loại theo vùng địa lý và thu nhập. Xem xét mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các yếu tố tài chính và khu vực sản xuất. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 a. Chiều hướng tác động giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế giữa các vùng quốc gia và nhóm quốc gia phân loại theo mức thu nhập là một hay hai chiều? b. Yếu tố nào trong phát triển tài chính và khu vực sản xuất vật chất giải thích tốt hơn cho biến động tăng trưởng kinh tế? `1.4. Phạm vi nghiên cứu Chuỗi dữ liệu từ năm 1985-2013 được sử dụng để thực hiện nghiên cứu được lấy từ World Development Indicator (WDI) 2013 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và World Economic Outlook Database của Quỹ tiền tệ quốc Tế (IMF). Trong đó bộ dữ liệu gồm 26 quốc gia chia làm hai nhóm phân theo vùng lãnh thổ châu Á (Nam Á và Đông Á), đây cũng là các nước đại diện cho nhóm thu nhập trung bình – thấp và một nhóm nước thu nhập cao được phân loại theo Ngân hàng Thế giới (World Bank). 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn bắt đầu bằng những lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Phần tiếp theo trình bày nguồn dữ liệu cũng như phương pháp nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Sau đó là kết quả nghiên cứu định lượng và các chính sách hàm ý từ nghiên cứu. 4 CHƢƠNG 2: TỒNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối 5 cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Phát triển kinh tế mang ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. * Các mô hình tăng trưởng kinh tế: a) Mô hình cổ điển Được hình thành cách đây 200 năm bởi Adam Smith và Ricardo, mô hình này có những nội dung căn bản sau: Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của sự tăng trưởng. Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận tiền công. Cách phân phối này được họ cho là hợp lý. Vậy, thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công. Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cả sản xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phần lợi nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối. 6 Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế. b) Mô hình của Các-Mác Theo Mác, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật. Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ. Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản. Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập của họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công. Tuy nhiên, sự phân phối này mang tính bóc lột: thực chất là 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột. 7 Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị. Mác là người đầu tiên đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tư bản bất biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Về mặt giá trị: Mác đã phân chia sản phẩm xã hội thành 3 phần c + v + m, trên cơ sở đó, Mác cho rằng: Tổng sản phẩm xã hội = c + v + m Tổng thu nhập quốc dân = v + m C: tư bản bất biến V: tư bản khả biến M: giá trị thặng dư Về mặt hiện vật, Mác chia làm hai khu vực: Khu vực 1: sản xuất ra tư liệu sản xuất Khu vực 2: sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Về quan hệ cung cầu và vai trò của nhà nước: trong khi phân tích chu kì kinh doanh và khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, Mác cho rằng, khủng hoảng thừa do thiếu số cầu tiêu thụ, đây là biểu hiện của mức tiền công giảm và mức tiêu dùng của cá nhân nhà tư bản cũng giảm vì khát vọng tăng tích luỹ. Muốn giải thoát khỏi khủng hoảng, nhà nước phải có những biện pháp kích cầu nền kinh tế. 8 Như vậy, Mác đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước trong điều tiết cung cầu kinh tế c) Mô hình tân cổ điển về tăng trƣởng kinh tế Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có các quan điểm mới sau: Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm: Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động. Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng với sự gia tăng lao động. Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglass Y = F(k,l,r,t) Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g = t + ak + bl + cr Trong đó: G: tốc độ tăng trưởng GDP K,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật 9 A, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm: a+b+c=1 d) Mô hình của Keynes về tăng trƣởng kinh tế Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của chúng đến tổng cầu, khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội. Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế. Những chính sách làm tăng tiêu dùng: tác động vào tổng cầu như: sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư, đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế, công trái nhà nước để bổ sung ngân sách, tăng đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng và một số biện pháp hỗ trợ khác khi đầu tư tư nhân giảm sút. Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhà kinh tế học là Harod nguời Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem xét mối quan hệ tăng trưởng với các nhu cầu về vốn G = S/K = I/K Trong đó: G: tốc độ tăng trưởng S: tỉ lệ tiết kiệm I: tỉ lệ đầu tư K: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản- đầu ra
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng