Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh phú yên hiện nay....

Tài liệu Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh phú yên hiện nay.

.PDF
203
1
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- ĐOÀN THỊ NHẸ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY LUẬN N TIẾN S CHỦ NGH A DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGH A DUY VẬT LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- ĐOÀN THỊ NHẸ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 LUẬN N TIẾN S CHỦ NGH A DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGH A DUY VẬT LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. VŨ ĐỨC KHIỂN 2. TS. TRẦN VĂN KH NH Phản biện độc lập: Phản biện độc lập 1: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ Phản biện: Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ Phản biện 2: PGS. TS. TRẦN MAI ƢỚC Phản biện 3: PGS.TS. LƢƠNG MINH CỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân của tôi đến PGS,TS. Vũ Đức Khiển và TS. Trần Văn Khánh đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cám ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học, Phòng Sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tôi trong qúa trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin được biết ơn sâu sắc gia đình, những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Vũ Đức Khiển và TS. Trần Văn Khánh. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Đoàn Thị Nhẹ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI .............................................. 20 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, TIẾN BỘ XÃ HỘI ......... 20 1.1.1. Lý luận chung về kinh tế, và phát triển kinh tế................................... 20 1.1.2. Lý luận chung về tiến bộ xã hội .......................................................... 29 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI .... 43 1.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế đối với tiến bộ xã hội ........................... 46 1.2.2. Vai trò của tiến bộ xã hội đối với phát triển kinh tế ........................... 57 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 65 Chƣơng 2. NHỮNG YẾU TỐ T C ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ..................................................................... 67 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ..................... 67 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ............... 67 2.1.2. Chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, của Đảng và Nhà nước tác động đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ................................................................................................................ 76 2.1.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ......................................................................................................... 79 2.1.4. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tác động đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ............................................. 85 2.2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY .................................................... 92 2.2.1. Thực trạng vai trò của phát triển kinh tế đối với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay .......................................................................................... 92 2.2.2. Thực trạng vai trò của tiến bộ xã hội đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Yên hiện nay ........................................................................................ 108 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 129 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ............................................... 132 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ............................................................................................ 132 3.1.1. Nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách trên cơ sở đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực, các yếu tố trong đời sống xã hội ở tỉnh Phú Yên .......................................... 133 3.1.2. Phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với tiến bộ xã hội xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Yên . 140 3.1.3. Nâng cao hiệu quả của phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội dựa trên cơ sở đặc điểm vị trí địa lý, văn hoá - xã hội; đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội của tỉnh Phú Yên .................................. 149 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ YÊN HIÊN NAY.................................................................................... 155 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan ban ngành của tỉnh Phú Yên về ý nghĩa và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở Tỉnh ................................................... 155 3.2.2. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ................... 160 3.2.3. Nâng cao năng lực, hiệu quả tổ chức quản lý của bộ máy Nhà nước, của các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công chức trong việc thực hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên .......... 170 3.2.4.Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong việc nâng cao mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên ............. 175 Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 181 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 187 DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................... 196 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của lịch sử - xã hội, cùng với các yếu tố khác, như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, pháp luật, an ninh, quốc phòng… thì việc thực hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; bởi lẽ, bản chất của mối quan hệ này không những gắn liền với ước mơ, khát vọng của một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, thịnh vượng mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bao trùm là gắn kết phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững của đời sống xã hội và tất cả mọi người trong xã hội đương đại. Sinh thời C.Mác đã viết: “Con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do” (C.Mác & Ph.Ăngghen, 1995, Toàn tập, t.19, tr.333). Điều này tiếp tục được khẳng định trong Báo cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc (1995) khi cho rằng, phát triển có ý nghĩa gì nếu không quan tâm đến đời sống của con người? Mục đích phát triển kinh tế xét cho đến cùng chỉ là phương tiện để phục vụ phát triển con người (UNDP, 1995, tr.118). Với sự hiểu biết sâu sắc về con người và về phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, bằng sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng phong phú, sinh động, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, 2011, tr.152); và Người chỉ ra mục tiêu, cách thức phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội là: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đời sống của nhân dân. Nếu dân đói Đảng và Chính phủ ta có lỗi, nếu dân rét Đảng và Chính phủ ta có lỗi; nếu dân dốt Đảng và Chính phủ ta có lỗi, nếu dân ốm Đảng và Chính phủ ta có lỗi. Vì vậy, cán bộ đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của 2 nhân dân; phải biết giáo dục, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, 2011, tr.572). Thấm nhuần tư tưởng đó, trong suốt quá trình cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm đến phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội và khẳng định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.229), “… thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.124). Đó là quan điểm, đường lối đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 5045 km2, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía đông giáp Biển Đông. Đồng thời có ba mặt tiếp giáp với núi, phía bắc là dãy Cù Mông, phía nam là dãy Đèo Cả, phía tây là rìa phía đông của dãy Trường Sơn... Với vị trí địa lý ấy đã tạo cho Phú Yên một vị thế địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Thời gian qua, với những chủ trương, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên tăng liên tục góp phần cải thiện tích cực đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Song, phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên chưa bền vững, năng lực cạnh tranh so với các địa phương trong cả nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa...) còn thấp; chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hàm lượng khoa học và công nghệ trong giá trị sản phẩm còn thấp; tiềm năng, lợi thế khai thác chưa đạt hiệu quả cao; chính sách thực hiện tiến bộ xã hội chưa hoàn thiện, ngang tầm với sự tăng trưởng kinh tế và đi 3 sâu chính sách kinh tế như chất lượng lao động có chiều hướng giảm so với yêu cầu; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng; một số vấn đề văn hóa - xã hội chậm chưa được giải quyết như giảm ghèo chưa bền vững, thu nhập của người lao động còn thấp, giáo dục và đào tạo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có mặt còn hạn chế; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu; văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng đã trở thành lực cản trong việc nâng cao mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên thời gian qua. Đánh giá về những hạn chế này, Đảng bộ Phú Yên đã thẳng thắn nhìn nhận: “Quy mô kinh tế còn nhỏ lẻ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp. Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chậm… chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh” (Ðảng bộ tỉnh Phú Yên, 2015, tr.44); “Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có mặt còn hạn chế; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế.” (Ðảng bộ tỉnh Phú Yên, 2015, tr.46). Vì thế, về phương diện lý luận, việc tiếp tục làm rõ yêu cầu, nội dung của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, để qua đó, nhận thức ngày càng sâu sắc và thấy rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của mối quan hệ này vẫn là một vấn đề cấp thiết; về phương diện thực tiễn, việc cần xác định rõ cách thức, bước đi và tìm những giải pháp hữu hiệu để thực hiện một cách hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Yên. Với những lý do đó, tác giả đã chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết, phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Phú Yên nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước với nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án như sau: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Về chủ đề này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, học giả quốc tế tập trung trình bày những vấn đề về vai trò của tăng trưởng kinh tế; đặc điểm, chức năng của chính sách an sinh xã hội cũng như tính tất yếu khách quan giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuốn sách Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa của Bruno Palier, Louis-Charles Viossat (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Công trình phân tích cơ sở lý luận xung quanh vấn đề “quản lý rủi ro xã hội”, các chiến lược quản lý rủi ro, các mô hình quản lý rủi ro. Qua đó, công trình khẳng định: “Quản lý rủi ro tốt có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… nếu quản lý rủi ro không hiệu quả, nó có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế.” (Bruno Palier & Louis-Charles Viossat, 2003, tr.66-67). Báo cáo phát triển của ngân hàng thế giới năm 2006 mang tựa đề Công bằng và phát triển, Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2005, được thực hiện bởi một nhóm gồm tám tác giả do hai chuyên gia kinh tế Francisco Ferreira và Michael Walton dẫn đầu, đã ủng hộ xây dựng xã hội công bằng, coi sự công bằng là một mục tiêu quan trọng. Công bằng khuyến khích đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn. Báo cáo cũng chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa sự bình đẳng và công bằng. Tác giả cho rằng: “Mức độ bất bình đẳng cao khiến cho việc xóa đói giảm nghèo càng thêm khó khăn” (Báo cáo phát triển của ngân 5 hàng thế giới năm 2006, 2005, tr.123) và khẳng định sự công bằng không hoàn toàn giống hệt như sự bình đẳng trong thu nhập, trong tình trạng sức khỏe, hay trong bất kỳ kết quả cụ thể nào khác. Xa hơn, công bằng mở rộng khả năng tiếp cận cho người nghèo đến với các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, công ăn việc làm, nguồn vốn và bảo đảm cho họ các quyền về đất đai. Nói cách khác, nó là sự tìm kiếm một môi trường mà trong đó các cơ hội là ngang bằng nhau. Cuốn Economic Growth and Social Welfare Operationalizing Normative Social Choice Theory (Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội; Lý thuyết lựa chọn của xã hội), của Clark, M. và Islam, S, Victoria University, Australia, 2004, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội dựa trên Lý thuyết lựa chọn xã hội. Cuốn sách phân tích trường hợp Thái Lan trong giai đoạn 1975 - 1999 để minh họa cho lý thuyết nghiên cứu. Ở trong nước, liên quan đến chủ đề này có thể phân thành các nhóm: Một là, các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế. Nội dung chủ yếu mà các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế; đánh giá thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, tiêu biểu: Các mô hình tăng trưởng kinh tế của Trần Thọ Đạt, do nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 2008, cuốn sách đã tìm hiểu các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế từ truyền thống đến hiện đại đó là con người, vốn, tài nguyên, khoa học – kỹ thuật. Qua đó tác giả nhận định: “Những nhà kinh tế học cổ điển mới chính là người tiên phong trong việc xác lập những yếu tố cơ bản của lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại” (Trần Thọ Đạt, 2008, tr.9); Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, 6 xuất bản năm 2006 của hai tác giả Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt. Cuốn sách này đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế; Khái quát thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam về tốc độ và chất lượng giai đoạn 1991 – 2005, trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích các nhân tố có tác động tích cực cũng như các nhân tố cản trở đối với việc nâng cao tốc độ và chất lượng kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt, các tác giả đã khái quát quan niệm khác nhau của các học giả trên thế giới về chất lượng tăng trưởng kinh tế, qua đó tác giả đã đưa ra quan điểm về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những rào cản cần phải vượt qua của Nguyễn Văn Thường, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2005. Công trình đã đi sâu vào việc phân tích các rào cản đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến nguyên nhân những rào cản đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cuốn sách Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Vũ Văn Phúc, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012, bao gồm những bài tham luận của các nhà nghiên cứu được tuyển chọn qua Hội thảo khoa học chủ đề “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế” do Tạp chí Cộng sản đã phối hợp với Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức. Nội dung trong cuốn sách làm rõ: tính cấp thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, những vấn đề lý luận chung, những nội dung chủ yếu cùng những phương hướng và giải pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Công trình Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay - lý luận và thực tiễn của Nguyễn Văn Hậu chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Công trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (2001 - 2010), qua đó nêu lên phương hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Tác giả cho rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện 7 vật chất cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội. Trong 10 năm qua (từ năm 2001 - 2010), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26% năm. Tăng trưởng kinh tế đã góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội góp phần từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao… Bên cạnh những thành tựu to lớn, mô hình tăng trưởng kinh tế từ năm 2001 đến nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: tăng trưởng kinh tế vẫn theo chiều rộng; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp; cơ cấu chuyển dịch chậm và lạc hậu so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực; tài nguyên chưa được khai thác có hiệu quả… Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 2020 của tập thể tác giả Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do Lê Quốc Lý chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013. Theo các tác giả, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hơn 26 năm đã đổi mới rất đa dạng, với 3 mô hình chủ yếu tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam như mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, mô hình tăng trưởng chủ yếu bằng số lượng và mô hình phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù còn nhiều bất cập và hạn chế, nhưng những kết quả và thành tựu mà các mô hình tăng trưởng đem lại là rất đáng ghi nhận như: kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; huy động vốn đầu tư đạt kết quả cao, tạo nguồn lực tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cuốn sách Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu của tập thể tác giả do Hà Văn Hiền, 8 Phạm Hồng Chương (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013. Thông qua việc hệ thống hóa các mô hình tăng trưởng kinh tế, cuốn sách đi sâu phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (cả về tốc độ và chất lượng, tính bền vững...), làm rõ những bất cập của mô hình tăng trưởng mà Việt Nam đang thực hiện và phân tích, dự báo những hạn chế của mô hình này trong tương lai nếu tiếp tục theo đuổi. Đồng thời, trên cơ sở phân tích những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam và những bài học kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng sau các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản đối với Việt Nam sau khủng hoảng, từ đó đưa ra những căn cứ khoa học, quan điểm, mô hình và giải pháp thực hiện mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020 cho nền kinh tế đất nước. Và công trình xác định, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 được xác định là mô hình tăng trưởng bền vững, hiệu quả, vì con người, dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng tốt nhất các lợi thế cạnh tranh quốc tế. Các công trình này đã đi từ vấn đề chung là đánh giá hiện thực các mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua hơn 26 năm, cho tới các vấn đề cụ thể như: việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh lạm phát cao, những nghịch lý trong mô hình tăng trưởng… Dù còn nhiều bất cập và hạn chế, nhưng những kết quả và thành tựu mà các mô hình tăng trưởng đem lại là rất đáng ghi nhận: kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; huy động vốn đầu tư đạt kết quả cao, tạo nguồn lực tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hai là, các công trình nghiên cứu về tiến bộ xã hội. Cuốn Tiến bộ xã hội - một số vấn đề lý luận cấp bách của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2000. Cuốn sách đã trình bày 9 sâu sắc về lý luận vận động, phát triển và tiến bộ, phân biệt sự giống và khác nhau giữa ba khái niệm này. Đặc biệt, tác giả đã hệ thống hóa những quan điểm tiêu biểu về tiến bộ xã hội và tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội trong lịch sử triết học trước Mác: từ Hêxiôt, Khổng Tử, Platôn, Arixtốt, J.Vicô, Henvêtiuýt, J.Rutxô, Đ.Điđơrô, J.Côngđoócxê đến Hêghen sau đó đến Các Mác, Ph. Ănghen, Lênin và Hồ Chí Minh, kết hợp cùng một số quan niệm hiện đại. Đồng thời, tiến bộ xã hội được nhìn nhận dưới hai góc độ đó là tiến bộ xã hội và đạo đức với tiến bộ xã hội và văn hóa. Trong cuốn Về tiến bộ xã hội trong kinh tế thị trường của Nguyễn Hữu Vượng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Tác giả đã trình bày đầy đủ về quan niệm tiến bộ xã hội qua các thời kỳ và một số quan niệm tiêu biểu về tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, tác giả cũng làm rõ sự phát triển của kinh tế thị trường tác động đến sự tiến bộ xã hội nói chung, từ đó liên hệ với nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay và định hướng nền kinh tế thị trường nước ta vì sự tiến bộ xã hội. Ngoài ra, các tạp chí khác cũng đăng tải rất nhiều bài viết của các tác giả về nhóm đề tài này như: Nguyễn Ngọc Hà, Nguyên tắc phân phối vì mục tiêu công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 8, năm 2002, tr.13-17; Lê Hồng Khánh, Vấn đề công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 8, năm 2003, tr.54-57; Nguyễn Tấn Hùng, Vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội ở nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 7, năm 1999, tr.20-23; Lê Hữu Tầng, Về công bằng xã hội, Tạp chí cộng sản số 19, năm 1986, tr.33-36... Đồng thời, đây cũng là một vấn đề mà các diễn đàn, các cuộc hội thảo, các ban ngành, tổ chức, đoàn thể thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các tài liệu sách, báo, bài tham luận tại các Hội thảo khoa học... đều xoay quanh trả lời cho câu hỏi: tiến bộ xã hội là gì? Làm thế nào để xã hội được tiến bộ? Song, nhóm tác giả này cũng chỉ tập trung nghiên cứu về 10 sự tiến bộ xã hội mà chưa đề cập đến nhân tố quyết định đến sự tiến xã hội trong một quốc gia dân tộc. Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Cuốn sách Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu của tập thể tác giả do Phạm Xuân Nam chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. Nội dung của công trình, ngoài lời nói đầu và thay lời kết, được kết cấu gồm 7 chương, với 553 trang; với nội dung đã phân tích mối quan hệ giữa “cái kinh tế” và “cái xã hội” trong phát triển của một số tác giả, trường phái kinh tế chính trị tư sản đến Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; cũng như sự vận dụng quan điểm này vào trong quá trình toàn cầu hóa hội nhập hiện nay của nước ta. Từ những nội dung phân tích cuốn sách chỉ ra bài học: “Mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải góp phần tạo tiền đề và điều kiện cho tiến bộ và công bằng xã hội; ngược lại, mỗi thành tựu tiến bộ và công bằng xã hội phải trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế.” (Phạm Xuân Nam, 2005, tr.533). Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam của Đinh Văn Ân, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2005. Công trình đã phân tích quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội bền vững các nước trên thế giới và Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả đề ra một số giải pháp trong những năm tới để phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao. Đồng thời, công trình nhấn mạnh tính chất bền vững của sự phát triển với ba nội dung: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới ngày nay, phù hợp với chủ trưởng của Đảng và Nhà nước ta, tác giả nhận định: “Các học thuyết kinh tế mới chỉ đạt được những thành công rất giới hạn trong việc mô tả thế giới thực vô cùng sinh động và đa dạng của sự phát triển loài người. Chưa có học thuyết nào thành công như hứa hẹn. Việc lặp đi lặp lại những toa thuốc chung (ví dụ như các chương trình cải cách cơ cấu tân tự 11 do) cho cả thế giới, trung thành mù quáng với một học thuyết nào đó trong khi phớt lờ những hiện thực khách quan cá biệt về xã hội, chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia, là một hành động thường mang lại hậu quả xấu. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc không thể rập khuôn mù quáng và máy móc theo bất cứ học thuyết phát triển nào, mà phải chủ động, linh hoạt quyết định và thực hiện con đường phát triển của riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, hợp với truyền thồng lịch sử và bản sắc của dân tộc mình, phù hợp với xu hướng thời đại, chỉ có như vậy mới thành công.” (Đinh Văn Ân, 2005, tr.27). Cuốn sách Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải pháp, của Nguyễn Thị Nga, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007 tác giả khẳng định: “Con người là nhân tố trung tâm trong thực hiện mục tiêu kết hợp.” (Nguyễn Thị Nga, 2007, tr.113). Cuốn sách Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội của Trần Nguyễn Tuyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội dung của công trình tập trung vào những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; nghiên cứu bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp bảo đảm gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta đến năm 2020. Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp kinh tế xã hội của Đảng ta nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam do Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2010, đã đưa ra những quan điểm về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; tổng kết việc thực hiện mục tiêu này trong giai đoạn 1986 - 2010 ở Việt Nam, qua đó nêu ra quan điểm và giải pháp bảo đảm 12 gắn kết hợp lý phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay của Vũ Thị Vinh, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014. Công trình phân tích vấn đề lý luận và thực tiễn của tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo; đánh giá việc thực hiện gắn kết mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam (giai đoạn 1986 - 2012), từ đó đề ra giải pháp chủ yếu kết hợp tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo. Công trình khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế cao là yếu tố cơ bản để giảm nghèo. Giảm nghèo là nhân tố bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế bền vững.” (Vũ Thị Vinh, 2014, tr.229). Liên quan đến chủ đề này còn có các luận văn, như Nguyễn Xuân Phong, Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Nguyễn Khánh Linh, Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2011; Đào Văn Minh, Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2011… Các công trình đã trình bày lý luận về công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế, từ đó phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở các địa phương, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở các địa phương. Ngoài ra, các bài báo công bố trong các tạp chí khoa học: Lê Hữu Tầng, Tư tưởng của C.Mác về công bằng và bình đẳng trong CNXH, tạp chí Triết học, số 2, 1993, tr.27-31; Hoàng Xuân Long, Một vài biện pháp hạn chế mâu 13 thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, tạp chí Thông tin lý luận, Tháng 7 - 1996, tr.14-17; Nguyễn Tấn Hùng, Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta, tạp chí Triết học, số 5, 1999, tr.20-23; Phạm Xuân Nam, Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạp chí Cộng sản, số 13, Tháng 7 - 2004, tr.22-31; Vũ Viết Mỹ, Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp CNH, HĐH, tạp chí Lý luận chính trị, số 12, 2004, tr.30; ... Nhìn một cách khái quát, hầu như các công trình này đều tiếp tục làm rõ các khái niệm: Tăng trưởng kinh tế; tiến bộ, công bằng xã hội và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở một số nước trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Đây là nguồn tài liệu phong phú để tác giả khai thác và làm rõ hơn nữa quan điểm về phát triển kinh tế, về tiến bộ xã hội và về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội ở tỉnh Phú Yên cũng nhƣ các địa phƣơng cả nƣớc Về chủ đề này, trước hết đó là cuốn sách của Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu do Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, với đề tài: Định hướng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tổng thể phát triển kinh tế của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010. Công trình tổng quan về lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ thành phố giai đoạn 1991 2000, từ đó đưa ra các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh trên địa bàn thành phố.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất