Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa nhà nước và mặt trân tổ quốc trong hệ thống chính trị ở việt na...

Tài liệu Mối quan hệ giữa nhà nước và mặt trân tổ quốc trong hệ thống chính trị ở việt nam (2)

.PDF
4
440
50

Mô tả:

nghiªn cøu - trao ®æi Hoµng ThÞ Thuý H»ng * M ặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng giải phóng dân tộc như một phương thức tổ chức tập hợp lực lượng cách mạng. Trải qua gần 80 năm hình thành và tồn tại, Mặt trận Tổ quốc ngày càng khẳng định vị trí thiết yếu của mình trong hệ thống chính trị Việt Nam. Nếu ở thời kì mới thành lập và bước vào hoạt động, Mặt trận Tổ quốc chỉ có mối quan hệ với Đảng thì đến nay, Mặt trận Tổ quốc ngày càng được quan tâm trong mối quan hệ với thành viên khác của hệ thống chính trị, đó là Nhà nước. Thậm chí, Mặt trận Tổ quốc còn được coi như là phương thức để thực hiện dân chủ xã hội, cũng như khắc phục những nhược điểm trong tổ chức quyền lực của bộ máy nhà nước… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chúng ta đã và nên tác động gì đến mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Nhà nước. Trong mỗi thời kì lịch sử nhất định, phụ thuộc vào tình hình trong nước, thế giới và nguyện vọng của nhân dân, Mặt trận dân tộc được thành lập với hình thức và tên gọi phù hợp nhằm đoàn kết, tập hợp các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chính trị của dân tộc. Chính vì vậy, với quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời là tất yếu của lịch sử, để xây dựng “trận tuyến” vững chắc về lòng yêu nước, của sức mạnh nội lực dân tộc nhằm thực hiện thành 18 công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, khi nói đến mặt trận thì ở nhiều nước, ở từng thời kì nhất định cũng từng xuất hiện hình thức mặt trận như Mặt trận bình dân ở Pháp, Mặt trận dân chủ chống phát xít ở nhiều nước trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Chính hiệp ở Trung Quốc hay Mặt trận xây dựng đất nước Lào… Song bản chất của việc ra đời những mặt trận này là phục vụ cho mục tiêu chính trị nào đó nhằm tạo ra một “tuyến” các lực lượng chính trị và sẽ giải tán sau khi mục tiêu chính trị đó đã đạt được hoặc thất bại. Những mặt trận ở hình thức này không phải là đảng phái chính trị, cũng không phải là tổ chức xã hội mà là một phương thức thực thi những nhiệm vụ chính trị của lực lượng lãnh đạo cách mạng. Song ở Việt Nam, Mặt trận lại có những đặc thù và mang bản chất khác. Đó là Mặt trận gắn liền với truyền thống lịch sử của dân tộc đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam không phải chỉ là sách lược của lực lượng lãnh đạo cách mạng mà còn là sự hiện thực hoá, đúc rút kinh nghiệm từ nhu cầu khách quan của lịch sử dân tộc vì quyền lợi của nhân dân (từ việc hợp sức đồng lòng trị thuỷ, chống giặc ngoại xâm) và lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh ý nghĩa đúng đắn của sự ra đời Mặt trận Tổ quốc bằng * Quận uỷ Hoàng Mai Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008 nghiªn cøu - trao ®æi việc góp phần quan trọng trong sự thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giải phóng thống nhất đất nước. Từ việc nhìn nhận vấn đề đại đoàn kết dân tộc mang đặc trưng của đất nước và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công các nhiệm vụ của dân tộc nên trong bối cảnh hiện nay, khi nói đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, Đảng, Nhà nước ta lại gắn với vấn đề đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận. Đây là luận điểm đặc trưng của Việt Nam trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhân dân. Nếu như trước kia, nỗi nhục mất nước đã thôi thúc, tập hợp người dân yêu nước Việt Nam vào Mặt trận thì nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những bức xúc về mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nước và quốc tế, của nghèo nàn, lạc hậu đang thôi thúc và quy tụ người dân yêu nước Việt Nam vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Đồng thời nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước phải được dựa trên nền dân chủ thực sự, người dân làm chủ và giám sát nhà nước, thông qua hai phương thức trực tiếp và gián tiếp (thông qua đại diện). Với tổ chức hệ thống chính trị hiện nay của Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là thiết chế được coi là nơi hội tụ, phản ánh đầy đủ nhất tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thuộc mọi giai tầng xã hội. Do vậy, Mặt trận có điều kiện để thu thập những ý kiến tâm huyết đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có những ý kiến đóng góp cho Đảng, Nhà nước nhìn thấy những “hạn chế” của mình để tự đổi mới, cải cách theo hướng nhà nước pháp t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008 quyền. Chính vì vậy, vai trò thiết yếu của Mặt trận trong mối quan hệ với Nhà nước trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới đã được kinh nghiệm thực tiễn cũng như lí luận chứng minh là vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên. Quan hệ phối hợp này được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp ban hành. Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc được hiểu trên những nội dung sau: - Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để vận động toàn dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. - Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật.. - Tham gia xây dựng chính quyền nhân dân thông qua các hoạt động như bầu cử, xây dựng pháp luật, tham gia trực tiếp vào một số hoạt động tố tụng (đối với các vụ án có tính nhạy cảm về chính trị có tác động lớn đến dư luận liên quan đến đối tượng là chức sắc tôn giáo, người dân tộc ít người…. hay đề xuất những kiến nghị với cơ quan tố tụng có thẩm quyền trên cơ sở xem xét từ đơn thư khiếu tố) hoặc tham gia gián tiếp vào các hoạt động tố tụng như tham gia vào hội đồng tuyển chọn thẩm phán, giới thiệu hội thẩm nhân dân; giám sát đại biểu dân cử, cán bộ, 19 nghiªn cøu - trao ®æi công chức nhà nước, cơ quan nhà nước. - Được mời tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, uỷ ban nhân dân, kì họp của hội đồng nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan để có ý kiến đề xuất, kiến nghị về những vấn đề cần thiết; cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc theo quy định của pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc hoạt động có hiệu quả. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về mối quan hệ giữa Mặt trận với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân. Trên thực tế, trong thời gian qua, Mặt trận đã thực hiện có hiệu quả trong nhiều nội dung như: tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, phối hợp tham gia chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII với 99,64% cử tri tham gia; tham gia và có ý kiến đã được đưa vào luật như Luật quốc tịch (1998), Bộ luật hình sự sửa đổi, Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định của Chính phủ số 143/2003/NĐCP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân…, tham gia hội đồng tuyển chọn thẩm phán, việc 20 triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập biểu hiện của sự thiếu bình đẳng, chưa đồng bộ trong phối hợp như: hiệu quả việc thực hiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với cán bộ, công chức cơ quan nhà nước còn thấp, khó thực hiện; những ý kiến, kiến nghị của của cử tri, khiếu tố của công dân do Mặt trận Tổ quốc phản ánh sau khi xem xét các đơn thư thường không được các cơ quan nhà nước hữu quan giải quyết triệt để; hay trong quy trình xây dựng chính sách, pháp luật, các cơ quan chức năng của Chính phủ được giao chủ trì chuẩn bị dự thảo tuy có lấy ý kiến của Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên nhưng thường gửi văn bản quá muộn, không đủ thời gian và cơ sở để góp ý và hầu như không có sự phản hồi về sự tiếp thu hoặc hầu như chưa tham gia vào quá trình tố tụng một cách trực tiếp… Vì vậy, Mặt trận tựa hồ như tổ chức đoàn thể hoạt động phụ thuộc vào Nhà nước… Vì vậy, mặc dù lịch sử cũng như cơ sở pháp lí đã đặt ra cho Mặt trận vị trí độc lập và bình đẳng đối với Nhà nước, cũng như kì vọng vào mối quan hệ này giúp cho việc thực hiện nền dân chủ XHCN, thúc đẩy nhanh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế song Mặt trận thực hiện nhiệm vụ đó của mình chưa tương xứng đồng thời Nhà nước cũng chưa tạo được cơ chế cần thiết để mối quan hệ phối hợp đạt hiệu quả. Chính vì vậy, việc đổi mới phương thức tổ chức thực hiện mối quan hệ này là vấn đề mấu chốt tháo gỡ cho những tồn tại trên. Nói t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008 nghiªn cøu - trao ®æi cách khác, cần thiết phải tạo cho mối quan hệ phối hợp trên cơ chế phù hợp để việc thực thi mối quan hệ mang lại hiệu quả cao. Trước hết, chỉ có Nhà nước, bằng chính sách, pháp luật mới tạo cho Mặt trận cơ chế hoạt động có hiệu quả. Cụ thể là phải quy định rõ những việc mà Mặt trận Tổ quốc được làm, được phép hoạt động trong các hoạt động giám sát, xây dựng chính quyền nhân dân… (hiện nay mới hầu hết chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc); đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi nhận được những yêu cầu, kiến nghị, đề xuất của Mặt trận Tổ quốc; có chế tài cụ thể trong trường hợp một trong hai bên trong mối quan hệ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Muốn làm tốt được điều này, các cơ quan chuyên môn của Nhà nước cần chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc rà soát những văn bản quy định về quyền và trách nhiệm của Mặt trận trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước hữu quan để từng bước bổ sung, hoàn chỉnh các quy định này. Thứ hai, Mặt trận Tổ quốc cần chủ động xây dựng các quy trình cụ thể cho từng nội dung hoạt động của mình như quy trình về xem xét, thẩm tra, giải quyết đơn thư và đôn đốc thực hiện sau khi có kết luận của cơ quan nhà nước, quy trình về lấy ý kiến của nhân dân về những vấn đề cần phản biện đối với Đảng và cơ quan nhà nước; quy trình giám sát đối với cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước… Các quy trình này đảm bảo phải chặt chẽ, có tính khả thi, tránh việc tổ chức thực hiện mang tính hình thức và được các cơ quan nhà nước hữu quan trong mối t¹p chÝ luËt häc sè 10/2008 quan hệ phối hợp cam kết tôn trọng. Đồng thời, Mặt trận cần khắc phục tình trạng “hành chính hoá”, cải thiện lề lối làm việc của bộ máy chuyên trách theo hướng gần dân, sát dân, có vậy mới thực sự đủ uy tín, tín nhiệm để người dân phản ánh ý kiến của mình trong việc giám sát, xây dựng chính quyền nhân dân; cần xây dựng chế độ thông tin kịp thời, thông suốt giữa cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở trung ương với cơ quan Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương, giữa uỷ ban Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên để tăng cường sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp lãnh đạo Mặt trận. Ba là, Nhà nước cần thực hiện chế độ mở rộng thông tin theo hướng dân chủ, công khai (trừ những thông tin thuộc bí mật quốc gia) và việc làm này phải được đảm bảo bằng pháp luật và đảm bảo tính chủ động từ phía cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho người dân điều kiện để thực hiện nguyên tắc dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã trở thành nhiệm vụ thiết yếu thì hơn lúc nào hết trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận, mỗi bên phải nhận thấy rằng bên kia là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình, do vậy cần phải có sự chủ động tích cực đổi mới về phương thức hoạt động. Thực hiện tốt được điều này, Mặt trận mới giữ vững vị trí, vai trò mà lịch sử giao phó cho mình là một thiết chế giám sát, phản biện xã hội đối với Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện đúng đắn và đầy đủ quyền lực của nhân dân./. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan