Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1-3 tuổi luận văn ths. tâm lý học...

Tài liệu Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1-3 tuổi luận văn ths. tâm lý học

.PDF
118
270
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TÂM LÝ HỌC HOÀNG THỊ QUANG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƢ DUY Ở TRẺ TỪ 1 – 3 TUỔI CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC MÃ SỐ: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƢƠNG THỊ KHÁNH HÀ Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện, là một phần trong đề tài nhóm B mã số QG.12.27 do PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà làm chủ nhiệm. Những kết quả, số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Tác giả Hoàng Thị Quang 1 LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành tại khoa Tâm lý học – Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý học – Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quí báu trong thời gian tôi theo học bậc cao học tại khoa. Các thầy cô cũng đã luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thêm cho tôi những điều còn chƣa rõ về mặt chuyên môn, để tôi có đƣợc cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu trong đề tài khoa học này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trƣơng Thị Khánh Hà, ngƣời đã hƣớng dẫn, đã đi cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu: từ khi hình thành ý tƣởng đề tài cho đến khi tôi hoàn thiện toàn bộ luận văn tốt nghiệp này! Tôi đặc biệt ghi nhớ sự nhiệt tình, lòng tận tâm và sự tỉ mỉ của cô dành cho tôi trong suốt quá trình học và trong quá trình hƣớng dẫn tôi làm công tác nghiên cứu đề tài. Để thực hiện đƣợc nghiên cứu khoa học này, tôi còn nhận đƣợc sự hợp tác và hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu từ Ban giám đốc, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em nhỏ ở các trƣờng mẫu giáo Vƣờn Tài Năng, Đồ Rê Mí, và Jerry House. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo ở phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên đã có những hƣớng dẫn chi tiết cho tôi về thủ tục hành chính và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này! Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, ngƣời thân, thầy cô giáo cũ và bạn bè – những ngƣời đã động viên, giúp đỡ để tôi có đƣợc ngày hôm nay. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2014 Tác giả Hoàng Thị Quang 2 DANH MỤC BẢNG SÔ LIỆU, HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI STT 1 2 3 4 5 6 7 8 TÊN BẢNG Bảng 1.1. Khả năng nhận thức – tƣ duy Bảng 1.2. Khả năng ngôn ngữ - giao tiếp Bảng 2.1. Các thành tựu phát triển nhận thức – tƣ duy của trẻ Bảng 2.2. Các thành tựu phát triển ngôn ngữ của trẻ Bảng 2.3. Tƣơng quan giữa sự phát triển tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ Bảng 2.4. Tƣơng quan giữa item tƣ duy 9, 10 với các item ngôn ngữ Bảng 2.5. Tƣơng quan giữa item tƣ duy 14, 15, 16 với các item ngôn ngữ Bảng 2.6. Tƣơng quan giữa item tƣ duy 17, 18 với các item ngôn ngữ Trang 106 – 107 108-109 58 – 59 70 – 72 114 – 115 86 87 88 DANH MỤC HÌNH ẢNH 9 Hình 4.1. Bé Đ. K (23 tháng tuổi) đang vƣơn mình để lấy bim bim trên kệ 10 Hình 4.2. Bé A.T (29 tháng tuổi) biết bắc ghế đứng lên để lấy bim bim 11 Hình 4.3. Bé C. M (26 tháng tuổi) thực hiện trò chơi thả khối hình 3 64 64 66 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2 DANH MỤC BẢNG SÔ LIỆU, HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI ........................... 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6 Chƣơng 1. LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƢ DUY Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI ..................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu nƣớc ngoài về ngôn ngữ, tƣ duy và mối quan hệ giữa chúng ở trẻ từ 1 – 3 tuổi ........................................................................ 9 1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc về ngôn ngữ, tƣ duy và mối quan hệ giữa chúng ở trẻ từ 1 – 3 tuổi ...................................................................... 21 1.1.3. Những quan điểm về việc giáo dục sớm ........................................... 26 1.2. Một số lý luận cơ bản................................................................................ 28 1.2.1. Lý luận về ngôn ngữ .......................................................................... 28 1.2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ ............................................................... 28 1.2.1.2. Các loại ngôn ngữ .................................................................... 28 1.2.1.3. Ngôn ngữ của trẻ em từ 1 – 3 tuổi ........................................... 29 1.2.2. Tƣ duy của trẻ em .............................................................................. 33 1.2.2.1. Khái niệm tƣ duy và tƣ duy trẻ em .......................................... 33 1.2.2.2. Các loại tƣ duy ......................................................................... 34 1.2.2.3. Tƣ duy của trẻ em 1 – 3 tuổi .................................................... 35 1.2.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy ở trẻ 1 – 3 tuổi ...................... 38 1.2.3.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy ..................................... 38 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy ở trẻ 1 – 3 tuổi ............ 39 1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tƣ duy của trẻ .................... 41 1.2.4.1 Di truyền ................................................................................... 41 1.2.4.2. Môi trƣờng và giáo dục............................................................ 42 1.2.4.3. Tính tích cực hoạt động của trẻ ............................................... 45 4 2.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 50 2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................... 50 2.1.2. Tiến trình tổ chức nghiên cứu ........................................................... 50 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 51 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ........................................................ 51 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................... 51 2.2.2.2. Phƣơng pháp quan sát .............................................................. 54 2.2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .................................................... 56 2.2.2.4. Phƣơng pháp phân tích chân dung tâm lý ................................ 57 2.2.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học............................................... 57 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 58 3.1. Thực trạng mức độ phát triển tƣ duy của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi .............. 58 3.2. Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi ......... 70 3.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ từ 1 – 3 tuổi ..................... 83 3.4. Phân tích một số chân dung tâm lí ............................................................ 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 99 1. Kết luận ........................................................................................................ 99 2. Kiến nghị.................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 104 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 107 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em nhƣ búp trên cành. Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng vậy, trẻ em chính là niềm vui, là mầm non, là tƣơng lai của mỗi đất nƣớc. Các em cần đƣợc vui chơi, học hành và cần đƣợc ngƣời lớn quan tâm dạy dỗ để sau này trở thành những ngƣời có ích cho xã hội. Vì vậy, trong bất kì chế độ xã hội nào thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ em luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Trong quá trình phát triển chung của trẻ em thì giai đoạn từ lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi là quãng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt. Nhịp độ phát triển của trẻ trong thời kì này rất nhanh và nhịp độ phát triển nhanh nhƣ vậy không bao giờ còn thấy đƣợc trong những năm tháng về sau. Đồng thời, thành tựu phát triển mà trẻ đạt đƣợc trong những năm đầu đời có ý nghĩa rất lớn cho sự trƣởng thành sau này của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục đã luôn dành cho giai đoạn này sự quan tâm lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của trẻ, trong đó có vấn đề phát triển ngôn ngữ và tƣ duy. Tuy nhiên, trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ em 1 – 3 tuổi hiện nay, mối quan tâm của các bậc cha mẹ đến sự phát triển ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ là chƣa thực sự đầy đủ. Đối với trẻ ở độ tuổi này, các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chủ yếu là quan tâm về việc phát triển thể chất cho trẻ hơn là phát triển tƣ duy và ngôn ngữ. Và nếu có thì đa phần các phụ huynh cũng phát triển cho con theo kiểu mò mẫm hoặc theo kinh nghiệm của ngƣời đi trƣớc mà không theo một nền tảng, cơ sở phát triển nào. Hiện nay ở nƣớc ta, riêng trong ngành tâm lý học phát triển, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các công trình nghiên cứu về giai đoạn lứa tuổi này nhiều hơn bất kì giai đoạn nào khác, trong đó vấn đề ngôn ngữ và tƣ duy cũng đƣợc đề cập đến. Nhƣng nhìn chung, các nghiên cứu về ngôn ngữ và tƣ duy trẻ em vẫn tập trung vào lứa tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi) hơn là giai đoạn trƣớc đó (trẻ 1 – 3 tuổi). Bên cạnh đó, các nghiên cứu đó còn mang tính độc lập (nghiên cứu riêng tƣ duy 6 hoặc ngôn ngữ) mà chƣa có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ. Nhƣ vậy, cả về mặt lí luận và thực tiễn, có thể nói rằng vấn đề phát triển ngôn ngữ và tƣ duy cho trẻ em giai đoạn ba năm đầu đời chƣa đƣợc quan tâm đúng mực mà vẫn còn những khoảng trống nhất định. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài "Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi" với mục đích góp phần nghiên cứu về ngôn ngữ và tƣ duy cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng ở trẻ từ 1 - 3 tuổi. Với đề tài này, tôi hy vọng phần nào giúp đỡ đƣợc các bậc phụ huynh cũng nhƣ các nhà giáo dục trẻ hiểu đƣợc một cách đúng đắn về đặc điểm ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng để có đƣợc sự quan tâm, tác động và giáo dục đúng mực đối với trẻ. Theo đó, giúp trẻ có đƣợc sự phát triển tốt nhất, tạo cơ sở và nền tảng tốt cho sự phát triển về sau của trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ và tƣ duy ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi và mối quan hệ giữa chúng. Trên cơ sở đó giúp các bậc phụ huynh, ngƣời chăm sóc có nhận thức đúng đắn về sự phát triển ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ; cũng nhƣ hiểu đƣợc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy để có thể bồi dƣỡng, phát triển toàn diện đối với trẻ. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng: đặc điểm phát triển ngôn ngữ, tƣ duy; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy. - Khách thể: 80 trẻ em từ 1 – 3 tuổi, 10 ngƣời lớn chăm sóc trẻ. 4. Giả thuyết khoa học - Tƣ duy của trẻ từ 1 – 3 tuổi chủ yếu là tƣ duy trực quan – hành động. Trẻ ở cuối giai đoạn này cũng bắt đầu dần hình thành tƣ duy trực quan – hình tƣợng. Ngôn ngữ của trẻ 1 – 3 tuổi phát triển mạnh mẽ về cả mặt thông hiểu lời nói; cả sự hình thành và phát triển ngôn ngữ nói . - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy ở trẻ 1 – 3 tuổi là chặt chẽ và theo chiều thuận. Ngôn ngữ phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển tƣ duy; và ngƣợc lại thì sự phát triển tƣ duy sẽ thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 - 3 tuổi. - Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tƣ duy của trẻ em từ 1 – 3 tuổi. - Nghiên cứu tài liệu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy ở trẻ 1- 3 tuổi. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ và tƣ duy của 80 trẻ em từ 1 – 3 tuổi trên địa bàn Tp. Hà Nội thông qua các bảng quan sát, các tình huống... - Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ - Đề xuất những kiến nghị giúp phụ huynh phát triển ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, tƣ duy ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi và mối quan hệ giữa chúng. 6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu - 80 trẻ em từ 1 – 3 tuổi ở các nhà trẻ trên địa bàn Tp. Hà Nội, 10 ngƣời lớn chăm sóc trẻ. 6.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến tháng 05/2014 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2. Phương pháp sử dụng thang đo 7.3. Phương pháp quan sát 7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý 7.6. Phương pháp thống kê toán học 8 Chƣơng 1 LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƢ DUY Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài về ngôn ngữ, tư duy và mối quan hệ giữa chúng ở trẻ từ 1 – 3 tuổi Vấn đề về tƣ duy và ngôn ngữ; cũng nhƣ mối quan hệ giữa tƣ duy và ngôn ngữ đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. Và, vấn đề mối quan hệ giữa tƣ duy và ngôn ngữ không chỉ là mối quan tâm ở trong tâm lí học mà cả trong logic học và ngôn ngữ học. Theo đó, có hai quan điểm cơ bản thƣờng đƣợc phát biểu và ủng hộ nhiều hơn cả trong lĩnh vực này là: - Quan điểm thứ nhất, là quan điểm cho rằng tƣ duy và ngôn ngữ là đồng nhất (tƣ duy là ngôn ngữ thầm, là “ngôn ngữ trừ đi âm thanh”). - Quan điểm thứ hai, là quan điểm cho rằng tƣ duy và ngôn ngữ chỉ gắn bó bề ngoài với nhau (ngôn ngữ là lớp vỏ bên ngoài của tƣ duy, là phƣơng tiện biểu hiện các ý nghĩ có sẵn nảy sinh bên ngoài hình thái các từ và các hình tƣợng cảm tính). Trong tâm lý học hiện đại, biểu hiện của quan điểm thứ nhất là cách giải thích theo chủ nghĩa hành vi coi tƣ duy là kĩ xảo ngôn ngữ vận động; còn biểu hiện của quan điểm thứ hai là những lí luận khác nhau về tƣ duy “thuần túy” do trƣờng phái Vuxbua sản sinh ra. Tác giả A. N. Xôkôlôv trong tác phẩm “Ngôn ngữ bên trong và tƣ duy” đã cho rằng: chúng ta thiên về việc gán cho hành động tƣ duy có 1 sự độc lập hoàn toàn đối với ngôn ngữ, nếu nhƣ một cá thể thành thạo đƣợc hoặc có khả năng thành thạo đƣợc các khái niệm của mình mà không cần sự hƣớng dẫn bằng lời từ phía hoàn cảnh xung quanh. Rất có thể là tình trạng trí tuệ của cá thể nhƣ vậy, phát triển trong những điều kiện nhƣ vậy sẽ rất là nghèo nàn. Nhƣ vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, sự phát triển trí tuệ của cá thể và con đƣờng hình thành các khái niệm của cá thể này phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ. Điều này làm cho chúng ta hiểu đƣợc rằng sự phát triển của ngôn ngữ đồng thời cũng là phƣơng 9 tiện của sự phát triển trí tuệ. Hiểu theo nghĩa này thì tƣ duy và ngôn ngữ là có liên hệ lẫn nhau. [26; tr 77 - 78] Thật vậy, việc phân tích lịch sử - xã hội vấn đề tƣ duy và ngôn ngữ theo các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã làm bộc lộ ra tính không có căn cứ khoa học của các quan niệm nhƣ trên, đã làm bộc lộ ra đặc tính máy móc và duy tâm của các quan niệm đó và đã xác lập đƣợc mối liên hệ lẫn nhau giữa ngôn ngữ và tƣ duy, xác lập đƣợc sự thống nhất không thể tách rời đƣợc của ngôn ngữ và tƣ duy trong quá trình giao tiếp và hoạt động nhận thức của con ngƣời. Nảy sinh ra nhƣ là phƣơng tiện để giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau, ngôn ngữ đồng thời cũng trở thành phƣơng tiện tƣ duy. Nó khái quát hóa và ghi lại kinh nghiệm xã hội của con ngƣời và lời ngƣời ở dạng các khái niệm, phán đoán và suy luận. Mặt khác, tƣ duy thể hiện ra nhƣ là phƣơng tiện để hình thành và phát triển các ý nghĩ đó, nhƣ là phƣơng tiện để phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa và khái quát hóa các sự vật hiện tƣợng của hiện thực. Các nhà tâm lí học Liên Xô cũng đã đề cập đến vấn đề tƣ duy và mối quan hệ của nó với ngôn ngữ trong tác phẩm ''Tâm lí học" nhƣ sau: Tƣ duy nảy sinh trên cơ sở phản xạ định hƣớng ở lứa tuổi nhỏ mang tính chất thực tiễn (giống nhƣ hành động của khỉ). Mức độ sớm nhất về tƣ duy của trẻ đƣợc thể hiện nhƣ sau: - Các em giải đƣợc các bài “toán” rất trực quan (các trò chơi, rút dây giày, luồn các dây nhỏ qua lỗ nhỏ…). - Các bài “toán” bắt đầu xuất hiện nhƣ “một cái mồi”. Nó lôi cuốn đứa trẻ ngay từ khi các em mới đƣợc nửa năm. Bài “toán” đƣợc ngƣời lớn nêu lên thành câu hỏi hoặc thành các mệnh lệnh làm tăng tính mục đích và tính hợp lí trong các hoạt động trƣớc đây không theo trật tự nào của đứa trẻ. Điều đó nói lên hoạt động tƣ duy điển hình của con ngƣời. - Bài “toán” đƣợc giả bằng hành động thực tế, bằng con đƣờng phân tích thực tế các đối tƣợng hoàn chỉnh và kết hợp các bộ phận của chúng lại với nhau. - Trẻ em ngay cả khi giải đúng bằng hành động một bài “toán” thực tế đơn giản, các em cũng không nói nhiều về những cách thức mà các em đã sử dụng. 10 Việc nắm vững ngôn ngữ thể hiện trƣớc hết đứa trẻ phải hiểu đƣợc, sau đó nói lên lời, tích lũy nhanh chóng kinh nghiệm đời sống thực tế, đảm bảo cho sự phát triển tƣ duy sau này của đứa trẻ. [12] Vậy, giữa tƣ duy và ngôn ngữ có mối liên hệ lẫn nhau. Mối quan hệ này cũng đƣợc thể hiện ngay cả ở tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ em. Và nội dung này vẫn luôn có đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các tác giả đã và đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đƣa ra những kết luận của mình. Trong đó, phải kể đến các tác giả nổi bật sau: * Jean Piaget (1896 – 1980), là một nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Thụy Sĩ. Tên tuổi của ông đƣợc biết đến trên toàn thế giới vì những cống hiến to lớn của ông cho nền tâm lý học và giáo dục học thế kỉ XX. Suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học miệt mài, J. Piaget đã để lại một di sản khổng lồ các công trình nghiên cứu đƣợc ghi chép bằng số liệu tỉ mỉ và một kho tàng các tác phẩm nổi tiếng nhƣ “Ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ” (1923), “Tâm lí học trí khôn” (1946), “Tâm lí học trẻ em” (1966)… Những thành tựu nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển trí tuệ của trẻ em mà ông phát hiện ra là một trong những đóng góp lớn nhất cho sự phát triển tâm lý học thế kỷ XX. Mối quan tâm lớn nhất của Piaget là cấu trúc trí tuệ và quá trình phát sinh phát triển trí tuệ của trẻ em nhƣ thế nào? Theo ông, trí tuệ của cá nhân phát triển từ thấp đến cao đƣợc tuân theo trật tự chặt chẽ. Đây không phải là trật tự thời gian mà là trật tự kế tiếp, mọi cá nhân phát triển bình thƣờng đều phải tuân theo trật tự đó. Đồng thời quá trình phát triển này theo hai quy luật: tăng trƣởng liên tục, từng tí một và phát triển nhảy vọt. Chính sự nhảy vọt cho ta khái niệm giai đoạn. Piaget cho rằng mỗi lứa tuổi có đặc trƣng riêng về chất lƣợng trí tuệ và đƣợc coi là một giai đoạn phát triển. Một giai đoạn trí tuệ có những đặc trƣng sau: - Thứ nhất, các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trƣớc - Thứ hai, các thành tựu của gia đoạn này cũng là sự thống hợp các cấu trúc đã có từ giai đoạn trƣớc - Thứ ba, mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp chồng các sơ đồ lên nhau 11 - Thứ tƣ, mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn tiếp sau. Dựa vào các tiêu chuẩn trên, sắp xếp các dữ kiện, Piaget chia quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em thành các giai đoạn lớn: - Giai đoạn cảm giác - vận động, gọi tắt là giai đoạn giác - động(từ 0 đến 1.5 tuổi hay 2 tuổi). J. Piaget đã chia sự hình thành và phát triển tƣ duy trong giai đoạn giác – động làm 6 thời kì nhỏ: + Thời kì 1 (0 - 1 tháng): Các phản xạ có tính chất bẩm sinh - phản xạ bú, đƣợc phát động do sự kích thích của môi trƣờng và chúng càng đƣợc lặp lại càng có hiệu lực hơn. Từ đó hình thành sơ cấu cảm giác và cử động. Sự lặp lại các phản xạ bú tạo ra phản ứng vòng tròn sơ cấp. + Thời kì 2 (1 - 4 tháng): hình thành tri giác và thói quen vận động, qua điều kiện hoá các phản xạ đã có theo các tƣơng tác của môi trƣờng (động tác mút khi nhìn thấy bầu sữa v.v…). + Thời kì 3 (4 - 8 tháng): phản ứng vòng tròn thứ cấp đƣợc thiết lập do sự lặp lại các cƣ xử (các phản ứng) phối hợp giữa hệ thống tự giác với các sơ cấu vận động (lặp lại các hành vi kéo sợi dây làm lắc quả chuông để phát ra tiếng kêu.v.v…). + Thời kì 4 (8 - 12 tháng): hình thành khả năng phối hợp phƣơng tiện - mục đích (nhấc tay ngƣời lớn để lấy đồ chơi v.v…) Xuất hiện dấu hiệu của trí khôn, trên cơ sở sơ đồ mục đích - phƣơng tiện. + Thời kì 5 (12 - 18 tháng): phát hiện ra các phƣơng tiện mới, khả năng mục đích - phƣơng tiện (kéo chiếu để cho búp bê lại gần. Kéo sợi dây để lấy vật v.v…). + Thời kì 6 (18 - 24 tháng): phát sinh các “giải pháp sáng tạo” (hiện tƣợng bừng hiểu) trong ứng xử (tìm cách mở nắp hộp hoặc bao diêm lấy kẹo hay vật hấp dẫn nào đó v.v…). Điều này chứng tỏ trẻ đã có sự nhập tâm các sơ đồ hành động và có sự phôi hợp các sơ đồ đó ở trong đầu. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, trẻ 2 tuổi đạt mức trí tuệ hành động, giống nhƣ trí tuệ của khỉ hình ngƣời trong các thực nghiệm của W. Koehler. - Giai đoạn tiền thao tác(từ 1.5 tuổi hay 2 tuổi đến 7 tuổi) 12 - Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 - 8 tuổi đến 11 - 12 tuổi) - Giai đoạn thao tác hình thức (từ sau 11- 12 tuổi) Về sự phát triển ngôn ngữ, Piaget cho rằng: ở đứa trẻ bình thƣờng, ngôn ngữ xuất hiện gần nhƣ đồng thời với những hình thức khác của tƣ duy kí hiệu. Theo ông, sau một giai đoạn bi bô tự phát (chung ở trẻ e thuộc tất cả các văn hóa từ 6 đến 10 – 11 tháng tuổi), thứ ngôn ngữ này bắt đầu bằng một giai đoạn sau khi thời kỳ giác động kết thúc, mà ngƣời ta thƣờng mô tả nhƣ ngôn ngữ bằng những “từ - câu”. Những từ đơn nhất ấy có thể lần lƣợt thể hiện những ham muốn, những xúc cảm hay những nhận xét. Từ cuối năm thứ hai, ngƣời ta thấy có những câu gồm hai từ, rồi những câu nhỏ đầy đủ không chia động từ, rồi dần dần đạt tới những cấu trúc ngữ pháp. Piaget đề cập đến vấn đề ngôn ngữ tự kỷ với quan điểm: ngôn ngữ tự kỷ là sự thể hiện trực tiếp tính tự kỷ của ý nghĩ trẻ em, là sự thỏa hiệp từ ban đầu giữa tính tự kỷ của tƣ duy trẻ em và sự xã hội hóa từ của nó, là sự thỏa hiệp có tính chất cơ động, trong đó, tùy theo mức độ phát triển của trẻ, các yếu tố tự kỷ giảm đi và các yêu tố tƣ duy đƣợc xa hội hóa tăng lên, nhờ đó tính tự kỷ trung tâm cả trong tƣ duy và trong ngôn ngữ dần biến mất. Về mặt chức năng, ngôn ngữ tự kỷ không phải là cái gì khác ngoài sự phụ họa đơn giản, kèm theo giai điệu chính của hoạt động của trẻ em và khong làm thay đổi điều gì trong giai điệu đó. Có lẽ đó là hiện tƣợng kèm theo chứ không thực hiện bất cứ chức năng nào trong hành vi và tƣ duy của trẻ. Và, ngôn ngữ tự kỷ là biểu hiện trực tiếp mức độ chƣa hoàn thiện, chƣa đầy đủ của việc xã hội hóa của ngôn ngữ trẻ em. Khi bàn về ngôn ngữ và tƣ duy, Piaget cho rằng: những tiến bộ của tƣ duy biểu tƣợng, so với hệ thống các dạng thức giác – động, trên thực tế là nhờ chức năng kí hiệu nói chung mà có. Chính chức năng này làm cho tƣ duy tách khỏi hành động và do đó tạo ra biểu tƣợng. Ông cũng thừa nhận rằng, trong quá trình hình thành ấy, ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì trái với những công cụ ký hiệu khác (những hình ảnh…) đƣợc cá nhân tạo ra theo những nhu cầu, ngôn ngữ đã đƣợc xây dựng xong xuôi về mặt xã hội và đối với các cá nhân học để sử dụng nó trƣớc khi góp phần làm phong phú nó, ngôn ngữ chứa đựng sẵn 13 một tập hợp với những công cụ nhận thức (những liên hệ, những phân loại…) phục vụ cho tƣ duy. [7]. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì ông vẫn quan điểm rằng ngôn ngữ không quan trọng lắm đối với sự phát triển của tƣ duy. Theo ông, tƣ duy phát triển là nhờ có việc trẻ hành động tực tiếp với các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong tƣ duy hiện có, luyện tập để sáng tạo ra phƣơng thức tƣ duy phù hợp với hiện thực (Piaget nhân mạnh tầm quan trọng của hoạt động trực quan của trẻ với đồ vật). Theo đó, hạn chế của Piaget là không đánh giá hết đƣợc vai trò to lớn của ngôn ngữ trong việc thúc đẩy sự phát triển của tƣ duy. Quan điểm của Piaget có ảnh hƣởng to lớn đến giáo dục mẫu giáo và tiểu học thông qua ba điểm sau: + Chú trọng cho trẻ hoạt động tìm tòi: trẻ em đƣợc động viên tự tìm tòi phát hiện qua sự tác động ngẫu nhiên. Thay vì cung cấp cho trẻ kiến thức sẵn có bằng lời, ngƣời ta đƣa ra một loạt các hoạt động thiết kế nhằm kích thích cho trẻ khám phá, phát hiện, tìm tòi và cho phép trẻ tự do lựa chọn các hoạt động này. + Nhận thức rõ sự sẵn sàng học tập của trẻ. Ngƣời ta không cố gắng thúc đẩy sự phát triển của trẻ em. Nội dung học tập đƣợc xác định trên mức độ phát triển của trẻ. Giáo viên quan sát và lắng nghe học sinh của mình, giới thiệu những kinh nghiệm cho phép trẻ thực hành những mô hình mới sửa đổi cách nhìn nhận thế giới còn sai lạc. Những kĩ năng mới không thể đƣợc áp đặt trƣớc khi trẻ hoàn toàn thích thú hay sẵn sàng. + Công nhận sự khác biệt cá thể. Lí thuyết của Piaget cho rằng tất cả trẻ em đều trải qua trình tự phát triển nhƣ nhau nhƣng trẻ em phát triển với những tốc độ khác nhau. Vì thế, giáo viên phải nỗ lực tổ chức hoạt động cho từng trẻ, hoặc nhóm không phải theo cả lớp. Lí thuyết của Piaget chú ý nhiều đến hành vi nhƣ một cách thức học tập mà coi nhẹ giao tiếp ngôn ngữ. Ảnh hƣởng của Piaget đến giáo dục rất lớn; cung cấp cho giáo viên cách thức để quan sát, nhận định và tăng cƣờng sự phát triển của trẻ em. Ông còn trang bị những cơ sở lí luận cho cách tiếp cận theo hƣớng lấy trẻ em làm trung tâm hoạt động và giảng dạy. 14 *L. X.Vưgôtxki (1896- 1934), là nhà Tâm lý học Xô Viết vĩ đại. Chỉ sau gần 10 năm hoạt động với tƣ cách là nhà tâm lý học chuyên nghiệp ông đã để lại hàng trăm công trình nghiên cứu tâm lí học. Và ngày nay, tƣ tƣởng của ông vẫn mang tính thời sự, những số liệu, nghiên cứu và giả thuyết của ông vẫn đang đƣợc chứng minh. Quan điểm của ông đƣợc đánh giá cao không chỉ bởi các nhà tâm lí học hoạt động mà cả những nhà tâm lí học Âu – Mỹ. Cùng với J. Piaget, ông đƣợc coi là ngƣời sáng lập ra tâm lí học phát triển. Vấn đề tƣ duy và ngôn ngữ chiếm vị trí trung tâm trong các công trình nghiên cứu của L. X. Vugotxki cũng nhƣ tâm lý học Xô viết đã giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực này theo quan điểm mới và khoa học triệt để: nguồn gốc của tƣ duy, trí tuệ và của ngôn ngữ, bản chất xã hội của tƣ duy ngôn ngữ, vai trò của ngôn ngữ trong tƣ duy và trí tuệ trẻ em, bản chất của khái niệm khoa học và vai trò của phƣơng tiện kí hiệu (ngôn ngữ) trong quá trình hình thành và phát triển của nó, sự hình thành và phát triển của ý và nghĩa trong quá trình hình thành phát triển từ, tức là mối quan hệ phát sinh giữa ý, nghĩa và từ ngữ… Toàn bộ những vẫn đề nêu trên đƣợc L. X. Vugotxki giải quyết theo tƣ tƣởng phát triển, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc gián tiếp, lịch sử, tiếp cận theo phƣơng pháp lịch sử - phát sinh, phƣơng pháp phân tích đơn vị, phƣơng pháp công cụ và phƣơng pháp kích thích kép… Nói cách khác, ở đây hội tụ đầy đủ các nguyên lý, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của L.X.Vugotxki và cộng sự. Trong quá trình giải quyết những vấn đề trên L.X.Vƣgotxki cũng thƣờng xuyên đề cập và tranh luận với nhiều nhà tâm lý học đƣơng thời có quan điểm khác, đặc biệt là với W.Sterner, J.Piaget, Keler, J.Watson. Các kết quả nghiên cứu vấn đề này đƣợc L.X.Vƣgotxki phân tích trong tác phẩm “Công cụ và kí hiệu trong sự phát triển của trẻ em” (1930) và sau này đƣợc tổng kết trong tác phẩm tâm lý học lớn nhất của ông “Tƣ duy và ngôn ngữ” (1934). Sau đây là một số luận điểm chính của L.X.Vƣgotxki về vấn đề tƣ duy và ngôn ngữ. - Nguồn gốc phát sinh của tƣ duy, ngôn ngữ và tƣ duy ngôn ngữ Theo L.X.Vƣgotxki, tƣ duy và ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau và đều bắt nguồn từ hành động. Sự phát triển của tƣ duy và của ngôn ngữ đến một thời 15 điểm nhất định sẽ diễn ra sự kết hợp, trong đó tƣ duy có ngôn ngữ còn ngôn ngữ là ngôn ngữ trí tuệ. Sử dụng phƣơng pháp phân tích đơn vị và phƣơng pháp luận lịch sử phát sinh để phân tích kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học lớn đƣơng thời nhƣ Keler, J.Watson, J.Piaget, Sterner v.v… L.X.Vƣgotxki đã đi đến những kết luận: + Trong quá trình phát sinh cá thể của tƣ duy và ngôn ngữ, chúng ta tìm thấy nguồn gốc khác nhau của hai quá trình này. + Trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ em, chúng ta có thể thừa nhận có “giai đoạn tiền trí tuệ” cũng nhƣ trong quá trình phát triển tƣ duy có “giai đoạn tiền ngôn ngữ”. + Trƣớc thời điểm nào đó, sự phát triển của tƣ duy và ngôn ngữ theo hai đƣờng khác nhau, độc lập với nhau. + Tại một thời điểm nào đó, cả hai tuyến cắt nhau, sau đó tƣ duy trở thành tƣ duy ngôn ngữ, còn ngôn ngữ trở thành ngôn ngữ trí tuệ. [15; tr 536 - 537] - Sự phát triển tƣ duy, ngôn ngữ và tƣ duy ngôn ngữ ở trẻ em L.X.Vƣgotxki không tán thành các quan niệm cực đoan, hoặc cho rằng trí tuệ cấp cao của ngƣời có nguồn gốc từ trí tuệ của khỉ và nó chính là sự tiếp tục trực tiếp của các nguồn gốc đó, mà không có bƣớc nhảy vọt sang hình thức tồn tại mang tính chất xã hội; hoặc cho rằng trí tuệ cấp cao là phát kiến vĩ đại của chính đứa trẻ, qua việc tự nó tìm ra đƣợc quan hệ giữa kí hiệu và ý nghĩa của nó, nghĩa là tƣ duy, trí tuệ nhƣ là hành động tinh thần thuần tuý. Theo L.X.Vƣgotxki, trẻ em chỉ sử dụng công cụ giống nhƣ khỉ (trong các thực nghiệm của Keler) cho đến khi chúng vẫn còn ở giai đoạn phát triển tiền ngôn ngữ. Nhƣng ngay sau khi ngôn ngữ của trẻ đƣợc xuất hiện và đƣợc đƣa vào sử dụng thì việc sử dụng công cụ của trẻ đƣợc đổi mới hoàn toàn, khắc phục đƣợc các qui luật tự nhiên sẵn có và lần đầu tiên tạo ra hình thức sử dụng công cụ đặc trƣng cho loài ngƣời. Từ thời điểm này, trẻ nhỏ với sự giúp đỡ của ngôn ngữ, bắt đầu làm chủ tình huống, làm chủ hành vi bản thân, xuất hiện hình thức tổ chức hành vi hoàn toàn mới cũng nhƣ quan hệ mới với môi trƣờng. Đứa trẻ ở trong điều kiện nảy sinh các dạng hành vi đặc trƣng cho loài ngƣời, tách rời khỏi 16 các dạng hành vi động vật, phát triển trí tuệ và sau đó mang tính chất cơ bản đối với lao động - hình thức sử dụng công cụ của loài ngƣời. [15; tr 537] L.X. Vƣgotxki cũng cho rằng quá trình phát triển nêu trên không phải là kết quả của chính hành động trí tuệ (nhƣ quan điểm của trƣờng phái Vuxbua), cũng không phải là sản phẩm của quá trình tự động hoá, xuất hiện nhƣ là sự bừng hiểu ở thời điểm của cuối quá trình hành động (nhƣ lí luận của trƣờng phái Gestalt). Ông cho rằng: “ngay từ những ngày đầu tiên, sự thích ứng của nó với môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện xã hội thông qua những ngƣời xung quanh. Con đƣờng từ đồ vật đều trẻ em và từ trẻ em đến đồ vật đều đi qua ngƣời khác. Chuyển từ con đƣờng phát triển sinh học sang con đƣờng phát triển xã hội, tạo thành mắt xích trung tâm trong quá trình phát triển, là bƣớc ngoặt cơ bản trong lịch sử hành vi của trẻ em. Con đƣờng đi qua ngƣời khác là con đƣờng trung tâm của sự phát triển trí tuệ”. [15; tr 539] Con đƣờng đi từ đồ vật đến trẻ em và từ trẻ em đến đồ vật đều đi qua ngƣời khác. Nếu chúng ta chỉ đặt trẻ vào môi trƣờng có toàn đồ vật mà không có hƣớng dẫn, không có ngôn ngữ trong quá trình hƣớng dẫn trẻ chơi thì nó cũng chỉ là đống đồ chơi chết cứng, trẻ có thể thích một hai loại đồ chơi do màu sắc, âm thanh hay kích cỡ, nhƣng trẻ cũng chỉ biết cầm nó nhƣ một vật vô tri. Vậy nên vai trò của ngƣời hƣớng dẫn trong giai đoạn đầu đời của trẻ là hết sức quan trọng. L.X.Vƣgotxki trong ''Tƣ duy và ngôn ngữ" đã lập luận rằng: hoạt động tinh thần của con ngƣời chính là kết quả học tập mang tính xã hội. Theo ông, khi trẻ em gặp một số khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác với ngƣời lớn và của bạn bè có năng lực cao hơn, những ngƣời này đã giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này, những quá trình tƣ duy trong một xã hội nhất định đƣợc truyền giao sang trẻ, mà ở đó ngôn ngữ là phƣơng thức đầu tiên trao đổi các giá trị xã hội. Vƣgotxky coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tƣ duy. Cũng bàn về vấn đề ngôn ngữ tự kỷ nhƣng theo quan điểm đối lập với Piaget, Vƣgotxki cho rằng: ngôn ngữ tự kỷ của trẻ em là một trong những hiện tƣợng chuyển từ các chức năng tâm lý bên ngoài vào các chức năng tâm lý bên 17 trong. Sự chuyển tiếp này là quy luật chung tƣơng đối với sự phát triển tất cả các chức năng tâm lý cấp cao. Các chức năng này, ngay từ đầu, xuất hiện nhƣ là các hình thực hoạt động hợp tác và chỉ sau đó mới đƣợc trẻ em chuyển vào lĩnh vực các hình thức hoạt động tâm lý. Ngôn ngữ cho bản thân xuất hiện bằng con đƣờng phân hóa chức năng ngôn ngữ có tính chất xã hội có sẵn từ đầu cho ngƣời khác. Theo ông, ngôn ngữ tự kỷ có chức năng gần gũi với chức năng của ngôn ngữ bên trong. Đó không phải là giai điệu phụ họa mà là giai điệu chính, là chức năng độc lập, phục vụ cho mục tiêu của hoạt động trí tuệ, cho ý thức khắc phục khó khăn và trở ngại, cho tƣởng tƣợng và tƣ duy. Đó là ngôn ngữ cho mình, phục vụ cho tƣ duy trẻ em. [34] Nhƣ vậy, Vƣgotxki cho rằng ngôn ngữ giúp trẻ tƣ duy và lựa chọn các hành động phù hợp. Ông đánh giá ngôn ngữ nhƣ nền tảng cho tất cả các quá trình tƣ duy bậc cao nhƣ điều khiển, chú ý, ghi nhớ có chủ định và nhớ lại, phân loại kế hoạch hóa hoạt động và giải quyết vấn đề. Trẻ càng lớn càng thấy các hoạt động dễ dần, ngôn ngữ tự điều chỉnh sẽ chuyển vào bên trong thành lời nói thầm. L.X.Vƣgotxki cũng đã có những kết luận quan trọng về mặt giáo dục đối với trẻ. Theo ông, giáo dục không đi cùng hoặc đi sau sự phát triển, mà giáo dục phải đi trƣớc sự phát triển, và ông đƣa ra khái niệm “vùng phát triển gần nhất”. Khái niệm “vùng phát triển gần nhất” dựa trên quan điểm rằng: nếu có ngƣời định hƣớng và hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn của nhiệm vụ, thì ngƣời học có thể tƣ duy theo cách tiến bộ hơn so với khi phải thực hiện toàn bộ nhiệm vụ đó một mình. Đối với mỗi trẻ nhất định, vùng phát triển gần nhất đƣợc xác định là khoảng cách giữa những gì trẻ có thể hoàn thành khi giải quyết vấn đề một mình và những gì trẻ có thể làm đƣợc khi nhận đƣợc sự giúp đỡ hữu ích. Mặc dù hai đứa trẻ có khả năng nhƣ nhau để làm bài tập một mình, một trẻ có khả năng hoàn thành nhiều hơn khi đƣợc giúp đỡ, trong khi trẻ kia không nhận đƣợc sự giúp đỡ đáng kể thì hoàn thành ít hơn. Việc trẻ làm tốt đến mức độ nào khi đƣợc giúp đỡ thì nói lên nhiều điều về tƣ duy của trẻ hơn là việc trẻ không làm tốt khi không đƣợc trợ giúp. Trong lý thuyết về “vùng phát triển gần nhất” có khái niệm “thời kì giảng dạy tối ƣu một môn học nào đó”, có khi còn gọi là “thời kỳ nhạy cảm”, là thời kì 18 cơ thể nhạy bén nhất đối với một loại tác động nào đó, mà ở thời kì khác tác động đó có thể chỉ là trung tính, hay tác động kém. L.X.Vƣgotxki viết: “Vì vậy việc giảng dạy chỉ có kết quả nhất khi nó đƣợc tiến hành trong một thời kỳ nhất định, thời kỳ này đƣợc xác lập bởi vùng phát triển gần – có khi còn gọi là thời kỳ có ngƣỡng thấp (nhạy cảm cao) của giảng dạy; thời kỳ ngƣợc lại gọi là thời kỳ có ngƣỡng cao (kém nhạy cảm)”. Tiếp thu quan điểm của Vƣgotxki, ngƣời ta chỉ ra hai đặc điểm quan trọng của quá trình trẻ hoạt động với ngƣời lớn. Đó là: + Tính liên chủ thể: hai ngƣời tham gia vào cùng một nhiệm vụ từ khác biệt đến thống nhất. Liên chủ thể tạp ra cơ sở chung cho giao tiếp khi từng cá thể tự điều chỉnh để phù hợp với quan điểm của bạn giao tiếp. Ngƣời lớn cố gắng thúc đẩy tính liên chủ thể khi diễn đạt hiểu biết của mình trong cách thức để hiểu vấn đề của trẻ. Khi trẻ cố gắng lĩnh họi sự giảng giải tức là nó đã bƣớc thêm một bƣớc về nhận thức. + Phƣơng pháp bắc giàn hay còn gọi là phƣơng pháp thích ứng: ngƣời lớn thay đổi sự hỗ trợ của mình đẻ phù hợp với mức độ phát triển hiện có của trẻ. Lí thuyết của Vƣgotxki đƣa đến một cách nhìn mới trong dạy học, ở đó nhấn mạnh ngữ cảnh giao tiếp. Về sự hợp tác cùng nhau, cũng nhƣ Piaget, ông coi trọng sự tham gia tích cực và sự khác biệt của các cá thể. Khác với Piaget, ông coi giáo dục không chỉ hoàn thiện những cái đã hình thành mà còn thúc đẩy sự phát triển khi trẻ tiếp thu sự chỉ dẫn, hỗ trợ của ngƣời lớnđể giải quyết những nhiệm vụ ở “vùng phát triển gần nhất”. Ngoài quan điểm của các tác giả trên, chúng ta còn có thể kể đến các tác giả nổi tiếng khác nghiên cứu về tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ em nhƣ: Henri Wallon, J.S.Bruner, Alfred Binet, Howard Gardne, A.M.Leusina, E.I. Chikhiêva, Ph.A.Sokhin, K-Hainơ Dich,... * Alfred Binet, năm 1904, cùng một nhóm các nhà tâm lý học ngƣời Pháp chuyên nghiên cứu tâm lý trẻ đã nghiên cứu thành công phƣơng pháp nhận diện và đánh giá trí tuệ của học sinh. Công trình đƣợc đƣợc giới chức giáo dục Pháp đánh giá rất cao. Sau đó, bài kiểm tra của Binet trở nên thông dụng trên khắp nƣớc Mỹ và bùng phát mạnh vào năm 1917 – chính phủ Mỹ sử dụng bài kiểm tra 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan