Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, rủi ro và vốn bằng chứng thực nghiệm của hệ ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, rủi ro và vốn bằng chứng thực nghiệm của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
85
134
65

Mô tả:

i TÓM TẮT Hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức rất lớn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để vượt qua những thách thức hiện tại, các ngân hàng cần phải giảm rủi ro đến mức tối thiểu, đồng thời phải xây dựng tấm đệm vốn chủ sở hữu đủ dày để có thể an toàn vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Và đặc biệt hơn là gia tăng hiệu quả hoạt động lên mức tối đa. Như vậy, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại một cách nhanh chóng thì ba yếu tố cần được các ngân hàng chú trọng là hiệu quả, rủi ro và vốn chủ sở hữu. Thông qua các phương pháp đánh giá hiệu quả hiện đại như phân tích bao dữ liệu DEA (phương pháp phi tham số) và phân tích biên ngẫu nhiên SFA (phương pháp tham số), chúng tôi đã đánh giá hiệu quả kỹ thuật của 26 Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012 trong đó bao gồm 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước (NHTMNN) và 22 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP). Bằng việc phân tích và so sánh, kết quả thu được cho thấy rằng các NHTMNN hoạt động hiệu quả hơn các NHTMCP. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đánh giá sự tăng trưởng hiệu quả kỹ thuật của từng ngân hàng trong giai đoạn trên để thấy rõ tình hình hiện tại của các ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay. Kết quả cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng, đặc biệt là năm 2010 đến 2012, hiệu quả của các ngân hàng giảm sút rõ rệt và đó là phù hợp với tình hình thực tế bên ngoài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp hồi quy ba giai đoạn (3SLS) để đo lường mối quan hệ của hiệu quả kỹ thuật, mức độ rủi ro và vốn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy hiệu quả và rủi ro cũng như vốn và rủi ro có mối quan hệ cùng chiều với nhau, bên cạnh đó giữa hiệu quả và vốn có mối quan hệ nghịch chiền với nhau. ii MỤC LỤC TÓM TẮT .............................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ .................................................................................. vi 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu..........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2 1.4. Phương pháp luận ....................................................................................................2 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu............................................................................................3 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây...............................................................3 2.1. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................................3 2.1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro..............................................................4 2.1.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả và vốn.................................................................4 2.1.3. Mối quan hệ giữa vốn và rủi ro ......................................................................4 2.1.4. Mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn .....................................................5 2.2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước .....................................................................5 2.2.1. Các nghiên cứu về rủi ro .................................................................................5 2.2.2. Các nghiên cứu về tính hiệu quả ....................................................................7 2.2.3. Các nghiên cứu về vốn ....................................................................................9 2.2.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn ....................9 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 12 3.1. Phương pháp đo lường tính hiệu quả ................................................................. 12 3.1.1. Tổng quan các phương pháp đo lường tính hiệu quả ............................... 12 3.1.2. Đo lường bằng phương pháp phi tham số DEA........................................ 13 3.1.3. Đo lường bằng phương pháp tham số SFA ............................................... 17 3.1.4. Đo lường bằng chỉ số Malmquist ................................................................ 18 3.2. Phương pháp đo lường mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn ................. 20 3.2.1. Tổng quan phương pháp đo lường mối quan hệ ....................................... 20 3.2.2. Đo lường mối quan hệ bằng mô hình hồi quy ba giai đoạn (3SLS) ....... 21 3.3. Mô hình nghiên c ứu.............................................................................................. 22 3.4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 22 iii 3.5. Biến số nghiên cứu ............................................................................................... 23 4. Tổng quan hệ thống ngân hàng Việt Nam và kết quả nghiên cứu ......................... 29 4.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam ..................................................... 29 4.1.1. Vốn chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại Việt Nam .............................. 29 4.1.2. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam........................... 32 4.1.3. Rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam............................................................. 36 4.1.4. Việt Nam và hiệp ước Basel II .................................................................... 38 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 41 4.2.1. Đo lường các biến ......................................................................................... 41 4.2.2. Kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật của hệ thống ngân hàng Việt Nam 41 4.2.3. Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn ........ 51 5. Kết luận ......................................................................................................................... 62 5.1. Tổng kết đề tài....................................................................................................... 62 5.2. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam ..................................... 63 5.2.1. Các giải pháp kiến nghị cho chính phủ: ..................................................... 63 5.1.2. Định hướng phát triển ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2020... 63 5.1.3. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020................................................................................................................... 64 5.3. Hạn chế bài nghiên cứu........................................................................................ 68 5.4. Định hướng phát triển đề tài................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................i PHỤ LỤC ............................................................................................................................. v iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bảng viết tắt DEA SFA Viết đầy đủ Tiếng Anh Data Enveloping Analysis Stochastic Frontier Analysis 3SLS Three-stage least square NHTMNN NHTMCP TE PTE STE Technical Efficiency Pure Technical Efficiency Scale Technical Efficiency PROD LLPTL VOA VOE EFF OBSOTA Productivity Loan-loss provision as a fraction to total loans Volatility of ROA Volatility of ROE Efficiency Non-traditional activity LP C(3) Labour Concentration BSD Banking sector development SMD Stock market development IR GDPG Inflation rate GDP growth Viết đầy đủ Tiếng Việt Phân tích bao dữ liệu Phân tích biên ngẫu nhiên Hồi quy nhỏ nhất ba giai đoạn Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật thuần Hiệu quả kỹ thuật theo quy mô Năng suất Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ Độ lệch chuẩn ROA Độ lệch chuẩn ROE Hiệu quả Hoạt động phi truyền thống Lao động Mức độ tập trung ngân hàng Tăng trưởng ngành ngân hàng Tăng trưởng thị trường chứng khoán Tỷ lệ lạm phát Tăng trưởng GDP v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bảng giả định tương quan giữa các biến....................................................... 27 Bảng 3.2 Tóm tắt mô tả các biến sử dụng trong mô hình............................................ 27 Bảng 4.1: Phân loại ngân hàng theo vốn điều lệ .......................................................... 30 Bảng 4.2: So sánh chi phí ho ạt động với các quốc gia khác ....................................... 34 Bảng 4.3: Các yếu tố tác động rủi ro tín dụng trong ngân hàng ................................. 37 Bảng 4.4: Các yếu tố đầu vào và đầu ra trong đo lường hiệu quả kỹ thuật .............. 42 Bảng 4.5: Tóm tắt phương pháp áp dụng cho các cách tính hiệu quả kỹ thuật ........ 42 Bảng 4.6: Kết quả của tính hiệu quả kỹ thuật NHTM Việt Nam (2007-2012) ........ 43 Bảng 4.7: Kết quả trung bình của các loại hiệu quả kỹ thuật ..................................... 46 Bảng 4.8: Độ lệch chuẩn của các loại hiệu quả kỹ thuật ............................................. 48 Bảng 4.9: Kết quả thay đổi kỹ thuật (PROD) ............................................................... 49 Bảng 4.10: Giá trị trung bình thay đổi kỹ thuật của các ngân hàng. .......................... 50 Bảng 4.11: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu .......................................................... 51 Bảng 4.12: Bảng kết quả kiểm định độ tương quan đại diện cho 20 bảng kiểm định độ tương quan trong từng mô hình ................................................................................. 52 Bảng 4.13: Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả; trong đó, tính hiệu quả được đo lường bằng TE. .................................................................... 53 Bảng 4.14: Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả; trong đó, tính hiệu quả được đo lường bằng PTE................................................................... 54 Bảng 4.15: Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả; trong đó, tính hiệu quả được đo lường bằng STE................................................................... 55 Bảng 4.16: Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả; trong đó, tính hiệu quả được đo lường bằng PROD ............................................................... 56 Bảng 4.17: Kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả; trong đó, tính hiệu quả được đo lường bằng TE (SFA). ........................................................ 57 Bảng 4.18: Thống kê ý nghĩa kết quả ............................................................................ 60 vi DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ Hình 4.1: Đường định mực theo phương pháp phân tích đường bao ........................ 13 Hình 4.2: Biểu đồ diễn tả sự thay đổi của VCSH và vốn điều lệ của khối NHTM cổ phần .................................................................................................................................... 31 Hình 4.3: Lợi nhuận sau thuế năm 2011 và 2012......................................................... 33 Hình 4.4: Các thước đo lợi nhuận sau thuế ................................................................... 33 Hình 4.5: Biểu đồ phân loại chi phí hoạt động ............................................................. 35 Hình 4.6: Biểu đồ gia tăng số lượng nhân viên ngành ngân hàng.............................. 35 Hình 4.7: Biểu đồ gia tăng nợ xấu.................................................................................. 36 Hình 4.8: Khuôn khổ hiệp ước Basel ............................................................................. 38 Hình 4.9: Biểu đồ nhận thức thực hiện khung giám sát Basel II ................................ 39 Hình 4.10: Phương pháp tính yêu cầu vốn cho tín dụng ............................................. 40 Hình 4.11: Phương pháp tính rủi ro của các khu vực thành viên BIS ....................... 40 Hình 4.12: Trung bình các thước đo hiệu quả kỹ thuật ............................................... 47 Hình 4.13: Biểu đồ giá trị độ lệch chuẩn của các loại hiệu quả kỹ thuật .................. 48 Hình 4. 14: Biểu đồ tăng trưởng giá trị hiệu quả .......................................................... 50 1 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng được xem là hệ thống tuần hoàn vốn đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng biệt này, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong thời kỳ suy thoái mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước thì vai trò của ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong một nền kinh tế tăng trưởng chậm, dòng tiền lưu thông gặp nhiều trở ngại thì ngân hàng sẽ phải phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình là nơi trao đổi, điều tiết lưu thông tiền tệ: đem nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thêm vào đó, ngân hàng còn đóng vai trò là một kênh điều tiết, thực thi các chính sách tiền tệ của nhà nước đến nền kinh tế nhằm ổn định, kiểm soát thị trường. Như vậy, trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn thì ngân hàng càng thể hiện vai trò “trái tim” luân chuyển “máu” trong nền kinh tế. Nếu tính từ năm 1990 khi hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp thì hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ vừa hơn hai mươi năm hoạt động. Với tuổi đời còn khá trẻ đó thì chắc chắn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi rơi vào những cuộc khủng hoảng. Thực tế hiện nay cho thấy rằng, ngành ngân hàng đang phải đối mặt với những thách thức rất là to lớn. Những thách thức đó đến từ hai phía: thứ nhất – ngoại tác, nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính đang gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc đại khủng hoảng; thứ hai: năng lực nội tại của ngân hàng không đủ mạnh để có thể đứng vững trước những khó khăn đến từ thị trường. Đứng trên góc độ của một nhà quản lý ngân hàng thì chúng ta rất khó thay đổi tác động của những yếu tố ngoại tác đến từ nền kinh tế vì khó khăn này là thách thức của nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam, những việc chúng ta có thể làm là củng cố và phát huy sức mạnh nội tại của ngành ngân hàng, nếu làm được điều đó thì chúng ta mới hy vọng sớm đưa nền kinh tế ra khỏi khó khăn. 2 Đứng trước bài toán củng cố sức mạnh nội tại của ngành ngân hàng, chúng tôi nhận thấy cần có một nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống ngân hàng. Ba yếu tố tác động lên sự bền vững của ngân hàng đó là tính hiệu quả, mức độ rủi ro và vốn. Với những định hướng trên, chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, rủi ro và vốn: Bằng chứng thực nghiệm của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu định lượng đo lường mối quan hệ giữa tính hiệu quả, mức độ rủi ro và vốn, chúng tôi hy vọng đề tài có thể đáp ứng được các mục tiêu sau đây: - Thứ nhất, cung cấp một cái nhìn tổng quan về ba yếu tố: tính hiệu quả, mức độ rủi ro và vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Thứ hai, chúng tôi muốn đưa ra một công cụ hỗ trợ cho quyết định của các nhà quản lý ngân hàng. Đặc biệt là những quyết định liên quan đến ba yếu tố đã đề cập ở trên. Từ đó giúp cho việc quản trị của họ được thực hiện dễ dàng hơn. - Thứ ba, từ kết quả thực nghiêm của bài nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đưa ra những kiến nghị, khuyến cáo chính xác nhằm củng cố tình bền vững cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu chính: - Các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động có hiệu quả hay không? Nếu có thì hình thức ngân hàng nào sẽ hoạt động hiệu quả hơn, NHTMNN hay NHTMCP ? - Giữa tính hiệu quả, mức độ rủi ro và vốn có tồn tại mối quan hệ với nhau hay không ? Nếu có thì mối quan hệ đó như thế nào ? - Nếu giải quyết được hai câu hỏi trên, chúng tôi sẽ có những giải pháp, kiến nghị, hướng đi cụ thể để giải quyết những vấn đề về vốn, rủi ro và tính hiệu quả mà ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt. 1.4. Phương pháp luận Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ trình bày đánh giá tính hiệu quả của ngân hàng thông qua hai phương pháp chính, đó là phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envenlopment Annalyst - DEA) và phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis – SFA) 3 Sau khi đánh giá được mức độ hiệu quả, chúng tôi áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu ba giai đoạn (Three-stage least square – 3SLS) để đo lường mối quan hệ giữa ba yếu tố quy mô vốn, tính hiệu quả và mức độ rủi ro của ngành ngân hàng. 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu Kết cấu toàn bài nghiên cứu bao gồm 5 phần chính: - Phần 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu - Phần 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các bài nghiên cứu trước - Phần 3: Phương pháp nghiên cứu - Phần 4: Áp dụng mô hình tại Việt Nam - Phần 5: Kết luận Trong đó, phần 1 sẽ cho thấy được mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu thông qua các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra và những phương pháp luận được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm những phương pháp nào. Phần 2 đưa ra một cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và hiệu quả được đúc kết từ các bài nghiên cứu trước đây bên cạnh đó sẽ trình bày một cách chi tiết hơn về vấn đề này qua mỗi bài nghiên cứu. Phần 3 sẽ lần lượt giới thiệu về phương pháp nghiên cứu. Đến với phần 4, chúng tôi sẽ ứng dụng mô hình thực nghiệm tại Việt Nam. Đồng thời, phác thảo một bức tranh toàn cảnh về tình hình thị trường ngân hàng trong những năm gần đây, áp dụng các phương pháp trên để kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa ba yếu tố. Phần 5 sẽ đúc kết lại những nội dung quan trọng đã trình bày xuyên suốt trong bài nghiên cứu, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp cũng như định hướng phát triển mở rộng cho bài nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Phần 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro, quy mô vốn và tính hiệu quả của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó ở phần này cũng sẽ đưa ra những kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây về từng yếu tố rủi ro, vốn và tính hiệu quả cũng như mối quan hệ giữa ba yếu tố này. 2.1. Cơ sở lý thuyết Ngành ngân hàng được xem như huyết mạch của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống tài chính của một quốc gia. Để gia tăng tính 4 hiệu quả, nhiều quốc gia đã tiến hành một số cải cách nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh hơn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu của Hellmann & cộng sự (2000), Salas & Saurina (2003) và Goddard & Wilson (2009) cho rằng môi trường cạnh tranh hơn sẽ đưa đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, bởi vì trên thực tế sức mạnh thị trường và giá trị vốn điều lệ của những ngân hàng này bị giảm xuống. Chính vì thế, tỷ lệ an toàn vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho mục tiêu cân đối rủi ro mà mỗi chính phủ cần quan tâm. 2.1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro Theo Berger & De Young (1997) và Williams (2004) thì mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro nghịch chiều nhau. Trên thực tế, mức độ hiệu quả thấp sẽ buộc các ngân hàng đẩy mạnh lợi nhuận của mình bằng cách tham gia vào các hợp đồng tín dụng có rủi ro cao để hưởng được tỷ suất sinh lợi cao hơn; ngược lại, sự tăng lên trong rủi ro tín dụng sẽ khiến cho các ngân hàng gánh chịu thêm nhiều khoản chi phí phát sinh cũng như nỗ lực để giám sát các khoản nợ xấu, từ đó đưa đến mức độ hiệu quả thấp. Tuy nhiên, Altunbas & cộng sự (2007) báo cáo rằng những ngân hàng hoạt động hiệu quả có xu hướng chấp nhận mức rủi ro cao hơn, trong khi những ngân hàng kém hiệu quả hơn lại có mức rủi ro tín dụng thấp hơn. 2.1.2. Mối quan hệ giữa hiệu quả và vốn Đối với những ngân hàng hoạt động có hiệu quả cung cấp cho họ khả năng thuận lợi để tăng nguồn vốn trong tương lai. Tuy nhiên, đối với những ngân hàng thiếu vốn, vì trên thực tế tính hiệu quả của những ngân hàng này thấp do chi phí hoạt động cao buộc các giám đốc tài chính của ngân hàng phải cân đối lại chi phí bằng cách giảm số lượng vốn có chi phí sử dụng đắt đỏ. Cũng từ nghiên cứu của Altunbas & cộng sự (2007), bằng chứng thực nghiệm không chỉ cho thấy những ngân hàng kém hiệu quả có mức rủi ro tín dụng thấp hơn mà còn có mức vốn cao hơn. Trong khi đó, lập luận được đưa ra phía trên là mối liên hệ giữa hiệu quả và vốn cùng chiều với nhau. 2.1.3. Mối quan hệ giữa vốn và rủi ro Như đã đề cập, cạnh tranh có thể đưa đến mức độ rủi ro gánh chịu cao hơn, do đó cơ quan quản lý buộc các ngân hàng phải nắm giữ mức vốn lớn bằng cách quy định mức vốn tối thiểu. Trái lại, những yêu cầu về việc nắm giữ vốn cao hơn của cơ 5 quan quản lý có thể được các ngân hàng phản hồi bằng cách gia tăng rủi ro danh mục của mình. Ở khía cạnh khác, giả thuyết về rủi ro đạo đức cho rằng những nhà quản lý thường có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi mức vốn của ngân hàng thấp hơn. Bằng chứng thực nghiệm từ hai nghiên cứu của Demsetz & cộng sự (1996) và Salas & Saurina (2003) cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của vốn lên mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng, kết quả này phù hợp với giả thuyết rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, cũng kiểm tra về tác động này, Shrieves & Dahl (1992), Editz & cộng sự (1998) và Rime (2001) lại cho rằng những quy định về vốn có hiệu quả trong việc làm gia tăng tỷ lệ vốn nhưng không làm cho rủi ro danh mục tăng lên. Nghiên cứu gần đây nhất của Haq & Heaney (2012) tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa vốn và rủi ro tín dụng. Tóm lại, giữa các nghiên cứu trước đây vẫn chưa có sự đồng nhất về vấn đề gia tăng vốn có làm cho rủi ro gánh chịu của các ngân hàng giảm xuống hay không. 2.1.4. Mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn Kết hợp ba mối quan hệ nêu trên, chúng tôi đưa ra lập luận cho tác động của vốn và hiệu quả lên hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng như sau: Những ngân hàng hiệu quả với mức vốn cao thường rơi vào tình trạng chủ quan, các khoản tín dụng không được giám sát một cách chặt chẽ, do đó đưa đến mức rủi ro tín dụng cao hơn. Trong khi đó, những ngân hàng kém hiệu quả với quy mô vốn thấp có xu hướng tăng mức rủi ro tín dụng gánh chịu để tối đa thu nhập của mình. 2.2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước 2.2.1. Các nghiên cứu về rủi ro Wall & Peterson (1988) nghiên cứu xem quy định vốn được đặt ra bởi cơ quan quản lý ngân hàng liên bang Mỹ trong năm 1988 có mang tính ràng buộc đối với những ngân hàng hay không, bằng chứng lý thuyết cho rằng nếu các tổ chức ngân hàng bị ràng buộc bởi những quy định này sẽ có thể làm tăng rủi ro tài sản. Tác giả sử dụng hai mô hình - mô hình quản trị và mô hình thị trường - về những thay đổi trong tỷ lệ vốn cổ phần trên tài sản của ngân hàng và kiểm tra bằng ước lượng loglikelihood tối đa. Kết quả: những quy định về vốn sẽ làm tăng rủi ro về tài sản. 6 Jeitschko & Jeung (2005) nghiên cứu về những động cơ khuyến khích những ngân hàng chấp nhận nắm giữ rủi ro. Tác giả chỉ sử dụng một mô hình nhưng kết hợp ba động cơ khác nhau của ba bên – cơ quan quản lý ngân hàng, cổ đông, và nhà quản lý – để xác định rủi ro của một ngân hàng. Ngoài ra, tác giả xây dựng bốn giả thuyết khác nhau dựa trên những đặc tính của rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Kết luận: rủi ro ngân hàng giảm hay tăng so với vốn phụ thuộc vào sự tác động tương đối của ba bên trong việc xác định rủi ro tài sản và nhiều giả định tham số khác về rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Boyd & De Nicolo (2007) nghiên cứu về hai mô hình. Mô hình đầu tiên dự báo mối quan hệ nghịch giữa rủi ro phá sản và trạng thái tập trung của ngân hàng, điều này cho thấy sự đánh đổi giữa cạnh tranh và ổn định. Mô hình thứ hai dự báo mối quan hệ thuận, nghĩa là không có sự đánh đổi ở đây. Cả hai mô hình đều có thể dự báo mối quan hệ nghịch giữa tình trạng tập trung và tỷ lệ nợ trên tài sản của ngân hàng, và mối quan hệ phi tuyến giữa tình trạng tập trung và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Để kiểm tra thực nghiệm dự báo của hai mô hình trên, tác giả sử dụng mẫu dữ liệu chéo của 2500 ngân hàng Mỹ trong năm 2003 và dữ liệu bảng của 2600 ngân hàng trong 134 quốc gia phi công nghiệp trong giai đoạn 1993-2004. Kết quả: rủi ro phá sản thuận chiều với tình trạng tập trung của ngân hàng, tỷ lệ nợ trên tài sản nghịch chiều với sự tập trung của ngân hàng, và khả năng sinh lợi thuận chiều với tình trạng tập trung của ngân hàng. Festic & cộng sự (2011) tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng là một trong những hiện tượng phổ biến trong những năm gần đây ở Trung và Đông Âu. Những đánh giá hỗ trợ cho nhận định trên cho rằng tăng trưởng tín dụng và tổng số tài trợ có sẵn có thể tổn hại đến hiệu suất của ngân hàng và làm xấu đi những khoản nợ xấu, điều này có thể do tình trạng quá nóng của nền kinh tế ở các quốc gia này. Chu kỳ hiệu suất của lĩnh vực ngân hàng và tăng trưởng hoạt động kinh tế cao là tín hiệu của một nền kinh tế phát triển quá mức, do đó khi sự phát triển này chậm lại có thể dẫn đến sự tăng tốc trong tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu. Haq & Heaney (2012) sử dụng thông tin của 117 tổ chức tài chính trong 15 quốc gia ở Châu Âu trên thời kỳ 1996-2010 để nghiên cứu về những nhân tố xác định rủi ro ngân hàng, bao gồm: vốn, giá trị vốn điều lệ, hoạt động ngoại bảng, tỷ lệ chi trả cổ tức và quy mô ngân hàng. 7 Kết quả: có mối quan hệ phi tuyến giữa vốn và rủi ro ngân hàng. Độ nhạy cảm của rủi ro ngân hàng tăng lên đối với vốn ngân hàng và những hoạt động ngoại bảng; và giảm xuống đối với giá trị vốn điều lệ. Nhưng trong suốt thời kỳ khủng hoảng, cả vốn ngân hàng và giá trị vốn điều lệ đều tác động tiêu cực lên rủi ro ngân hàng. 2.2.2. Các nghiên cứu về tính hiệu quả Fare & cộng sự (1994) phân tích về tốc độ tăng trưởng năng suất trong 17 quốc gia OECD trên thời kỳ 1979-1988. Phương pháp DEA được dùng để tính các chỉ số năng suất Malmquist. Phương pháp này tách thành hai đo lường thành phần: thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả. Kết quả: tăng trưởng năng suất ở Mỹ cao hơn một chút so với mức trung bình, do thay đổi kỹ thuật. Tăng trưởng năng suất ở Nhật cao nhất trong mẫu, do thay đổi hiệu quả. Fu & Heffernan (2007) sử dụng phương pháp SFA để nghiên cứu về hiệu quả X của chi phí trong ngành ngân hàng ở Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2002. Mục tiêu là để đánh giá xem những hình thức sở hữu khác nhau và những cải cách ngân hàng có tác động đến hiệu quả X hay không. Kết quả: những ngân hàng hoạt động 40-60% dưới đường biên hiệu quả X. Tính trung bình, những ngân hàng cổ phần có hiệu quả X cao hơn những ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, hiệu quả X thường cao trong thời kỳ đầu của cuộc cải cách ngân hàng. Ariff & Can (2008) sử dụng kỹ thuật DEA để phân tích dữ liệu từ năm 1995 đến 2004 nhằm nghiên cứu tính hiệu quả của chi phí và lợi nhuận của 28 ngân hàng thương mại Trung Quốc. Tác giả xem xét ảnh hưởng của hình thức sở hữu, quy mô ngân hàng, rủi ro, khả năng sinh lợi và những thay đổi môi trường hoạt động lên tính hiệu quả của ngân hàng bằng hồi quy Tobit. Kết quả: các mức hiệu quả lợi nhuận thấp hơn hiệu quả chi phí. Điều này cho thấy tính kém hiệu quả trong yếu nhất về mặt doanh thu. Tính trung bình, những ngân hàng cổ phần hoạt động hiệu quả hơn những ngân hàng nhà nước, trong khi những ngân hàng quy mô trung bình có hiệu quả đáng kể hơn so với những ngân hàng quy mô nhỏ và lớn. Hu, Su & Chen (2008) sử dụng kỹ thuật DEA để kiểm tra hiệu quả chi phí toàn bộ ngân hàng Trung Quốc bằng cách tính đến tác động của những biến vĩ mô. 8 Kết quả: không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả chi phí giữa các ngân hàng. Những ngân hàng cổ phần có hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật cao hơn những ngân hàng nhà nước. Sau sự kiện gia nhập WTO và khủng hoảng tài chính năm 1997, hiệu quả của những ngân hàng ở quốc gia này đã giảm xuống. Yao & Jiang (2010) sử dụng phương pháp SFA để kiểm tra tính hiệu quả ngân hàng ở Trung Quốc, đặc biệt chú ý tới hình thức sở hữu, tác động chọn lọc và những tác động của việc thay đổi quản trị lên hiệu quả của ngân hàng. Hiệu quả ngân hàng được cải thiện trên thời kỳ 1995-2008. Những hiệu quả trung bình về chi phí và lợi nhuận được ước lượng khoảng 74% và 63%. Những ngân hàng thương mại cổ phần và những ngân hàng thương mại thành phố hoạt động tốt hơn những ngân hàng thương mại nhà nước. Kết luận: sự tham gia sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực lên lợi nhuận trong dài hạn, trong khi những dịch vụ đầu ra công chúng giúp nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn. Những phát hiện nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho việc cải cách ngân hàng trong tương lai ở Trung Quốc do hậu quả của khủng hoảng tài chính để lại. Delis & cộng sự (2011) xem xét về mối quan hệ giữa khuôn khổ quy định – giám sát và năng suất của những ngân hàng trong 22 quốc gia trên thời kỳ 1999-2009. Bài viết sử dụng phương pháp DEA để ước lượng chỉ số Malmquist kết hợp với hồi quy bootstrap. Kết quả: những quy định về vốn và giám sát hoạt động ngân hàng đã có tác động tích cực lên năng suất ngân hàng. Rouissi & Raoudha (2011) sử dụng kỹ thuật SFA để nghiên cứu về mức độ hiệu quả của những ngân hàng thương mại trong nước so với những ngân hàng thương mại nước ngoài ở Pháp. Tác giả phân tích hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí những hai loại ngân hàng này, bao gồm 62 ngân hàng trong nước và 40 ngân hàng nước ngoài trong thời kỳ 2000-2007. Kết quả: những ngân hàng nước ngoài có hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận cao hơn những ngân hàng trong nước. So sánh chỉ số hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận cho thấy những ngân hàng nước ngoài quản lý tốt hơn về hiệu quả lợi nhuận chủ yếu là do hiệu quả chi phí cao hơn. Còn hiệu quả lợi nhuận của những ngân hàng trong nước là do hiệu quả doanh thu cao hơn. 9 2.2.3. Các nghiên cứu về vốn Shrieves & Dahl (1990) xem xét các tiêu chuẩn quy định về vốn có ảnh hưởng đến sự huy động vốn cổ phần từ bên ngoài vào các ngân hàng hay không. Quy mô mẫu được sử dụng bao gồm 753 quan sát (số lần phát hành cổ phần) trong suốt hai năm 1986 và 1987. Kết quả: những quy định vốn tối thiểu ảnh hưởng đến những quyết định tài trợ của các ngân hàng. Rime (2001) chủ yếu nghiên cứu xem những ngân hàng Thụy Sĩ phản ứng như thế nào đối với những ràng buộc về vốn được đặt ra bởi cơ quan quản lý. Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời để phân tích mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tại những ngân hàng này. Kết quả: quy định về vốn làm cho những ngân hàng gia tăng vốn nhưng không tác động đến mức độ rủi ro. Barrios & Blanco (2003) phân tích xem các ngân hàng thiết lập tỷ lệ vốn – vốn cổ phần trên tổng tài sản – của họ như thế nào. Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả xây dựng hai mô hình lý thuyết, mô hình thứ nhất dành cho những ngân hàng không bị tác động bởi quy định an toàn vốn và mô hình thứ hai dành cho những ngân hàng bị tác động bởi quy định an toàn vốn. Sau đó, tác giả kiểm tra những mô hình này bằng ước lượng mô hình bất cân xứng và sử dụng cơ sở dữ liệu từ những ngân hàng thương mại ở Tây Ban Nha. Kết quả: hai mô hình trên đều chứng minh được sự tồn tại của tỷ lệ vốn tối ưu. Gropp & Heider (2010) nghiên cứu về những yếu tố quyết định của cấu trúc vốn những ngân hàng lớn ở Mỹ và Châu Âu. Những kết quả tìm thấy có sự đồng nhất đáng quan tâm về mặt thống kê lẫn tầm quan trọng kinh tế. Kết quả: những quy định về vốn chỉ có tầm quan trọng xếp thứ hai đối với cấu trúc vốn ngân hàng. 2.2.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả và vốn Berger & De Young (1997) sử dụng phương pháp nhân quả Granger để nghiên cứu về mối liên hệ giữa cho vay, hiệu quả và vốn cho mẫu ngân hàng Mỹ trên thời kỳ 1985-1994. 10 Kết quả: những sụt giảm trong hiệu quả chi phí dẫn đến những gia tăng trong vấn đề cho vay, đặc biệt là những ngân hàng có mức vốn thấp hơn; bên cạnh đó, mức độ cho vay cao hơn dẫn đến sự giảm xuống trong hiệu quả chi phí. Kwan & Eisenbeis (1997) sử dụng phương pháp hệ phương trình đồng thời để đo lường mối quan hệ giữa hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả: tính kém hiệu quả có tác động tích cực lên cả rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, ngoài ra nó cũng có tác động tích cực lên vốn. Williams (2004) sử dụng phương pháp nhân quả Granger để nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề cho vay, hiệu quả chi phí và vốn của những ngân hàng tiết kiệm Châu Âu trong giai đoạn 1990-1998. Kết quả: chất lượng những khoản cho vay kém đối với những ngân hàng không được quản lý tốt. Berger & cộng sự (2006) phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả ngân hàng bằng mô hình hệ phương trình đồng thời và sử dụng dữ liệu từ những ngân hàng Mỹ. Kết quả: những ngân hàng có cấu trúc vốn nghiêng về nợ nhiều sẽ làm giảm hiệu quả của ngân hàng. Altunbas & cộng sự (2007) sử dụng phương pháp hệ phương trình đồng thời để nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn, dự phòng rủi ro tín dụng và hiệu quả chi phí cho những ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1992-2000. Kết quả: những ngân hàng với hiệu quả cao hơn có xu hướng gánh chịu mức độ rủi ro cao hơn, trong khi những ngân hàng kém hiệu quả hơn có mức độ vốn cao hơn và mức độ rủi ro tín dụng thấp hơn. Deelchand & Padgett (2009) nghiên cứu về những yếu tố quyết định của hành vi chấp nhận rủi ro và phân tích mối quan hệ với vốn và tính hiệu quả trong những ngân hàng Nhật. Tác giả tập trung vào những ngân hàng hợp tác vì chúng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng Nhật Bản, và sử dụng hệ phương trình đồng thời để ước lượng mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và tính kém hiệu quả trong mô hình này, trong đó tác giả dùng phương pháp bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS) để đo lường tính hiệu quả với dữ liệu bảng của 263 ngân hàng hợp tác Nhật trong thời kỳ 2003-2006. 11 Kết quả: phát hiện mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro và cấp độ vốn. Những ngân hàng kém hiệu quả hoạt động với vốn lớn hơn và gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Điều này phản ánh vấn đề rủi ro đạo đức tồn tại trong hệ thống ngân hàng thông qua sự khai thác lợi ích từ bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, những ngân hàng lớn hơn nắm giữ ít vốn hơn gánh chịu rủi ro nhiều hơn và kém hiệu quả hơn. Fiordelisi & cộng sự (2011a) sử dụng phương pháp nhân quả Granger để xem xét tính hiệu quả và rủi ro trong những ngân hàng đầu tư ở 10 quốc gia phát triển trên thời kỳ 2000-2008. Tác giả kiểm tra xem cạnh tranh cao và chi phí kém hiệu quả có làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng không ? Ngược lại, rủi ro mất khả năng thanh toán và mức độ vốn hóa có dẫn đến cạnh tranh về giá cao hơn và hiệu quả chi phí thấp hơn không ? Kết quả: cạnh tranh về giá còn khá hạn chế trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư khắp thế giới. Mặc dù tính ổn định của ngân hàng là do áp lực cạnh tranh còn thấp, nhưng các ngân hàng này đã dần biểu lộ hành vi chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Fiordelisi & cộng sự (2011b) sử dụng kỹ thuật nhân quả Granger để đánh giá mối quan hệ giữa vốn, hiệu quả và rủi ro cho mẫu ngân hàng thương mại Châu Âu trên thời kỳ 1995-2007. Kết quả: những ngân hàng kém hiệu quả điển hình có mức độ rủi ro cao hơn và mức độ vốn cao hơn làm tăng hiệu quả ngân hàng. Yong Tan & Christos (2013) nghiên cứu về mối quan hệ tính hiệu quả, rủi ro và vốn đối với những ngân hàng thương mại Trung Quốc. Tác giả sử dụng ba chỉ số đại diện cho tính hiệu quả, bốn chỉ số đại diện cho rủi ro và áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu ba giai đoạn (3SLS) để đánh giá mối quan hệ này. Kết quả: mối quan hệ tích cực giữa rủi ro và tính hiệu quả, mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro và mức độ vốn hóa trong lĩnh vực ngân hàng ở Trung Quốc. Như vậy, phần 2 đã cho thấy được mối quan hệ giữa rủi ro, vốn và tính hiệu quả. Trong đó, đối với những ngân hàng có mức rủi ro cao thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ yêu cầu họ nắm giữ mức vốn cao hơn để phòng ngừa cho những thiệt hại có thể xảy ra; ngược lại, việc ấn định mức vốn cao hơn sẽ đưa đến hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Ở một khía cạnh khác, những ngân hàng có hiệu quả thấp có xu hướng tham gia vào các hợp đồng rủi ro cao nhằm đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn, đến lượt những ngân hàng có mức độ rủi ro cao phải gánh chịu các chi phí phát 12 sinh làm cho tính hiệu quả thấp. Cuối cùng, những ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ cung cấp cho họ khả năng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trong tương lai, tuy nhiên những ngân hàng kém hiệu quả sẽ đưa đến một mức vốn thấp hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Nếu như phần hai đã nói đến các cơ sở lý thuyết đồng thời kết quả của các bài nghiên cứu trước thì phần này chúng tôi sẽ trình bày rõ về phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sẽ áp dụng nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu mô hình, những giả thuyết nghiện cứu cũng như các biến số mà chúng tôi sẽ sử dụng trong bài nghiên cứu. 3.1. Phương pháp đo lường tính hiệu quả 3.1.1. Tổng quan các phương pháp đo lường tính hiệu quả Phân tích bao dữ liệu (Data Enveloping Analysis – DEA) Phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phi tham số dùng để đo lường tính hiệu quả giữa các công ty với nhau. Phương pháp này giúp tạo ra một tập hợp biên các công ty hiệu quả và so sánh nó với các công ty không hiệu quả để đo được độ đo hiệu quả. Một điểm nổi bật của phương pháp DEA là nó cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính các độ đo hiệu quả. Theo DEA thì một công ty hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1, ngược lại công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ có giá trị nhỏ hơn 1. Ưu điểm: - DEA áp dụng được cả với biến định tính. - DEA áp dụng được với mẫu nghiên cứu nhỏ. - Kết quả thu nhận được từ kết quả DEA là một kết quả thực tế Nhược điểm: - DEA không tính đến yếu tố sai số hay nhiễu. - DEA đo lường hiệu quả tương đối giữa các công ty với nhau, do đó nếu một công ty có chỉ số hiệu quả là 1 thì không có nghĩa là công ty đó đã tối ưu trên thực tế, mà nó chỉ hơn các công ty khác trong phạm vi nghiên cứu. Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis – SFA) Phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) là phương pháp tham số được dùng để đo lường tính hiệu quả. Khác với DEA, SFA có tính đến phần dư hoặc nhiễu, do đó nó 13 cho thấy được sự khác biệt giữa mức độ sản xuất thực tế và đường giới hạn sản xuất ước tính. Tuy nhiên, phương pháp SFA chỉ định cụ thể mối quan hệ hay dạng hàm giữa đầu vào-đầu ra, điều này có thể là một yếu điểm khi so sánh với DEA vì trong các ngành hoạt động dịch vụ phức tạp như ngân hàng có rất nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào – đầu ra là không xác định, đặc biệt khi xem xét mối quan hệ đồng thời của nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, do đó có thể cho những kết luận sai nếu việc chỉ định dạng hàm không đúng. 3.1.2. Đo lường bằng phương pháp phi tham số DEA Phương pháp phân tích đường bao sẽ thực hiện việc so sánh hiệu quả sản xuất giữa các đơn vị để từ đó tìm kiếm đường sản xuất tốt nhất trong điều kiện thực tế, đây chính là đường định mức trong phuơng pháp phân tích đường bao Hình 4.1: Đường định mực theo phương pháp phân tích đường bao Các đơn vị có kết quả sản xuất nằm trên đường định mức là đơn vị có hiệu quả sản xuất tốt nhất (điểm A), có hệ thống quản lý sản xuất tối ưu nhất trong số các đơn vị tham gia vào quá trình so sánh. Khi đó đơn vị này được gọi là đạt định mức theo phương pháp phân tích đường bao. Các đơn vị có điểm sản xuất nằm phía ngoài đuờng định mức (điểm B, C, D) là các đơn chị chưa đạt được định mức theo phương pháp phân tích đường bao.  Tính giá trị định mức bằng phương pháp phân tích đường bao Nếu các đơn vị sản xuất nhiều đầu ra sử dụng nhiều yếu tố đầu vào, hiệu quả của các DMUj được xác định là tỷ số giữa một tổng đầu ra theo trọng số và một tổng đầu vào theo trọng số. 14 Ký hiệu H = {1,2,…,s} là tập các yếu tố sản xuất (đầu vào) và K = {1,2,…,m} là tập các đầu ra tương ứng. Nếu xij, i ∈ H, biểu thị số lượng đầu vào thứ i được sử dụng bởi DMUj và yrj, r ∈ K, biểu thị số lượng đầu ra r thu được. Với mỗi DMU có thể xác định tổng đầu vào và tổng đầu ra dự tính theo trọng số, giả sử với DMUj đầu vào dự tính và đầu ra dự tính như sau: Đầu vào dự tính = 𝑣1 𝑥1𝑗 + ⋯ + 𝑣𝑠 𝑥𝑠𝑗 Đầu ra dự tính = 𝑢1 𝑦1𝑗 + ⋯ + 𝑢𝑚 𝑦𝑚𝑗 Và khi đó thì hiệu quả tuyệt đối của DMUj được xác định bằng công thức: 𝜃𝑗 = Đầ𝑢 𝑟𝑎 𝑑ự 𝑡í𝑛ℎ Đầ𝑢 𝑣à𝑜 𝑑ự 𝑡í𝑛ℎ = 𝑢1 𝑦1𝑗 + 𝑢2 𝑦2𝑗 … + 𝑢𝑚 𝑦𝑚𝑗 𝑣1 𝑥1𝑗 + 𝑣2 𝑥2𝑗 … + 𝑣𝑠 𝑥𝑠𝑗 = ∑𝑟 ∈ 𝐾 𝑢𝑟 𝑦𝑟𝑖 ∑𝑖 ∈ 𝐻 𝑣𝑖 𝑥𝑖𝑗 Trong đó: 𝜃𝑗 hiệu quả tuyệt đối của DMUj 𝑢1 , 𝑢2 , … , 𝑢𝑚 là các trọng số của các yếu tố đầu ra cho DMUj 𝑣, 𝑣2 , … , 𝑣𝑠 là các trọng số của các yếu tố đầu vào cho DMUj Từ kết quả tính toán hiệu quả tuyệt đối của từng DMU, phương pháp phân tích đường bao sẽ so sánh và tính toán hiệu quả tương đối giữa các DMU trong tập tham khảo. Hiệu quả tương đối của từng DMU sẽ được xác định bằng cách so sánh với DMU có hiệu quả tuyệt đối cao nhất, khi đó giá trị hiệu quả tương đối của các DMU sẽ nằm trong khoảng [0;1]. 𝜃𝑗∗ = 𝜃𝑗 𝜃𝑚𝑎𝑥 𝜃𝑗∗ : giá trị hiệu quả tương đối của DMUj 𝜃𝑗: giá trị hiệu quả tuyệt đối của DMUj 𝜃𝑚𝑎𝑥 : giá trị hiệu quả tuyệt đối lớn nhất trong các DMU Các bước thực hiện tính toán định mức bằng phương pháp phân tích đường bao cho DMUj sẽ được thực hiện như sau: - Lựa chọn bộ trọng số tốt nhất (uj, vj) để tính toán giá trị hiệu quả tuyệt đối (𝜃𝑗 ) cho DMUj - Sử dụng bộ trọng số (uj, vj) tính giá trị hiệu quả tuyệt đối cho các DMU khác, từ đó tìm ra DMU có giá trị hiệu quả tuyệt đối cao nhất (𝜃𝑚𝑎𝑥 ) - Tính hiệu quả tương đối (𝜃𝑗∗) của DMUj, thông qua việc so sánh với DMU có hiệu quả tốt nhất (𝜃𝑚𝑎𝑥 ) ứng với bộ trọng số (uj, vj). (𝜃𝑗∗ ) ∈ [0,1]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan