Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa gdp và thuế thu nhập...

Tài liệu Mối quan hệ giữa gdp và thuế thu nhập

.DOCX
16
160
117

Mô tả:

MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ THUẾ THU NHẬP MỤC LỤC I.Cơ sở lý luận I.1: Khái quát về GDP I.1.1: Khái niệm I.1.2: GDP của Việt Nam I.2: Khái quát về thuế thu nhập VN I.2.1: Khái niệm I.2.2: Thuế suất I.2.3: Chính sách thuế thu nhập VN I.3: Mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập II. Thực trạng mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập GĐ 2007 -2012 III. Đề xuất I.Cơ sở lý luận: I.1: Khái quát về GDP I.1.1: Khái niệm Trong kinh tế học, GDP hay tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Có 2 loại GDP mà Việt Nam tính hiện nay:   GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát. GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.Ở Việt Nam lấy năm gốc là 1994 nhưng theo Tổng cục trưởng cục thống kê thì để đảm bảo tính chính xác GDP thực tế, các thống kê trong những năm tới bắt đầu thu thập số liệu để chuyển kỳ gốc tính GDP và các chỉ số khác sang năm 2010. Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:  Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là khi so sánh xuyên quốc gia.  GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong đánh giá mức sống.  GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình, giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, tại các nước mà việc kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của GDP sẽ kém chính xác.  GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.  GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm tăng GDP. Xem thêm Truyện ngụ ngôn về cửa sổ gẫy.  GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. I.1.2: GDP của Việt Nam GDP của Việt Nam được tính từ báo cáo của các tỉnh, thành phố (gọi chung là tỉnh) trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, thời gian tới, Tổng cục Thống kê sẽ thay thế các cục thống kê tính chỉ số này, nhiệm vụ của các cục thống kê chỉ cung cấp thông tin và số liệu về Tổng cục. Điều này đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ không có quyền tự tính GDP nữa. Hiện nay Việt Nam áp dụng tính GDP theo 2 phương pháp:  Phương pháp tính theo chi tiêu: GDP= C+I+G+X-M  Phương pháp tính theo thu nhập: GDP= W+I+R+De+ π + Ti Tốc độ tăng trưởng kinh tế g là tỷ lệ phần trăm gia tăng hàng năm của sản lượng quốc nội thực (GDPR). Từ giai đoạn 2007-2012 tốc độ tăng trưởng KT của Việt Nam nhìn chung là giảm do tác động của suy thoái kinh tế và lạm phát. Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu vào của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, ước năm 2007 đạt 40,4%), kế hoạch năm 2008 còn cao hơn, lên đến 42%. Tăng trưởng kinh tế xét ở yếu tố đầu ra của Việt Nam chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng. Điều đó được lý giải là do quy mô GDP của Việt Nam còn thấp, nên tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên dưới 70%); mức tiêu dùng bình quân đầu người trong nhiều năm còn thấp nên nhu cầu và tốc độ tăng thường khá cao (mấy năm liên tục tăng trên 7%, gần bằng với tốc độ tăng của GDP). Việc tính toán GDP của Việt Nam hiện nay có nhiều bất cập như: “Tốc độ tăng trưởng GDP” thường được tính từ GDP theo giá so sánh. Vấn đề chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh là một vấn đề không đơn giản, khi Việt Nam tính GDP từ phương pháp sản xuất (là cơ bản) việc tính chuyển GDP về giá so sánh theo quốc tế cần lấy trọng số (quyền số) từ bảng I-O, nhưng một điều kỳ lạ là năm gốc mà Tổng cục Thống kê chọn lại là những năm không có bảng I-O (giá 1994).Vậy GDP theo giá so sánh (mà từ đó tính ra tốc độ tăng trưởng) được tính toán thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Điều này là một khó khăn lớn cho những người sử dụng số liệu thống kê cũng như các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.” I.2: Khái quát về thuế thu nhập VN I.2.1: Khái niệm Thuế thu vào thu nhập được xem là loại thuế trực thu mà nhà nước đánh vào thu nhập thực tế của các chủ thể nhằm điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách Nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện công bằng xã hội,chiếm tỉ trọng từ 20-40% tổng thu Ngân sách nhà nước và ngày càng có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu ngân sách NN. I.2.2: Thuế suất Căn cứ vào Điều 10 Luật Thuế TNDN 2008 ta thấy: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp đối với doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm khai thác thăm dò dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50%. Ngoài ra để hổ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tiến hành đầu tư, kinh doanh ở một số ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh tế Nhà nước đề ra một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ... Căn cứ Điều 22, Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 thì Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần hay biểu thuế toàn phần. I.2.3: Chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 chính sách pháp luật Thuế của nước ta đã có những đổi mới để phù hợp hơn với những thay đổi của kinh tế, xã hội. Điển hình vào năm 2008 đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Luật thuế TNDN 2008 ra đời hướng đến việc cắt giảm những ưu đãi mà đối tượng thụ hưởng chủ yếu là nhà đầu tư trong nước, đưa ra mức thuế suất hấp dẫn hơn để khuyến khích đầu tư và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, điểm nổi bật của Luật thuế TNDN năm 2008 là sự thay đổi trong quy định người nộp thuế trong nội hàm điều chỉnh để phù hợp với việc định danh tên sắc thuế cũng như tiêu chí phân định sắc thuế thu nhập căn cứ vào đặc tính của chủ thể sở hữu thu nhập. Hay như Luật Thuế TNCN 2009 lần đầu tiên mở rộng phạm vi áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế đã ảnh hưởng lớn đến những cá nhân có thu nhập tại Việt Nam chứ không chỉ đánh thuế thu nhập cá nhân với cá nhân có thu nhập cao như quy định trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây. Đồng thời kể từ năm 2009, thu nhập chịu thuế không chỉ gói gọn trong thu nhập từ tiền lương, tiền công, mà còn bao gồm thu nhập từ đầu tư chứng khoán, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền bản quyền tác giả… I.3: Mối quan hệ giữa GDP và thuế thu nhập Vì Việt Nam tính GDP theo giá danh nghĩa nên GDP luôn tăng dù nền kinh tế không thật sự tăng trưởng nên chúng ta sẽ xem xét GDP thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế g. Cũng tương tự như vậy, với số thuế thu vào chúng ta sẽ xem xét dựa trên tốc độ gia tăng lượng thuế thu vào để phán ánh được rõ nét nhất tác động của sự tăng trưởng kinh tế lên sự gia tăng thuế thu nhập thu vào. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Nhà nước hoàn toàn có khả năng sử dụng thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Điều đó xuất phát từ cơ sở của chức năng điều chỉnh của thuế. Vì lợi ích của xã hội, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp, để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Bằng cách ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ doanh nghiệp, quá trình điều tiết kinh tế quốc dân thông qua thuế được thực hiện. Chúng ta dễ dàng nhận thấy được khi chính sách thuế của NN phù hợp sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng, dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp (DN) cùng thu nhập của cá nhân tăng. Chính vì vậy số thuế mà NN thu được vào ngân sách NN sẽ tăng mà không cần phải tăng mức thuế suất. Khi nguồn ngân sách tăng, NN có điều kiện để tăng chi tiêu của mình cho đầu tư phát triển đất nước từ đó lại làm cho GDP tăng lên như 1 vòng khép kín và ngược lại. Tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra trên lý thuyết vì thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDP và thuế thu nhập. Chẳng hạn, nếu nền kinh tế có lạm phát cao thì NN sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu công lại làm tổng cầu giảm dẫn đến GDP giảm. Mặt khác nếu NN thực hiện việc tăng thuế suất thuế TNDN sẽ làm cho thị trường VN kém hấp dẫn với các nhà đầu tư, tăng thuế suất TNCN làm cá nhân giảm lượng thu nhập khả dụng từ đó giảm chi tiêu cá nhân, thậm chí việc tăng thuế suất hoặc quy định điều tiết thuế TNCN ở mức thu nhập thấp sẽ dẫn đến cá nhân không muốn lao động tạo thu nhập nữa….Tất cả điều này sẽ dẫn đến hệ quả làm giảm GDP, làm giảm tăng trưởng kinh tế của VN. Trong những năm qua, số thuế thu nhập DN và cá nhân chiếm tỷ trọng ngày tăng cao trong cơ cấu ngân sách NN. Cụ thể từ năm 2007, số thuế thu thuế thu nhập chiếm 38.1% trong cơ cấu ngân sách NN thì tới năm 2010 là 48.55 % . Điều đó chứng tỏ khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nguồn thu từ thuế trực thu cho ngân sách NN ngày càng tăng.Và mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với sự gia tăng lượng thuế thu vào là tỷ lệ thuận. II. Thực trạng mối quan hệ giữa GDP và Thuế VN giai đoạn 2007-2012: Chạy mô hình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế g (%): biến x ( biến độc lập) Tỷ lệ tăng thuế thu nhập (% ): biến y (biến phụ thuộc) Chạy mô hình eviews: Hàm hồi quy tổng thể: y = B1 + B2x BẢNG SỐ LIỆU VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KT VÀ THUẾ THU NHẬP GIAI ĐOẠN 2007-2012 Năm 2007 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 8.46 Thuế thu nhập DN (tỷ đồng) 112662 Thuế thu nhập cá nhân( tỷ đồng) 7422 Tổng thuế thu Tỉ lệ tăng nhập(tỷ đồng) thuế thu nhập (%) 120084 20.2251 2008 6.31 141605 12940 154545 22.2983 2009 5.32 171078 14329 185407 16.6455 2010 6.78 220148 26288 246436 24.7646 2011 5.89 282805 28902 311707 20.9398 2012 5.03 364287 46333 410620 24.0887 Nguồn số liệu : Cổng thông tin Chính phủ và Tổng cục thống kê Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/03/13 Time: 21:30 Sample: 2007 2012 Included observations: 6 Variable Coefficient C X2 R-squared 21.06861 0.067425 0.000798 Adjusted R-squared -0.249002 Std. Error t-Statistic Prob. 7.632898 2.760237 0.0508 1.192904 0.056521 0.9576 Mean dependent var 21.49327 S.D. dependent var 2.949843 S.E. of regression 3.296708 Akaike info criterion 5.484927 Sum squared resid 43.47314 Schwarz criterion 5.415514 F-statistic 0.003195 Prob(F-statistic) 0.957637 Log likelihood -14.45478 Durbin-Watson stat 2.873602 Hàm hồi quy : y= 21.06861+ 0.067425x Nhận xét : Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1 % thì thuế thu nhập thu vào ngân sách NN tăng 0.067425% ( vì B2 >0) Hệ số xác định R2: R2 =0.000798 cho thấy biến x (GDP) chỉ giải thích được 0.0798% sự thay đổi của biến y (thuế thu nhập) Kiểm định: Giả thiết H0: B2=0 H1: B2 ≠ 0 t= B 2−0 se (B 2) = 0.055556 với se(B2)= √ var ( B 2) = √ 1.472734 với α =5 bậc tự do n-2 = 4 thì t0.025 = 2.776 Vì |t | =0.05556 < t 0.025 nên ta chấp nhận giả thiết H0: tức là biến x có khả năng không có ảnh hưởng tới biến y Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy: Giả thiết H0: B2=0 H1: B2 ≠ 0 F= R 2( n−2) 1−R 2 =0.003195 với p value rất lớn = 0.9576 nên ta chấp nhận giả thiết H0 Kiểm định thiếu biến: Ramsey reset test Giả thiết H0: B2 = 0 H1: B2 ≠ 0 F-statistic Log likelihood ratio 0.329895 0.625970 Test Equation: Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/08/13 Time: 09:19 Sample: 2007 2012 Included observations: 6 Variable Coefficient C 66155.31 X2 437.6512 FITTED^2 -149.1185 R-squared 0.099805 Adjusted R-squared -0.500324 S.E. of regression 3.612926 Sum squared resid 39.15971 Log likelihood -14.14130 Durbin-Watson stat 2.419245 Probability Probability 0.605961 0.428837 Std. Error t-Statistic 115143.2 0.574548 761.8560 0.574454 259.6230 -0.574365 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion F-statistic Prob(F-statistic) Prob. 0.6059 0.6059 0.6060 21.49367 2.949623 5.713766 5.609646 0.166307 0.854092 F=0.329895 với p value = 0.605961 khá lớn nên ta chấp nhận giả thiết H0: tức là mô hình hồi quy của y theo x là mô hình xác định đúng  Giải thích: Từ mô hình cùng với thực tế cho thấy khi GDP tăng  doanh thu của doanh nghiệp tăng  lợi nhuận tăng (thu nhập DN tăng)  tiền lương tăng  thu nhập của người dân tăng  thuế thu nhập đóng vào ngân sách NN tăng và ngược lại.  Phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam qua từng năm: Năm 2007: Đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam có tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng lên tới 8.46% và ổn định với lạm phát bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ do đó xuất khẩu được mở rộng, rào cản với các nước WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị APEC 2006. Chính vì vậy, mặc dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn do khủng hoảng BĐS ở Mỹ nhưng nền kinh tế VN vẫn trụ vững. Thu nhập quốc dân theo GDP năm 2007 tính bình quân đầu người đạt 835 USD, tăng 15 USD so với kế hoạch. Sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) ước tăng 17,0% so với năm 2006, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10,4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,0%... Giai đoạn này thuế suất TNDN là 28% là mức thuế suất khá cao so với khu vực nên càng làm cho lượng thuế thu được vào ngân sách lớn. Và kết quả là lượng thuế thu vào đã tăng 20,22%. Điều lưu ý là vào giai đoạn này thuế thu được từ TNCN chiếm tỷ trọng không cao vì giai đoạn này NN chỉ đánh thuế với những người có thu nhập cao. Năm 2008: Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm từ 8.46% xuống còn 6.31%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. Do lạm phát đầu năm tăng vọt lên 25%, Chính phủ đã có bước ngoặt chuyển hướng chính sách từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát bằng các chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ và kết quả lạm phát cả năm giảm xuống còn gần 20%. Sau đó, chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008, một gói 6 tỷ USD kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội. Mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được những thành quả cao như: đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao, tính đến ngày 19-12-2008, cả nước đã thu hút được 64 tỉ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, xuất hiện ngày càng nhiều dự án FDI siêu lớn, tới hàng chục tỷ USD… Mặc dù nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn ở mức tăng trưởng cao làm cho thuế thu vào vẫn tăng với tốc độ 22,29 %. Lý giải cho thuế thu vào tăng trong giai đoạn này là do thuế suất của thuế TNDN vẫn ở mức cao là 28% và lần đầu tiên thu nhập bình quân đầu người đã vượt qua mốc 1000USD. Chính điều này là giúp VN thoát khỏi nhóm các quốc gia có thu nhập thấp sang nhóm có thu nhập trung bình. Năm 2009: Trước những tác động tiêu cực của nền khủng hoảng tài chính toàn cầu và yêu cầu phải ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế như: gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình được thực hiện với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế... Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,32 thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây nhưng Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực châu Á ( chỉ sau Trung Quốc). Do tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của DN cũng giảm kéo theo làm thu nhập CN giảm, chính sách giãn thời gian nộp thuế của DN đồng thời với quy định mới về Luật Thuế TNDN chỉ còn 25% từ ngày 01/01/2009 làm cho lượng thuế thu được từ DN giảm. Mặc dù cũng từ năm 2009 NN tiến hành đánh thuế thu nhập cá nhân đối với tất cả thu nhập chịu thuế nhưng với mức thu nhập giảm cùng với tỷ trọng thuế thu từ TNCN không cao nên lượng thuế đóng góp vào ngân sách NN giảm đáng kể, chỉ tăng 16,64% so với năm 2008. Năm 2010: Đây là giai đoạn kinh tế khởi sắc khi tốc độ tăng trưởng tăng lên 6,78%. Để vực dậy tình hình kinh tế của Việt Nam, nhà nước đã thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng nhằm phục hồi nền kinh tế như: tăng đầu tư công, giảm thuế, tiếp tục kéo dài việc giãn thời gian nộp thuế thu nhập DN nhỏ và vừa, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Với sự hỗ trợ tích cực từ NN đặc biệt là mức thuế suất TNDN giảm còn 25% và giảm lãi suất đã kích thích đầu tư, giúp DN vượt qua khó khăn. Kinh tế tăng trưởng lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm , GDP đầu người tăng lên là 1.168 USD. Với sự khởi sắc đó đã làm cho thuế thu nhập thu vào ngân sách NN tăng lên 24,76%. Năm 2011: Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dần hồi phục đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của chính sách kích cầu và do chính sách tiền tệ mở rộng 2010, lạm phát đang tăng lên khiến bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành một rủi ro lớn của nền kinh tế. Lạm phát 2011 tăng từ 11,5% năm 2010 lên tới 18,6%. Chính vì vậy, để kiềm chế lạm phát, ổn định KT vĩ mô Chính phủ đã tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt với các giải pháp chủ yếu là giảm bội chi, tiết kiệm chi tiêu công; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; kiểm soát tốt tỷ giá, thực hiện hiệu quả chính sách kiểm soát giá cả thị trường…Tốc độ tăng trưởng tuy chỉ đạt 5.89% nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là sư suy giảm thực sự của thị trường BĐS do các chính sách thắt chặt của NN và khủng hoảng kinh tế.Giá CK và BĐS tăng vọt trong năm 2007 và duy trì cho đến đầu năm 2008 đã khuyến khích hành vi đầu cơ trên hai thị trường này, và hậu quả là thị trường BĐS bị đóng băng kéo theo rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế nói chung. Điều dễ hiểu là khi kinh tế suy giảm thì thu nhập của DN cũng như CN sẽ giảm. Vì vậy thuế thu nhập thu vào ngân sách chỉ tăng 20,93% giảm gần 4% so với năm 2010. Năm 2012: Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan cùng lạm phát ở VN vẫn cao,Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tài khóa thắt chặt với chủ trương kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát bước đầu được kiềm chế và cuối năm chỉ còn 7.5% thấp hơn so với dự kiến làm cơ sở cho giảm lãi suất giúp DN vượt qua khó khăn. Cái giá phải trả cho việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03% Tuy nhiên sự phá sản của hàng chục ngàn DN khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là hệ quả của thị trường BĐS đóng băng khi tồn đọng trong thị trường này tới 1 triệu tỷ đồng, tương đương gần 60% lượng vốn dành cho cả nền kinh tế đã khiến CP có sự thay đổi linh hoạt. Các gói cứu trợ DN đã được đưa ra như : gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng nhằm giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Cuối tháng 12, Chính phủ tiếp tục công bố gói giải cứu mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung giảm thuế, phí, hạ lãi suất để giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải không có điểm sáng cho nền kinh tế, bên cạnh hàng loạt DN phá sản thì cũng có những DN siêu lợi nhuận, đặc biệt là các DNNN như các ông lớn ngân hàng, điện lực, viễn thông, chứng khoán… và sự đóng góp cho NSNN của các “đại gia” này là không nhỏ: khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 58,4%, khối doanh nghiệp tư nhân (22%) và khối doanh nghiệp FDI (19.6%). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào số ít các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn- những ông anh cả của nền kinh tế (Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...). Điều đáng chú ý là ông Phạm Nhật Vượng (năm nay 44 tuổi) đứng ở vị trí 974 trong danh sách cập nhật vào tháng 3/2013 của Forbes với tổng tài sản ròng 1.5 tỷ USD và là người đầu tiên của VN được lọt vào danh sách các tỷ phú thế giới cùng nhiều tỷ phú khác như ông Đỗ Minh Phú chủ tịch DOJI và TienPhongBank, ông Đoàn Nguyên ĐứcChủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đầu tư Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn…. Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế suy thoái nhưng lượng thuế thu vào tăng 24.08% so với năm 2011. Tóm lại, bên cạnh sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhưng nhìn chung khi nền kinh tế tăng trưởng, tốc độ tăng nhanh thì lượng thuế thu vào cho NSNN sẽ tăng III. Đề xuất cho năm 2013: Bất cứ NN nào cũng luôn mong muốn và đưa ra các chính sách KT làm sao để lượng thuế thu vào NSNN là tối đa. Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể có hình dung sơ lược về cách làm thế nào để lượng thuế thu NSNN tăng thông qua mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và thuế thu nhập mà cụ thể là nếu muốn tăng lượng thuế thu vào thì phải làm sao để GDP tăng. Căn cứ vào cách tính GDP của Việt Nam GDP= C+I+G+X-M để làm tăng GDP ta cần làm tăng các yếu tố cấu thành nên nó:  Thứ nhất, NN sẽ tăng chi tiêu công G: so với thực trạng kinh tế hiện nay thì việc tăng chi tiêu công là khó đạt được mục đích duy trì lạm phát dưới 2 con số. Theo chuyên gia nghiên cứu Bùi Trinh nhận định khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 tăng có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả” .Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.  Thứ hai, tăng đầu tư: Cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lãi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn. Khi giãm lãi suất sẽ giúp tăng đầu tư đồng thời trong thực trạng KT VN thì còn cứu giúp DN vượt qua khó khăn. Hiện nay, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu. Theo TS LÊ XUÂN NGHĨA - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia:"Xu hướng lãi suất giảm là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, vì hai lý do: Thứ nhất, kỳ vọng lạm phát thấp, có thể cả năm nay chỉ ở mức 6% - 7%. Thứ hai, về cung - cầu vốn thì hiện cung dư thừa trong khi cầu rất yếu. Nên việc hạ lãi suất là một xu hướng đúng và hoàn toàn có tính thị trường"  Thứ ba, kích thích tăng tiêu dùng: phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc bình dân, chính sách tăng lương: tiết kiệm được một số khoản để dành nguồn chi tăng lương như tiết kiệm chi phí hành chính, hội nghị, đặc biệt là giảm tổ chức các cuộc hội hè đình đám, nhất là việc kiểm soát chặt chẽ, tránh để thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư công, rà soát để lùi thời điểm đầu tư một số dự án chưa thật sự cần thiết.  Thứ tư, chính sách thuế phù hợp: Không phải cứ tăng thuế suất thì sẽ làm lượng thuế thu vào tăng mà thực tế đã chứng minh khi NN thi hành chính sách thuế không phù hợp, thuế suất quá cao thì sẽ làm lượng thuế thu vào ngân sách giảm đi ( lý thuyết thuế tối ưu). Chính vì vậy, hiện nay với tình hình KT khó khăn, việc cần làm là phải giảm mức thuế suất để kích thích đầu tư và giảm bớt gánh nặng về thuế cho DN đang gặp khó khăn. Và đối với thuế TNCN cũng cần phải thay đổi mức thu nhập chịu thuế sao cho phù hợp với tình hình của VN, với mức chịu thuế khởi điểm quá thấp sẽ dễ làm cho cá nhân không muốn lao động nữa. Dự thảo sửa đổi thuế TNDN đề xuất hạ từ 25% xuống 23%, với DN có quy mô vừa và nhỏ được áp dụng thuế suất 20% (dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm). Chi phí quảng cáo, khuyến mại hoa hồng, cũng sẽ được nới lên mức 15% thay vì 10% như trước. Điều này sẽ giúp DN cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, tạo điều kiện tích lũy vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh... Điều chỉnh nền kinh tế chu kỳ là một trong những nội dung quan trọng của quá trình điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường sự phát triển theo chu kỳ là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, Nhà nước cần sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh quá trình đó. Trong những năm khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều kiện thuế thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sức sản xuất. Điều đó có thể đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng. Ngược lại trong thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra.  Ngoài ra, với thực trạng kinh tế VN hiện nay thì cần phải có sự phối hợp chính sách tài khóa (CSTK) với chính sách tiền tệ (CSTT) hài hòa để cải thiện tình trạng xấu của nền kinh tế. Mới đây, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quy chế phối hợp xây dựng và điều hành CSTK và CSTT với 5 nội dung chính, gồm: o Thứ nhất, phối hợp xây dựng và điều hành CSTK, CSTT, trong đó tập trung vào: Xây dựng và điều hành CSTK, CSTT; Quản lý ngân quỹ của Chính phủ và phát triển hệ thống thanh toán; Quản lý nợ quốc gia và quản lý vốn ODA. o Thứ hai, phối hợp trong việc phát triển các thị trường tài chính (tín dụng, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu) và công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các thị trường này, nhằm đảm đảm bảo tính liên thông và phát triển an toàn, bền vững. o Thứ ba, phối hợp trong việc quản lý thuế, hải quan; trong đó hai bên chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin trong việc xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp và thực hiện công tác quản lý, giám sát liên quan đến thu thuế, hải quan qua hệ thống ngân hàng; hoạt động xuất nhập khẩu vàng, bạc, đá quý và công tác phòng chống buôn lậu, rửa tiền. o Thứ tư, phối hợp trong lĩnh vực hợp tác quốc tế thông qua việc chia sẻ thông tin và thống nhất quan điểm khi tham gia các diễn đàn, sáng kiến hợp tác song phương và đa phương về tài chính, tiền tệ. o Thứ năm, phối hợp trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đảm bảo phù hợp với nhu cầu của hai Bộ. Sự kiện này được đánh giá là quan trọng, đánh dấu giai đoạn CSTK và tiền tệ sẽ được phối hợp hài hoà hơn, chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Với nội dung bao gồm toàn diện các vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của hai cơ quan, hệ thống tài chính ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế sẽ ngày càng vững mạnh. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, sự phối hợp chặt chẽ giữa CSTK và tiền tệ sẽ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức. Hiện nay, các nhà kinh tế học cùng các địa phương vẫn đang tiếp tục hiến kế giúp Chính phủ cứu nền kinh tế tiêu biểu như các kế sách: 2 nhóm giải pháp chính được Chính phủ ưu tiên là giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giải quyết nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lý hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên, gia hạn 6 tháng thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động gia công, đầu tư – kinh doanh nhà ở, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Rà soát các dự án nhà ở, các dự án được tiếp tục, phải dừng hoặc chuyển đổi công năng cho phù hợp với thị trường và nguồn lực. Hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh, quản trị, áp dụng bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang cho thuê, thuê mua, nhà ở xã hội…. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Quý (2010), tổng quan về ngân sách NN 2. GS Nguyễn Quang Thái (2012), tổng quan kinh tế VN 2012 và triển vọng 2013 3. Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược, một số vấn đề tăng trưởng Kinh tế VN hiện nay 4. GS.TS Nguyễn Văn Thường, giáo trình KT Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Ths Phan Hữu Nghị, hệ thống ngân sách Nhà nước 6. Giáo trình Luật thuế ĐH Luật TPHCM 7. http://www.baomoi.com/Thuc-chat-GDP-la-gi/45/3939463.epi) 8. http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_baochi/nr041126171753/ns080401160203 9. http://nghean.gdt.gov.vn/wps/portal/! 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. ut/p/b1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOINTCw9fSzCgv29XJzMDTxdg3wdzd 0tjQx8zfQLsh0VATgWHxU!/? WCM_GLOBAL_CONTEXT=/nghean/site/news/economy/08b8bc07-fc1b-4e73917c-c2de9306226b http://vtca.vn/TabId/70/ArticleId/2708/PreTabId/66/Default.aspx http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=12962 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-vietnam.gplist.286.gpopen.197405.gpside.1.gpnewtitle.tong-san-pham-quoc-noi-cua-vietnam-nam-2011-tang-5-89.asmx http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=12950 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc? categoryId=4&articleId=10000680 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc? categoryId=3&articleId=10001371 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc? categoryId=2&articleId=10044659 http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc? categoryId=10000041&articleId=10000289 18. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungsolieungansachnhanuoc? categoryId=10000500&articleId=10002575 19. http://v1000.vn/bang-xep-hang?ref=bang-xep-hang-1000-doanh-nghiep-dong-thuethu-nhap-nhieu-nhat-2012 20. http://vef.vn/2012-11-29-diem-mat-dn-nop-thue-khung-thoi-khung-hoang 21. http://www.diemtinviet.com/kinh-te/doanh-nhan-doanh-nghiep/8977-xep-hang-nhungnguoi-giau-nhat-viet-nam-nam-2012.html 22. http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/12/hang-chuc-nghin-ty-dong-giai-cuu-nen-kinh-te
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất