Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa ctn với chính phủ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa ctn với chính phủ

.DOCX
2
145
142

Mô tả:

Mối quan hệ giữa CTN với Chính phủ (CP), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)? Đáp: Trong mối quan hệ giữa CTN với CP, TANDTC ,VKSNDTC thì CTN giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc xác lập các chức danh đứng đầu, quá trình hoạt động và cơ chế báo cáo trách nhiệm của các cơ quan này. Nhằm tạo sự phối họp nhịp nhàng tránh chồng chéo về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước trong cơ chế tập quyền có sự phân công và phối hợp thực hiện các quyền Hành pháp_Lập pháp_Tư pháp.  Quan hệ trong cách thức xác lập các chức danh theo điều 103 hiến pháp 1992( có điều chỉnh ,sửa đổi ,bổ sung năm 2001): • Đề nghị QH bầu ,miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng, Chánh án tối cao,Viện trưởng tối cao.( k3 ). • Căn cứ vào nghị quyết của QH bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác trong Chính phủ. ( k4 ). • Bổ nhiệm, miễn nhiệm ,cách chức các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao ( k8 ).  Quan hệ trong quá trình hoạt động: Quá trình hoạt động ,về cơ bản thì CP,VKSNDTC,TANDTC đều hoạt động theo Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH dường như độc lập với CTN. Tuy nhiên trong những trường hợp nhất định thì CTN với CP, TANDTC,VKSNDTC cũng có mối quan hệ với nhau. • CTN với Chính phủ: - Trong thời gian QH không hợp Thủ tướng trình CTN tạm đình chỉ công tác đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - Xét thấy cần CTN có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ (đ105). • CTN với TANDTC: - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có nghĩa vụ và quyền hạn trình ý kiến của mình với CTN về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình. ( k4 , đ25 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ) và cố vấn cho CTN về vấn đề đặc xá. - CTN có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán của TANDTC • CTN với VKSNDTC: - Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số các thành viên Ủy ban kiểm sát thì vẫn thực hiện theo quyết định đó , nhưng có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc CTN.(điểm d, k2 đ32 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ) và cố vấn cho CTN về vấn đề đặc xá. - Viện trưởng VKSNDTC có nghĩa vụ và quyề hạn trình CTN ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình ( k6, đ 33). - CTN có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban kiểm sát của VKSNDTC.  Quan hệ trong cơ chế báo cáo và trách nhiệm: CTN giữ vai trò là cấp trên trong cơ chế giám sát ,báo cáo và trách nhiệm. • Với Chính phủ: Chính phủ và Thủ tướng phải báo cáo công tác với CTN ( đ109 & đ110 Hiến pháp hiện hành). • Với TANDTC : Trong thời gian QH không họp thì Chánh án TANDTC phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm Với CTN ( đ 135 Hiến pháp hiện hành ). • Với VKSNDTC : trong thời gian QH không họp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo và chịu trách nhiệm với CTN.( đ 139 Hiến pháp hiện hành).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất