Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam

.PDF
214
1
88

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP.HCM TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ - LUAÄT  PHẠM VĂN HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA AN NINH KINH TẾ VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Tp. Hoà Chí Minh, naêm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT  PHẠM VĂN HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA AN NINH KINH TẾ VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số chuyên ngành: 62.31.01.02 Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Văn Luân Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Duy Dũng Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS Trương Thị Hiền 2. TS Nguyễn Văn Bảng Phản biện độc lập 1: TS Đặng Danh Lợi Phản biện độc lập 2: PGS. TS Nguyễn Duy Dũng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Phạm Văn Hùng Nghiên cứu sinh khóa: 10 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính độc lập và trung thực của luận án. NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Văn Hùng ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan…………………………………………………………………... i Mục lục………………………………………………………………………… ii Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………... iv Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ…………………………………………….. v MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1 Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ………………………………………………………….. 15 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài…………….. 15 1.2. Cơ sở lý luận có liên quan đến mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………………….. 21 1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………………………………………….............. 21 1.2.2. An ninh kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh kinh tế……. 33 1.2.3. Vùng kinh tế trọng điểm………………………………………………….. 41 1.3. Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề nảy sinh về an ninh kinh tế từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam………………………………………………………………. 48 1.3.1. Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ……………………………………………………………………………. 48 1.3.2. Những vấn đề nảy sinh về an ninh kinh tế từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…………………………………………………………. 52 1.3.3. Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam………………………. 63 Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2009-2014 70 2.1. Khái quát một số đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam……….. 70 iii 2.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2009-2014…........ 73 2.2.1. Những kết quả đạt được và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2009-2014………………………. 73 2.2.2. Những vấn đề nảy sinh về an ninh kinh tế từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2009-2014…… 82 2.3. Đánh giá về hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam……………………………………………………………………….. 114 2.3.1. Về hạn chế…………………………………………………………………. 114 2.3.2. Nguyên nhân cơ bản của nhưng hạn chế……………………………… 118 Chương 3: Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam……………... 127 3.1. Dự báo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và an ninh kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…………………………………………………... 127 3.2. Một số quan điểm, giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 131 3.2.1. Quan điểm về giải quyết mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………………………… 131 3.2.2. Một số giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam……... 139 3.3. Một số kiến nghị……………………………………………………….. 163 KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANKT An ninh kinh tế ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh trật tự CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài KCN Khu công nghiệp KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam KT - XH Kinh tế-xã hội PA 81 Phòng An ninh kinh tế PC 45 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội và Chức vụ PC46 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự QLKT và Chức vụ PC 47 Phòng CSĐT tội phạm về ma túy PC 49 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường PC64 Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội PX15 Phòng công tác chính trị TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH Trật tự an toàn xã hội v DANH MUÏC CAÙC BAÛNG, BIEÅU BẢNG 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 TEÂN BAÛNG Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm đến 1998 Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm từ 2004 Số tỉnh được xếp vào các vùng kinh tế trọng điểm cho đến nay Diện tích và dân số vùng KTTĐPN so với cả nước Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN/ cả nước (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014) Tình hình lao động tại các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐPN giai đoạn 2009 - 2014 Bình quân vốn đầu tư mới trên một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN 2009-2014 Số vụ án trốn thuế có liên quan đến các doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐPN 2009-2014 (số vụ án đã được điều tra, phát hiện) Số vụ án trộm cắp có liên quan đến các DN FDI ở vùng KTTĐPN 2009-2014 Tranh chấp, khiếu kiện, đình công có liên quan đến các DN FDI trong vùng KTTĐPN 2009-2014 TRANG 42 45 47 71 74 77 79 108 109 110 GHI CHUÙ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN đã nhấn mạnh quan điểm kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với quốc phòng - an ninh: “Sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống KT-XH là nền tảng phát triển vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển KT-XH đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH và trên từng địa bàn” [33; tr.82]. Như vậy, cùng với sự phát triển KT-XH Đảng đã đề ra mục tiêu phải giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phát triển KT-XH phải có sự kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế là nền tảng để bảo vệ tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh là điều kiện để phát triển KT-XH, để bảo vệ vững chắc và xây dựng thành công CNXH. Gắn nhiệm vụ phát triển KT-XH với giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Dưới góc độ kinh tế chính trị, nghiên cứu vấn đề “Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài” chính là một trong những cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KT-XH và quốc phòng, an ninh, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH. Quán triệt nội dung trên, trong thời kỳ tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra vấn đề nghiên cứu là cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo cơ sở vật chất-kỹ thuật cho ANKT, là tiền đề quan trọng đầu tiên để đảm bảo ANKT. Và ngược lại, môi trường chính trị ổn định, ANKT được giữ vững là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thúc đẩy 2 tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hai mặt này có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau, trong quá trình phát triển cần phải có giải pháp giải quyết tốt cả hai mặt này. Vùng KTTĐPN gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu của cả nước. GDP tính theo đầu người của vùng KTTĐPN cao gấp gần 2,2 lần mức bình quân cả nước; hơn 2,5 lần so với đồng bằng sông Hồng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn là vùng có hạ tầng tốt nhất, có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Đây là những chỉ số xác định trình độ và lợi thế phát triển quan trọng bậc nhất của vùng này so với cả nước [13]. Trong những năm qua, vùng KTTĐPN là nơi dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại đây ngày càng có hiệu quả, là một trong những động lực kích thích quá trình phát triển KT-XH của vùng nói riêng và cả nước nói chung. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố góp phần tạo ra cơ sở vật chất cho sự đảm bảo ANKT. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bên cạnh những yếu tố tích cực cũng đã và đang xuất hiện những vấn đề phức tạp tác động xấu đến tình hình ANKT như: làm cản trở sự thu hút đầu tư hoặc lợi dụng đầu tư để tiến hành các hoạt động can thiệp, phá hoại nền kinh tế; vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái; vấn đề các đối tác nước ngoài đưa công nghệ, thiết bị lạc hậu vào đầu tư; vấn đề quản lý người nước ngoài; tình trạng chảy máu chất xám; làm lộ bí mật nhà nước; vấn đề đình công, biểu tình trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Đây chính là tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong mối quan hệ với ANKT. Vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp giải quyết có hiệu quả, đúng định hướng mối quan hệ giữa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với đảm bảo ANKT trong quá trình phát triển. Do đó, nhằm để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, góp phần quan trọng cho 3 việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách tích cực, có hiệu quả và phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nảy sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, môi trường ANKT đảm bảo cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng. Nghiên cứu luận án “Mối quan hệ giữa an ninh kinh tế với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” là vấn đề cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là trong thời điểm Việt Nam đang chú trọng việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đảm bảo ANKT trong quá trình phát triển. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án ANKT với đầu tư tiếp nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau là sự gắn kết giữa phát triển KT-XH với quốc phòng, an ninh trong một thể thống nhất nhằm bổ sung, tạo điều kiện thúc đẩy cùng nhau phát triển đạt hiệu quả KT-XH cao. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo cơ sở vật chất cho đảm bảo ANKT, và ngược lại, môi trường an ninh chính trị, ANKT cũng có tác động tích cực trở lại đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ANKT ổn định là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết hợp giữa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với đảm bảo ANKT là hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song thực hiện mối quan hệ này, vẫn là vấn đề còn mới mẻ, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống lý luận chặt chẽ và giải pháp đồng bộ, có hiệu quả. Liên quan đến vấn đề này hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học đã đề cập đến như: các đề tài khoa học, sách chuyên khảo, các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành… Qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Chủ biên Phùng Thiên Tân, An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2011 [78]. Các tác giả chủ yếu đề cập đến những 4 những vấn đề an ninh kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa: an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh văn hóa và phòng chống một loại tội phạm công nghệ cao trong quá trình hội nhập. Trên cơ sở làm rõ cơ hội và thách thức; thực trạng và nguyên nhân của những sơ hở, thiếu sót có thể gây mất ANKT, các tác giả nêu ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo ANKT, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. ThS Phạm Văn Thừa, Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh kinh tế ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2012 [80]. Tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài và nêu lên những mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, từ đó nêu lên những giải pháp khắc phục những mặt trái, nhằm đảm bảo an ninh kinh tế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đề tài cơ sở của tác giả chủ yếu đề cập những vấn đề mang tính chất chung, chưa đề cập đến từng khía cạnh, từng vấn đề mang tính cụ thể. TS Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Tạp chí Tài chính số tháng 05/2011 [87]. Tác giả đã đề cập đến một số mặt tiêu cực tác động đến ANKT của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam. Đó là tình trạng nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cao, hạ giá xuất khẩu xuống thấp để từ đó báo cáo lỗ hoặc giảm lợi nhuận trên sổ sách (chuyển giá) nhằm trốn nộp thuế ở một số doanh nghiệp FDI. Chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách mà còn tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Từ việc phân tích nguyên nhân và thực trạng, tác giả cũng đã nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật chống chuyển giá. ThS. Phan Quang Thịnh, Một số hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam của phía chủ đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM – Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2000 [80]. Nội dung chủ yếu đề cập đến một số hoạt động vi phạm pháp luật 5 của các DN FDI tại TPHCM, đề tài chỉ ra những mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. Nguyễn Đức Bình-Nguyễn Thường Lạng, Những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tiễn của Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006 [3]. Nội dung đề cập về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề KT-XH nảy sinh trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những mặt trái của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực tiễn và giải pháp của Việt Nam trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển KT-XH. TS Nguyễn Văn Ngừng, Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2009 [69]. Nội dung chủ yếu về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam; Những mặt tích cực, hạn chế của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh của Việt Nam; Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở Việt Nam. TS Nguyễn Văn Ngừng, Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2010 [70]. Tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động của nó trong thời gian tới, từ đó đánh giá những tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam, những ảnh hưởng cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với vấn đề an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm kinh tế thời mở cửa, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 [95]. Nội dung chủ yếu đề cập đến các loại tội phạm kinh tế và công tác đấu phòng, chống tội phạm kinh tế trong thời kỳ mở 6 cửa và hội nhập ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi công dân, các DN có nắm rõ hơn và tham gia vào đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm kinh tế. PGS. TS Mai Ngọc Cường, Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2000 [18]. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những chính sách trong nước có tác động mạnh đến quá trình thu hút FDI, trong đó cũng có đề cập đến yếu tố môi trường an ninh chính trị và đề xuất các biện pháp tổ chức thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện giải quyết môi trường đầu tư như: vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai; những ưu đãi và khuyến khích về tài chính; về chính sách tiền lương và quyền lợi của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập chủ yếu ở khía cạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước và giải pháp vào việc thu hút FDI, chưa có sự đề cập đến khía cạnh mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư triếp nước ngoài mang tính chất cụ thể. PGS. TS Trần Quang Lâm, Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – thực trạng và triển vọng, đề tài cấp Bộ năm 2005 [41]. Đề tài này là công trình nghiên cứu trình nghiên cứu toàn diện đánh giá về tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và chỉ đề cập sơ lược đến tác động về mặt an ninh kinh tế mang tính chất chung. Nguyễn Trọng Xuân, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, 2000 [96]. Tác giả đã đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực là chính, FDI cũng gây tác động tiêu cực nhiều mặt trong có có vấn đề ANKT như gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7 TS Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaixia - Kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000 [72]; Đỗ Đức Định, Đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển, NXB KHXH, Hà Nội, 2001 [35]; Võ Đại Lược (chủ biên), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO - Thành công và thách thức, NXB Thế giới, Hà Nội, 2006 [48]; Đặng Thu Hương, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc – Những bài học thành công và chưa thành công, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (70), 2006… Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về thu hút FDI ở một số quốc gia trên thế giới, nêu lên một mặt tích cực và tiêu cực của FDI (trong đó có đề cập đến vấn đề ANKT), từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp thu hút FDI cho Việt Nam. Richard S.Eckaus, A survey of the theory of direct foreign investment in developing countries, Massachussets Institute of Technology, 1987; Kevin H. Zhang, Why Does China Receive So Much Foreign Direct Investment?, China & the World Economy, 3, 2002, pp.49-58; Peter Nunnenkamp, FDI in Developing Countries: What Economists Don’t Know anh What Policymakers Should (not) Do, 2002; Sajid Anwar and Lan Phi Nguyen, Foreign direct investment and economic growth in Vietnam, Asia Pacific Business Review, Vol. 16, No. 1-2, January-April 2010, 183-202. Đây là một số tài liệu nước ngoài nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, các nước đang phát triển và một số quốc gia trên thế giới. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế, đặc biệt chú ý đến sự phân tích, đánh giá sự thành công của lĩnh vực này. Các tác giả đã khẳng định các nước đang phát triển muốn phát triển KT-XH, ngoài việc sử dụng nội lực, cần phải sử dụng ngoại lực như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những thành công trên còn là bài học cho Việt Nam. Ya, Boqiong, Chen, Jianguo, An empirical model of the environmental effect of FDI in host countries: Analysis based on Chinese panel data, IAMO Forum 2011, No. 3. Các tác giả đã cung cấp những tác động về môi trường trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đối với những nước nhận đầu tư từ 8 việc phân tích những số liệu của Trung Quốc. Bên cạnh những mặt tích cực, tác động về mặt tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư là rất lớn. Trên cơ sở đó, các tác giả đã khẳng định các quốc gia muốn phát triển bền vững không chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà cần phải chú ý đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Các công trình nghiên cứu, bài viết trên chủ yếu đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển KT-XH; công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo ANTT mang tính chất chung; một số khía cạnh vi phạm pháp luật của những chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoặc chỉ tập trung vào hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, giữ gìn an ninh trật tự ở một số địa phương và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này … chưa có một nhà khoa học nào đề cập tương đối, khái quát một cách cụ thể về “Mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Qua tìm hiểu đã cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước còn rất ít. Chỉ có một vài công trình nghiên cứu có đề cập đến một khía cạch nào đó về mối quan hệ này nên đây chính là vấn đề cần phải làm rõ cả về mặt lý luận và thức tiễn. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu. Dưới góc độ kinh tế chính trị đây là hướng và đối tượng nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố mà nghiên cứu sinh được biết cho đến nay. Với đối tượng nghiên cứu này, tác giả mong muốn góp đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa ANKT với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục tiêu Mục tiêu chung: Giải quyết mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho sự phát triển KT - XH. Mục tiêu cụ thể: Luận án đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích thực trạng mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN; đưa ra giải pháp đảm bảo ANKT gắn với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường thu hút đầu tư thuận lợi, môi trường an ninh kinh tế đảm bảo cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thu hút ngày càng mạnh mẽ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển KT - XH ở vùng KTTĐPN. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa ANKT với đầu trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. - Đề xuất giải pháp đảm bảo ANKT gắn với thu hút đầu tư nước ngoài, nhằm tạo môi trường an ninh chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút ngày càng mạnh mẽ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở vùng KTTĐPN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nhiệm vụ trên, đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa ANKT với đầu trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: địa bàn vùng KTTĐPN, có tập trung vào một số vụ án và vụ việc mang tính chất điển hình ở những khu vực trọng điểm của vùng như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương để minh họa cho luận án. - Về thời gian: luận án chỉ tập trung nghiên cứu từ năm 2009 - 2014. - Về nội dung: luận án chỉ tập trung vào những vấn đề bản chất nhất của mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Cơ sở lý luận của luận án Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh làm định hướng nghiên cứu. Từ đó đi vào nghiên cứu dưới góc độ cụ thể hơn đó là mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, luận án còn kế thừa một cách có chọn lọc về cơ sở lý luận trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực ANKT; đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoặc mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp chung: Phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử: Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ mối quan hệ giữa ANKT và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. Luận án nghiên cứu mối quan hệ này tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong mối quan hệ tương quan với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. 11 Luận án tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2009-2014, trong đó có liên hệ với mối số giai đoạn khác trong quá trình phát triển KT-XH của vùng KTTĐPN. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp đặc thù của chuyên ngành kinh tế chính trị. Muốn hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN phải sử dụng trừu tượng hóa khoa học. Vì phân tích các vấn đề kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây là vấn đề rất rộng với nhiều khía cạnh khác nhau, luận án chỉ có thể tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất của mối quan hệ này để nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề này tác giả chỉ có lựa chọn những nhân tố cơ bản tác động mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài; mối quan hệ này nảy sinh những vấn đề phức tạp nào về ANKT, và ngược lại, những khía cạnh nào về mặt ANKT gây tác động cản trở đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó luận án tập trung vào giải quyết những vấn đề hạn chế, tiêu cực đó nhằm mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với đảm bảo ANKT, thúc đẩy sự phát triển KT-XH vùng KTTĐPN. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các Văn kiện, Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng; Nghị định, Quyết định của Chính phủ có liên quan đến ANKT, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu các điều ước quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập, các văn bản liên quan đến phòng, chống tội phạm có liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Công an và Công an các địa phương. Nghiên cứu các số liệu trong các niêm giám thống kê; số liệu trong các báo cáo tổng kết năm của UBND, Công an các tỉnh, thành phố trong vùng 12 KTTĐPN; số liệu thống kê về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài của các cục nghiệp vụ và các phòng nghiệp vụ của công an các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như tài liệu của các đơn vị có liên quan đến luận án. Nghiên cứu các loại sách, báo, giáo trình, chuyên khảo và các công trình khoa học khác có nội dung liên quan. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài được tác giả phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông qua đó làm rõ thực trạng mối quan hệ này trên cơ sở thực tiễn của vùng KTTĐPN, từ đó tổng hợp và rút ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này, để thực hiện mục tiêu cao nhất thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo ANKT và phát triển KT-XH. Phương pháp tổng kết từ thực tiễn: luận án tổng kết, đánh giá những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn có liên quan đến ANKT; đầu tư trực tiếp nước ngoài; hoặc mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. Phương pháp chuyên gia: tác giả gặp gỡ phỏng vấn và hỏi ý kiến trực tiếp của một số nhà khoa học; các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý; cán bộ, chiến sỹ công an trực tiếp làm công tác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến chuyên gia và ý kiến của những cán bộ, chiến sỹ trực tiếp có liên quan đến giải quyết mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐPN. Qua phân tích, đánh giá kết quả điều tra chính là cơ sở để góp phần đánh giá chính xác thực trạng và rút ra giải pháp sát với thực tiễn. 13 Phương pháp đối chiếu, so sánh: trong quá trình thực hiện luận án tác giả thực hiện đối chiếu, so sánh về số liệu của vùng so với cả nước để có thể đánh được những thuận lợi, khó khăn của vùng KTTĐPN trong giải quyết mối quan hệ giữa ANKT với đầu tư trực tiếp nước ngoài, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Phương pháp lấy điển hình: do đây là địa bàn khảo sát phạm vi rộng lớn, trong quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tác giả có lấy một số vụ việc, vụ án có tính chất điển hình ở một số địa phương trong vùng KTTĐPN, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung và rút ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu Thông tin thứ cấp: Thu thập số liệu có liên đến ANKT và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các niêm giám thống kê của Tổng cục thống kê, niêm giám thống kê của Cục thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐPN; Báo cáo tổng kết năm của UBND, Ban quản lý khu công nghiệp các tỉnh, thành phố vùng KTTĐPN; Báo cáo tình hình và kết quả công tác hàng năm của phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng CAND các tỉnh, thành phố vùng KTTĐPN; Số liệu, báo cáo từ các Bộ, ngành, các bài báo và các công trình khoa học uy tín có liên quan. Thông tin sơ cấp: - Nghiên cứu thông qua kết quả điều tra xã hội học ở vùng KTTĐPN. Đối tượng nghiên cứu là các nhà làm công tác quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; các cán bộ, chiến sỹ CAND trực tiếp thực hiện công tác có liên quan đến các doanh nghiệp FDI. - Về mẫu nghiên cứu: kết quả 527 bảng hỏi thu được từ 600 bảng hỏi phát ra. Sau khi đã loại bỏ một số bảng hỏi không hợp lệ, đã sử dụng 521 bảng hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết quả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất