Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ...

Tài liệu Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca quan họ bắc ninh lời cổ

.PDF
118
1400
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- HOÀNG MINH THỦY MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM VỰC CỦA THANH ĐIỆU TRONG LỜI THƠ LỤC BÁT VỚI GIÁ TRỊ CAO ĐỘ CỦA GIAI ĐIỆU TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Lý Toàn Thắng HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................ 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 5. Phạm vi tư liệu ........................................................................................... 9 6. Bố cục của luận văn ....................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................ 11 1.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc dân gian Việt Nam ........................................................................... 11 1.2.Thanh điệu tiếng Việt. ............................................................................ 12 1.2.1. Thanh điệu tiếng Việt – nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển ... 12 1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca ................... 14 1.3. Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc ..................................................... 15 1.3.1. Mối quan hệ giữa âm và thanh ............................................................ 15 1.3.2. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu-ngữ điệu trong tiếng Việt ........... 18 1.3.3. Âm vực của thanh điệu tiếng Việt theo quan điểm của Âm nhạc học......... 20 1.4. Một vài điểm khái quát về đặc điểm âm nhạc dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ ............................................................................................................ 21 1.4.1.Một số vấn đề cơ bản về dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ ................... 21 1.4.2. Những tính chất và đặc điểm của âm nhạc Quan họ .................. 23 1.4.3. Phát âm Quan họ ................................................................................ 27 CHƯƠNG 2. SỰ THỂ HIỆN CỦA CÁC ÂM TIẾT MANG THANH ĐIỆU THUỘC PHẦN LỜI THƠ LỤC BÁT TRONG ÂM NHẠC QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ ..................................................... 30 2.1. Âm tiết mang thanh điệu trong ca khúc Quan họ Bắc Ninh lời cổ ......... 31 2.2. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu ..................................................... 33 2.2.1. Tỉ lệ âm tiết mang thanh điệu phân chia theo âm vực Cao-Thấp ......... 34 2.2.2. Tỉ lệ thanh điệu phân chia theo tiêu chí đường nét thanh điệu Bằng-Trắc .. 35 2.3. Sự thể hiện của các thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Quan họ .............. 36 1 2.3.1. Thanh Ngang ...................................................................................... 36 2.3.1.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngang ............................... 36 2.3.1.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngang .................................................. 40 2.3.2 Thanh Huyền ........................................................................... 43 2.3.2.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Huyền ..................... 43 2.3.2.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Huyền ........................................ 45 2.3.3. Thanh Sắc .............................................................................. 47 2.3.3.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Sắc ......................... 47 2.3.3.2 Âm luyến của âm tiết mang thanh Sắc .............................................. 50 2.3.4. Thanh Nặng ........................................................................................ 52 2.3.4.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Nặng ................................. 52 2.3.4.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Nặng .................................................. 54 2.3.5. Thanh Ngã ............................................................................. 56 2.3.5.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Ngã ......................... 56 2.3.5.2. Âm luyến của âm tiết thanh Ngã ........................................... 56 2.3.6. Thanh Hỏi .......................................................................................... 58 2.3.6.1. Khu vực cao độ của âm tiết mang thanh Hỏi .................................... 58 2.3.6.2. Âm luyến của âm tiết mang thanh Hỏi .................................. 59 2.4. Tiểu kết chương 2. ................................................................................. 61 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ÂM VỰC CỦA THANH ĐIỆU TRONG LỜI THƠ LỤC BÁT VỚI GIÁ TRỊ CAO ĐỘ CỦA GIAI ĐIỆU TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH LỜI CỔ ................................................................................ 64 3.1. Âm vực của Thanh điệu lời thơ là cơ sở của việc hình thành giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ ..................................... 64 3.2. Đường nét thanh điệu tiếng Việt là cơ sở cho việc hình thành những mô hình âm điệu luyến tạo sự mềm mại, trầm bổng của giai điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. ........................................................................................... 67 3.3. Hiện tượng biến thanh trong dân ca Quan họ................................................. 69 3.4. Liên hệ mở rộng về cách xử lí thanh điệu trong âm nhạc hiện đại (tân nhạc) .................................................................................................... 70 3.4.1. Nguyên tắc bỏ dấu thanh trong ca từ trong âm nhạc hiện đại .............. 70 2 3.4.2. Nghệ thuật xử lí thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc Việt Nam hiện đại ........................................................................................... 72 3.4.2.1. Thanh Hỏi ........................................................................................ 72 3.4.2.2. Thanh Ngã.......................................................................... 73 3.4.2.3. Thanh Ngang, thanh Huyền, thanh Sắc và thanh Nặng .................... 74 3.4.2.4. Đề xuất cách xử lí những từ trái dấu xuất hiện trong âm nhạc hiện đại ........................................................................................... 75 3.5. Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 77 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 84 PHỤ LỤC ....................................................................................... 87 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các âm tiết mang thanh điệu trong các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. ............................................................................. 32 Bảng 2.2. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu ........................................... 34 Bảng 2.3. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu trong một bài Quan họ (phân chia theo tính chất Cao-Thấp) .............................................................................. 34 Bảng 2.4. Tỉ lệ các âm tiết mang thanh điệu trong một bài Quan họ (theo tiêu chí Bằng-Trắc) ............................................................................................. 35 Bảng 2.5. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Ngang ....................................................................................................... 36 Bảng 2.6. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Ngang ............................................................................................... 41 Bảng 2.7. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Huyền. .............................................................................................. 43 Bảng 2.8. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Huyền...................... 45 Bảng 2.9.Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với âm tiết mang thanh Sắc ........................................................................................ 47 Bảng 2.10. Tổng hợp âm luyến của của âm tiết mang thanh Sắc .................. 50 Bảng 2.11. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Nặng.................................................................................................. 52 Bảng 2.12. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Nặng ..................... 54 Bảng 2.13. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Ngã............................................................................................................ 56 Bảng 2.14. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Ngã ....................... 57 Bảng 2.15. Tổng hợp mô hình âm điệu tương ứng với các âm tiết mang thanh Hỏi .................................................................................................... 58 Bảng 2.16. Tổng hợp âm luyến của âm tiết mang thanh Hỏi ........................ 59 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong âm nhạc Việt Nam, nguyên tắc thông thường là nét nhạc tuỳ theo thanh điệu mà lên bổng xuống trầm, âm nhạc Quan họ cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Theo truyền thống, tiếng Việt có 6 thanh điệu, trừ thanh Ngang không có dấu biểu thị trên văn tự, còn 5 thanh khác đều mang tên của dấu ghi thanh ấy. Cao độ khác nhau, hay những đặc trưng về âm vực là những nét đầu tiên không thể thiếu được, khu biệt các thanh điệu. Trong giới Việt ngữ học, khi phân loại thanh điệu tiếng Việt, đa phần các nhà ngôn ngữ học thường xếp 6 thanh điệu tiếng Việt vào 2 âm vực khác nhau: âm vực cao (Ngang - Sắc Ngã) và âm vực thấp (Huyền - Hỏi - Nặng). Cũng có một số ý kiến đề nghị xếp 6 thanh của tiếng Việt vào 3 âm vực khác nhau: cao - trung - thấp (Nguyễn Đình Hòa, R.Jones, Huỳnh Sanh Thông); trong đó, ngoài âm vực cao và thấp còn có thêm âm vực trung với 2 thanh: Ngang và Ngã. Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo của dân tộc ta. Hầu hết lời của các bài ca Quan họ đều là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Theo sự nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian, trong thực tế sáng tác dân ca (mà người ta ghi lại được) có sự phân chia thành 3 âm vực: cao - trung - thấp, và giữa 3 âm vực này có sự tương ứng nhất định, mang tính quy luật với cao độ thanh điệu của các tiếng (âm tiết) trong ca từ (cụ thể ở đây là các câu thơ lục bát). Trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan tới thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc Việt, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã rất tâm huyết bỏ công sức để tìm hiểu mối quan hệ mật thiết này, đặc biệt nhà nghiên cứu âm nhạc Hoàng Kiều trong công trình nghiên cứu mang tên “Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền” đã từng nghiên cứu và kết luận “Thanh điệu tiếng Việt quyết định đến cao độ, sự uốn lượn của âm. Tuy nhiên, thanh điệu phải thông qua thơ để tiến vào nhạc với những quy luật 5 như: thanh, vần, niêm luật…của thơ dân tộc quy định cho cao độ những luyến láy, ngưng nghỉ, các trọng âm, đồng thời liên quan đến những thủ pháp kĩ thuật phối hợp với ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành các làn điệu âm nhạc. Nói cách khác là, âm nhạc cổ truyền của ta từ thơ phổ nhạc mà không phải làm nhạc trước rồi mới điền lời ca văn xuôi vào nhạc. Hơn nữa, nền âm nhạc cổ truyền của Việt Nam lấy thanh nhạc là chính mà không phải khí nhạc, nên thanh điệu và thơ là nhân tố khởi đầu” [30, tr.7]; Trong phần thứ Hai với tên gọi “Thanh điệu tiếng Việt-sự hình thành ca khúc cổ truyền” tác giả đã tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về các thể thơ trong âm nhạc, và đưa ra một số nhận định về vai trò của thanh điệu trong ngôn ngữ Việt Nam Đối với âm nhạc. Hay trong bài viết “Tính nhạc trong thơ ca Việt Nam (từ góc nhìn ngữ âm tiếng Việt)” của GS Mai Ngọc Chừ cũng đã nhắc tới mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt và giai điệu trong âm nhạc “Trong phạm vi một âm tiết chứa thanh điệu, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là âm điệu; còn trong một ngữ đoạn, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là ngữ điệu. Cả hai yếu tố này (âm điệu và ngữ điệu) có vai trò như giai điệu trong âm nhạc, và do vậy, chúng là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra tính nhạc” [12, tr.451]; Và nhiều nhà nghiên cứu khác trong cả giới ngôn ngữ học và âm nhạc học cũng đã đề cập tới nội dung nghiên cứu này. Song, những công trình của nhà âm nhạc học mới dừng lại ở những nhận định mang tính chất kinh nghiệm được rút ra từ quá trình sáng tác cũng như quan sát âm nhạc. Dưới góc tiếp cận Ngôn ngữ học, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng mới tiếp cận từ kết quả của những nghiên cứu mang tính chất kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu âm nhạc, mà thực sự chưa có công trình nghiên cứu nào đi khảo sát và rút ra nhận định về mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc qua tìm hiệu một loại hình âm nhạc nào cụ thể. Vì vậy, với việc tìm hiểu âm vực của thanh điệu qua các lời thơ lục bát trong mối tương quan với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm: 6 - Mối quan hệ giữa âm thanh (cụ thể là thanh điệu) của ca từ (cụ thể là lời thơ lục bát) và cao độ của các nốt nhạc được “lên bổng xuống trầm” trong dân ca Việt Nam; từ đó chỉ ra được mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và ngôn ngữ Việt. Trên cơ sở những khảo sát này, luận văn cũng hi vọng có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của một loại âm nhạc truyền thống của dân tộc. - Sự thẩm âm thực tế của người bản ngữ đối với các thanh điệu được thể hiện qua âm nhạc và thi ca của họ. Từ đó, luận văn cũng hi vọng có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu vệ hệ thống ngữ âm - âm vị của tiếng Việt nói chung và hệ thống thanh điệu tiếng Việt nói riêng. Trên đây là những lí do chính để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu: - Âm tiết mang thanh điệu trong các bài thơ lục bát được sử dụng làm lời cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ - Các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả dùng điệu thức 7 âm để kí âm. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, với đối tượng nghiên cứu được nêu ở trên, chúng tôi hạn định vấn đề nghiên cứu sẽ tập trung vào khảo sát sự tương ứng giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ, cụ thể là sự tương ứng giữa thanh điệu trong các âm tiết của lời thơ lục bát với sự cao thấp của các mô hình nốt nhạc trong dân ca Quan họ. 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra sự tương ứng và mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. 7 Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển hóa một bài thơ lục bát thành một giai điệu của làn điệu dân ca Quan họ nói chung và sự chuyển hóa thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt trở thành sự cao thấp, lên bổng xuống trầm của các nốt nhạc trong âm nhạc Quan họ nói riêng. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ đóng góp một phần tư liệu và nhận định đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt đối với âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể là: - Tìm hiểu sự tương ứng giữa thanh điệu và nốt nhạc trong dân ca Quan họ Bắc Ninh. - Chỉ ra mối quan hệ tương ứng giữa âm vực thanh điệu của lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh. - Bàn thêm về vai trò và giá trị thanh điệu của ngôn ngữ nói chung và trong thơ lục bát nói riêng, cũng như về vai trò và giá trị của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, miêu tả - Phương pháp Đối chiếu - so sánh Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau: - Tiến hành thống kê nội dung các bài thơ lục bát được sử dụng làm lời cho các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. - Lập phiếu khảo sát sự tương ứng giữa lời thơ với giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh. 8 - Chỉ ra sự tương ứng giữa các âm tiết của lời thơ với giá trị cao độ của các mô hình âm điệu (nốt nhạc) trong bản kí âm các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. - Đưa ra một số nhận xét về sự tương ứng nêu trên. - Bàn luận mở rộng, đánh giá vai trò của thanh điệu tiếng Việt Đối với âm nhạc Việt Nam. 5. Phạm vi tư liệu Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hiện nay, dân ca Quan họ Bắc Ninh có khoảng 500 bài lời cổ, dung lượng mỗi bài trung bình là 4 câu/bài, trong số đó chỉ có khoảng 100 bài được các tác giả kí âm. Vì vậy, phạm vi tư liệu nghiên cứu đề tài của chúng tôi chỉ giới hạn trong các bài dân ca đã được kí âm này, cụ thể chúng tôi sẽ khảo sát: - Các bài thơ lục bát được sử dụng làm ca từ trong các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả kí âm. - Quan hệ tương ứng giữa âm tiết mang thanh điệu và cao độ của các mô hình snốt nhạc trong các bài dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ đã được các tác giả kí âm đó. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1. Những cơ sở lí luận Chương 1 giới thiệu các vấn đề lí luận xác định âm vực và đường nét thanh điệu tiếng Việt, một số vấn đề cơ bản về giá trị cao độ của giai điệu trong âm nhạc nói chung và âm nhạc Quan họ Bắc Ninh nói riêng. Chương 2. Sự thể hiện của các âm tiết mang thanh điệu thuộc phần lời thơ lục bát trong âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ Chương 2 thống kê kết quả khảo sát sự tương ứng giữa những âm tiết mang thanh điệu của tiếng Việt với những mô hình âm điệu được thể hiện trong giai điệu âm nhạc Quan họ Bắc Ninh lời cổ. Đồng thời, trong chương 9 này, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét ban đầu về mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với những mô hình âm điệu trong giai điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ. Chương 3. Một số nhận xét về mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ Chương 3 là một số nhận định về mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan học Bắc Ninh lời cổ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bàn luận mở rộng, so sánh mối quan hệ đó trong nhạc hát mới (nhạc hiện đại), từ đó đề xuất một số giải pháp xử lí ngôn ngữ tiếng Việt mà cụ thể là vấn đề thanh điệu trong ca hát. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Vấn đề nghiên cứu vai trò của thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc dân gian Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng như Dương Viết Á, Hoàng Kiều, Nguyễn Trọng Ánh, Lê Văn Chưởng… đã đánh giá vai trò vô cùng quan trọng của thanh điệu tiếng Việt - “thanh điệu là một trong hai nhân tố khởi đầu của nền âm nhạc cổ truyền (thanh điệu và thơ)”. Các tác giả trên đã nhận định: Thanh điệu tiếng Việt quyết định cao độ, sự uốn lượn của âm. Tuy nhiên, thanh điệu tiếng Việt phải thông qua thơ để tiến vào nhạc với những quy luật như thanh, vần, niêm, luật… của thơ dân tộc quy định cho cao độ những luyến láy, ngưng nghỉ, các trọng âm, đồng thời liên quan đến những thủ pháp kĩ thuật phối hợp với ngôn ngữ âm nhạc mà hình thành các làn điệu âm nhạc. Nói một cách khác, âm nhạc cổ truyền của Việt Nam từ thơ phổ nhạc mà không phải làm nhạc trước rồi điền lời ca văn xuôi vào nhạc. Đó là những nhận định từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu âm nhạc, còn từ quan điểm của các nhà ngôn ngữ học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam. Chúng ta có thể liệt kê các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học như Nguyễn Phan Cảnh, Lý Toàn Thắng, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Hữu Đạt….Đặc biệt, một số nhà ngữ âm học như Đoàn Thiện Thuật, Phạm Đức Dương, Nguyễn Đình Hòa, R.Jones, Huỳnh Sanh Thông, Masp’ero…với những quan điểm khác nhau về việc phân chia âm vực của thanh điệu (chia âm vực 6 thanh điệu tiếng Việt có thể thành 2, 3 thậm trí là 4 mức khác nhau). Trong đó, điểm hình nổi lên 2 xu hướng hiện đang còn nhiều tranh luận, đó là ý kiến của Đoàn Thiện 11 Thuật với cách chia 6 thanh điệu tiếng Việt thành 2 âm vực cao-thấp và ý kiến của một số tác giả khác nhau Nguyễn Đình Hòa, R.Jones với Huỳnh Sanh Thông với cách chia 6 thanh điệu tiếng Việt vào 3 mức khác nhau với căn cứ lấy từ thực tiễn “ trong sáng tác ca khúc người ta vẫn phải chia ra ba âm vực để thể hiện các thanh điệu và thanh 1 được gán vào âm vực trung” [40; tr.125]. 1.2.Thanh điệu tiếng Việt. 1.2.1. Thanh điệu tiếng Việt – nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Theo A. Haudricourt (trong: Nguồn gốc thanh điệu của tiếng Việt. 1954), cho đến khoảng đầu Công nguyên, các ngôn ngữ thuộc dòng MônKhơme đều không có thanh điệu. Tác giả đã chứng minh rằng khi đó, tiếng Việt (nói đúng ra là tiếng Việt Mường chung), cũng giống như các ngôn ngữ Môn-Khơme khác còn chưa có thanh điệu, trong từ còn có phụ tố và các nhóm phụ âm đầu, có các âm cuối họng, hầu và xát. Do sự tiếp xúc với tiếng Tày-Thái cổ, vốn là một ngôn ngữ đơn tiết, có cấu trúc âm tiết khép kín, không có phụ tố và có thanh điệu, rồi chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ này, tiếng Việt dần dần đi vào con đường đơn tiết hóa và giản hóa âm tiết, khiến cho âm tiết dần dần có độ dài cố định. Các âm tiết dần dần dần được khép kín và trở thành một khối chặt chẽ, các âm cấu tạo nên âm tiết dần dần mất tính độc lập và mất chức năng cấu tạo từ mới, tức là không còn được dùng làm phụ tố nữa. Trong quá trình biến đổi này, các âm cuối [r], [l], [h], [s], [?] là những âm cản trở cho việc khép kín âm tiết nên dần dần bị rụng đi hoặc bị thay thế. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành 3 tuyến thanh điệu trong tiếng Việt Mường chung. Đó là: - Sự biến mất của âm cuối [?] làm nảy Sinh thanh điệu Sắc- Nặng (tuyến điệu 2) còn lẫn vào nhau. - Sự biến mất của âm cuối [h], [s] làm hình thành tuyến điệu Hỏi-Ngã (tuyến điệu 3) còn lẫn vào nhau. Ví dụ: muh – mũi. 12 - Các âm tiết mở (không có âm cuối) được bổ sung tuyến điệu NgangHuyền (tuyến điệu 1) còn lẫn và nhau. Vào giai đoạn cuối của tiếng Việt Mường chung và đầu giai đoạn tiếng Việt và tiếng Mường tách khỏi nhau, sự tiếp xúc và vay mượn từ tiếng Hán đời Đường đã làm thay đổi hệ thống âm đầu của tiếng tiếng Việt Mường chung. Trong thời kì này, đại bộ phận các âm đầu tiếng Việt Mường chung đều là âm vô thanh, trong khi đó rất nhiều âm đầu tiếng Hán là âm hữu thanh. Khi được vay mượn vào tiếng Việt Mường, nhiều âm đầu hữu thanh của tiếng Hán phải vô thanh hóa cho phù hợp với hệ thống Việt Mường. Từ đây nảy sinh một nhu cầu phải phân biệt các âm đầu vô thanh tiếng Hán với các âm hữu thanh đã được vô thanh hóa trong tiếng Việt Mường. Tiếng Việt Mường đã lựa chọn biện pháp bổ sung thanh điệu để phân biệt các âm đầu của từ vay mượn tiếng Hán. Nguyên tắc chung của quá trình biến đổi này như sau: - Các âm đầu vô thanh tiếng Hán khi chuyển sang âm đầu vô thanh Việt Mường phải mang thanh điệu Ngang, Sắc, Hỏi (gọi là thanh điệu bổng) - Các âm đầu hữu thanh tiếng Hán khi chuyển sang âm đầu vô thanh trong tiếng Việt Mường đều mang thanh điệu Huyền, Nặng, Ngã (gọi là thanh điệu trầm). Như vậy, lúc này tiếng Việt Mường chung đã nhân đôi hệ thống thanh điệu của mình: từ 3 tuyến thanh điệu trước kia, lúc này nó có tới 6 thanh điệu. Quá trình tách đôi 3 tuyến thanh điệu này có thể biểu thị bằng sơ đồ như sau: Tuyến điệu Ngang-Huyền chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Ngang hữu thanh -> vô thanh = thanh Huyền Tuyến điệu Sắc-Nặng chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Sắc hữu thanh -> vô thanh = thanh Nặng Tuyến điệu Hỏi-Ngã chung: vô thanh -> vô thanh = thanh Hỏi hữu thanh -> vô thanh = thanh Ngã 13 - Quá trình này kéo dài khoảng 6 thế kỉ: từ thế kỉ VI đến thế kỉ XII. Đó là giai đoạn cuối của tiếng Việt Mường chung và giai đoạn đầu của quá trình tiếng Việt tách khỏi tiếng Mường. - Khi đã xác lập được hệ thống thanh điệu hoàn chỉnh, cấu trúc âm tiết tiếng Việt trở nên chặt chẽ, có độ dài ổn định và có trường độ lớn hơn do cần phải có đủ thời gian để thể hiện thanh điệu. 1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với thơ ca Phải thừa nhận rằng, âm điệu của một giai điệu trong bài hát thay vì có tính bản địa, cũng phải kể đến phần đóng góp quan trọng của thanh điệu. Các bài hát trong âm nhạc dân gian nước ta đã chứng minh rất rõ vấn đề này: dân ca miền Bắc, miền Trung, miền Nam rất khác nhau, thậm chí còn khác nhau theo thổ ngữ của từng vùng… Nhưng nếu chỉ đơn thuần thanh điệu không thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn nữa là thanh điệu phải thông qua thơ. Với các thể loại thơ, cấu trúc ca khúc, thủ pháp kĩ thuật, kĩ xảo phát triển giai điệu… Nói cách khác, các thể loại và thủ pháp phát triển giai điệu của các thể loại thơ khác nhau. Điều này không chỉ do yêu cầu của thời đại mà còn gắn liền với sự phát triển và hoàn chỉnh của các thể loại thơ. Nghiên cứu các thể loại âm nhạc dân gian cho thấy âm nhạc gắn bó với thơ và thơ cũng không tách rời khỏi thanh điệu, vần, nhịp, niêm, luật. Sự gắn bó giữa thơ và nhạc dân gian của Việt Nam (do vần điệu thơ hình thành từ thanh điệu) đã tồn tại cũng với quá trình lịch sử dân tộc. Thời xa xưa, thơ ca không phải để đọc hay in ấn như ngày nay, mà thơ gắn liền với ngâm, hát. Tách chúng ra thành ca dao và dân ca, có nghĩa ca dao là thơ không có nhạc, còn dân ca là ca dao được hát thành lời. Khởi thuỷ của các bài ca dao và dân ca là do nhân dân, đa phần là nông dân không biết nhiều gì chữ nghĩa, sáng tạo tuỳ hứng và tập thể, truyền miệng người này qua người khác phi văn bản. Sự hoàn chỉnh và phát triển của bài hát là quá trình được “bẻ làn nắn điệu”, tức là một điệu hát khi được hát lên thấy còn chưa hay có thể sửa chữa thêm bớt, hoặc luyến láy thêm vào cho đến khi định hình (tương đối) và 14 thậm chí khi định hình rồi vẫn còn có thể sửa đổi. Thậm chí một bài hát có thể được rút ngắn hay kéo dài thêm đoạn đầu hay đoạn cuối trở thành một loạt bài hát có âm điệu hay cấu trúc từ một điệu gốc nào đó, ngày nay những bài hát như thế được sắp xếp trong một “hệ thống làn điệu”. 1.3. Thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc 1.3.1. Mối quan hệ giữa âm và thanh Âm vốn tự phát ra thành tiếng (thường là các nguyên âm) như: â, ô, ư…, còn Thanh là các giọng làm cho âm biến ra các tiếng khác như: à, ố, ự,… Như đã biết, tiếng Việt của chúng ta có 6 thanh điệu: Ngang, Huyền, Ngã, Hỏi, Sắc, Nặng. Sự biến thiên theo thời gian của các thanh điện là hoàn toàn khác nhau. 6 thanh này căn cứ vào máy móc đo âm thanh có được hình dáng đường nét tượng trưng về sự uốn lượn và độ cao thấp của các thanh và trong Ngữ âm tiếng Việt của GS Đoàn Thiện Thuật, ông đã ghi ra bằng chữ số để biểu hiện như sau: - Thanh 1 Ngang 55 tức âm ngân dài đầu và cuối cao bằng nhau - Thanh 2 Huyền “ \ ” 32 tức từ bậc 3 xuống bậc 2 - Thanh 3 Ngã “~” 325 tức từ bậc 3 xuống bậc 2 rồi lên 5 - Thanh 4 Hỏi “?” 323 tức từ bậc 3 xuống 2 lại lên 3 - Thanh 5 Sắc “/” 45 tức từ bậc 4 lên bậc 5 - Thanh 6 Nặng “.” 31 tức từ bậc 3 xuống 1 15 Để tiện đối chiếu, xin trích dẫn bảng thanh điệu tiếng Việt của tác giả M.V.Gordina chụp bằng điện tử. Cao độ của các dấu giọng (thanh) như sau: tỉ lệ 1/10 giây. H.2 16 Bảng này so với bảng thanh điệu trong Ngữ âm tiếng Việt của GS Đoàn Thiện Thuật về sự uốn lượn của các âm nói chung là tương đồng. Chỉ có thanh Ngã là có sự hơi khác biệt. Ở bảng của M.V.Gordina thanh Ngã được biểu diễn đi từ thấp uốn lên cao rồi lượn xuống thấp, sau đó lại vút lên rất cao (tận cùng). Nhưng về thang bậc (cao độ) lại có nhiều điểm khác nhau giữa các thanh, như: thanh bằng (đoản bình thanh) trong Ngữ âm tiếng Việt của GS Đoàn Thiện Thuật là cao nhất thì ở M.V.Gordina lại ở vào bậc trung bình (Fa – quãng 8 thứ nhất) và thanh nặng không phải xuống thấp tận cùng mà còn trên một nửa bậc (La-quãng 8 nhỏ). Sự khác nhau này là vì sao? Đó là một nghi vấn, tất nhiên có lí do chính đáng, nhưng chúng tôi nghĩ các bậc cao thấp khác nhau ở hai bảng trên chỉ là ước lệ, cũng giống như sự di điệu trong âm nhạc cùng một điệu thức nhưng khác giọng mà thôi. Điều quan trọng là về phần bản chất của các thanh (sự uốn lượn của các thanh) ở đây là tương ứng, có thể lấy làm cơ sở nghiên cứu, Đối chiếu trong các ca khúc phổ thơ dân gian và cổ truyền của Việt Nam để thấy mối quan hệ và sự sáng tạo của các nghệ sĩ xưa với vấn đề này. Hai bảng trên đã thể hiện các thanh Sắc, Hỏi, và Ngã đều uốn lên, còn Nặng là ngả xuống, Huyền là đi ngang nhưng hơi chúc xuống, còn thanh Ngang là đi ngang cuối cùng mới ngả xuống. Như vậy cho thấy thanh giọng của ta không chỉ có bậc cao thấp khác nhau giữa các thanh giọng mà còn có sự uốn lượn, nên ngay trong một thanh cũng có tính đa âm sắc. Khi từ một bản âm đưa các dấu giọng khác nhau vào không chỉ làm cho bản âm đó biến đổi cao độ của thanh mà còn biến đổi cả ngữ nghĩa. Theo các nghiên cứu ngôn ngữ học như GS Đoàn Thiện Thuật, thì tiếng Thái Lan có 5 thanh điệu, tiếng Hán có 4 thanh điệu. Trong đó các thanh phân biệt nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp. Loại này được gọi là thanh điệu hình tuyến, cũng giống như sự di chuyển của thanh điệu tiếng Việt. Cũng có một số loại là thanh điệu chỉ được phân biệt với nhau về các mức trên thang bậc cao độ mà không có uốn lượn, 17 loại này được gọi là thanh điệu khu vực. Sự phân biệt giữa chúng chỉ đơn thuần là mức cao thấp khác nhau, nên người ta gọi loại thanh điệu này là loại giản đơn và các mức cao độ cũng không nhiều, chỉ khoảng 2, 3 bậc. Từ hai bảng thanh điệu ghi bằng máy điện tử cho thấy dấu giọng (thanh điệu) của ta mềm mại, uyển chuyển, đa âm sắc và phong phú mà nhiều ngôn ngữ khác không có. Do đó, tạo cho nhạc hát và nhạc đàn Vịêt Nam những giai điệu trữ tình và duyên dáng, mềm mại và sâu lắng, quyến rũ lòng người. Trong 6 thanh của tiếng Việt, căn cứ vào đường nét lại chia ra làm hai nhóm gọi là thanh bằng và thanh trắc: - Thanh bằng có hai thanh là: thanh Ngang (đoản bình thanh) và thanh Huyền (trường bình thanh) - Thanh trắc, có bốn thanh là: thanh Sắc, thanh Hỏi, thanh Ngã, thanh Nặng Từ sự phân chia này đã tạo cho thể thơ lục bát (6-8) hay Song thất lục bát có một quy tắc chặt chẽ và độc đáo khác thường so với các nước trên thế giới. Vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc, phân câu, trọng âm và âm kết của câu nhạc và bài hát… vì trong nhạc cổ truyền của Vịêt Nam là từ thơ mà phổ nhạc. Thơ của ta xưa (ca dao) sáng tác ra là để hát mà không phải để đọc hay in như ngày nay. 1.3.2. Giai điệu trong âm nhạc và âm điệu-ngữ điệu trong tiếng Việt Yếu tố quan trọng thứ hai trong âm nhạc là giai điệu. Giai điệu là một khái niệm bao gồm nhiều yếu tố, là một phương tiện diễn tả quan trọng. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giai điệu: các tác giả biên soạn cuốn “Thuật ngữ và kí hiệu âm nhạc thường dùng” viết “Giai điệu là chuỗi âm thanh có tổ chức hoàn chỉnh về hình thức, nội dung” [42, tr.85]; trong cuốn “Lý thuyết âm nhạc cơ bản”, giai điệu đã được định nghĩa đầy đủ “Sự nối tiếp các âm thanh thành một bè, có tổ chức về phương diện điệu thức và tiết nhịp, tiết tấu” [42, tr.203]. Ai cũng biết là chỉ có đối lập về âm vực không thôi thì chưa thể tạo thành bản nhạc. Các nốt nhạc (Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si) phải được tổ chức 18 biến thiên theo trật tự thời gian nhất định, tức phải có giai điệu thì mới có được bản nhạc. Chúng ta có thể hình dung bảy bậc cơ bản (7 nốt nhạc) trong âm nhạc được lặp lại trong hàng âm bằng sơ đồ như sau: H.3 [32, tr.6] Ở sơ đồ trên đã tạm ghi các bậc âm cơ bản trong âm nhạc thể hiện độ cao của giai điệu bằng chữ có kèm dấu Huyền, dấu Sắc hoặc Ngang để thấy được một cách tương đối về sự khác nhau giữa các nhóm bảy bậc cơ bản. Các con số 132, 264, 528 là tầm số dao động của các âm Đô. Trong thơ ca người ta không dùng thuật ngữ giai điệu như trong âm nhạc. Song cũng như âm nhạc, trong thơ ca các âm cũng cần phải được tổ chức theo trật tự thời gian. Trong phạm vi một âm tiết chứa thanh điệu, sự biến thiên của âm vực theo thời gian được gọi là âm điệu, còn trong một ngữ đoạn, sự biến thiên của âm vực theo thời gian thì được gọi là ngữ điệu. Cả hai yếu tố này (âm điệu và ngữ điệu) có vai trò như giai điệu trong âm nhạc và do vậy, chúng là những yếu tố rất quan trọng để tạo ra tính nhạc cho thơ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan