Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. và sự vận dụng lý luận ấy trong ...

Tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. và sự vận dụng lý luận ấy trong xây dựng kinh tế việt nam hiện nay

.DOC
34
77
131

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, trải qua các hình thái kinh tế xã hội và gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Mac đã nói: “Đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không muốn nói là một năm mà ngay trong một tuần”. Không vượt khỏi quy luật khách quan đó, để sản xuất ra của cải vật chất ra cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ 1986, nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lí, sự tụt hậu của kinh tế Việt Nam so với thế giới, Đảng ta quyết định đổi mới nền kinh tế. Đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua hơn 15 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra trang sử mới cho lịch sử phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhận thức tư tưởng là sự vận động luôn biến đổi và phức tạp, không phải mọi người đã thừa nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có những người khi đã tiếp cận được tư tưởng này, song cũng không phải là đã có sự nhất quán về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó để nhận thức đúng đắn, rõ ràng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển nền kinh tế tôi chọn đề tài: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” cho bài viết của mình. Qua bài viết này, với mong muốn tìm hiểu them thực trạng nền kinh tế Việt Nam, một số vấn đề còn tranh cãi và nhận thức không đúng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho sự nghiệp phát triển đất nước, giúp mọi người nhận thức đúng đắn hơn về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo bộ môn: đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành bài viết này. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo và độc giả. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 1 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.Kinh tế thị trường 1.1.Kinh tế hàng hoá Chúng ta biết rằng sản xuất tự cung tự cấp là hình thức sản xuất đầu tiên của loài người nhằm đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng của nội bộ, người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng. Vì thế có thể nói rằng quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu: sản xuất-tiêu dùng. Các quan hệ trong nền kinh tế tự nhiên đều mang hình thái hiện vật. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng, nhu cầu trao đổi hàng hoá xuất hiện. Khi nhu cầu trao đổi trở thành mục đích thường xuyên thì sản xuất hàng hoá ra đời. Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá mục đích của sản xuất là trao đổi hay là để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và có tính khách quan. Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn với thị trường, do thị trường quyết định. Quá trình xuất hiện vận động và phát triển của kinh tế hàng hoá diễn ra với sự tác động mạn mẽ của những tiền đề: phân công lao động xã hội, sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất, lưu thong hàng hoá và lưu thong tiền tệ, hệ thống thông tin và giao thông vận tải. Phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề sản xuất khác nhau. Do vậy mỗi người chỉ làm một việc trong một ngành với một nghề nhất định và chuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định. Mà nhu cầu của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó làm nảy sinh những quan hệ kinh tế hàng hoá giữa những người sản xuất với nhau. Trong điều kiện tư hữu về tư liệu sản xuất những người sản xuất độc lập với nhau và có lợi ích kinh tế khác nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc về từng người hay từng nhóm người trong xã hội. Nên muốn dùng sản phẩm của nhau thì họ phải trao đổi với nhau. Khi trao đổi trở thành tập quán và là một mục đích của sản xuất thì có sản xuất hàng hoá. Phân công lao động xã hội phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được mở rộng và ngày càng phức tạp. Phân công lao động xã hội phát triển thì xuất hiện thủ công nghiệp và thương nghiệp. Khi thương nghiệp ra đời người sản xuất và người tiêu dùng quan hệ với nhau qua người thứ ba là thương nhân. Thông qua hoạt động mua-bán của mình, thương nhân đã thực hiện vai trò nối liền sản xuất với sản xuất và sản xuất với tiêu dùng. Thương nghiệp phát triển làm cho sản xuất và lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ được phát triển nhanh chóng. Điều này dẫn tới sự mở rộng quan hệ trao đổi giữa các vùng đồng thời liên kết những người sản xuất với nhau, cuốn hút họ vào quỹ đạo kinh tế hàng hoá. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Quan hệ trao đổi được mở rộng và phát triển đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải cũng phải mở rộng vàphát triển. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển cao hơn, dẫn tới sự ra đời của các hoạt động dịch vụ, chế biến… làm cho dân cư chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.2. Ưu thế của kinh tế hàng hoá. Do trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu dùng, không có quan hệ ra bên ngoài do đó nó kìm hãm sự phát triển của con người, trái với quy luật tự nhiên, nó mang tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giời hạn bởi nhu cầu hạn hẹp. Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. So với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá có những ưu thế cơ bản: Một là: Trong kinh tế hàng hoá do sự phát triển của phân công lao động xã hội cho nên sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Điều đó tạo điều kiện cho phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất., thúc đẩy việc cải tiến công cụ lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hai là: Trong kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất không phải là để tiêu dùng cho chính bản thân người sản xuất mà là để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chính điều này đã làm hình thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Người tiêu dùng được coi là thượng đế, được quyền tự do lựa chọn những hàng hoá phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán và thị hiếu của mình trên cơ sở căn cứ vào chất lượng và giá cả của hàng hoá. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao thì sản xuất phải mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Ba là: Trong kinh tế hàng hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Yêu cầu của cạnh tranh đòi hỏi những đơn vị sản xuất hàng hoá phải thường xuyên quan tâm tới tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… để thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận siêu ngạch đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước tiến bộ dài. Bốn là: do sản xuất xã hội ngày càng phát triển, quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng, cho nên sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng, các địa phương, các quốc gia ngày càng phát triển. Đời sống vật chất tinh thần và văn hoá của dân cư ngày càng được nâng cao. 2.Kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế này sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất do ai là do thị trường quyết định. Như vậy nói Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 3 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 tới kinh tế thị trường, thực chất là nói tới cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là một cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường, trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận. 2.1.Về các nhân tố, quan hệ, quy luật, môi trường vận động của cơ chế thị trường. 2.1.1Nhân tố và quan hệ cơ bản. Nói tới thị trường trước hết phải nói tới các nhân tố cơ bản cấu thành thị trường đó là hàng hoá và tiền, người mua, người bán. Từ đó hình thành các quan hệ hàng hoá- tiền tệ, mua- bán, cung-cầu và giá cả hàng hoá. Hàng hoá là một vật phẩm dùng để thoả mãn một nhu cầu nào đó thông qua trao đổi mua bán. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hàng hoá nhưng có thể chia thành hai loại là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất (sức lao động, đất đai, vốn, dịch vụ sản xuất…) và hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần: cơm ăn, áo mặc,… sách báo, phim ảnh…). Nhu cầu càng cao càng tạo động lựcthúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, được tách ra làm vật ngang giá chung, phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá. Nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Nhờ có tiền mà hàng hoá vận động thông suốt từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, không ngừng, tạo nên quan hệ hàng-tiền trong inh tế thị trường. Chính vì vậy A. Smith đã nói tiền là bánh xe vĩ đại của lưu thông hàng hoá. Hộ kinh doanh là người sản xuất và cung ứng hàng hoá trên thị trường tiêu dùng, ở thị trường tiêu dùng họ là người bán hay sức cung. Song để có nguồn lực sản xuất hàng hoá tiêu dùng họ phải mua chúng trên thị trường các yếu tố sản xuất, ở thị trường này họ là người mua hay sức cầu. Hộ tiêu dùng là người đi mua hàng hoá tiêu dùng, ở thị trường hàng tiêu dùng, họ là người mua. Để có tiền mua hàng tiêu dùng và dịch vụ, họ phải có một hàng hoá nào đó bán trên thị trường yếu tố, do vậy ở thị trường này họ là người bán. Họ bán sức lao động nếu họ là công nhân, bán đất đai nếu họ là chủ đất, cho vay vốn nếu họ có vốn…. Với vai trò khác nhau như vậy của các chủ thể tham gia, các thị trường vốn tách biệt với nhau được nối liền với nhau thành vòng tròn vận động thông suốt. 2.1.2.Quy luật cung- cầu. Kinh tế thị trường vận động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan mà trước tiên phải kể đến là quy luật cung cầu. Cung là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sang bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 4 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sang mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Trên thị trường khi một loại hàng hoá nào đó có nhiều người mua, thì người bán sẽ tăng giá lên để phân phối một lượng cung hạn chế. Giá tăng làm giảm bớt một số người mua không đủ khả năng thanh toán, nhưng lại khuyến khích người bán đưa ra thị trường nhiều hàng hoá hơn. Khi hàng hoá được đưa ra thị trường nhiều hơn mà người mua giảm xuống thì giá và hàng hoá sẽ giảm xuống. Giá cả giảm làm cho người bán giảm lượng hàng cung ứng trên thị trường, nhưng lại khuyến khích người mua nhiều hơn, điều đó lại làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Chính sự vận động này của quy luật cung-cầu đã chi phối sự hoạt động của những thành viên tham gia thị trường. 2.1.3. Môi trường vận động Kinh tế thị trường vận động trong môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh xảy ra thường xuyên và có tính chất quyết liệt, sống còn. Có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh (trong kinh tế cí cạnh tranh trong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông). Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng thủ đoạn lừa gạt, bịp bợm như bán hạ giá đế đánh bại đối phương rồi khi độc chiếm được thị trường sẽ nâng giá lên. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh bằng chất lượng, bằng các điều kiện giao nhận. Có 2 loại cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh trong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông. Cạnh tranh trong sản xuất là cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. Nó gồm cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch và tìm nơi đầu tư có lợi. Cạnh tranh trong lưu thông là cạnh tranh trong lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hoá. Nó gồm có cạnh tranh giữa người bán và người mua, người bán với người bán, người mua với người mua. Các hình thái cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo; cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua; sản phẩm đồng nhất; các yếu tố sản xuất có tính linh họat cao; gia nhập, rời bỏ thị trường dễ dàng và doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Thị thị trường độc quyền là thị trường do một người bán hoặc một người mua, sản phẩm là đồng nhất; gia nhập rời bỏ thị trường khó khăn; giá cả do tổ chức độc quyền quyết định. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường vừa có tính cạnh tranh vừa có tính độc quyền, bao gồm cạnh tranh độc quyền và thị trường thiểu quyền. Các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường bằng nhiều cách khác nhau: cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng giá cả, cạnh tranh phi giá cả. Trong nền kinh tế hiện đại cạnh tranh bằng chất lượng trở thành vấn đề then chốt. Người tiêu dùng luôn yêu thích những hàng hoá với cùng mức giá nhưng chất lượng tốt hơn. Cạnh tranh bằng giá cả dưới các góc độ: dựa vào năng suất, bán phá giá, phân biệt giá, cấu kết với nhau để thoả thuận giá, hình thành nên cacten Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 5 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 về giá, chỉ đạo giá. Cạnh tranh phi giá cả dựa vào sự phân biệt sản phẩm và quảng cáo, triển khai sản phẩm mới. Nhìn chung các doanh nghiệp thiểu quyền thích áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá cả hơn vì khi các doanh nghiệp đối thủ thích ứng một cách nhanh chóng với mọi sự thay đổi về giá cả thì việc quảng cáo hoặc phát triển sản phẩm một cách thông minh có thể có tác động lâu bền đối với sở thích của khách hàng. 2.1.4. Động lực chi phối. Các nhà kinh tế học đều thừa nhận: Lợi nhuận là động lực chi phối sự hoạt động của kinh tế thị trường. Adam Smith khẳng định lợi nhuận là động lực của các nhà kinh doanh, họ chỉ thấy tư lợi, chỉ biết tư lợi và chỉ làm theo tư lợi. Cac Mac cũng nói: Nhà tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không có lợi nhuận và lợi nhuận quá ít, giống như giới tự nhiên ghê sợ chân không. Lợi nhuận thoả đáng người ta sử dụng tư bản ở khắp nơi. Lợi nhuận 50%, tư bản hăng máu lên. Lợi nhuận 100% tư bản táo bạo không biết sợ là gì. Lợi nhuận 300% chẳng một tội ác nào mà tư bản không dám phạm đến, dù có bị treo cổ cũng không sợ. Vậy lợi nhuận là gì? Theo Cac Mac, lợi nhuận là giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra để sản xuất kinh doanh. Còn theo T.B.Say: “Lợi nhuận là do ích lợi của tư bản tạo nên, nó còn là hiệu quả của việc sử dụng tư bản. Kinh tế học hiện nay cho rằng lợi nhuận là kết quả của việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất: Nếu biết sử dụng tốt các yếu tố sản xuất thì sẽ bù đắp được chi phí sản xuất và sẽ có lãi, ngược lại sẽ bị lỗ. 2.2.Ưu điểm của kinh tế thị trường Trước hết, kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động. Ở đây, tồn tại một quy luật là hễ ai là người đầu tiên đưa ra thị trường một loại hàng hoá mới, thì họ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Còn nếu biết sản phẩm của mình không còn nhu cầu nên họ ngừng sản xuất và cung ứng sản phẩm đó, thì sẽ tiết kiệm được chi phí. Chính điều đó đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải năng động sang tạo, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu trên thị trường để cung ứng cho thị trường những sản phẩm mới và bỏ đi những sản phẩm không còn yêu cầu. Vì vậy, thị trường ngày càng có nhiều loại hình sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của con người. Thứ hai, kinh tế thị trường kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình đỗ xã hội hoá sản xuất. Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận siêu ngạch làm động lực hoạt động. Động lực này đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên hạ thấp chi phí lao động cá biệt xuống thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết. Điều này, đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 6 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Thứ ba, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều hàng hoá và dịch vụ. Điều này khác hẳn với nền kinh tế tổ chức theo kiểu kế hoạch hoá tập trung trước đây luôn bị chi phí bởi tình trạng khan hiếm hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường không còn tình trạng người chờ hàng mà ngược lại là hàng chờ người. Ở đây người mua được nâng lên vị trí quý khách, là “thượng đế” trên thị trường. Chính nhờ có nhiều hàng hoá và dịch vụ nên kinh tế thị trường có khả năng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có khuyết tật cũng giống như tấm huy chương bao giờ cũng có mặt trái của nó. 2.3.Khuyết tật. Trước hết, phải nói tới tình trạng khủng hoảng thất nghiệp. Khủng hoảng kinh tế là tình trạng sản xuất thừa, sản xuất tăng lên lớn hơn tiêu dùng, còn tiêu dùng không đầy đủ, dẫn đến tình trạng hàng hoá không bán được, doanh nghiệp không có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất nhằm tiếp tục quá trình tái sản xuất nên phải đóng cửa. Tình trạng đó làm cho doanh nghiệp không có lợi nhuận, người lao động bị thất nghiệp không có việc làm, không có tiền lương. Điều đó làm tăng mâu thuẫn kinh tế xã hội trong nền kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này được thể hiện ở tính kế hoạch cao độ trong từng doanh nghiệp với tính vô chính phủ trên toàn bộ nền sản xuất xã hội. Xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn độ mâu thuẫn với sức mua có giới hạn của quần chúng. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Gắn liền với khủng hoảng kinh tế là nạn thất nghiệp, đây là tình trạng có tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Người ta không thế xoá bỏ nó nhưng có thể điều chỉnh nó đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Hai là tình trạng phân hoá giàu nghèo bất bình đẳng. Dù nền kinh tế thị trường có hoạt động tốt như thế nào thì bản thân nó cũng tạo ra sự phân hoá giàu nghèo bất bình đẳng. Nguyên nhân của tình trạng này là ở chỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của cạnh tranh, mục tiêu chạy theo lợi nhuận giảm giá trị hàng hoá, có người tài giỏi gặp may phát tài làm giàu. Trong khi đó nhiều người kém cỏi, không gặp may bị lỗ vốn phá sản. Điều đó dẫn đến sự phân hoá xuất hiện quan hệ chủ thợ, tư sản-vô sản, thống trị-bị thống trị, bóc lột-bị bóc lột. Sự phân hoá ngày càng gay gắt vì quá trình tích luỹ tư bản, tích luỹ sự giàu có về phía giai cấp chủ tư sản, thống trị, bóc lột và tích luỹ sự nghèo khổ về phía những người làm thuê, bị thống trị và bị bóc lột. Điều đó gây nên sự đối kháng gay gắt, dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị, xã hội, các cuộc chiến tranh và cách mạng, đe doạ sự tồn tại của xã hội tư bản chủ nghĩa. Ba là tình trạng độc quyền đã lấn át cạnh tranh làm mất tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Độc quyền là hiện tượng một doanh nghiệp nào đó độc chiếm việc cung ứng và sản xuất hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Nhờ đó mà Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 7 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 doanh nghiệp độc quyền định giá cả, thu lợi nhuận độc quyền. Nhờ ưu thế độc quyền nên tổ chức độc quyền không cần cải tiến, phát huy sang kiến vẫn thu được lợi nhuận cao. Sự độc quyền làm cho nền kinh tế trì trệ, vì vậy V. I. Lenin gọi độc quỳên là hiện tượng ăn bám. Thêm vào đó tổ chức độc quyền lại dùng lợi nhuận độc quyền mua chuộc ảnh hưởng của chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Bốn là tình trạng suy thoái môi trường. Kinh tế thị trường gây ra sự tàn phá môi trường, làm ô nhiễm bầu không khí, bẩn nguồn nước, tàn phá rừng đầu nguồn, bạc màu đất đai… do chạy theo lợi nhuận mà các doanh nghiệp sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên làm cho môi trường bị ô nhiễm dẫn đến mức độ báo động cho sự bình yên của loài người. Tất cả các khuyết tật trên là do kinh tế thị trường sinh ra nhưng bản thân nó không thể nào khoắc phục được. Vì vậy phải có sự tác động từ bên ngoài cơ chế thị trường. Các nhà kinh tế học tìm thấy ở đó vai trò kinh tế của nhà nước. Vai trò này thể hiện ở sự tác động của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, đối với thị trường nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sự can thịêp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. 2.4.Vai trò của nhà nước. Cơ chế thị trường có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá, chi phối sự vận động của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường vừa có ảnh hưởng tích cực vừa tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế xã hội loài người. Mặt khác các chủ thể tham gia thị trường hoạt động vì lợi ích riêng của mình cho nên sự vận động của cơ chế thị trường tất yếu dẫn tới các mâu thuẫn và xung đột. Có người giàu lên và có người nghèo đi. Cạnh tranh khó tránh khỏi sự lừa gạt, phá sản và thất nghiệp. Tất cả đã gây nên tình trạng không bình thường trong quan hệ kinh tế và dẫn tới sự mất ổn định xã hội. Vì vậy xã hội đòi hỏi phải có sự kiểm tra, điều tiết định hướng một cách có ý thức đối với sự vận độngcủa kinh tế thị trường. Đó là lý do cần thiết phải thiết lập vai trò quản lý của nhà nước ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường. Chức năng, vai trò của nhà nước được thể hiện trên các mặt: Thứ nhất, nhà nước đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và thíêt lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế, vì ổn định chính trị xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nhà nước còn phải tạo ra hành lang luật pháp cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và hoạt động thị trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. Hai là, nhà nước định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 8 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi những chấn động của các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát, nhà nước phải sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Ba là, Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp vì lợi ích hẹp hòi của mình có thể lợi dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy nhà nước phải thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sự xuất hiện độc quyền cũng làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thị trường. Vì vậy nhà nước có nhiệm vụ rất cơ bản là bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để nâng cao hiệu quả của hoạt động thị trường. Bốn là, nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Sự tác động của cơ chế thị trường có thể đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, không tự động đi đến sự phân phối thu nhập cân bằng. Nhà nước thực hiện phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với cải thịên đời sống nhân dân với tiến bộ và công bằng xã hội. 3.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3.1Chủ trương phát triển kinh tế thị trường của nhà nước. Lịch sử đã chứng minh rằng không thể chuyển nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn nếu thiếu “đòn xeo” là kinh tế hàng hoá. Nhận thức được điều này, đại hội đảng VI năm 1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo nguyên lý xã hội chủ nghĩa ở nước ta: “Sử dụng đầy đủ và đúng đắn các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan”. Quan điểm này đã được tái khẳng định rõ hơn ở đại hội VII và VIII của đảng ta. Ở nước ta có đầy đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường. Thứ nhất: phân công lao động xã hội với tính cách và cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Thứ hai trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Qua đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 9 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Thứ ba, thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác biệt về trình độ tổ chức quản lý nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau. Thứ tư, quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quann hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước và mỗi quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải tuân theo quy tắc ngang giá. 3.2.Các thành phần kinh tế, các quan hệ sở hữu. Trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta, lực lượng sản xuất phát triển chưa cao và có trình độ khác nhau. Do đó trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất.: sở hữu tư nhân, sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp. Trong mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau và vì thế trong nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. Các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất không tồn tại độc lập mà đan xen nhau và tác động lẫn nhau. Đây là cơ sở thực hiện lợi ích của các chủ thể và tác động với nhau trên tất cả các phương diện: tổ chức quản lý, phương pháp thu nhập, năng suất, chất lượng, hiệu quả. Lợi ích của các chủ thể còn đòi hỏi các hình thức sở hữu liên kết với nhau và từ đó hình thức sở hữu hỗn hợp xuất hiện. Trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức tức là nền kinh tế có nhiều thành phần. Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam Đảng Cộng Sản Việt Nam xác định: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam có 6 thành phần: Một là kinh tế nhà nước: Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể dưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, làm trụ cột, mở đường, tạo điều kiện và hướng các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại, phát triển nhằm xây dựng nền kinh tế theo mục tiêu đã định. Hai là thành phần kinh tế tập thể. Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất trên cơ sở những người lao động tự nguyện góp sức, góp vốn để kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và dần dần từ thấp đến cao. Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 10 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt nhằm phát huy được sức mạnh lao động tập thể mà mỗi lao động cá nhân không làm được, giải quyết việc làm, cung cấp vật phẩm tiêu dùng cho xã hội, tư liệu cho công việc, hàng hoá cho xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát huy các tiềm năng kinh tế ở mọi vùng kinh tế của đất nước, đặc biệt là ở nông nghiệp nông thôn. Ba là kinh tế cá thể tiểu chủ. Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Họ là những lao động cá thể, tự tổ chức sản xuất, phổ biến nhất là kinh tế hộ gia đình hoặc là những lao động cá thể có thuê them một số lao động làm thuê. Kinh tế cá thể giữ vai trò quan trọng, nó đã phát huy được mọi tiềm năng kinh tế ở các vùng, các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển: vùng sâu vùng xa, nông thôn; phát huy được những ngành nghề truyền thống, phát huy được lao động tiền hàng. Bốn là kinh tế tư bản tư nhân. Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Đó là các doanh nghiệp tư nhân lớn có thuê nhiều lao động. Thành phần này có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… Nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân. Nhưng đây là thành phần kinh tế có tính tự phát cao: bóc lột, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh… Văn kiện đại hội Đảng IX đã nêu: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm… Khuyến khích trở thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”. Năm là kinh tế tư bản nhà nước. Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu hỗn hợp. Đó là sự kết hợp giữa nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước trong các quá trình phát triển kinh tế dưới sự kiểm kê kiểm soát của nhà nước. Thành phần kinh tế này tạo điều kiện cho chúng ta tranh thủ được vốn, công nghệ hiện đại kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản ngoài nước, do đó mở rộng được thị trường, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân và tạo cho chúng ta một thế và lực trong quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. Sáu là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: dựa trên sở hữu hỗn hộp, đó là sự liên kết giữa nhà nước với các chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế trong các quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nhà nước tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hướng thành phần kinh tế này phát triển trên những lĩnh vực công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông thông tin điện nước… và phát triển hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 11 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các thành phần kinh tế trên có bản chất kinh tế xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội để đảm bào cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.3.Sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu các mặt khuyết tật. Do đó để điều tiết kinh tế thị trường thì phải có sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm sửa chữa “những thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bào cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường như thế nào để vừa đáp ứng được những yêu cầu chung, đồng thời vừa bảo vệ được nền kinh tế dân tộc, không biến nó thành một nơi du nhập vo tội vạ những sản phẩm của nước ngoài mà trong nước cũng có thế sản xuất được. Chính đường lối của nhà nước đã tạo ra bộ khung thể chế có khả năng đảm bảo những quy mô và cấu trúc đầu tư cần thiết để vượt lên trình độ một nước công nghiệp hiện đại. Không chỉ có đầu tư, những lĩnh vực ngoại thương, tiền tệ, thúê... cũng chịu sự chi phối về mặt đường lối của nhà nước một cách khá chặt chẽ. Trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới nhà nước có những chính sách đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh của nước mình trong những sự đối đầu kinh tế gay go khốc liệt Nhà nước phải thực hiện đường lối và chính sách nhằm bảo đảm những lợi ích xã hội của tất cả mọi người dân. Nhà nước cần đề ra những chính sách về việc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội và ủng hộ xã hội sao cho cái kinh tế không làm tổn hại tới cái xã hội, làm sao cho hai mặt đó thúc đẩy lẫn nhau lên đến trình độ cao hơn. Nhà nước phải đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, nhà nước xã hội gắn với ý tưởng phúc lợi và đoàn kết, là đối trọng với các tầng lớp phi xã hội, phá hoại xã hội, do vậy nhà nước phải đề cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ tự giác của mỗi công dân trước những công dân khác, trước Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 12 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 xã hội và loài người. Đặc biệt nhà nước phải tạo ra những điều kiện công bằng xã hội, không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý bằng các công cụ: Thứ nhất là kế hoạch và thị trường: thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch là hình thức thực hiện có tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương thức khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Việc tận dụng hai công cụ này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý nền kinh tế phát triển theo kế hoạch. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kế hoạch phải bao quát được tất cả các thành phần kinh tế, các quan hệ thị trường, không chỉ các quan hệ thị trường trong nước mà cả các quan hệ thị trường quốc tế. Kế hoạch hoá của nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Thông qua kế hoạch dài hạn nhà nước cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế để định hướng đầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp. Thứ hai là xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả. Hai thành phần kinh tế này có vai trò quyết định nhất đối với việc quản lý nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế này có vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Nhờ đó nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do kế hoạch định ra. Thứ ba là hệ thống pháp luật. Tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp (luật doanh nghiệp) về hợp đồng kinh tế và hộ lao động bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường… Các luật đó điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nước. Thứ tư là các chính sách đòn bẩy kinh tế: Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Đây là biện pháp quản lý chủ yếu. Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng ngân sách nhà nước. Nội dung của ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và các khoản chi. Bộ phận chủ yếu của các khoản thu là thuế. Chính sách thuế đúng đắn không chỉ tạo nguồn Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 13 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 thu cho ngân sách mà còn khuyến khích sản xuất, điều tiết tiêu dùng. Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu, chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng. Trong chính sách tiền tệ, lãi suất là công cụ quan trọng để điều tiết cung cầu tiền tệ. Việc thắt chặt hay nới nỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Thứ năm là các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại. Để mở rộng và nâng cao hệ thống kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là thuế xuất-nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu. Thông qua các công cụ đó nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta, giữ vững độc lập chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. 3.4.Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng thế mạnh của nước ta, thựchiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ vững được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần chuyên các thị trường quen thuộc, tranh thủ cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đẩu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 14 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 15 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Phần II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 1.Những thành tựu. Trước những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nước ta thấp và không ổn đinh. Năm Tốc độ tăng trường GDP(%) 1977 2,8 1978 2,3 1979 2,0 1982 1,4 1981 2,3 1982 8,8 1983 7,2 1984 8,3 1985 5,7 1986 5,4 Giai đoạn 1982-1986 tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng đến năm 1985 có dấu hiệu giảm sút. Kế hoạch 5 năm từ 1981-1985 đạt được những thành tựu nổi trội: Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% hàng năm trong thời kỳ 1976-1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước. Sau đổi mới chúng ta mở cửa hội nhập kinh tế, nền kinh tế bắt đầu chuyển mình. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, tăng ở tất cả các ngành, mặc dù tốc độ tăng có khác nhau nhưng nó đã góp phần quyết định vào việc kìm chế và giảm lạm phát, nền kinh tế đi dần vào ổn định. Cơ cấu ngành có những bước chuyển dịch tích cực và tiến bộ: gia tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, đã kiểm soát được tỉ lệ lạm phát từ lạm phát 4 con số xuống còn không đáng kể. Từ 67,5% năm 1991 xuống còn 14,4% năm 1994 và 4% năm 2002. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 16 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Bảng 1. Cơ cấu GDP theo khu vực (%) Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nông lâm nghiệp 27,43 27,18 27,76 25,77 25,78 25,43 24,53 23,24 21,8 21,8 ngư Công nghiệp xây Thương dựng dịch vụ 28,87 43,7 28,76 44,06 29,73 42,51 32,08 42,15 32,49 41,73 34,49 40,08 36,73 38,74 38,13 38,63 37,4 40,8 39,97 38,23 mại Nguồn: Niên giám thống kê 1989, 1994, 2000, 2002, thời báo kinh tế Việt Nam số 5 ngày 9-1-04, báo cáo thường niên 2002. Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh 1994) Năm 1991-1995 GDP 165,912 (Tỉ đồng) Tốc độ 8,2 tăng(%/năm) 1996-2000 243,926 2001 292,535 2002 313,135 2003 335,681 7,3 6,89 7,04 7,24 Nguồn: niên giám thống kê 2002. 1.1.Công nghiệp. Giai đoạn 1986-1990 tốc độ phát triển công nghiệp được duy trì như trước 1986 (tăng bình quân 8%/năm). Giai đoạn từ 1991 đến nay, sản xuất công nghiệp đi vào thế ổn định và phát triển, góp phần tích cực đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Năm 2000 so với 1990, quy mô sản xuất công nghiệp gấp 2,65 lần, bình quân mỗi năm tăng 12,7% (bảng 3). Nhìn chung các sản phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như: điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than… Chất lượng hàng công nghiệp ngày càng được nâng cao. Sản phẩm công nghiệp không chỉ có chỗ đứng ở thị trường nội địa mà còn tham gia vào xuất khẩu. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh (từ 53,7% năm 1995 lên 68,57% năm 2000). Giai đoanh 1997-1999 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút ở hầu hết các ngành nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng; năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% riêng khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh tăng 19,22%. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 16% cao nhất từ trước tới nay. Khu vực ngoài quốc doanh dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng cao Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 17 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 nhất 18,7%, tiếp là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,3%, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,4%. Bảng 3. Tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp giai đoạn từ 1990-2000 (% so với năm trước) Năm Toàn ngành công nghiệp Công nghiệp quốc doanh Công nghiệp ngoài quốc doanh 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 3,1 10,4 17,1 12,7 13,7 14,5 14,1 13,2 12,1 10,4 6,1 11,8 20,6 14,6 14,7 14,9 11,9 10,8 7,9 4,5 -0,7 7,4 9,6 8,1 11,2 13,7 11,4 9,5 6,3 8,8 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 76,2 45,6 40,3 13,7 12,8 8,8 21,7 20,9 23,3 20,0 Nguồn: Niên giám thống kê 1989,1994, 1999, thời báo kinh tế Việt Nam chuyên san 1999-2000 Với tốc độ tăng trưởng khá cao, nhất là giai đoạn 1991-1995, công nghiệp thực sự đóng vai trò là động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Do tăng với tốc độ cao, tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP đã tăng từ 22,67% năm 1990 lên 39,97% năm 2003. Nhưng lĩnh vực công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên chủ yếu vẫn là dầu mỏ. Tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp chế biến là 12,3% còn thấp so với tỉ lên tăng trưởng của công nghiệp khai thác là 13,3%. Tỉ lệ các ngành công nghiệp chế biến mới chỉ chiếm 17,3% GDP (1998) và có xu hướng giảm tỉ trọng từ 80,5% (1995) xuống còn 79% (1999). Trong khi đó, tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng từ 13,5% lên 14,8%. Mặt khác do sự yếu kém về công nghệ, về trình độ quản lý và chính sách bảo hộ sản xuất chưa rõ… cho nên giá một số sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm công nghiệp của nước ta còn rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 18 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Bảng 4. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Giá so sánh 1994) - tỉ đồng Năm 1995 1999 2000 2001 Sơ bộ2002 Tổng số 103374.7 168749.4 198326.1 227342.4 260202.3 KVKT trong nước 77441.5 110234.9 127041.1 147081.4 168296.2 DN nhà nước 51990.5 73207.9 82897 93434.4 104348.2 Trung ương 33920.4 48395.3 54962.1 62118.9 69964.1 Địa phương 18070.1 24812.6 27934.9 31315.5 34384.1 Ngoài quốc doanh 25451.0 37027 44144.1 53647 63948 Tập thể 650 1075.6 1334 1575.1 1874.4 Tư nhân 2277.1 3718 4432.3 5275.8 6067.2 Cá thể 18190.9 21983 23432.3 24956.5 26254.2 4333 10250.4 14945.5 21839.6 29752.2 25933.2 58514.5 71285 80261 91906.1 Hỗn hợp KVcó vốn ĐTNN Nguồn: Niên giám thống kê 2002. 1.2.Nông, lâm, ngư nghiệp. Giai đoạn 1986-2000 sản xuất nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 3,9%. Trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, thành tựu lớn nhất: Bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn (lúa ở đồng bằng song Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên…). Sản lượnglương thực tăng liên tục từ 18,4 triệu tấn (1986) đến 36,5 triệu tấn (2000) (tốc độ tăng 5%/ năm). Lương thực bình quân đầu người tăng từ 300Kg (1986) đến 450Kg (2000). Điều này không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra năng lực xuất khẩu. Từ chỗ hàng năm phải nhập từ 0,7-0,8 triệu tấn lương thực, liên tục từ 1989 đến nay, Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Giai đoạn 1986-2000, nước ta xuất khẩu 30 triệu tấn (bình quân 2 triệu tấn/ năm) với tổng giá trị xuất Khẩu trên 6,2 tỉ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ giải quyết được vấn đề lương thực, nước ta đã bước đầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, xoá dần tình trạng độc canh cây lương thực. Cơ cấu diện tích cây trồng thay đổi theo Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 19 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 hướng tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các cây phục vụ xuất khẩu như cà phê năm 1986 sản lượng cà phê là 18,5 nghìn tấn, năm 2000 là 698 nghìn tấn (tăng hơn 25 lần). Có thể nói các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh xuất khẩu của nước ta, có sức mạnh tương đối khá như gạo, cà phê, hạt điều đã tạo được chỗ đứng trên trường quốc tế. Trong lâm nghiệp, thành quả lớn nhất là vốn rừng được giữ vững và phát triển. Độ che phủ của rừng đã tăng từ 27,7% năm 1990 lên 33,2% năm 2000. Ngành thuỷ hải sản, việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đang có xu hướng phát triển ổn định. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt và tăng tỉ trọng chăn nuôi trong khi giá trị tuyệt đối của mỗi ngành đều tăng. Bảng 5. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994)-tỉ đồng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Sơ bộ 2002 tổng số 82307,1 87647,9 93783,2 99096,2 106367,9 112111,7 114989,5 121010,5 trồng trọt 66183,4 70778,8 75745,5 80291,7 86380,6 90858,2 92907,0 96921,2 Chăn nuôi 13629,2 14347,2 15465,4 16204,2 17337,0 18505,4 19282,5 21199,7 dịch vụ 2494,5 2521,9 2572,3 2600,3 2650,3 2748,1 2800 2889,6 Nguồn: niên giám thống kê 2002. Bảng 6. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994-tỉ đồng) Năm Tổng số 1995 5033,7 1996 5630,0 1997 5447,8 1998 5257,4 1999 5624,2 2000 5901,6 2001 6014,0 2002 6029,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2002. Tuy nhiên về cơ bản nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, còn nhiều yếu tố lạc hậu, năng suất thấp, cạnh tranh yếu, thị trường nông thôn còn ở giai đoạn đầu của sự hình thành, sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa gắn sản xuất với thị trường nên một số sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ được. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan