Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô tả thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh...

Tài liệu Mô tả thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa huyện tiên du năm 2017

.PDF
34
420
133

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường và điều kiện lao động của ngành y tế rất đa dạng và phức tạp, có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của nhân viên y tế. Trên thực tế, đã có nhiều nhân viên y tế mắc các bệnh truyền nhiễm do bị lây từ bệnh nhân, môi trường làm việc như: Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Nhiều nhân viên y tế bị nhiễm độc, nhiễm xạ từ môi trường bệnh viện. Ngoài ra, nhân viên y tế còn phải chịu nhiều stress tâm lý có liên quan đến nghề nghiệp. Theo công bố của Bộ Y tế Mỹ năm 2001, tỷ lệ nhân viên y tế nhiễm virút viêm gan B là 32-62%, nhiễm virút viêm gan C là 1,8% và nhiễm HIV là 0,1-0,3%. Các tỷ lệ này đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ ở cộng đồng. Theo Puro V. điều tra tại 16 bệnh viện ở Italia năm 1995, tỷ lệ nhiễm virút viêm gan C trong nhân viên y tế là 2,2%. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 600.000-800.000 nhân viên y tế bị vật sắc nhọn dính máu và các sản phẩm từ máu đâm phải, trong số đó ước tính có khoảng 16.000 người phơi nhiễm với HIV [25]. Ngoài nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh đường máu, nhiều tác giả còn đề cập đến khả năng bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp của nhân viên y tế. Sepkowitz và cộng sự nghiên cứu tại 6 bệnh viện ở thành phố New York, Mỹ trong 3 năm (1992-1994) về tình hình nhiễm lao, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất nhiều trường hợp bị nhiễm lao của nhân viên y tế, nhưng không được phát hiện là bệnh lây do nghề nghiệp [18]. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm SARS ở nhân viên y tế tại Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Việt Nam đều rất cao so với các đối tượng khác. Riêng ở Việt Nam, số mắc bệnh SARS là 63 người, trong đó 58,7% là nhân viên y tế (5 nhân viên y tế đã thiệt mạng vì SARS) [5]. Ở nước ta đến nay, trong ngành y tế vẫn chưa có nhiều nghiên cứu mang tính cơ bản, hệ thống về ảnh hưởng của nghề nghiệp đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên y tế và từ đó đề ra các biện pháp can thiệp khác nhau cho từng chuyên ngành nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ cho nhân viên y tế. Ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, đã có một số công trình nghiên cứu riêng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế như khả năng lây nhiễm HIV ở những người trực tiếp xét nghiệm, nguy cơ bị nhiễm xạ ở nhân viên chiếu chụp X quang, thực hiện phóng xạ trị liệu. Một số công trình nghiên cứu về tính an toàn bức xạ, tính an toàn của các phòng thí nghiệm y sinh học, vật lý, hóa học nhưng với quy mô còn nhỏ, kết quả thu được còn mang tính cục bộ, chưa có tính đại diện cao Bệnh viện đa khoa Tiên Du được tái thành lập năm 2005 sau khi chia tách từ Trung tâm Y tế Tiên Du. Năm 2015, bệnh viện được lên hạng thành bệnh viện hạng II với 12 khoa phòng, 140 cán bộ viên chức. Các nghiên cứu về điều kiện lao động và thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế cho đến nay chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mô tả thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du năm 2017” với 2 mục tiêu sau: 1.Mô tả thực trạng sức khỏe của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Tiên Du năm 2017. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của nhân viên y tế của bệnh viện đa khoa Tiên Du năm 2017. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm lao động nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của nhân viên y tế (NVYT) 1.1.1. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của nhân viên y tế Lao động của NVYT là lao động đặc thù, đối tượng lao động của họ là người bệnh, những người đang có vấn đề về sức khỏe, tâm thần hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm cao, những bệnh nhân tâm thần, trầm cảm, hoang tưởng có thể tấn công NVYT bất cứ lúc nào. Lao động ngành y tế có tính đa dạng, phong phú như: các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, các viện nghiên cứu khoa học, các trung tâm y tế dự phòng, các xí nghiệp sản xuất, chế biến dược phẩm… Các yếu tố tác hại đến sức khỏe người lao động trong ngành y tế tùy thuộc vào vị trí, thời gian làm việc của NVYT như: có những người thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh, các bệnh phẩm độc hại, các mầm bệnh, các ổ dịch. đồng thời có những người phải tiếp xúc với các hóa chất, dược phẩm gây dị ứng, các tác nhân vật lý nguy hiểm:- Tiếp xúc với nguồn bệnh như: bệnh nhân, môi trường ô nhiễm, các dụng cụ y tế... NVYT trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh rất cao. Việc lây nhiễm các nhóm bệnh đường hô hấp, đường máu, đường da niêm mạc… có thể gặp ở bất cứ cơ sở khám chữa bệnh nào, đặc biệt là tại các khoa truyền nhiễm, khoa khám bệnh, xét nghiệm. Nguy cơ bị nhiễm bệnh thường rất cao tại các nước đang phát triển vì điều kiện vệ sinh bệnh viện thấp kém và các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ trọng cao [22]. Các vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: lao, sởi, cúm, rubella... là những bệnh có khả năng lây truyền cao, khó phòng chống vì nhiều lý do: khẩu trang không bảo đảm để phòng chống vi rút (không có khẩu trang N95), vệ sinh môi trường thấp kém [23]. - Tiếp xúc với các sinh vật phẩm độc hại: Bệnh phẩm máu, các sản phẩm của máu, phân, nước tiểu, dịch tiết… Vi rút viêm gan B, HIV và các mầm bệnh trong máu với khả năng lây lan qua đường máu và qua các vết xây xước, tổn thương trên da, cũng là tác nhân bệnh lý nghề nghiệp thường gặp tại các khoa xét nghiệm, truyền máu, huyết học, truyền nhiễm và ở các nhân viên phẫu thuật, hộ lý... [16]. NVYT làm việc trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu… cũng phải tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm. - Tiếp xúc với bức xạ ion hóa: NVYT làm việc tại các khoa X quang, xạ trị… hàng ngày phải chịu tác động của tia X, các tia bức xạ, các sóng điện từ trong môi trường làm việc [19]. - Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Ở các quốc gia chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, môi trường bệnh viện bị ô nhiễm là khó tránh khỏi. Đặc biệt tại khoa truyền nhiễm, phòng khám bệnh, khoa xét nghiệm…[15]. NVYT làm việc tại đây thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh từ bệnh nhân mà họ phục vụ, từ môi trường họ làm việc và từ các bệnh phẩm… Trong khi các điều kiện về phòng làm việc ở nhiều cơ sở y tế không đạt các yêu cầu về độ thoáng khí, ánh sáng, lavabo rửa tay, hóa chất rửa tay… nhất là các cơ sở y tế đã được xây dựng lâu năm, các phương tiện bảo hộ cho NVYT vẫn còn thiếu như: găng tay, khẩu trang, kính… [9]. - Căng thẳng trong công việc: Lao động của ngành y tế là lao động trên đối tượng con người. Trong nhiều trường hợp, NVYT luôn phải làm việc trong trạng thái lao động khẩn trương, căng thẳng, với tinh thần và trách nhiệm cao trước tính mạng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, dư luận xã hội... Tất cả đã tạo nên áp lực căng thẳng về mặt tâm lý đối với NVYT. Ngày nay, do nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao nên hiện tượng quá tải đã thường xuyên xảy ra tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại tuyến trung ương, do đó làm tăng căng thẳng cho NVYT. 1.1.2. Các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe của nhân viên y tế Môi trường làm việc của NVYT rất đa dạng và phong phú, chứa đựng nhiều yếu tố tác động xấu tới sức khỏe như: - Yếu tố sinh học: Các vi sinh vật gây bệnh có nhiều loại như vi rút gây viêm gan B, C, sởi, cúm, HIV, SARS..., các vi khuẩn gây bệnh như lao, viêm màng não..., có thể gặp ở các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là khoa truyền nhiễm, phòng khám, phòng xét nghiệm, khi các điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt [7], [18]. + Mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp: Các bệnh lây truyền qua đường hô hấp là bệnh thường gặp và phổ biến, rất dễ lây và khó phòng chống. Người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, có thể làm bắn ra bên ngoài hàng triệu hạt tiểu phân dịch tiết nhỏ (kích thước vài µm đến hàng chục µm), có chứa mầm bệnh. Những tiểu phân này bay lơ lửng trong không khí, khi người khỏe hít phải có khả năng bị nhiễm bệnh. đặc biệt, hiện nay có nhiều bệnh dịch mới nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1… với khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Các NVYT của chuyên ngành lao khả năng bị lây rất lớn bởi họ làm việc trong một môi trường đầy rẫy vi khuẩn lao [1], [20]. Những bệnh nhiễm khuẩn khác ở đường hô hấp trong bệnh viện cũng là các bệnh có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm. + Các bệnh lây truyền qua đường máu: Phơi nhiễm và lây truyền các tác nhân gây bệnh qua đường máu có nguy cơ rất cao ở NVYT. Cho đến nay, đã có ít nhất 20 loại tác nhân gây bệnh qua đường máu được phát hiện, trong đó có 3 loại vi rút thường gặp nhất trong các cơ sở y tế. đó là vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C và vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Trong các cơ sở y tế, NVYT hoặc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có thể bị nhiễm các vi rút gây bệnh qua đường máu do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể (dịch màng bụng, màng phổi, tinh dịch...) chứa vi rút qua các vết xước ở da, qua vùng da bị viêm xuất tiết hoặc qua các màng niêm mạc (mắt, miệng), hoặc hiếm hơn qua truyền máu và các sản phẩm máu bị nhiễm vi rút [22], [12]. Lây nhiễm nghề nghiệp: Các vi rút gây bệnh qua đường máu xảy ra ở NVYT thông qua phơi nhiễm với máu của bệnh nhân mang mầm bệnh. Các phơi nhiễm này có thể xảy ra qua da bị tổn thương, qua các màng niêm mạc mắt, mũi, miệng hoặc qua các tổn thương sâu dưới da do kim hoặc các vật sắc nhọn khác gây ra. đặc biệt họ dễ bị lây nhiễm HBV, HCV và HIV do: * NVYT thường xuyên phải tiếp xúc với máu và các dịch sinh học của người bệnh. Nhịp độ làm việc khẩn trương, căng thẳng trong khi các phơi nhiễm dưới da với máu xảy ra với tần suất cao. Bác sĩ ngoại khoa, kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên làm việc trong ngân hàng máu, phụ mổ, y tá gây mê là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm các vi rút lây truyền qua đường máu cao hơn so với những NVYT khác [25]. * Các yếu tố rủi do nghề nghiệp: Các yếu tố cơ học gây ra những chấn thương rất đa dạng do các vật sắc nhọn y tế có dính máu, bệnh phẩm từ người bệnh làm tổn thương da. Nguy cơ này thường thấy tại các bệnh viện. Hiện nay, NVYT có nguy cơ lây nhiễm cao với các bệnh lây truyền qua đường máu, nguyên nhân có liên quan đến vết thương do dụng cụ sắc nhọn đâm, nhất là các NVYT làm việc tại các khoa phẫu thuật, phòng mổ, nơi chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS và cả NVYT trong các trại giam, tạm giam [21],[24]. Có nhiều vật sắc nhọn thường gặp trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân như: kim tiêm, truyền dịch, lấy thuốc, châm cứu, khi khâu vết thương, lưỡi dao, lưỡi kéo, kim chích máu, kim chọc dò, pince có mấu, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám răng hàm mặt…[21]. Ngoài ra còn một số chất thải sắc nhọn khác thường gặp như kim sau truyền dịch, kim châm cứu, mảnh thủy tinh, ống nghiệm, chai lọ thuốc vỡ… * Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các vi rút gây bệnh qua đường máu cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, 10-25% dân số nước ta mang HBsAg. Tỷ lệ nhiễm HCV ở một số đối tượng (người cho máu chuyên nghiệp, người nghiện ma tuý, bệnh nhân lọc máu chu kỳ,...) cũng rất cao. Trong vài năm gầy đây, khoảng 50% đối tượng nhiễm HIV mới, được phát hiện tại các bệnh viện. * Trong nhiều tình huống chăm sóc và điều trị, vì phải khẩn trương cứu chữa người bệnh mà nhiều NVYT không kịp mang các phương tiện phòng hộ cho bản thân. * Ngành y tế thường phải trực ca kíp liên tục ngày đêm, mệt mỏi dẫn đến làm tăng nguy cơ tổn thương do dụng cụ y tế sắc nhọn [24]. * Ở nước ta, vì nhiều lý do mà công tác phát hiện sớm, quản lý và điều trị những người nhiễm vi rút (đặc biệt với HIV) còn nhiều hạn chế, nên khi tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, NVYT thường không biết bệnh nhân có mang vi rút hay không hoặc nếu biết thì lúc đó nồng độ vi rút trong máu thường rất cao. + Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Nhóm bệnh này có thể ít gặp hơn các nhóm bệnh lây truyền theo đường hô hấp và máu, nhưng hiện nay đã xuất hiện trở lại một số bệnh dịch nguy hiểm, với khả năng lây lan nhanh như tả, thương hàn, lỵ… NVYT công tác tại các khoa truyền nhiễm, khoa khám bệnh là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đi phòng chống dịch có khả năng lây nhiễm bệnh cao. + Các bệnh lây truyền qua đường da, niêm mạc: Các bệnh thường gặp là Adenovirus, bệnh ghẻ cóc, nấm, lang ben… lây sang NVYT chủ yếu qua thăm,khám bệnh nhân mà không sử dụng các phương tiện bảo vệ [4]. - Gánh nặng tâm lý trong lao động: trách nhiệm với công việc có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, sức khỏe của cộng đồng; do làm việc ca kíp liên tục, sức ép tâm lý từ phía người nhà bệnh nhân, dư luận xã hội, lo lắng về kinh tế gia đình, lo lắng bị lây bệnh trong công tác là gánh nặng tâm lý cho NVYT... Gánh nặng tâm lý xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của NVYT. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các NVYT làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác [20]. - Các yếu tố vật lý, hóa học có hại cho sức khỏe trong môi trường lao động nghề nghiệp: Các hóa chất dùng để tiệt trùng, các bức xạ ion hóa, siêu âm… nhiều hóa chất khử trùng được dùng trong các bệnh viện như: cồn isopropyl, clo, iode, phenol, các hợp chất amoni bậc 4 và các chất dùng để ướp xác, bảo quản mônhư: formaldehyde, glutaraldehyde. Khi tiếp xúc với các hóa chất này có một số tác hại như kích thích da, niêm mạc, đau đầu, khó thở, dị ứng và có thể gây ungthư như formaldehyde [19]. NVYT ở các khoa X quang, huỳnh quang, tia X mạch, X quang nha khoa, CT scanner, chữa bệnh tia X, da liễu, y học hạt nhân bị ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Nếu tiếp xúc tích lũy liều thấp có thể gây hủy hoại về mặt sinh học. Bức xạ ion hóa gây biến đổi gen và nhiễm sắc thể, có thể làm chậm hoặc hủy hoại phân chia tế bào và can thiệp vào quá trình chuyển hóa. Ngoài ra, còn ảnh hưởng khác như: ung thư xương, máu, da và tuyến giáp… [21]. - Yếu tố xã hội, tổ chức: Các chính sách xã hội cho NVYT còn hạn chế, thiếu và bất hợp lý. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phục vụ của NVYT đối với ngườibệnh mà chưa có chiều ngược lại, tức là giáo dục người bệnh tôn trọng NVYT. Ở các bệnh viện, các khoa thần kinh, tâm thần, nhiều nhân viên y tế bị người bệnh tâm thần hành hung vô cớ, có NVYT vô tội bất ngờ bị thiệt mạng. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới chỉ quan tâm đến sức khỏe của người bệnh mà chưa chú ý đến sức khỏe của NVYT [19]. 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của nhân viên y tế trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả đề cập đến tình hình phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, tình hình sức khỏe, bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp của NVYT. Nhìn chung, các nghiên cứu đa dạng, rộng khắp ở nhiều chuyên khoa, môi trường làm việc, đề cập đến nhiều khía cạnh sức khỏe nghề nghiệp của NVYT. Có những nghiên cứu chuyên sâu, công phu về một vấn đề. Nhiều nghiên cứu là nghiên cứu thuần tập tương lai được thực hiện trong thời gian dài và đã chỉ ra rằng, môi trường làm việc của NVYT có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của NVYT. Nhiều nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện với các biện pháp: tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho NVYT thành thạo trong các thao tác kỹ thuật, chấp hành các biện pháp bảo hộ, vệ sinh môi trường, đồng thời kết hợp các biệp pháp kiểm tra, giám sát, trang bị các phương tiện an toàn hơn, các biện pháp làm giảm yếu tố nguy cơ, tiêm vắc xin cho NVYT, xây dựng và áp dụng các luật pháp đối với NVYT… Pruss-Ustun A, Rapiti E [25] ước tính vào năm 2000, toàn thế giới có khoảng 16.000 NVYT nhiễm HCV, 66.000 NVYT nhiễm HBV và 1.000 NVYT nhiễm HIV qua các tổn thương do vật sắc nhọn. Tỷ lệ phơi nhiễm với HCV 39%, HBV 37% và HIV 4,4%. Janine Jagger, (2007) [25]: Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 35,7 triệu NVYT; cuộc chiến chống lại các mầm bệnh lây nhiễm qua đường máu cho NVYT bắt đầu từ năm 1982 bằng tiêm vắc xin HBV cho NVYT. Tại Mỹ, năm 1983 tỷ lệ nhiễm HBV ở NVYT cao hơn 3 lần so với nhóm không phải NVYT. đến năm 1995, tỷ lệ nhiễm ở NVYT đã giảm 5 lần. Hàng năm, tỷ lệ nhiễm giảm từ 386 xuống còn 9 NVYT/100.000. đầu năm 1980, ước tính có khoảng 12.000 NVYT nhiễm HBV nghề nghiệp, hàng năm có 250 người chết. Trong khoảng thời gian từ 1990-1998, tỷ lệ NVYT tiêm vắc xin cao nên chỉ có 13 trường hợp nhiễm HBV được thông báo. Vắc xin viêm gan B đã đem lại thành tựu lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cho NVYT. Nguy cơ nhiễm HIV trong NVYT không được thông báo một cách rầm rộ như nhiễm HBV, nhưng trong tổng số 170 ca nhiễm HIV được thông báo trên toàn thế giới, thì 2/3 số ca được thông báo từ Mỹ. Số liệu từ 87 BV (1993-2004), có 14.301 tổn thương do kim đâm (2001), 17 ca nhiễm HIV liên quan đến nghề nghiệp tích lũy tại Mỹ. Sau khi thực hiện chiến dịch ngăn ngừa tai nạn nghề nghiệp, tỷ lệ tổn thương do dụng cụ sắc nhọn giảm 36%. Cùng với các hướng dẫn chuyên sâu về sử dụng các thiết bị an toàn, đã làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ đặt catheter và kim lấy máu. Cùng với công nghệ mới và với luật pháp quốc gia, đã làm giảm tỷ lệ tổn thương do vật sắc nhọn ở NVYT. 1.2.2. Ở Việt Nam. Cho đến nay, chúng tôi mới tìm thấy một số ít nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đối với NVYT. Một số tác giả cũng đã đề cập đến tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B ở NVYT. Đặc biệt, NVYT công tác tại các khoa truyền nhiễm, phòng khám bệnh có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ người bệnh rất cao như các bệnh lây truyền qua đường hô hấp: sốt virút, cúm, lao và nguy hiểm như bệnh SARS…Theo điều tra của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường ở 3 bệnh viện tại Hà Nội (Bệnh viện Thanh Nhàn, Tràng An, Trung tâm Y tế đông Anh) cho thấy, tổn thương do vật sắc nhọn ở Bệnh viện Thanh Nhàn: 68,7%, Trung tâm Y tế đông Anh: 85,2%, Bệnh viện Tràng An: 50%. Công việc thường gây tổn thương cao nhất là tiêm: 93,7% ở Trung tâm Y tế Đông Anh 84,7%. Ở Bệnh viện Thanh Nhàn: mổ chiếm 6,7% 17,1%, làm thủ thuật 5,1% – 16,2%, thu gom chất thải 9,8% - 10,8%, khi rửa dụng cụ 6% - 10,8%. Ở Bệnh viện Tràng An: tỷ lệ bị tổn thương cao nhất là khi lấy máu xét nghiệm 73,8%, truyền máu 5,8% - 17,9% [4]. Theo kết quả điều tra của Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS, số vụ tai nạn rủi ro nghề nghiệp ở các phòng xét nghiệm HIV năm 1999 là 62 vụ (trong số 695.097 mẫu xét nghiệm được thực hiện). Theo thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2001, có 52 trường hợp phơi nhiễm. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến 31/12/2004, đã có 967 trường hợp cán bộ đang thi hành công vụ bị tại nạn rủi ro nghề nghiệp do phơi nhiễm với HIV. Trong đó, đa số thuộc ngành y tế (chiếm tỷ lệ 77,98%) với 220 bác sỹ, 74 kỹ thuật viên, 203 điều dưỡng viên, 131 y tá, 66 hộ lý, 38 nữ hộ sinh, 26 học sinh. Riêng trong năm 2004, đã có 206 trường hợp cán bộ phơi nhiễm với HIV. Trong các vụ tai nạn này, chủ yếu gặp hai loại hình tai nạn chính: bị kim lấy máu đâm phải và cơ thể xét nghiệm viên bị dính máu, bệnh phẩm nhiễm HIV. Hầu hết các cơ sở đều không có chủ trương xét nghiệm HIV định kỳ cho tất cả nhân viên xét nghiệm, mà do nhu cầu của mỗi cá nhân muốn biết về tình trạng sức khoẻ của mình và đề nghị được xét nghiệm. Hiện nay, vẫn chưa có chế độ, chính sách ưu đãi thích hợp cho các nhân viên xét nghiệm HIV/AIDS, nhất là chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp [2]. Nghiên cứu của Viên Chinh Chiến và CS [3] cho rằng, tỷ lệ NVYT mang HBsAg là 17,6%, tỷ lệ có anti-HBs là 52,9%, tỷ lệ nhiễm HBV là 70,5%, số nhiễm cao nhất ở khoa hồi sức cấp cứu 81,6%, khoa truyền nhiễm 75%, khoa xét nghiệm 63%. Tỷ lệ mang HBsAg cũng như tỷ lệ nhiễm HBV của NVYT làm việc tại tuyến tỉnh cao hơn hẳn tuyến huyện với p < 0,01. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Quốc Triệu và CS [16], thực hiện trên 771 NVYT làm việc tại 5 bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội, kết luận: Tỷ lệ NVYT mang anti- HBc là 78,3%. Đinh Ngọc Quí và CS [38], nghiên cứu trên 316 NVYT, tại 9 cơ sở y tế thuộc tỉnh Thanh Hoá cũng kết luận: Tỷ lệ NVYT nhiễm virút viêm gan B ở tuyến tỉnh cao hơn tuyến huyện và tỷ lệ nhiễm HBV có liên quan đến công việc và trang thiết bị bảo hộ. Phạm Lê Tuấn [18], nghiên cứu tỷ lệ dị ứng với kháng sinh họ BetaLactam ở 490 công nhân dược phẩm (Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I, II và Xí nghiệp Dược Hà Nội), 589 y tá và nhân viên khoa dược công tác ở Bệnh viện Bạch Mai, Việt đức cho thấy, tỷ lệ dị ứng trong công nhân dược phẩm là 15,71%, NVYT là 9,34%. Ngoài ra còn một số nghiên cứu về điều kiện làm việc và ảnh hưởng của điều kiện làm việc tới sức khoẻ của NVYT. Nguyễn Ngọc Ngà [11] nghiên cứu điều kiện làm việc và ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ của nữ NVYT, tại một số bệnh viện của 3 miền Bắc, Trung,Nam ở các khoa có cường độ làm việc cao như phòng khám, khoa truyền nhiễmcho thấy: Các cán bộ y tế làm việc trong môi trường không thuận lợi, có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm, nhất là các bác sỹ làm việc tại phòng khám và khoa truyền nhiễm. Nguyễn Bạch Ngọc [13] nghiên cứu trên 119 công nhân may, 53 nhân viên y tế, 50 kiểm soát viên không lưu: đánh giá chủ quan bằng bảng hỏi thấy rằng NVYT có điểm phàn nàn trung bình cao nhất (8,5/30), công nhân may làmviệc nhiều giờ nhưng điểm phàn nàn thấp hơn (5,6/30). Khi làm test đo tần số nhấp nháy tới hạn (CFF ), nhóm có kết quả CFF thấp nhất là NVYT. Nghiên cứu của David Koh và cộng sự ở Singapore [17] nhận thấy, các y tá làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu có mức độ stress cao nhất, sau đến các y tá khoa ngoại, phòng khám, khoa bệnh nhân ngoại trú. Trần Thanh Hà và CS [5], chỉ rõ ảnh hưởng của tính chất công việc đối với hệ tim mạch của NVYT. Theo Nguyễn Ngọc Ngà [35], sự ô nhiễm vi khuẩn trong không khí tại các phòng khám bệnh, khoa truyền nhiễm... đều vượt quá chỉ số cho phép, cao nhất là ở phòng khám bệnh (trung bình 6.369 ± 5.170 khuẩn lạc/m3 không khí), tiếp đến khoa truyền nhiễm (trung bình 3.158 ± 1.656 khuẩn lạc/m3 không khí). Đánh giá điều kiện lao động tại phòng chụp X quang tư nhân ở khu vực miền Trung, Viên Chinh Chiến và CS [3], cho thấy 100% các phòng không đạt tiêu chuẩn cho phép về diện tích phòng máy, 11,1% phòng lọt tia do che chắn không tốt. Về sức khoẻ của NVYT, chưa có trường hợp nào bị bệnh nghề nghiệp, nhưng 40% NVYT có bất thường về số lượng bạch cầu. 1.3. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới NKBV hiện là vấn đề y tế mang tính toàn cầu. Tại những nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV dao động từ 5-10% [26], [39]. Theo báo cáo về tình hình NKBV, tại Anh, hàng năm có ít nhất 100.000 trường hợp NKBV, chi phí phát sinh hàng năm do NKBV khoảng 1 tỷ Bảng. NKBV là nguyên nhân làm tăng tình trạng bệnh tật, tỷ lệ tử vong và làm xuất hiện các chủng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và trực khuẩn Gram (-) sinh men β - lactamase phổ rộng[17]. Tại Mỹ, cứ 20 bệnh nhân nhập viện có 1 bệnh nhân mắc NKBV. Hàng năm, số bệnh nhân mắc NKBV khoảng 20 triệu người, 90.000 bệnh nhân tử vong do NKBV, chi phí chăm sóc tăng 4,5 tỷ đô la. Các tác nhân chính gây NKBV đều kháng với các kháng sinh thông dụng [20]. Tình trạng quá tải tại các đơn vị chăm sóc tích cực hiện nay cũng là vấn đề đáng quan tâm. Bệnh nhân thường phải ra viện sớm hơn quy định, nên làm tăng nguy cơ tái nhập viện và nguy cơ NKBV [10], [17]. Tại những nước đang phát triển, nơi hầu hết các cơ sở y tế còn hạn hẹp về nguồn lực, tỷ lệ NKBV tương đối cao. Tại nhiều bệnh viện, tỷ lệ NKBV tính chung trong toàn bệnh viện lên tới 25% [19]. NKBV không chỉ gây hại cho người bệnh, mà còn là mối đe dọa thường trực đối với NVYT. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, đài Loan, Singapor... đã phát hiện được 8.059 bệnh nhân SARS, 722 trường hợp tử vong, hầu hết trong số này là NVYT [41]. Nhìn chung, NKBV xảy ra ở mọi cơ sở y tế trên thế giới với mức độ khác nhau. Một số nước đã ban hành các điều luật quy định, hình thức xử phạt hành chính đối với các cơ sở y tế và NVYT gây NKBV cho bệnh nhân [14], [17]. 1.3.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng các phương tiện chẩn đoán và điều trị hiện đại càng làm tăng nguy cơ NKBV.Tỷ lệ NKBV tại 11 bệnh viện, đại diện cho các khu vực trong cả nước năm 2001là 6,8%. Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn vết mổ là 3 loại NKBV thường gặp nhất. Trên 50% NKBV phát hiện được tập trung tại các đơn vị chăm sóc tích cực [6]. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 24,3% bệnh nhân điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực mắc nhiễm khuẩn bệnh viện [17]. Điều tra cắt ngang một ngày tại 6 bệnh viện phía Nam (Bệnh viện Trà Vinh, Vĩnh Long, Lâm đồng, Bảo Lộc, đồng Tháp, Nhi đồng 1) cho thấy, NKBV chiếm tỷ lệ 5,8%, trong đó khoa hồi sức tích cực có tỷ lệ NKBV là 29% với 3 loại NKBV chính: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết mổ, NK da/mô mềm [8]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2001 cho thấy, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 5,5% số bệnh nhân phẫu thuật, thời gian nằm viện gia tăng do nhiễm khuẩn vết mổ là 6,5 ngày, chi phí điều trị nhiễm khuẩn vết mổ tăng 2,1 lần so với bệnh nhân không nhiễm khuẩn vết mổ [12]. Khi dịch SARS xảy ra ở Việt Nam (từ 1/3/2003 đến 28/4/2003), các bệnh nhân đều bị nhiễm bệnh trong bệnh viện, trong đó có 37 NVYT [14]. NKBV hiện là thách thức lớn với ngành y tế và toàn xã hội. NKBV xảy ra ở tất cả các khu vực trong bệnh viện và tập trung chủ yếu tại các đơn vị chăm sóc tích cực. NKBV không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân, mà NVYT cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc NKBV. Như vậy, ở Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về điều kiện lao động và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế đặc biệt là chưa có các nghiên cứu mang tính toàn diện, hệ thống về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế cho từng khoa/phòng, từng tuyến y tế CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện đa khoa Tiên Du bao gồm: Bác sỹ, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, kỹ sư, kế toán, nhân viên hành chính, bảo vệ, hộ lý, y công… - Hồ sơ về sức khoẻ, bệnh tật của nhân viên y tế được lưu trữ tại bệnh viện 2.2. Thời gian Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 2/2017 đến 11/2017. 2.3. Địa điểm: Tại bệnh viện đa khoa Tiên Du 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện 2.4.3. Kỹ thuật thu thập thông tin: Sử dụng bộ phiếu điều tra, tổng hợp khám sức khỏe định kỳ của nhân viên y tế trong năm 2017. Phỏng vấn nhân viên y tế bằng bộ câu hỏi. 2.4.4. Khám, xét nghiệm, đánh giá tình trạng sức khỏe của nhân viêny tế Khám lâm sàng: Đo chiều cao, cân nặng, Mạch, huyết áp, khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, nội tiết….. Lấy máu xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sinh hóa máu, HBsAg, Anti -Hbs;chụp Xquang tim phổi, siêu âm ổ bụng….cho toàn thể nhân viên y tế của bệnh viện. Một số vị trí làm việc cónguy cơ phơi nhiễm bệnh cao thì gửi đi khám, kiểm tra sức khỏe tại tuyến tỉnh, trung ương. 2.5. Nội dung nghiên cứu: - Thực trạng sức khỏe nhân viên y tế - Mô tả hình hình bệnh tật của nhân viên y tế - Tỷ lệ nhân viên y tế có HbsAg dương tính theo khoa/phòng; chức danh - Tỷ lệ nhân viên y tế có Anti-HBs theo khoa/phòng; chức danh - Mối liên quan giữa sức khỏe của nhân viên y tế theo nhóm tuổi. - Mối liên quan giữa sức khỏe của nhân viên y tế theo giới. - Mối liên quan giữa sức khỏe của nhân viên y tế theo số năm công tác. 2.6. Phân tích và xử lý số liệu: Dữ liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.7. Vấn đề y đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu tuân thủ đúng theo các quy định về y đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế. Được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện. CHƢƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu: Bảng 3.1. Phân bố tuổi của CBYT N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Tuổi 140 24.00 58.00 33.0286 8.00714 Valid N 140 Bảng 3.1 cho thấy, tuổi trung bình của 140 NVYT tham gia nghiên cứu là 33 tuổi, với tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi và tuổi lớn nhất là 58 tuổi. Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới (n = 140) Nam 47 33,6% Nữ 93 66,4% < 30 63 45,0% 30-39 52 37,1% 40 – 49 13 9,3% 50-60 12 8,6% Nhóm tuổi (n =140) Nhận xét: Trong tổng số 140 NVYT tham gia nghiên cứu, có 93 nữ CBYT, chiếm 66,4%; nam giới có 47 người, chiếm 33,6%. Phân bố về độ tuổi: có 63 NVYT chiếm 45% có tuổi dưới 30. Độ tuổi 30 – 39 có 52 NVYT, chiếm 37,1%. NVYT có tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ thấp ( độ tuổi 40 – 49 chiếm 9,3%, độ tuổi >= 50 chiếm 8,6%). Bảng 3.3. Đặc điểm trình độ chuyên môn Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bác sĩ 42 30,0% Điều dưỡng, Hộ sinh, KTV 63 45,0% Hộ lý, Y công 10 7,1% Khác 25 17,9% Tổng số 140 100% Trong tổng số 140 NVYT, có 42 đối tượng là Bác sĩ, chiếm 30%; 63 đối tượng là điều dưỡng, hộ sinh, KTV, chiếm 45%. Số còn lại là hộ lý, y công và các đối tượng khác, chiếm 25%. Bảng 3.4. Đặc điểm về số năm công tác Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 61 43,6% 5 – 10 năm 47 33,6% 11 – 20 năm 16 11,4% Trên 20 năm 16 11,4% Tổng số 140 100% Trong 140 NVYT tham gia nghiên cứu, có 61 đối tượng có số năm công tác dưới 5 năm, chiếm 43,6%; đối tượng có 5 – 10 năm công tác chiếm 33,6% (47 đối tượng). Số còn lại là những đối tượng có năm công tác từ 11 – 20 năm và trêm 20 năm, mỗi nhóm đối tượng có 16 người, chiếm 11,4%. Bảng 3.5. Đặc điểm vị trí làm việc Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%) Phòng chức năng 22 15,7% Khoa lâm sàng 82 58,6% Khoa Cận lâm sàng 36 25,7% Tổng 140 100% Trong 140 đối tượng nghiên cứu, có 82 đố tượng làm việc tại các khoa lâm sàng, chiếm 58,6%. Khoa cận lâm sàng có 36 đối tượng, chiếm 25,7%. Còn lại là các đối tượng làm việc tại các phòng chức năng, chiếm 15,7% 3.2. Thực trạng sức khoẻ của nhân viên y tế Bảng 3.6. Tổng hợp phân loại sức khỏe theo Thông tƣ 14/2013/TT-BYT Phân loại sức khỏe Số lƣợng Tỷ lệ (%) Loại I 46 32,9% Loại II 57 40,7% Loại III 30 21,4% Loại IV 7 5,0% Loại V 0 0% Tổng 140 100% Bảng 3.6 cho thấy, NVYT có sức khỏe loại I có 46 đối tượng, chiếm 32,9%. NVYT có sức khỏe loại II có 57 đối tượng, chiếm 40,7%. NVYT có sức khỏe loại III có 30 đối tượng, chiếm 21,4%. Có 7 NVYT có sức khỏe loại 4, chiếm 5%. Không có NVYT nào có sức khỏe loại V. Bảng 3.7. Phân loại bệnh theo kết quả khám sức khỏe định kỳ năm 2017 Mô hình bệnh tật Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bệnh Hô hấp 2 1,4% Bệnh tim mạch 3 2,1% Bệnh tiêu hóa 2 1,4% Bệnh tiết niệu 0 0% Bệnh rối loạn chuyển hóa 3 2,1% Bệnh Cơ xương khớp 4 2,9% Bệnh về mắt 43 30,7% Bệnh TMH 2 1,4% Bệnh RHM 6 4,3% Bệnh truyền nhiễm 0 0% Bệnh khác 4 2,9% Bảng 3.7. cho thấy, NVYT có bệnh về mắt là nhiều nhất (43 cán bộ) chiếm 30,7%. Không có CBYT nào có bệnh về đường tiết niệu và bệnh truyền nhiễm. Tỉ lệ CBYT mắc các bệnh khác với tỷ lệ thấp: bệnh hô hấp 2,1%, bệnh tiêu hóa 1,4%, bệnh RHM 4,3%..... Biểu đồ 1: Tỷ lệ NVYT bị bệnh viêm gan B và tỷ lệ NVYT có antiHbs Tỷ lệ NVYT bị bệnh viêm gan B và tỷ lệ NVYT có anti-Hbs Dương tính AntiHbs 58.5% Dương tính HbsAg 12% Âm tính HbsAg 88% Âm tính AntiHbs 41.5% Biểu đồ 1 cho thấy có 12% NVYT mắc viêm gan B, có 88% NVYT chưa mắc bệnh. Trong số 88% NVYT chưa mắc bệnh, có 41,5% NVYT chưa có kháng thể antiHbs. 3.3 Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của nhân viên y tế Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa tỉ lệ NVYT có HBsAg dƣơng tính và chức danh chuyên môn 120.00 100.00 95.24 100.00 85.71 76.00 80.00 60.00 40.00 24.00 14.29 20.00 4.76 0.00 0.00 Bác sỹ Điều dưỡng, hộ sinh, KTV Dương tính Hộ lý, Y công Âm tính Khác Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ NVYT có HbsAg khác nhau đáng kể trong từng nhóm chức danh chuyên môn. Đối tượng là hộ lý, y công không có ai mắc viêm gan B. Đối tượng là bác sĩ mắc viêm gan B với tỷ lệ nhỏ 4,76%, tiếp theo là đối tượng Điều dưỡng, hộ sinh, và kỹ thuật viên với tỷ lệ 14,29%. Đặc biệt, các đối tượng khác có tỉ lệ nhiễm viêm gan B tương đối cao (24%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Biểu đồ 3: Mối liên quan giữa tỉ lệ NVYT có HBsAg dƣơng tính và vị trí công tác 120.00 100.00 80.00 60.00 75.00 90.91 92.68 9.09 7.32 Phòng chức năng Khoa lâm sàng 40.00 20.00 25.00 0.00 Dương tính Khoa Cận lâm sàng Âm tính Bảng trên cho thấy tỉ lệ NVYT ở khoa cận lâm sàng bị nhiễm viêm gan B cao 25%, ở các khoa lâm sàng và phòng chức năng có tỉ lệ khá tương đồng và thấp hơn so với khoa cận lâm sàng (phòng chức năng có 9,09%, khoa lâm sàng có 7,32%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tỉ lệ NVYT có Anti - HBs với chức danh chuyên môn Đối tƣợng Anti – HBs Anti – HBs Dƣơng tính Âm tính Tổng P = 0,33 Bác sĩ 19 21 47,5% 52,5% 40
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan