Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân tại ngân h...

Tài liệu Mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh tphcm

.PDF
118
145
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  VÕ THỊ KIM NGÂN MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 Ờ , học viên lớp Cao ọc Tôi tên là cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Mở rộ t c v k c à c t d c vụ t a à C à k óa 20. Tôi xin to k o t d t t a - C ” là do tôi tự nghiên cứu và trình bày. Đề tài của tôi chưa được phổ biến trên các báo đài và công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Ắ ACH - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động (Automated Clearing House) ACS - Hệ thống tài khoản tập trung (Account Central System) ATM - (Automatic Teller Machine): Máy rút tiền tự động. BEPS - Hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp theo lô (Bulk Electronic Payment System) BGC - Hệ thống thanh toán giá trị thấp Bankgiro (Bankgirocentralen) CBGS - Hệ thống trái phiếu trung ương dùng chung (Central Bond Generalized System) CDFCPS - Hệ thống thanh toán ngoại tệ trong nước của Trung Quốc (China’s Domestic Foreign Currency Payment System) CEKAB - Hệ thống thanh toán thẻ của Thụy Điển (Centralen for Elektroniska Korttransaktioner AB) (EDB Card Services AB) CIS - Hệ thống thanh toán séc (Cheque Image System) CUP - Hệ thống thanh toán bù trừ thẻ liên ngân hàng của Trung Quốc (China Union Pay) DNNN - Doanh nghiệp Nhà nước ĐVCNT - Đơn vị chất nhận thẻ FED - (Federal Reserve System): Cục dự trữ liên bang Mỹ. HVPS - Hệ thống thanh toán giá trị cao (High-Value Payment System) IBPS - Thanh toán điện tử liên ngân hàng (Inter Bank Payment System) IBT - Chuyển khoản nội bộ (Inter-Branch Transfer) NHTM - Ngân Hàng Thương Mại. NH - Ngân hàng NHNN - Ngân hàng Nhà nước NHTM - Ngân hàng thương mại NHTW - Ngân hàng Trung ương POS - (Veriphone, point of sale terminal – POS terminal) Máy cấp phép tự động RIX - Hệ thống thanh toán tổng tức thời (The Riksbank’s Central Interbank Payment System) TMCP - Thương mại cổ phần TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh TTKDTM - Thanh toán không dùng tiền mặt UNC - Ủy nhiệm chi UNT - Ủy nhiệm thu Vietcombank - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank TPHCM - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh Vietcombank TW - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hội sở chính. VN: Việt Nam VPC - Hệ thống bù trừ và lưu ký chứng khoán Thụy Điển (Vardepappercentralen – Swedish Central Securities Depository and Clearing System) WTO - Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) Hình 1.1. Mô hình lý thuyết Parasuraman ................................................................ 49 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 51 Bảng 2.1: Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012 .............................................................................. 26 Bảng 2.2: So sánh thị phần của Vietcombank TP.HCM với Vietcombank toàn hệ thống .......................................................................................................................... 27 Bảng 2.3: Cơ cấu về số lượng giao dịch các phương thức TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ...................................... 33 Bảng 2.4: Cơ cấu về doanh số thanh toán các phương thức TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ............................. 34 Bảng 2.5: Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển khoản khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012......................................................... 35 Bảng 2.6: Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm chi của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012......................................................... 37 Bảng 2.7: Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm thu của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010-2012 ........................................................... 38 Bảng 2.8: Tình hình hoạt động thẻ khách hàng cá nhân của Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010-2012 .................................................................................................. 39 Bảng 2.9: Thực trạng thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 2010 – 2012 ........................................... 42 Bảng 2.10: Số lượng tài khoản cá nhân tại Vietcombank TP.HCM giai đoạn 20102012 ........................................................................................................................... 42 Bảng 2.11. Tổng hợp các thang đo được mã hoá ...................................................... 54 rang bìa phụ ời cam đoan anh mục các từ viết tắt anh mục hình vẽ, bảng biểu Ầ Ở Ầ ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2 nghĩa của đề tài..............................................................................................2 6. 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................3 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ ƯƠ ..................................................4 1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt...................................................4 1.2. Lịch sử phát triển ...........................................................................................4 1.3. Vai tr các phương thức không dùng tiền mặt ..............................................5 1.4. Đặc điểm TTKDTM ......................................................................................6 1.5. Các phương thức TTKDTM ..........................................................................7 1.5.1. Thanh toán bằng Séc ...............................................................................7 1.5.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu ............................................................12 1.5.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi .............................................................12 1.5.4. Thanh toán qua Thẻ ..............................................................................13 1.5.5. Thanh toán qua dịch vụ thương mại điện tử .........................................15 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 16 1.6.1. Hành lang pháp lý .................................................................................16 1.6.2. Môi trường kinh tế vĩ mô ......................................................................17 1.6.3. Khoa học công nghệ .............................................................................17 1.6.4. Yếu tố con người ..................................................................................18 1.6.5. Yếu tố tâm lý.........................................................................................18 1.6.6. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại .........................18 1.7. Kinh nghiệm về phát triển TTKDTM từ một số nước trên thế giới và bài học cho các ngân hàng Việt Nam. .........................................................................19 1.7.1. Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Mỹ ..........................19 1.7.2. Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Châu u..................19 1.7.3. Sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Trung Quốc ............20 1.7.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển TTKDTM cho các ngân hàng Việt Nam 21 Ậ ƯƠNG 1 ........................................................................................23 CHƯƠNG 2 – Ủ E 2.1. ..................24 Giới thiệu về Vietcombank TP.HCM ..........................................................24 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Vietcombank TP.HCM .....24 2.1.2. Sơ bộ về tình hình hoạt động của Vietcombank 2010-2012 ................25 2.2. Khuôn khổ pháp lý ......................................................................................28 2.3. Thực trạng TTKDTM của khách hàng cá nhân Vietcombank TP.HCM ....32 2.3.1. Thanh toán bằng séc .............................................................................34 2.3.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi ..............................................................36 2.3.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu .............................................................37 2.3.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng ............................................................38 2.3.5. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử ...........................................41 2.3.6. Thực trạng phát triển hệ thống tài khoản cá nhân tại Vietcombank TP.HCM .............................................................................................................42 2.4. Đánh giá thực trạng TTKDTM của khách hàng cá nhân Vietcombank TP.HCM .................................................................................................................43 2.4.1. Những ưu điểm .....................................................................................43 2.4.2. Những hạn chế ......................................................................................44 2.4.3. 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế ..........................................................45 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ...............................................................45 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................47 Khảo sát chất lượng dịch vụ TTKDTM của Vietcombank TPHCM qua đánh giá của khách hàng cá nhân ..........................................................................49 2.5.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo ..........................................................49 2.5.2. Các giả thuyết của đề tài .......................................................................52 2.5.3. Quy trình khảo sát .................................................................................53 2.5.4. Mã hoá dữ liệu ......................................................................................54 2.5.5. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................57 3.1. 2.5.5.1. Thông tin m u ................................................................................57 2.5.5.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha .......................................................58 2.5.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................59 2.5.5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ..........................................................60 2.5.5.5. Kiểm định trung bình .....................................................................62 Ậ ƯƠNG 2 ........................................................................................64 Giải pháp......................................................................................................66 3.1.1. Mục tiêu tổng thể của Vietcombank đến năm 2020 .............................66 3.1.2. Định hướng của Vietcombank TP.HCM đến 2020 ..............................66 3.1.3. Một số giải pháp mở rộng dịch vụ TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM ..................................................................................68 3.2. Kiến nghị .....................................................................................................74 3.2.1. Kiến nghị cho Vietcombank .................................................................74 3.2.2. Kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng khác ............................................................................................................77 Ậ ƯƠNG 3 ........................................................................................78 .................................................................................................................81 ....................................................................................108 1 Ầ 1. Ở Ầ nh cấp thiết của đ t i: Tiền mặt đóng vai tr rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người, tuy nhiên không phải lúc nào tiền mặt cũng đem lại hiệu quả cao nhất bởi những hạn chế của nó như: rủi ro trong lưu thông, tốn kém chi phí vận chuyển, nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý của Nhà nước… Đó chính là nguyên nhân d n đến sự ra đời và ngày càng phát triển của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế. Là hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, ngành ngân hàng đóng vai tr rất quan trọng trong sự phát triển TTKDTM. Ngân hàng thương mại là cái nôi để các phương thức TTKDTM ra đời và phát triển. Là một chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần khá vững mạnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Vietcombank TP.HCM) luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại. Để làm tốt công tác thanh toán, Vietcombank TP.HCM không những hoàn thiện những phương thức thanh toán truyền thống mà c n tập trung phát triển các phương thức thanh toán ngân hàng hiện đại có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả nhằm làm th a mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hầu hết khách hàng tổ chức của Vietcombank TP.HCM đều đã sử dụng các phương thức TTKDTM, trong khi khách hàng cá nhân v n c n tồn tại những khó khăn và hạn chế. Việc tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại đó sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động TTKDTM, giúp hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mở rộ c t d c vụ t a à C làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế. to o k t d t t t a -c v k c à C ” 2 ục ti u nghi n cứu 2. Khảo sát chất lượng, đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM. Từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị mở rộng dịch vụ này. it 3. ng nghi n cứu: Đối tượng nghiên cứu: các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng các phương thức TTKDTM của Vietcombank TP.HCM 4. h m vi nghi n cứu Luận văn đề cập đến các phương thức TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM từ năm 2010 - 2012. Do muốn nhấn mạnh đến các phương thức thanh toán có sự lựa chọn giữa không dùng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt nên ở đây tác giả không nghiên cứu phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. 5. - h ng pháp nghi n cứu Tác giả áp dụng phương pháp định tính: phân tích thực trạng TTKDTM của khách hàng cá nhân Vietcombank TP.HCM từ nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy và kinh nghiệm thực ti n, từ đó ch ra những ưu điểm, những tồn tại của hoạt động này và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng bằng cách điều tra chọn m u thông qua bảng câu h i khảo sát thực tế các đánh giá của khách hàng cá nhân Vietcombank TP.HCM về chất lượng dịch vụ TTKDTM. Dựa trên kết quả này tiến hành phân tích SPSS theo mô hình nghiên cứu chất lượng, từ đó biết được nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. - Cuối cùng, luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp so sánh kết quả từ hai phương pháp trên để có những giải pháp và kiến nghị mở rộng dịch vụ TTKDTM của khách hàng cá nhân tại Vietcombank TP.HCM. 6. ngh a của đ t i Đề tài cung cấp về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến TTKDTM, đồng thời cung cấp một bức tranh toàn cảnh thực trạng về TTKKDTM, đặc biệt là của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh HCM. Qua 3 khảo sát thực ti n, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các phương thức TTKDTM tại chi nhánh. 7. ết cấu luận văn Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại Chương 2 – Thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM Chương 3 – Giải pháp và kiến nghị để mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TPHCM 4 CHƯƠNG 1 – CƠ Ở T 1.1. M HANH T GÂN H T ƯƠ KHÔNG D M hái ni m thanh toán h ng d ng ti n m t Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả được thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người trả chuyển sang tài khoản người được hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng. 1.2. ịch s phát triển Theo tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người đã được các nhà kinh tế chính trị học nghiên cứu, các hình thức tổ chức kinh tế sản xuất phát triển từ thấp đến cao, từ hình thức kinh tế tự nhiên đến kinh tế hàng hóa. Đầu tiên, con người sản xuất sản phẩm ra để tiêu dùng, sau đó là để trao đổi, mua bán. Lúc đầu trong trao đổi, một người phải tìm ai đó có hàng hóa mà mình cần và người đó cũng cần hàng hóa do mình sản xuất ra. Tuy nhiên, không phải ở đâu và lúc nào người ta cũng tìm được “hai ý muốn trùng khớp” như vậy. Để giải quyết vấn đề này, con người tìm ra một hàng hóa làm vật ngang giá chung. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa càng phát triển thì vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hóa độc tôn và phổ biến. Tiền tệ ra đời từ đó. Lúc đầu, tiền tệ có thể là v s , v hến, mai rùa,… sau đó là các kim loại quý như vàng và bạc. Trong lưu thông, vàng và bạc t ra không thuận tiện do rất nặng và khó vận chuyển nên con người đã thay bằng tiền giấy. Nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, khối lượng tiền đưa vào lưu thông ngày càng lớn, gây sức ép về mặt giá cả và là nguy cơ d n đến lạm phát. Mặc khác, tiền giấy biểu hiện những hạn chế nhất định như: d bị đánh cắp, tiền giả, rách nát, chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm… Hơn nữa, khối lượng tiền trong lưu thông quá lớn cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu lực quản lý của Nhà nước. Những khó khăn và hạn chế nêu trên đ i h i phải có một hình thức lưu thông tiền tệ hợp lý và đúng đắn hơn. Và, cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, con người đã nghĩ ra hình thức chu chuyển tiền tệ mới không có sự xuất hiện của tiền mặt, đó là thanh toán không dùng tiền mặt. Tóm lại, thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là xu hướng phát triển tất yếu của chu chuyển tiền tệ trong một nền kinh tế hiện đại. 5 1.3. Vai trò các ph ng thức h ng d ng ti n m t Ngày nay, khi đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng, chúng ta ch cần sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán thay vì phải mang theo một lượng lớn tiền mặt vừa cồng kềnh vừa rủi ro. Hoặc khi đi du lịch khắp nơi, séc hoặc thẻ thanh toán cũng có thể trang trải cho mọi nhu cầu chi trả phát sinh trong chuyến đi mà chúng ta không cần phải đem theo nhiều tiền mặt... Các phương thức TTKDTM đã trở nên rất tiện ích, cần thiết và không thể thiếu trong nền kinh tế và đời sống xã hội ngày nay.  v k t Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, do đó giảm đáng kể chi phí cho việc in ấn, bảo quản, vận chuyển và kiểm đếm tiền. Mặt khác, nhờ có thanh toán không dùng tiền mặt mà khâu thanh toán được di n ra nhanh hơn góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Hơn nữa, các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đều được lưu lại trên sổ sách kế toán của ngân hàng, thông qua đó ngân hàng có thể kiểm soát các hoạt động của nhiều ngành kinh tế, từ đó góp phần làm tăng hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Ngoài ra, TTKDTM c n làm cho các khoản thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân được minh bạch và công khai hơn, góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả.  v à TTKDTM giúp cho các ngân hàng thương mại huy động được nguồn vốn lớn từ tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng. Đây là nguồn huy động vốn quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của NHTM. Với nguồn vốn này, ngân hàng trả lãi rất thấp và đem cho vay với mức lãi suất cao hơn, do đó thu được mức lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán như thế nào để vừa thu được lợi nhuận cao mà v n đảm bảo tính thanh khoản c n tùy thuộc vào năng lực quản lý và kinh doanh vốn của mỗi ngân hàng. Nhờ có nguồn vốn quan trọng nên các ngân hàng có điều kiện mở rộng 6 cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận, điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn trong quá trình kinh doanh.  v d c Khi giao dịch với ngân hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thì khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại NHTM. Khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền này bất cứ lúc nào. Quá trình thanh toán qua ngân hàng di n ra nhanh hơn và giảm được nhiều chi phí cho khách hàng hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Các cá nhân hay tổ chức không cần phải đem theo một lượng tiền mặt lớn để thanh toán cho các giao dịch phát sinh và không phải bận tâm đến những rủi ro như: tiền giả, trộm cắp, h a hoạn… Ngoài ra, khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số dư tài khoản thì họ c n được hưởng tiền lãi và những ưu đãi khác từ ngân hàng. 1.4. c điểm TTKDTM được hiểu là sự vận động của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhưng sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa; được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị khác hoặc bù trừ l n nhau giữa các đơn vị tham gia thanh toán, thông qua ngân hàng. Ngân hàng là người cung ứng dịch vụ thanh toán. Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian và không gian, thông thường sự vận động của tiền trong thanh toán và sự vận động của hàng hóa là không có sự ăn khớp với nhau. Đây là đặc điểm lớn nhất, nổi bật trong TTKDTM và hoàn toàn phù hợp với chức năng là phương tiện thanh toán của tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự tách rời giữa tiền và hàng gây ra sự chậm tr , gian lận trong thanh toán mà phải hạn chế đến mức thấp nhất mọi rắc rối có thể xảy ra trong thanh toán. Thứ hai, trong TTKDTM, vật môi giới là tiền mặt không hiện diện theo kiểu Hàng - Tiền - Hàng mà ch xuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ hay c n gọi là tiền tệ kế toán và được ghi chép trên các chứng từ hay sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm riêng của TTKDTM. Với đặc điểm này, các bên tham gia thanh toán bắt buộc phải 7 mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại và phải có tiền trong tài khoản thì mới có thể thực hiện thanh toán theo phương thức này. Ngoài ra, do việc mở tài khoản và thanh toán như trên mà các ngân hàng có thể thực hiện tốt công tác kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ di n ra trong nền kinh tế. Thứ ba, trong thanh toán qua ngân hàng, NHNN và các NHTM, với vai tr là người tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán, đều có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống thanh toán của một quốc gia. Ngân hàng được xem là tổ chức trung gian không thể thiếu được trong TTKDTM vì ch có ngân hàng người quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị mới được phép trích chuyển tài khoản của các đơn vị và đây là một loại nghiệp vụ đặc thù của ngành ngân hàng. Như vậy, ngân hàng đóng vai tr là trung tâm thanh toán và quyết định sự thành công của toàn bộ quá trình thanh toán cho xã hội. 1.5. ác ph 1.5.1. ng thức hanh toán b ng c  Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên m u do Ngân hàng quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có ghi tên trên séc hoặc trả cho người cầm séc. Như vậy, séc là một chi phiếu được lập trên m u in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hóa, chi phí, dịch vụ,…  u Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Chương IV) và sau đó là Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và sử dụng séc đã nêu rất rõ những quy định về séc. Một số quy định cơ bản về séc: - Trước khi séc trắng được in và cung ứng để sử dụng, các tổ chức cung ứng séc (có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước) phải đăng ký m u séc trắng tại Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức cung ứng séc bán séc trắng cho khách hàng sử dụng, 8 theo đúng m u séc đã được duyệt và ch bán séc cho khách hàng nào có mở tài khoản tại đơn vị mình. Các tổ chức cung ứng séc bán séc trắng cho khách hàng sử dụng, theo đúng m u séc đã được duyệt và ch bán séc cho khách hàng nào có mở tài khoản tại đơn vị mình. - Tất cả các tờ séc đều do ngân hàng Nhà nước thiết kế m u thống nhất, những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đ , không sửa chữa tẩy xóa. Chữ viết trên séc là Tiếng Việt. trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo th a thuận của các bên. - Khi phát hành séc, số tiền ghi bằng số và bằng chữ trên séc phải khớp nhau. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán. Khi viết số tiền bằng số trên séc, sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm và ghi chữ số sau số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy sau chữ số hàng đơn vị. C n khi viết số tiền bằng chữ, chữ cái đầu tiên phải viết hoa và sát đầu d ng đầu tiên, không viết cách d ng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác d ng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc. - Các chủ thể tham gia thanh toán séc: + Người phát hành séc: là người ký phát hành séc để thanh toán cho người hưởng séc. Người phát hành có thể là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền. + Người thụ hưởng séc: là người sở hữu số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng séc được ghi rõ họ tên trên tờ séc (nếu là séc ký danh) hoặc là người cầm séc (nếu là séc vô danh). + Người chuyển nhượng séc: là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc của mình cho người khác theo luật định. - Đơn vị thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi của người ký phát séc, là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, được phép trích tiền trên trên tài khoản tiền gửi của người ký phát séc để thanh toán cho người thụ hưởng séc khi nhận được tờ séc. 9 - Đơn vị thu hộ: là đơn vị được phép làm dịch vụ thanh toán tiến hành nhận các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền cho người thụ hưởng. - Các nội dung của séc: + Mặt trước séc có các nội dung: từ séc được in phía trên séc; số tiền xác định; tên của người bị ký phát; tên đối với tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát ch định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng được ký phát ch định hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ; địa điểm thanh toán; ngày ký phát; tên đối với tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát séc. + Một tờ séc đủ điều kiện thanh toán phải là tờ séc có đủ các điều kiện: tờ séc có ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định; séc được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán; séc không có lệnh đình ch thanh toán; chữ ký và con dấu trên séc phải khớp đúng với m u đã đăng ký; số dư tài khoản của chủ tài khoản đủ tiền để thanh toán; các chữ ký chuyển nhượng đối với séc ký danh phải liên tục. + Thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát (không tính thời gian di n ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan). Thời hạn hiệu lực của tờ séc là 06 tháng kể từ ngày ký phát. + Người ký phát và người thụ hưởng phải thông báo ngay cho các bên liên quan khi bị mất séc, việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản mới có giá trị pháp lý. Căn cứ vào thông báo mất séc, các đơn vị thanh toán cần ra lệnh đình ch thanh toán đối với tờ séc được thông báo và phải chịu bồi thường nếu để séc bị lợi dụng lấy tiền sau khi đã nhận thông báo mất séc. Trường hợp người ký phát hoặc người thụ hưởng thông báo không kịp thời, hoặc thông báo sau khi tờ séc bị lợi dụng thì họ phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do mất séc. Người bị ký phát có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 10 + Trường hợp séc phát hành quá số dư tài khoản tiền gửi và hạn mức thấu chi, chủ tài khoản sẽ bị xử lý theo quy định. + Nếu người thụ hưởng nộp séc không đúng thời hạn vì lý do khách quan hoặc đơn vị thu hộ không chuyển séc kịp thời thì cần lập giấy xác nhận do bất khả kháng có xác nhận của địa phương để duy trì hiệu lực thanh toán của tờ séc đó. + Đơn vị thanh toán được quyền từ chối và trả séc lại cho đơn vị thu hộ hoặc người thụ hưởng nếu tờ séc không đủ điều kiện thanh toán. Khi từ chối thanh toán, đơn vị thanh toán phải lập phiếu từ chối thanh toán gửi cho người thụ hưởng biết. + Khi bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền khiếu nại bằng cách lập đơn khiếu nại gửi cho người phát hành hoặc người chuyển nhượng séc. Đơn khiếu nại phải được gửi kèm phiếu từ chối thanh toán. + Người nhận đơn khiếu nại (người phát hành hoặc người chuyển nhượng) có trách nhiệm trả lời đơn khiếu nại, nếu chấp nhận đơn khiếu nại thì phải thanh toán cho người thụ hưởng, đồng thời thu lại tờ séc và phiếu từ chối để kết thúc trách nhiệm hoặc khiếu nại tiếp người chuyển nhượng trước mình. + Nếu đơn khiếu nại không được giải quyết thì người thụ hưởng có quyền khởi kiện trước t a đối với người phát hành hoặc người chuyển nhượng. Vụ kiện do tòa án giải quyết. + Trường hợp séc bị từ chối vì quá hạn thì người thụ hưởng mất quyền khiếu nại. Nhưng tờ séc v n có giá trị làm căn cứ để yêu cầu người phát hành thanh toán; nếu người phát hành không trả thì người thụ hưởng được quyền khởi kiện trước t a.  - o Nếu căn cứ vào tính chất chuyển nhượng thì séc được chia làm hai loại: + Séc ký danh: là séc ghi rõ họ tên, địa ch của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc. Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương 11 pháp ký hậu chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng sẽ bị chấm dứt nếu người chuyển nhượng có ghi cụm từ “Không tiếp tục chuyển nhượng”. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa ch cá nhân hoặc tên, địa ch pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc. Một tờ séc ký danh nếu có ghi cụm từ: “Trả không theo lệnh…” thì tờ séc này không được chuyển nhượng. + Séc vô danh: là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc. Trên tờ séc sẽ ghi: “Yêu cầu trả tiền cho người cầm séc”. Loại séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay. - Nếu căn cứ vào tính chất sử dụng thì séc được chia làm hai loại sau: + Séc chuyển khoản: là loại séc ch được dùng để thanh toán theo lối chuyển khoản bằng cách ghi có vào các tài khoản liên quan. Với loại séc này, người ký phát cần ghi rõ cụm từ: “Trả vào tài khoản”. Người thụ hưởng séc ch được trả tiền bằng chuyển khoản chứ không nhận tiền mặt được. + Séc tiền mặt: là loại séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán, hoặc được thanh toán bằng chuyển khoản nếu trên tờ séc không ghi cụm từ : “Trả vào tài khoản”. - Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm thanh toán thì séc được chia làm hai loại: + Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả. Trường hợp người ký phát có đủ tiền để thanh toán séc và yêu cầu bảo chi séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ: “bảo chi” và ký lên trên séc. Người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh toán cho séc đã bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thời hạn xuất trình. + Séc bảo lãnh: là loại séc được người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tờ séc. Để bảo lãnh, người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng