Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô phỏng nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp ảo tại khoa quản trị kinh tế quố...

Tài liệu Mô phỏng nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp ảo tại khoa quản trị kinh tế quốc tế

.PDF
19
50326
183

Mô tả:

-1- LỜI NÓI ĐẦU Tiếp theo đề tài nghiên cứu “nghiệp vụ xuất khẩu” mà tác giả đã tiến hành năm 2010, tác giả tiến hành mô phỏng phần nghiệp vụ còn lại trong phòng Xuất nhập khẩu (XNK)- nghiệp vụ nhập khẩu. Do đó, trong đợt nghiên cứu khoa học lần 8, tác giả chọn đề tài “Mô phỏng nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp ảo tại Khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế”. Do sự vận động không ngừng của môi trường kinh doanh, của các quy định pháp luật, của các thủ tục Hải quan trong các thời kỳ, giai đọan, cũng như hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, đề tài này khó tránh khỏi sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của tất cả những ai quan tâm để có thể cải tiến chương trình mô phỏng ngày càng sát với thực tế nhằm hỗ trợ cho sinh viên ngày càng hiệu quả hơn. Trân trọng, Biên Hoà, tháng 05 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thanh Lâm -2- TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỀ TÀI Năm 2009, một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên thuộc Khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế đã đề xuất là “Xây dựng doanh nghiệp ảo”- nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên của Khoa nắm bắt một số nghiệp vụ thực tế có liên quan đến một số môn học trong chương trình đào tạo tại Khoa. Trong các nghiệp vụ ấy, nghiệp vụ Xuất nhập khẩu được giao cho tác giả nghiên cứu & mô phỏng. Trong năm 2010, tác giả đã chủ nhiệm nghiên cứu đề tài “mô phỏng nghiệp vụ xuất khẩu” thành công và đề tài này đã được chuyển giao cho Khoa Công nghệ thông tin lập trình trên máy tính. Theo sự trao đổi thông tin giữa tác giả và nhóm lập trình của Khoa CNTT, tác giả đánh giá rất cao chương trình mô phỏng nghiệp vụ xuất khẩu; cụ thể: giao diện đẹp mắt, các nút chức năng rất phù hợp, các bước nghiệp vụ rất logic, v.v… Do đó, trong đề tài nghiên cứu năm 2011, tác giả cần triển khai thêm nghiệp vụ nhập khẩu với đề tài “Mô phỏng nghiệp vụ nhập khẩu trong doanh nghiệp ảo tại Khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế” để bổ sung & hoàn thiện các nghiệp vụ của Phòng XNK trong mô hình doanh nghiệp ảo. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Hiện nay, tại một số trường đại học tại Việt Nam đã có ý tưởng mô phỏng doanh nghiệp ảo nhưng họ đều mô phỏng bằng cách tập hợp rất nhiều phần mềm rời rạc liên quan đến kế toán, quản lý dự án, v.v… hoặc có trường đã được một công ty tin học tài trợ chương trình quản lý doanh nghiệp với rất nhiều modules khác nhau. Theo tác giả, nhóm trường sử dụng các phần mềm rời rạc chỉ có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện các nghiệp vụ, các thao tác cụ thể trên từng phần mềm chứ chưa giúp sinh viên có thể hình dung cách thức hoạt động & mối liên hệ giữa các công việc thực tế trong một doanh nghiệp. Còn nhóm trường có phần mềm chuyên nghiệp thì lại khá xa vời so với kinh nghiệm thực tế của sinh viên; đó là vì, tất cả những thông tin mà sinh viên nhập vào máy đều được xử lý tự động và do đó, sinh viên không biết được, trong thực tế, họ phải làm gì để hoàn thành được công việc đó. Chính vì thế, phần mô phỏng của tác giả trong đề tài này sẽ vừa tạo điều kiện cho sinh viên thao tác trực tiếp trên máy, vừa có điều kiện tự mình kiểm tra và hoàn thiện lỗi của -3- chính mình thông qua sự đánh giá của hệ thống máy tính. Và đây cũng là điểm mới của đề tài mô phỏng này. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng quy trình nhập khẩu - Đề xuất giao diện chương trình mô phỏng nghiệp vụ xuất khẩu - Xây dựng cách thức kiểm tra và đánh giá kết quả thực hành của sinh viên. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Nghiệp vụ nhập khẩu - Phạm vi: Thực hiện các nghiệp vụ truyền thống. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp chuyên gia, kết hợp với kinh nghiệm làm việc trước đây và kiến thức chuyên môn của tác giả để tin học hoá các nghiệp vụ. 6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI - Chưa mô phỏng nghiệp vụ làm thủ tục Hải quan hàng nhập khẩu theo hình thức điện tử. 7. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO - Trong năm 2011-2012, tác giả sẽ mở rộng đề tài theo hướng khai báo điện tử. 8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần Tổng quan, đề tài này gồm 3 phần: - Phần 1: Cơ sở khoa học - Phần 2: Đề xuất giao diện & các yêu cầu mô phỏng. - Phần 3: Dữ liệu, Cơ sở kiểm tra & Đánh giá của chương trình. -4- PHẦN 1 CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1 CÁC MÔN HỌC LIÊN QUAN 1.1.1 Môn Tiền tệ & Thanh toán quốc tế: Môn này giúp cho sinh viên biết các điều khoản thanh toán, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, v.v… để đọc hiểu hợp đồng ngoại thương cũng như các điều khoản trong một thư tín dụng (L/C). 1.1.2 Môn nghiệp vụ ngoại thương: Môn học này giúp sinh viên có thể hiểu được các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương, các điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế, quy trình thực hiện hợp đồng Xuất Nhập khẩu, v.v… 1.1.3 Môn Vận tải & Giao nhận ngoại thương: Môn học này giúp sinh viên hiểu biết về các phương thức vận tải để có thể lựa chọn phương thức phù hợp đối với từng tình huống kinh doanh thực tế, giúp sinh viên am hiểu các nghiệp vụ liên quan đến quá trình hoàn thành thủ tục Hải quan và giao nhận hàng xuất khẩu hay nhập khẩu. Ngoài ra, môn học còn giúp cho sinh viên am hiểu nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.2 QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU [1] @ Nếu là hàng nguyên container (FCL) - Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O. - Chủ hàng mang D/O đến Hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt). - Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. - Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng. @ Nếu là hàng lẻ (LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên. 1.3 HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TỜ KHAI HÀNG NHẬP KHẨU [1-Trang 84] Người khai Hải quan chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của thông tin khai trên tờ khai Hải quan; Tờ khai Hải quan là chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai hàng -5- hoá xuất nhập khẩu, được làm theo mẫu thống nhất do Cục Hải quan qui định. Tờ khai Hải quan do đại diện pháp luật của doanh nghiệp/ tổ chức kinh doanh ký tên và đóng dấu. 1.3.1 Các hồ sơ cần chuẩn bị: @ Chứng từ phải nộp: + Tờ khai hàng hoá nhập khẩu; theo mẫu HQ/2002-NK (màu xanh- 2 bản chính); + Tờ khai Hải quan điện tử (nếu khai điện tử- mẫu HQ/2005-TKĐT) (2 bản chính); + Hợp đồng ngoại thương (Purchase contract- 1 bản sao); + Hoá đơn thương mại (Commercial invoice: 1 bản chính & 1 bản sao); + Chi tiết đóng gói (Packing list- 1 bản chính & 1 bản sao); + Chứng từ vận tải (B/L, AWB, v.v… 1 bản sao); + Lệnh giao hàng (Delivery order D/O- 1 bản chính); @ Chứng từ có thể được yêu cầu nộp thêm: + Giấy phép nhập khẩu- Import Licence: đối với hàng hoá thuộc diện cấm nhập hoặc nhập khẩu có điều kiện. - Nếu nhập khẩu 1 lần: nộp bản chính; - Nếu nhập khẩu nhiều lần: nộp 1 bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu; Hải quan tiến hành thủ tục cộng dồn. + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- 1 bản chính) nếu chủ hàng muốn được hưởng những ưu đãi nhập khẩu theo luật hiện hành. + Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế doanh nghiệp: nộp 1 lần khi tiến hành thủ tục lần đầu tiên tại nơi khai báo Hải quan. Nộp 1 bản sao và xuất trình bản chính. + Kết quả giám định chất lượng sản phẩm: 1 bản chính. + Các loại giấy tờ khác (nếu có): Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật, hun trùng, Giấy chứng nhận thành phần cấu tạo sản phẩm (MDS), v.v… 1.3.2 Tiến hành khai báo trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (mẫu HQ/2002-NK): Các thông tin khai trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu thường chủ yếu dựa vào Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract), Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) và Vận tải đơn (Bill of Lading). Để tiến hành khai báo, nhân viên khai báo phải chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau: - Mã HS (Harmonized System), thuế suất thuế nhập khẩu, thuế suất thuế VAT (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt): Tham khảo trong Biểu thuế Xuất nhập khẩu. -6- - Khối lượng (Weight: Net weight- NW và Gross weight- GW) - Thể tích (Volume: Cubic metre- CBM, Cubic feet- CBF, …) - Số lượng chính xác: cái/chiếc (piece- pc), bộ (set), túi (bag), thùng (carton), kiện (crate, pallet), v.v… - Số thư tín dụng (Letter of Credit- L/C) (nếu thanh toán theo phương thức L/C) - Tên tàu, số chuyến (Vessel name & Voyage number) & ETA: Theo B/L và Giấy báo nhận hàng (Delivery notice/ Invitation to take delivery). - Nước xuất khẩu, cảng bốc xếp hàng, cảng dỡ hàng, - Tỉ giá tính thuế (theo tỉ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước VN công bố), v.v… 1.3.3 Hướng dẫn khai báo một số mục chính trên tờ khai: + Mục 1- Người nhập khẩu: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp/ cá nhân nhập khẩu, kể cả địa chỉ, số điện thoại, số fax, v.v… Điền đầy đủ mã số xuất nhập khẩu (cũng chính là mã số thuế) của doanh nghiệp vào dãy ô vuông (điền từ trái sang phải); Nếu là cá nhân thì không cần điền dãy số này. + Mục 2- Người xuất khẩu: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp/ cá nhân xuất khẩu, kể cả địa chỉ, số điện thoại, số fax, v.v… Không cần điền mã số của người xuất khẩu. + Mục 5- Loại hình: Đánh dấu vào ô thích hợp với loại hình nhập khẩu: kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập tái xuất, tái nhập, v.v… + Mục 6- Giấy phép: Ghi rõ số giấy phép, văn bản cho phép nhập khẩu, v.v… cùng cơ quan cấp, ngày cấp và ngày hết hạn hiệu lực của giấy phép, văn bản đó. + Mục 7- Hợp đồng: Ghi rõ số hợp đồng ngoại thương và ngày ký hợp đồng; Ngày hết hạn hợp đồng không nhất thiết phải ghi. + Mục 8- Hoá đơn thương mại: Ghi rõ số hoá đơn thương mại và ngày phát hành. + Mục 9- Phương tiện vận tải: Ghi rõ tên & số hiệu của phương tiện vận tải (dựa vào Vận đơn) và ghi ngày dự kiến đến (ETA) (dựa vào Giấy báo nhận hàng). + Mục 10- Vận tải đơn: Ghi rõ số vận đơn và ngày phát hành. + Mục 11- Nước xuất khẩu: Ghi rõ tên nước xuất khẩu và điền mã nước đó theo qui định của ISO vào hai ô vuông trong mục này. Nếu nước đó chưa có mã theo ISO thì không điền vào hai ô vuông đó. + Mục 12- Cảng, địa điểm xếp hàng: Ghi tên cảng bốc xếp hàng hoá (cảng xuất) và điền mã cảng theo qui định của ISO vào bốn ô vuông trong mục này. Nếu cảng chưa có mã thì -7- không cần điền vào bốn ô đó. + Mục 13- Cảng, địa điểm dỡ hàng: Ghi tên cảng dỡ hàng hoá (cảng nhập) và điền mã cảng theo qui định của ISO vào bốn ô vuông trong mục này. Nếu cảng chưa có mã thì không cần điền vào bốn ô đó. + Mục 14- Điều kiện giao hàng: Ghi rõ điều kiện giao hàng qui định trong hợp đồng (FOB.Cảng, CIF.Cảng, v.v.. có thể ghi thêm tên thành phố hay tên quốc gia của cảng đó). + Mục 15- Đồng tiền thanh toán: Ghi rõ mã đồng tiền thanh toán theo hợp đồng vào ba ô trong mục này theo đúng qui định ISO (FRF, USD, GBP, JPY, EUR, v.v…). Ngoài ra, cần ghi rõ tỉ giá liên ngân hàng giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam tại thời điểm mở tờ khai. + Mục 16- Phương thức thanh toán: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương (T/T, L/C, D/A, D/P, v.v…). + Mục 17- Tên hàng, Qui cách, phẩm chất: Ghi rõ tên hàng theo hợp đồng ngoại thương, L/C, hoá đơn thương mại, v.v… kèm theo một số thông tin về qui cách (kích thước) và phẩm chất (mới, cũ, nguyên liệu thô, v.v…) của các mặt hàng này. Nếu danh mục hàng xuất nhiều hơn số dòng thiết kế trên tờ khai chính thì ta nên nhóm các mặt hàng cùng loại thành nhóm hàng và chỉ nên ghi tên các nhóm vào mục 13; các tên hàng chi tiết trong từng nhóm sẽ được ghi rõ trong Phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu. Tên nhóm phải đảm bảo tính đại diện cho các mặt hàng trong nhóm. + Mục 18- Mã số hàng hoá: Ghi rõ mã số hàng hoá (mã HS) theo danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Trong trường hợp khai theo nhóm, nếu tất cả các mặt hàng chi tiết trong nhóm có cùng mã HS thì nên khai mã HS cho nhóm trên tờ khai chính; nếu không thì ta không nên khai mã HS cho nhóm trên tờ khai chính nhưng ta phải khai mã HS cho từng mặt hàng cụ thể trong nhóm trên Phụ lục tờ khai. Việc tra cứu cẩn thận và áp mã HS chính xác là một yêu cầu cực kỳ quan trọng trong nghiệp vụ khai báo Hải quan. Nếu không nắm rõ thông tin về sản phẩm xuất khẩu thì sẽ áp mã HS sai và do đó, trong nhiều trường hợp sẽ gây ảnh hưởng lớn về khoản thuế xuất khẩu (nếu có) đối với chính người xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu mà người nhập khẩu sẽ phải gánh chịu. + Mục 19- Xuất xứ: Ghi tên nước sản xuất hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, căn cứ vào Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O) và các chứng từ có liên quan khác. Mục này sẽ giúp Hải quan xác định thuế suất các loại cho mặt hàng theo mã HS đã khai ở mục 18. Trong trường hợp khai nhóm, nếu các mặt hàng trong -8- nhóm đều cùng xuất xứ thì ta có thể ghi xuất xứ cho nhóm hàng trên tờ khai chính và ghi rõ xuất xứ của từng mặt hàng trong nhóm vào Phụ lục tờ khai; nếu khác nhau thì ta không ghi xuất xứ vào tờ khai chính nhưng phải ghi rõ xuất xứ của từng mặt hàng trên Phụ lục tờ khai. + Mục 20- Lượng: Ghi số lượng từng mặt hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp khai theo nhóm thì mục này không ghi nhưng số lượng từng mặt hàng chi tiết phải được ghi rõ trong Phụ lục tờ khai. + Mục 21- Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính cho từng mặt hàng tương ứng như đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương (nhưng phải là đơn vị đo lường chuẩn mực được Nhà nước Việt Nam công nhận). Trong trường hợp khai theo nhóm, nếu các mặt hàng trong nhóm có cùng đơn vị tính thì ta có thể ghi đơn vị tính của nhóm trên tờ khai chính và ghi đơn vị tính của từng mặt hàng cụ thể trên Phụ lục tờ khai; nếu khác nhau thì mục này không ghi nhưng đơn vị từng mặt hàng phải được ghi rõ trong Phụ lục tờ khai. + Mục 22- Đơn giá nguyên tệ: Ghi giá của một đơn vị hàng hoá ở mục 16 bằng loại tiền tệ đã được ghi ở mục 11. Trong trường hợp khai theo nhóm thì mục này không ghi nhưng đơn giá của từng mặt hàng cụ thể phải được ghi rõ trên Phụ lục tờ khai. + Mục 23- Trị giá nguyên tệ: Ghi số tiền hàng (ngoại tệ) tương ứng với mỗi mặt hàng; là kết quả của phép nhân các đại lượng tương ứng ở mục 15 và 17. Nếu khai theo nhóm thì chỉ ghi tổng giá trị (ngoại tệ) của nhóm đó; trị giá của từng mặt hàng cụ thể phải được ghi rõ trên Phụ lục tờ khai. + Ngay ô bên trên mục 24: Ghi rõ số lượng, số kiện, N.W, G.W, Volume, v.v… + Mục 24- Thuế nhập khẩu: Ở cột “Trị giá tính thuế”, ta qui đổi các khoản khai ở mục 23 về đơn vị đồng (Việt Nam) bằng cách nhân trị giá nguyên tệ (mục 23) với tỉ giá tính thuế (mục 15). Sau đó, tra biểu thuế xuất nhập khẩu để biết thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng tương ứng là bao nhiêu (với xuất xứ trong mục 19) và điền vào cột “Thuế suất”. Khi đó, tiền thuế nhập khẩu của từng mã sẽ được xác định bằng cách nhân “Trị giá tính thuế” với “Thuế suất”. Trong trường hợp khai nhóm, ta có thể không điền thông tin vào mục này nhưng phải điền thông tin của từng mặt hàng vào Phụ lục tờ khai. + Mục 25- Thuế GTGT (hoặc TTĐB): Trị giá tính thuế trong mục này được xác định bằng Trị giá tính thuế ở mục 24 cộng với thuế nhập khẩu ở mục 24; Sau đó, tra thông tin về thuế suất thuế GTGT (TTĐB) trong biểu thuế xuất nhập khẩu và ta sẽ xác định tiền thuế cho mục này. -9- + Mục 26- Thu khác: Các khoản phụ thu mà hàng hoá phải gánh chịu. Số tiền thu sẽ được tính dựa vào trị giá tính thuế nhập khẩu. + Mục 27- Tổng số tiền thuế và thu khác: Cộng tất cả các khoản thuế (nhập khẩu, GTGT (TTĐB), thu khác) và ghi vào mục này vừa bằng số vừa bằng chữ. + Mục 28- Chứng từ kèm: Liệt kê các chứng từ kèm theo tờ khai. + Mục 29- Cam đoan: Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên & đóng dấu. Nếu người xuất khẩu là cá nhân thì chỉ cần ký & ghi rõ họ tên là đủ. Chú ý: @ Mục 24, 25 và 26 là do người nhập khẩu tự khai. Đội tính thuế Hải quan sẽ kiểm tra những mục này. Nếu có sai sót, nhất là sai sót về đơn giá tính thuế, Đội tính thuế Hải quan sẽ liệt kê các sai sót đó trong phần Kiểm tra thuế. @ Đơn giá tính thuế được xác định dựa vào các qui định của các văn bản pháp qui do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm mở tờ khai. -10- PHẦN 2 GIAO DIỆN VÀ CÁC YÊU CẦU MÔ PHỎNG 2.1 GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP & CÁC TAB CHỨC NĂNG CHÍNH Hình 2.1: Giao diện đăng nhập Hình 2.2: Các tab chức năng chính Nguồn: Thiết kế của tác giả Để sinh viên có thể bắt đầu quá trình thực tập, sinh viên phải đăng nhập (Sign In) bằng cách cung cấp thông tin về Tên và Mã số; sau đó chọn Phòng ban mà sinh viên muốn vào thực tập- chẳng hạn, để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu, sinh viên sẽ chọn Phòng XNK. Chương trình sẽ 4 tab chức năng chính với nội dung như trong hình 2.2. 2.2 MÔ TẢ TAB 1- TAB THÔNG TIN CHUNG Hình 2.3: Tab 1- Thông tin chung Hình 2.4: Thông tin về Sales Contract Nguồn: Thiết kế của tác giả Trang này (hình 2.3) sẽ cho nhân viên XNK biết tất cả các thông tin liên quan đến lô hàng, đặc biệt là Sales Contract và/hoặc Commercial Invoice, C/O, B/L, v.v… Chẳng hạn, đối với nút Sales Contract + Sales contract sẽ cung cấp các thông tin như: Người xuất khẩu, người nhập khẩu, các mã hàng, mô tả, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng, điều kiện giao hàng, yêu cầu đóng -11- gói, v.v… Các khai báo sau này của sinh viên sẽ được đối chiếu với các trường (fields) trong Sales Contract này. + Mỗi Sales Contract sẽ có ngày ký Hợp đồng và ngày giao hàng. Do thời gian thực hành tại phòng máy khác nhau cho nên những ngày này sẽ được chương trình tạo tự động; chẳng hạn, ngày ký hợp đồng sẽ trước ngày thực hành 30 ngày, ngày giao hàng sau ngày thực hành 10 ngày, v.v… + Theo dự kiến, sẽ có 10 Sales contract sẽ được đổ vào chương trình. Khi bấm vào thì chương trình sẽ xuất 1 Sales contract cho sinh viên xem như hình 2.4. Các nút chức năng khác trong Tab 1 được tiến hành tương tự 2.3 MÔ TẢ TAB 2- TAB CÁC NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG TY Hình 2.5: Tab 2- Các nghiệp vụ bên trong Hình 2.6: Tra cứu biểu thuế Nhập khẩu Nguồn: Thiết kế của tác giả Tab 2 (hình 2.5) sẽ là nơi sinh viên thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan tại phòng XNK. Và Tab 3 sẽ chứa các nghiệp vụ mà sinh viên sẽ thực hiện bên ngoài công ty. @ Tra cứu biểu Thuế nhập khẩu Khi sinh viên bấm vào nút này, chương trình sẽ hiện ra bảng tra cứu chi tiết như hình 2.6. Ở đây, sinh viên sẽ nhập thông tin cần tìm kiếm biểu thuế. Sinh viên có thể tra cứu theo mã HS hoặc theo mô tả hàng hoá; đồng thời, sinh viên có thể yêu cầu chương trình tìm kiếm chính xác hoặc tìm gần đúng. Sau khi nhập thông tin cần tìm, Sinh viên sẽ bấm vào nút . Khi đó, chương trình sẽ hiển thị kết quả cho sinh viên lấy thông tin cần thiết. -12- Hình 2.7: Kết quả tra cứu biểu thuế NK Hình 2.8: Khai báo tờ khai Nhập khẩu Nguồn: Thiết kế của tác giả @ Khai báo tờ khai Hải quan nhập khẩu Căn cứ vào các chứng từ liên quan trong lô hàng cũng như xác định được thuế suất thuế nhập khẩu, sinh viên bắt đầu tiến hành Khai tờ khai HQ. Sinh viên phải tự mình khai tất cả các mục trên Tờ khai như hình 2.8. Và tất cả các thông tin này sẽ được đối chiếu và kiểm tra cẩn thận. Tác giả cung cấp các trường (fields) làm CSDL để kiểm tra nội dung của sinh viên khai. Đặc biệt, trong mục số 17, các mã hàng có thể được khai không theo thứ tự như trên Sales Contract, L/C hay Invoice/Packing list; tức là có thể khai trước sau đều được nhưng phải đủ số mã hàng trong Sales Contract, L/C hay Invoice/Packing list. Nếu tờ khai có vấn đề thì SV không được đi tiếp. Chương trình thông báo như hình 2.9 Hình 2.9: Thông báo lỗi khai báo Hình 2.10: Thông báo khai báo tốt Nguồn: Thiết kế của tác giả Sinh viên phải kiểm tra và hoàn thiện (hình 2.10) trước khi đi sang nghiệp vụ tiếp theo. Sau 3 lần điều chỉnh mà vẫn không thể hoàn thiện, chương trình sẽ chỉ ra chỗ sai. @ Chuẩn bị Hồ sơ khai Hải quan Sau khi sinh viên khai xong tờ khai Hải quan, sinh viên sẽ chuẩn bị các chứng từ khác liên quan để trình Trưởng phòng ký nháy trước khi Giám đốc duyệt ký. Để làm được điều này, sinh viên sẽ phải xác định các giấy tờ cần thiết cần có trong một bộ chứng từ: -13- Hình 2.11: Chuẩn bị bộ chứng từ NK Nguồn: Thiết kế của tác giả Sau khi bấm nút trình ký, chương trình sẽ kiểm tra xem có đúng yêu cầu của bộ chứng từ nhập khẩu hay không (2 bản tờ khai, Sales contract, Packing list, Commercial Invoice, Giấy giới thiệu, v.v…) trước khi cho sinh viên qua bước tiếp theo. Khi đó, nếu chưa đủ, chương trình sẽ thông báo như sau: Chỉ khi nào sinh viên đã chuẩn bị hoàn chỉnh 1 bộ hồ sơ thì mới có thể làm tiếp nghiệp vụ sau. Hình 2.12: Thông báo hồ sơ chưa đạt Hình 2.13: Thông báo hồ sơ đạt Nguồn: Thiết kế của tác giả Khi sinh viên bấm vào nút nghiệp vụ ngoài cty). , sinh viên sẽ chuyển qua Tab 3 (các -14- 2.4 MÔ TẢ TAB 3- TAB CÁC NGHIỆP VỤ BÊN NGOÀI CÔNG TY Hình 2.14: Tab 3- Các nghiệp vụ bên ngoài Nguồn: Thiết kế của tác giả @ Nhận Lệnh giao hàng Trước khi sinh viên có thể khai báo Hải quan, sinh viên nhất thiết phải nhận Lệnh giao hàng (Delivery Order) tại Hãng tàu hoặc Đại lý hãng tàu bằng cách bấm vào nút . Nếu sinh viên chưa nhận lệnh mà đi khai báo Hải quan, khi sinh thì chương trình sẽ báo còn thiếu Lệnh giao hàng. viên bấm vào nút @ Mở tờ khai Hải quan Sinh viên bắt đầu mở tờ khai Hải quan bằng cách bấm vào nút . Khi đó, giả định doanh nghiệp của sinh không có vi phạm Luật Hải quan, sinh viên xem như đã hoàn thành việc mở tờ khai Hải quan. @ Kiểm hoá hàng nhập khẩu Trước khai hàng hoá được thông quan hải quan, hàng hoá nhập khẩu thường được kiểm tra xem có phù hợp với khai báo không. Trong chương trình mô phỏng này, giả định hàng hoá phù hợp với khai báo. Do đó, sau khi sinh viên bấm vào nút thì sinh viên xem như đã hoàn thành nghiệp vụ kiểm hoá. @ Giám định hàng hoá nhập khẩu Nếu hàng hoá cần phải giám định chất lượng trước khi thông quan thì doanh nghiệp phải đem mẫu sản phẩm do Hải quan chọn ngẫu nhiên trong lô hàng để đến Trung tâm giám định (được Hải quan chỉ định) để kiểm định. Khi đó, chỉ cần sinh viên bấm vào nút thì xem như đã hoàn tất việc giám định chất lượng của lô hàng. Còn nếu hàng hoá không cần kiểm định thì sinh viên sẽ bỏ qua bước này. -15- @ Nhận thông báo thuế nhập khẩu Sau khi Hải quan kiểm tra hàng hoá và nhận được kết quả giám định (nếu có), Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra việc áp thuế suất của doanh nghiệp có hợp lý không. Nếu không thì Hải quan sẽ tự điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó, Hải quan sẽ phát hành thông báo thuế cho doanh nghiệp để họ phải đóng thuế ngay (nếu là loại hàng thuộc nhóm đóng thuế ngay) hoặc ký chấp nhận lên thông báo thuế (nếu là loại hàng thuộc nhóm đóng thuế sau). Chỉ sau khi doanh nghiệp đóng thuế hoặc ký chấp nhận thông báo thuế thì hàng hoá mới được thông quan. Trong chương trình mô phỏng, giả định doanh nghiệp làm đúng qui định; do đó, chỉ cần sinh viên bấm vào nút thì xem như sinh viên đã hoàn thành nghiệp vụ này. @ Thông quan hàng hoá Sau khi chấp nhận thông báo thuế, sinh viên cần phải liên hệ với đội giám sát bãi để tiến hành thông quan hàng hoá trước khi đưa hàng về doanh nghiệp. Khi sinh viên bấm vào thì xem như sinh viên đã hoàn thành thủ tục Hải quan cho nút lô hàng nhập khẩu này. @ Bố trí phương tiện vận chuyển Sau khi hoàn tất thủ tục Hải quan, sinh viên cần phải bố trí phương tiện vận chuyển hàng thì xem như về kho doanh nghiệp. Khi sinh viên bấm vào nút sinh viên đã đưa được hàng về kho. Như vậy, đến bước này, sinh viên được xem đã hoàn tất nghiệp vụ nhập khẩu của mình. Hình 2.15: Thông báo hoàn thành nghiệp vụ NK Nguồn: Thiết kế của tác giả Đồng thời, chương trình sẽ hiển thị nút . Khi sinh viên bấm vào nút này, -16chương trình sẽ thống kê số lỗi mà sinh viên gặp phải trong quá trình thực tập như sau: Hình 2.16: Kết quả và đánh giá quá trình thực tập Nguồn: Thiết kế của tác giả 2.5 MÔ TẢ TAB 4- TAB HỖ TRỢ KIẾN THỨC Hình 2.17: Giao diện tab hỗ trợ kiến thức Nguồn: Thiết kế của tác giả Đây là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập. Tab này chứa các chức năng hỗ trợ như sau: @ Tra cứu văn bản pháp luật: Tìm kiếm văn bản liên quan đến lĩnh vực NXK, Hải quan. @ Hướng dẫn khai tờ khai HQ: Nhắc lại một số kiến thức trong khai báo Hải quan. @ Quy trình làm thủ tục Hải quan tại một số Chi Cục Hải quan. @ Danh sách và địa chỉ một số Hãng tàu, Đại lý hãng tàu, cty vận tải, cty giao nhận và trung tâm giám định. TÓM TẮT PHẦN 2 Phần 2 đã giới thiệu chi tiết về giao diện chương trình mô phỏng và các nút chức năng chính của chương trình để chuyên viên công nghệ thông tin có thể thể hiện đầy đủ nghiệp vụ nhập khẩu này bằng một chương trình tin học nhằm xây dựng một phòng Xuất nhập khẩu “ảo” trong doanh nghiệp “ảo”. -17- PHẦN 3 DỮ LIỆU, CƠ SỞ KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 3.1 DỮ LIỆU Hiện tại, tác giả đã thiết kế 10 hợp đồng mẫu. Ứng với mỗi hợp đồng, tác giả đã tạo 104 trường dữ liệu (fields) để làm cơ sở cho chương trình kiểm tra tính đúng sai của các thao tác do sinh viên nhập liệu. Bảng 3.1: Danh sách các trường dữ liệu MÔ TẢ CÁC FIELDS Hợp đồng số Tên người XK Địa chỉ người XK Mã hàng 1 Mô tả bằng tiếng Anh Mô tả bằng tiếng Việt Đơn vị tính cho mã 1 Số lượng cho mã 1 Đơn giá cho mã 1 Mã hàng 2 Mô tả bằng tiếng Anh Mô tả bằng tiếng Việt Đơn vị tính cho mã 2 Số lượng cho mã 2 Đơn giá cho mã 2 Mã hàng 3 Mô tả bằng tiếng Anh Mô tả bằng tiếng Việt Đơn vị tính cho mã 3 Số lượng cho mã 3 Đơn giá cho mã 3 Phương thức thanh toán Điều kiện giao hàng Hãng tàu chỉ định Số lượng container Loại Container Số container/Seal 1 Số container/Seal 2 Số container/Seal 3 Số container/Seal 4 Cảng xếp hàng Cảng dỡ hàng Số B/L Form C/O L/C số MỤC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 MÔ TẢ CÁC FIELDS Số lượng B/L gốc Số lượng B/L sao Hoá đơn gốc Hoá đơn sao Chi tiết đóng gói GỐC Chi tiết đóng gói COPY C/O bản gốc C/O bản sao Giấy CN hun trùng gốc Giấy CN hun trùng sao Giấy CN số lượng Cước trả trước/sau? Mã HS cho mã 1 Mã HS cho mã 2 Mã HS cho mã 3 Trị giá tính thuế VAT 1 Trị giá tính thuế VAT 2 Trị giá tính thuế VAT 3 Thuế suất VAT 1 Thuế suất VAT 2 Thuế suất VAT 3 Tiền thuế VAT 1 Tiền thuế VAT 2 Tiền thuế VAT 3 Tổng thuế VAT K.Lượng cả bì/carton Số khối Đại diện Nhà nhập khẩu Ngày ký B/L Tên người nhập khẩu Địa chỉ người NK Invoice số Ngày Invoice Thành tiền mã 1 Thành tiền mã 2 MỤC 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 MÔ TẢ CÁC FIELDS Thành tiền mã 3 Giá trị Invoice Tổng số lượng Trị giá bảo hiểm Phí bảo hiểm Thời gian giao hàng Ngày phát hành L/C Ngày kiểm tra Ngày nhận L/C Ngày hết hạn Ngày ký HĐ Bảo hiểm Số kiện mã 1 Số kiện mã 2 Số kiện mã 3 Tổng số kiện Trị giá tính thuế NK 1 Trị giá tính thuế NK 2 Trị giá tính thuế NK 3 Thuế suất NK 1 Thuế suất NK 2 Thuế suất NK 3 Tiền thuế NK 1 Tiền thuế NK 2 Tiền thuế NK 3 Tổng thuế NK Tổng thuế phải nộp Số tiền bằng chữ Ngày làm hợp đồng Nước xuất khẩu Đồng tiền thanh toán Tỉ giá tính thuế Tên phương tiện Ngày đến dự kiến Xuất xứ MỤC 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 Nguồn: Thiết kế của tác giả -18- 3.2 CƠ SỞ KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ Các biểu mẫu thiết kế trong chương trình cần đảm bảo tính tương tác & khả năng liên kết với cơ sở dữ liệu để có thể kiểm tra, đối chiếu. Trong nghiệp vụ nhập khẩu này, chương trình chỉ cần kiểm tra thông tin trên Tờ khai Hải quan bằng cách đối chiếu các mục khai báo với các trường dữ liệu như sau: Hình 3.1: Mẫu kiểm tra khai báo tờ khai Hải quan Nguồn [7] -19- TÓM TẮT PHẦN 3 Phần 3 đã giới thiệu cách thức chương trình mô phỏng tiến hành kiểm tra & đánh giá thông tin một cách “tự động” quá trình thực tập của sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006 2. Hoàng Văn Châu, “Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu”, NXB Khoa học kỹ thuật 1999. 3. Dương Hữu Hạnh, “Cẩm nang nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2007. 4. Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2010. 5. Nguyễn Thanh Lâm, Vận tải & Giao nhận ngoại thương, Lưu hành nội bộ, 2010 6. Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật nghiệp vụ Xuất nhập khẩu”, NXB Thống Kê 2005. 7. http://exportvietnam.googlepages.com/documentations
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan