Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình toán học và khả năng kiểm soát diễn biến dịch tay-chân-miệng ở khu vực m...

Tài liệu Mô hình toán học và khả năng kiểm soát diễn biến dịch tay-chân-miệng ở khu vực miền bắc năm 2010-2012

.DOC
49
241
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG ………...***………. TRẦN THANH HƯƠNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT DIỄN BIẾN DỊCH TAY - CHÂN - MIỆNG KHU VỰC MIỀN BẮC NĂM 2010 - 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG Khóa 2009 - 2013 Hà Nội - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG ………...***………. TRẦN THANH HƯƠNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT DIỄN BIẾN DỊCH TAY - CHÂN - MIỆNG KHU VỰC MIỀN BẮC NĂM 2010 - 2012 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG Khóa 2009 - 2013 Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HUY LƯƠNG ThS. PHẠM QUANG THÁI Hà Nội – 2012 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc của một người học trò, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: TS. Dương Huy Lương và ThS.BS. Phạm Quang Thái – Phó trưởng khoa Dịch tễ Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương - là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Sự tận tâm và kiến thức uyên bác của các thầy, cô là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu trong hiện tại và tương lai. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo bộ môn Dịch tễ trường Đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo và Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng trường Đại Học Y Hà Nội đã tận tình dạy dỗ em và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành và kính trọng nhất đến gia đình của em và cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè - những người đã luôn chăm sóc, lo lắng và động viên mỗi khi em gặp khó khăn để em có được ngày hôm nay. Khóa luận này còn nhiều thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè để ngiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày / /2013 Trần Thanh Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này được tiến hành trên sự cho phép của Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương và trường đại học Y Hà Nội. Các số liệu, kết quả trong khóa luận hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Sinh viên Trần Thanh Hương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KVMB Khu vực Miền Bắc VSDTTW Vệ sinh dịch tễ trung ương WHO World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3 1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh tay-chân-miệng..................................................3 1.1.1. Tác nhân gây bệnh...........................................................................3 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học.......................................................................4 1.1.3. Quá trình dịch..................................................................................5 1.1.4. Sinh bệnh học..................................................................................7 1.2. Đặc điểm lâm sàng..................................................................................7 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng và chuẩn đoán bệnh..........................................7 1.2.2. Giải phẫu bệnh...............................................................................10 1.2.3. Biện pháp phòng và chống............................................................10 1.3. Tình hình tay - chân - miệng trên thế giới và Việt Nam.......................11 1.3.1 Trên thế giới....................................................................................11 1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................13 1.4. Các nghiên cứu dịch tễ học tay-chân-miệng.........................................15 1.4.1. Trên thế giới...................................................................................15 1.4.2. Tại Việt Nam.................................................................................16 1.5. Tổng quan mô hình toán học................................................................17 1.5.1. Thế nào là mô hình toán học?........................................................17 1.5.2. Mô hình toán học dịch tễ...............................................................18 1.5.3. Áp dụng mô hình toán học.............................................................18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................19 2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................19 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................19 2.3.2. Mẫu nghiên cứu.............................................................................20 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu................................................................20 2.5. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu...................................................22 2.5.1. Phương pháp nhập liệu..................................................................22 2.5.2. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................22 2.6. Sai số và cách khắc phục......................................................................24 2.6.1. Sai số..............................................................................................24 2.6.2. Biện pháp khắc phục......................................................................24 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.................................................................................26 3.1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng ở miền Bắc Việt Nam năm 2012.....................................................................................26 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................31 KẾT LUẬN.....................................................................................................32 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố ca bệnh tại miền Bắc năm 2012.................................26 Biểu đồ 3.2. Phân bố ca bệnh tay-chân-miệng ở miền Bắc theo địa dư năm 2012..................................................................................29 Biểu đồ 3.3. Xu hướng lan truyền bệnh tay-chân-miệng ở miền Bắc năm 2012 30 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hình thái virus gây bệnh tay-chân-miệng.........................................4 Hình 1.2: Hình vẽ minh họa biểu hiện của bệnh tay-chân-miệng....................9 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay- chân- miệng (hand-foot and mouth disease) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên và thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu do Enterovirus 71 ( 65,7%) và Coxsackie A16 (34,3%) [1]. Enterovirus 71 là loại nguy hiểm nhất, nó gây ra các biến chứng thần kinh và tim mạch trầm trọng đãn đến tử vong. Biểu hiện lâm sàng chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối[14]. Bệnh tay-chân-miệng lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều vụ dịch do Enterovirus 71 gây ra trên phạm vi rộng lớn và đặc biệt là các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Enterovirus 71 được phân lập lần đầu tiên ở một trẻ viêm màng não tại California vào năm 1969. Vào thời kỳ đó Enterovirus 71 đã gây dịch tại Mỹ, Úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Bungary, Hungary. Vào những năm 1998 - 1999 Enterovirus 71 đã gây bệnh tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc. Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương và 78 trẻ đã tử vong. [3] Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng bao phủ sự bùng phát của bệnh dịch này. Trung bình mỗi năm cả nước xảy ra hàng ngàn trường hợp mắc và hàng chục ca tử vong. Vào năm 2006 cả nước ghi nhận 2284 trường hợp mắc bệnh, năm 2007 là 2988 trường hợp, năm 2008 là hơn 3000 trường hợp và 10 trường hợp bị tử vong. [1] Bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác như chốc, thủy đậu, sốt phát ban và sốt xuất huyết nên khó phát hiện kịp thời. Hiện nay bệnh chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống không đặc hiệu nên bệnh tay-chân-miệng đang là vấn đề Y tế công cộng nghiêm trọng trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc kiểm soát bệnh dịch còn nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, những năm gần đây bệnh gây ra các vụ dịch lớn ở khu vực miền Nam, miền Bắc chưa có dịch lớn xảy ra nhưng vấn đề cảnh báo dịch cần được quan tâm nghiên cứu.Vậy chúng ta phải làm thế nào để kiểm soát được dịch bệnh? Và liệu chúng ta có thể dự báo được qui mô của dịch để kịp thời phòng chống một cách hiệu quả hay không? Chính vì lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Mô hình toán học và khả năng kiểm soát diễn biến dịch tay-chân-miệng ở khu vực miền Bắc năm 2010-2012” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ bệnh tay-chân-miệng của khu vực miền Bắc năm 2010-2012 2. Xây dựng mô hình toán học dự báo bệnh tay-chân-miệng dựa trên số liệu sẵn có của khu vực miền Bắc năm 2010-2012 và từ đó tính toán khả năng kiểm soát dịch bằng một số biện pháp dự phòng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh tay-chân-miệng 1.1.1. Tác nhân gây bệnh 1.1.1.1. Tên tác nhân Do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovius gây nên. Tuy nhiên hay gặp nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 hoặc một số loại virus khác thuộc nhóm Entervioruses [13], [33], [9], [39], [40].  Coxsackievirus A16 : ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày.  Enterovirus 71 : loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng hệ thần kinh nặng như viêm não, viêm màng não,…và có thể dẫn đến tử vong [35].  Nhóm virus ruột : phân nhóm virus Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và một số Echovirus khác không xếp vào phân nhóm nào. 1.1.1.2. Hình thái virus  Hình cầu, đường kính 27-30nm  Lớp capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài  Bên trong chứa RNA, là thành phần di truyền, nhân lên và gây nhiễm của virus. Virus được nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.  Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài  Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi  Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 560˚C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gammar  Virus chịu được pH phổ rộng từ 3-9  Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Cholorine tự do. Không hoặc ít bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: cồn, Chloroform, phenol, ether  Ở nhiệt độ lạnh 40˚C, virus sống được 3 tuần. Hình 1.1: Hình thái virus gây bệnh tay-chân-miệng 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học  Thời kì ủ bệnh là từ 3-7 ngày. Những ngày đầu của bệnh là thời gian lây mạnh nhất và virut tồn tại trong phân đến vài tuần sau khi không còn dấu hiệu bệnh nên bệnh nhân vẫn là nguồn lây quan trọng[6].  Bệnh hay gặp nhiễm virut mà không có triệu chứng. Hàng năm Mỹ có khoảng 5-10 triệu người nhiễm EV chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 44,2%[15].  Tỷ lệ bị nhiễm phát triển thành bệnh thay đổi từ 2-100% tùy thuộc tuyp huyết thanh và các chủng gây nhiễm, các chủng miễn dịch sẵn có và tuổi của bệnh nhân[6].  Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.  Phân bố theo thời gian: bệnh xảy ra quanh năm, có xu hướng theo mùa, thường gặp trong mùa Hè – đầu Thu gần đây lại có xu hướng tăng vào mùa Đông-Xuân, tuy nhiên vẫn có các ca lẻ tẻ rải rác trong năm [18], [21], [13], [30].  Phân bố theo tuổi: bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh cao ở 1-2 tuổi. Theo Ho M và cộng sự đã phân tích các ca mắc bệnh tay chân miệng trong vụ dịch ở Đài Loan năm 1998 cho thấy tuổi thường gặp là dưới 5[22]. Tại Anh trong vụ dịch năm 1994 có 952 ca mắc bệnh trong đó hầu hết bệnh nhân trong độ tuổi từ 1 - 4 [25]. Tại Việt Nam thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là ở dưới 3 tuổi.  Phân bố theo địa dư  Bệnh lưu hành ở các nước trên thế giới, gần đây xuất hiện nhiều ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.  Ở Việt Nam bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam. Tỷ lệ mắc tăng cao ở phía Nam và biến chứng cũng nặng hơn so với phía Bắc [9]. 1.1.3. Quá trình dịch 1.1.3.1. Nguồn truyền nhiễm  Là người bệnh  Người lành mang trùng  Người khỏi mang trùng 1.1.3.2. Đường truyền nhiễm - Nhiễm trùng thông thường xảy ra qua đường phân miệng hoặc qua đường tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da và chất tiết ở miệng. Đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường hô hấp thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virut lây trực tiếp từ người sang người [16], [26], [7]. - Trẻ em sinh hoạt chung nhau ở nhà trẻ, mầm non, trường học cũng là môi trường tốt cho bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác [29]. - Những cá thể trong cùng gia đình cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Một số báo cáo thống kê cho thấy không có sự khác biệt giữa hai giới. [4], [8], [12]. 1.1.3.3. Khối cảm nhiễm Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhỏ hay bị bệnh và thường có biểu hiện nặng hơn vì hệ miễn dịch chưa hoàn hảo [31]. Mặc dù mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm EV nhưng theo các nghiên cứu và sự giám sát dựa trên quần thể các vụ dịch đã chứng minh tỷ lệ nhiễm bệnh ở trẻ dưới 4 tuổi cao gấp nhiều lần so với trẻ lớn, nam có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nữ [18], [20], [23], [32]. 1.1.4. Sinh bệnh học Đầu tiên là virus cư trú ở má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24h, virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi bị nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. 1.2. Đặc điểm lâm sàng 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng và chuẩn đoán bệnh 1.2.1.1. Đặc điểm lâm sàng  Bệnh thường đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước  Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi, đau họng. 1 đến 2 ngày sau xuất hiện sốt trẻ ban đầu đau miệng  Các triệu chứng lâm sàng của bệnh khác nhau qua các giai đoạn:  Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.  Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày với các triệu chứng: Sốt nhẹ Mệt mỏi Đau họng Biếng ăn Tiêu chảy vài lần trong ngày.  Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh. Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm. Sốt nhẹ. Nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.  Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Các thể lâm sàng: - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. - Thể cấp tính: với 4 giai đoạn điển hình như trên. - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không có phát ban và loét miệng. Hình 1.2: Hình vẽ minh họa biểu hiện của bệnh tay-chân-miệng 1.2.1.2. Chẩn đoán bệnh - Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với các vị trí đặc trưng của ban ( tay, chân, miệng, mông ). - Định nghĩa ca bệnh: có 2 mức độ là ca lâm sàng và ca xác định  Ca lâm sàng: lâm sàng có phát ban tay-chân-miệng và loét miệng.  Ca xác định: là ca lâm sàng và được xác định bằng xét nghiệm có sự xuất hiện của virus, có xét nghiệm khẳng định dương tính : PCR (+) hoặc cấy phân lập dương tính với EV, EV71. - Phân độ:  Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da  Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với  Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê  Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch 1.2.2. Giải phẫu bệnh  Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét.  Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má  Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và 1 số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.  Khi não bị thâm nhiễm, thì viêm não - màng não tiên phát với tiêu hủy tế bào thần kinh trung ương hoặc viêm cơ tim, phù phổi có thể xảy ra và dẫn đến tử vong. 1.2.3. Biện pháp phòng và chống Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ (không dung kháng sinh khi không có bội nhiễm) [9], [10].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan