Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình phân tích mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế ở việt nam...

Tài liệu Mô hình phân tích mối quan hệ của fdi và tăng trưởng kinh tế ở việt nam

.PDF
195
175
139

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Hå §¾C NGHÜA M¤ H×NH PH¢N TÝCH MèI QUAN HÖ CñA FDI Vµ T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Hµ Néi - 2014 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Hå §¾C NGHÜA M¤ H×NH PH¢N TÝCH MèI QUAN HÖ CñA FDI Vµ T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ häc (To¸n kinh tÕ) M· sè: 62 31 01 01 LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: pgs.ts. ng« v¨n thø Hµ Néi - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án với tên đề tài: “ Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê, dữ liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Hồ Đắc Nghĩa ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TS Ngô Văn Thứ đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các Thầy Cô – Giảng viên Khoa Toán kinh tế – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và truyền đạt kiến thức chuyên ngành nâng cao để tôi hoàn thành tốt luận án. Tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các Cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện về các thủ tục hành chính và hướng dẫn các quy trình thực hiện trong thời gian tôi làm nghiên cứu sinh tại trường. Tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ và gia đình đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuối cùng, tôi xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ tôi hoàn thành tốt luận án. Hồ Đắc Nghĩa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .... 8 1.1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế ....................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 8 1.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế ..................................................... 9 1.1.3. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế .............................................. 13 1.1.4. Đo lường tác động và chất lượng tăng trưởng kinh tế ................................ 19 1.2. Lý luận cơ bản về vốn và FDI .................................................................. 25 1.2.1. Vốn sản xuất ................................................................................................ 25 1.2.2. Vốn đầu tư ................................................................................................... 26 1.2.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ....................................................... 26 1.2.4. Một số lý thuyết kinh tế về FDI .................................................................. 28 1.2.5. Đặc điểm của FDI ....................................................................................... 37 1.2.6. Các hình thức của FDI................................................................................. 38 1.3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế ......................................................... 39 1.3.1. Lợi ích của FDI ........................................................................................... 39 1.3.2. Những tác động tiêu cực của FDI ............................................................... 44 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ..... 47 2.1. Tổng quan các mô hình lý thuyết về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 47 2.1.1. Mô hình VAR .............................................................................................. 47 iii 2.1.2. Phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin, ước lượng mô hình với biến không quan sát được ..................................................................... 58 2.1.3. Mô hình hồi quy số liệu mảng ..................................................................... 61 2.1.4. Mô hình nhiều phương trình ....................................................................... 64 2.1.5. Phương pháp hồi qui mô men tổng quát (GMM)........................................ 68 2.2. Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm............................................. 72 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................. 72 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ................................................. 78 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2012 ................................................................... 82 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2012.......... 82 3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư ................................................................................ 82 3.1.2. Hình thức đầu tư .......................................................................................... 85 3.1.3. Địa bàn đầu tư ............................................................................................. 86 3.1.4. Lĩnh vực đầu tư ........................................................................................... 87 3.1.5. Đối tác đầu tư .............................................................................................. 88 3.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 ........................... 89 3.2.1. Những biến động về nhịp tăng trưởng GDP ............................................... 90 3.2.2. Những biến động về GDP bình quân (USD) ............................................... 91 3.2.3. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam ........................ 92 3.2.4. Quan hệ giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng GDP .................................... 93 3.2.5. Yếu tố lao động ........................................................................................... 93 3.2.6. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị............................................................. 94 3.2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu ........................... 95 3.2.8. Nguồn nhân lực có khả năng đào tạo (HK) ................................................. 96 3.2.9. Tích lũy vốn trong nước (KAP) .................................................................. 96 3.2.10. Độ mở của nền kinh tế (OPEN) .................................................................. 97 3.2.11. Quan hệ GDP và FDI của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012....................... 97 iv 3.3. Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam ................................... 99 3.3.1. Tác động tích cực ........................................................................................ 99 3.3.2. Các hạn chế ............................................................................................... 108 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 112 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG THỰC NGHIỆM ............................. 114 4.1. Mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế – Cách tiếp cận theo mô hình VAR .................................................................... 114 4.2. Mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước – Cách tiếp cận phương pháp bán tham số Levinsohn - Petrin 128 4.3. Mô hình đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp- Cách tiếp cận hồi quy số liệu mảng .............................. 138 4.4. Hàm ý chính sách từ kết quả ước lượng được ...................................... 143 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa tiếng ANH Nghĩa tiếng VIỆT The Asean Free Trade Khu vực Mậu dịch tự do Area ASEAN. Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Co-operation Châu Á–Thái Bình Dương. The Association of South Hiệp hội các Quốc gia East Asian Nations Đông Nam Á. Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu. 1 AFTA 2 APEC 3 ASEAN 4 ASEM 5 BTA Bilateral Trade Agreement 6 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng. 7 EU European Union Liên minh Châu Âu. 8 FDI Foreign Direct Investment 9 FTA Free Trade Area Khu vực thương mại tự do. 10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội. 11 GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân. 12 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân. 13 GO Gross Output Tổng giá trị sản xuất. 14 IIA 15 ICOR 16 IMF Intrenational Investment Agreements Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiệp định đầu tư quốc tế. Incremantal Capital – Tỷ lệ gia tăng vốn trên sản Output Ratio lượng. International Monetary Quỹ tiền tệ Quốc tế. vi Fund 17 I–O 18 NAFTA 19 NICs Input - Output North America Free Trade Khu vực mậu dịch tự do Agreement OECD Economic Cooperation and Development 21 ROA Return On total Assets 22 ROE Return On Equity 23 TFP Total Factory Productivity 24 TNCs Transnational Corporations United Nations 25 UNCTAD Conference on Trade and Development 26 UNESCO Bắc Mỹ. Các nước công nghiệp mới. Organization for 20 Bảng cân đối liên ngành. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Thu nhập ròng /tổng tài sản. Thu nhập ròng /vốn chủ sở hữu. Năng suất nhân tố tổng hợp. Công ty xuyên quốc gia Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp quốc. Untied Nations Tổ chức Giáo dục, khoa Educational Scientific and học và Văn hoá của Liên Cultural Organization Hợp quốc. Untied Nations Chương trình phát triển Development Programe Liên Hợp quốc. 27 UNDP 28 USD Untied States dollar Đồng Đô la Mỹ. 29 WB World Bank Ngân hàng thế giới. vii 30 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mô tả dữ liệu mảng cân bằng hồi quy Y theo X ................................. 62 Bảng 3.1: Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1990 – 2012. .... 85 Bảng 3.2: Các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất giai đoạn 1990 – 2012 ................................................................................ 87 Bảng 3.3: Thống kê xuất- nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 ........................................................................................... 95 Bảng 4.1: Hệ số tương quan tuyến tính của các biến ........................................ 115 Bảng 4.2: Hệ số tương quan tuyến tính của logarit của các biến ...................... 116 Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) ......................................... 117 Bảng 4.4: Xác định độ trễ tối ưu ....................................................................... 118 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình VAR bằng phương pháp Bayes ............ 118 Bảng 4.6: Giá trị hàm phản ứng của mô hình.................................................... 121 Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai .............................................................. 125 Bảng 4.8: Dự báo giá trị các biến trong năm 2013 ............................................ 127 Bảng 4.9: Phân bố của các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau giai đoạn 2000-2011 ......................................................................... 130 Bảng 4.10: Phân phối của các doanh nghiệp theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 .............................................................................. 131 Bảng 4.11: Tóm tắt giá trị trung bình của các biến chính của toàn bộ mẫu trong giai đoạn 2000 – 2011 ............................................................. 132 Bảng 4.12: Tóm tắt giá trị trung bình của các biến được tính dựa trên cơ sở bảng I-O của năm 2000-2005 ........................................................... 134 Bảng 4.13: Hệ số tương quan nhịp tăng của FDI, lao động và lợi nhuận của các nhóm ngành trong ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 2001-2011 ......................................................................................... 135 Bảng 4.14: Kết quả ước lượng theo phương pháp Levinsohn Petrin .................. 136 Bảng 4.15: Kết quả ước lượng theo phương pháp số liệu hổn hợp ..................... 139 Bảng 4.16: Kết quả hiệu chỉnh mô hình theo phương pháp GMM ..................... 141 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012. ......... 83 Biểu đồ 3.2: Các ngành lớn nhất về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 ... 88 Biểu đồ 3.3: Các đối tác lớn nhất về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990-2012 .... 89 Biểu đồ 3.4: Biến động GDP và nhịp tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 ................................................................................ 91 Biểu đồ 3.5: Biến động GDP/người của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 (giá so sánh 2005).................................................................................... 91 Biểu đồ 3.6: Nhịp tăng GDP theo các ngành của Việt Nam giai đoạn 19902012 .................................................................................................. 92 Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP giai đoạn 20052012. ................................................................................................. 92 Biểu đồ 3.8: Nhịp tăng trưởng của GDP và vốn đầu tư giai đoạn 1996-2012 ...... 93 Biểu đồ 3.9: Số lượng lao động và nhịp tăng trưởng lao động của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 ......................................................................... 94 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và nhịp tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 ............................................... 94 Biểu đồ 3.11: Biến động của HK và nhịp tăng HK giai đoạn 1990 – 2012. ........... 96 Biểu đồ 3.12: Biến động của tích luỹ vốn trong nước và nhịp tăng trưởng tích luỹ vốn trong nước giai đoạn 1990 – 2012. ..................................... 96 Biểu đồ 3.13: Biến động Độ mở của nền kinh tế giai đoạn 1990 – 2012 ............... 97 Biểu đồ 3.14: Biến động GDP và FDI của Việt Nam giai đoạn 1990-2012 ........... 98 Biểu đồ 3.15: Tỷ phần các khu vực kinh tế trong GDP giai đoạn 1995-2012 ........ 98 Biểu đồ 3.16: Tỷ trọng đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012 ...................................................................................... 99 Biểu đồ 3.17: Nhịp tăng trưởng vốn đầu tư phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012 ..................................................................... 100 Biểu đồ 3.18: Tỷ trọng GDP theo đóng góp của các khu vực sử hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012 ............................................................................ 102 x Biểu đồ 3.19: Hệ số tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 1995 - 2012 .................... 103 Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ lao động hàng năm của các doanh nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 - 2011 .................... 105 Biểu đồ 3.21: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011 ........................... 105 Biểu đồ 3.22: Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011 ................................... 106 Biểu đồ 3.23: Trang bị vốn của ngành công nghiệp chế tác phân chia theo khu vực sở hữu vốn giai đoạn 2000 – 2011. ......................................... 106 Biểu đồ 4.1: Kiểm định tính ổn định của mô hình .............................................. 120 Biểu đồ 4.2: Kiểm định tự tương quan của mô hình ........................................... 121 Biểu đồ 4.3: Biến động giá trị trung bình của các biến lao động, thu nhập tiền lương, doanh thu, đầu tư giai đoạn 2000 – 2011..................... 133 Biểu đồ 4.4: Biến động giá trị trung bình của tổng thu nhập /lao động giai đoạn 2000 – 2011 ........................................................................... 133 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau 25 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Giai đoạn 2001 – 2010, hàng năm nền kinh tế Việt Nam đều đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,26%, trong đó, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005 tăng 7,51%/năm [20], Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 tăng 7,01%/năm. Thành tựu trên là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá. Trên cơ sở những đổi mới tư duy kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý được đề ra tại Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1987 Quốc hội khoá VIII đã thông qua và ban hành “Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) và đến năm 1998 được kết nạp vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như: chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO), Ngân hàng thế giới (WB),…. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia 2 nhập tổ chức này. Việc chính thức gia nhập WTO nói riêng và những kết quả đạt được trong những hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 2001 – 2010 nói chung đã đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng đầy đủ với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2012, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã thu hút được 14.522 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 210,5 tỷ USD, trong đó vốn giải ngân đạt 71,9 tỷ USD, thu hút được 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư tại hầu hết các lĩnh vực quan trọng như: công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thông tin và truyền thông, khai khoáng, dịch vụ lưu trú và ăn uống… [20]. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nước. Năm 1995, GDP của khu vực FDI tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; năm 2000 tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79%; năm 2005 là 13,22% và 8,44%; năm 2010 là 8,12% và 6,78%. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP tăng dần từ 2% năm 1992 lên tới 12,7% năm 2000; 16,98% năm 2006 và 18,97% vào năm 2011. [10] Tác động của khu vực FDI cũng đã góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Trước năm 2001, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ đạt 42,5% tổng kim ngạch kể cả dầu thô. Từ năm 2003, xuất khẩu của khu vực này bắt đầu vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính, thúc đẩy xuất khẩu, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012. FDI cũng góp phần vào ngân sách này ngày càng tăng. [2] Ngoài những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, khu vực FDI đã góp phần nhất định vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho 2 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp. Khu vực FDI cũng được đánh giá là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Theo thống kê, từ năm 1993 đến tháng 3/2013, Việt Nam đã có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký; trong đó 605 hợp đồng là của khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm 63,6% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt, đăng ký,… đó là những tiền đề làm cho tác động lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế là rất lớn. 3 Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn,… Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đang đặt ra thách thức rất lớn cho Việt Nam. FDI có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách [16] với ba lý do chính: (i) FDI góp phần góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế; (iii) FDI tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận và chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiếp cận với cách thức tổ chức, quản lý cả ở tầm vi mô (các doanh nghiệp) và tầm vĩ mô (các cơ quan hoạch định chính sách), cùng với quá trình này là quá trình phổ biến kiến thức và nâng cao chất lượng nguồn lao động, … Tác động này được xem là các tác động lan toả về năng suất của FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Đã có vài quốc gia thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động lan toả hầu như không xảy ra. Ở một tình thế khác, vốn FDI đổ vào một quốc gia có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên đều được xem là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 4 Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định lượng xuất phát từ các lập luận nêu trên để đánh giá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận bằng các mô hình có thể ước lượng được, với tên đề tài: “Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về FDI, tăng trưởng kinh tế và vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. - Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và quá trình thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012. - Xây dựng mô hình định lượng phân tích quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đánh giá các yếu tố tác động hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và sản lượng, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp, thực nghiệm với dữ liệu 1990 – 2012. - Đề xuất một số hàm ý chính sách thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: - Mô hình đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế (cách tiếp cận theo mô hình VAR). - Mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước (cách tiếp cận theo phương pháp bán tham số Levinsohn-Petrin). - Mô hình đánh giá tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp (cách tiếp cận theo mô hình hồi quy số liệu mảng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: nghiên cứu của luận án tập trung phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở cả hai cấp độ: vi mô và vĩ mô. 5 Phạm vi về thời gian và không gian: - Luận án đo lường quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012. - Luận án đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước và tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản để phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế. Phương pháp thống kê: được sử dụng nhằm làm rõ hơn những phân tích định tính bằng các bảng biểu, hình vẽ cụ thể. Phương pháp mô hình toán: luận án vận dụng và xây dựng mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo cách tiếp cận mô hình VAR, phương pháp bán tham số của Levinsohn - Petrin, mô hình số liệu mảng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp logic, lịch sử, so sánh đối chiếu tổng kết thực tiễn,… để hệ thống hoá các vấn đề lý luận, phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI tại Việt Nam. 5. Những đóng góp khoa học của luận án * Về mặt học thuật, lý luận Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã phân tích thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2012, làm rõ tác động qua lại của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này và từ đó lựa chọn được các mô hình kinh tế lượng phù hợp để phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Luận án đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để đo lường và phân tích thực nghiệm quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2012. Điểm mới của luận án thể hiện ở việc lựa chọn các biến đại diện trong mô hình: GDP, FDI, KAP (vốn trong nước), OPEN (độ mở nền kinh tế), EM (lao động), HK (số lượng học sinh tốt nghiệp THPT), LIB (khủng hoảng tài chính) - vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập tới. 6 Luận án đã sử dụng mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước bằng cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin trên cơ sở sử dụng nguồn số liệu cho ngành chế tác được lấy từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000-2011 với tổng số quan sát được trong 12 năm là 45.720 quan sát (bao gồm 3.810 doanh nghiệp hoạt động trong mỗi năm). Với cách tiếp cận vi mô, mô hình này cho phép nhận biết vai trò của các doanh nghiệp, ngành kinh tế trong việc sử dụng hiệu quả FDI. Để đánh giá tốt hơn tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp trong nước, bên cạnh cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin, luận án sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng trên cùng bộ số liệu thu thập được. Với hồi quy GMM trên số liệu mảng, luận án đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của mô hình. * Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích cực của FDI và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhịp tăng vốn FDI sẽ ảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ngay ở thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP. Quá trình tăng FDI có tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 năm, sau đó có thể tốc độ tăng giảm dần vào các năm tiếp theo. Một hệ thống chính sách thu hút nguồn vốn FDI tốt sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác trong đó có các doanh nghiệp nội địa trong khi sở hữu Nhà nước không tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của ngành. Vì vậy, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội địa, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế và tác động tích cực đến sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp và sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực đến sản xuất và tăng hiệu quả của toàn ngành. 7 Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng để góp phần tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo hướng: đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kích thích tiết kiệm và đầu tư; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện ưu đãi đối với FDI trong ngành chế tác; thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư nước ngoài; tạo môi trường thu hút FDI; phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngang tầm với các nước trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. 6. Kết cấu của luận án Tên luận án: “Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Lý luận chung về FDI và tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Tổng quan các mô hình lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế. Chương 3: Thực trạng về FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012. Chương 4: Kết quả ước lượng thực nghiệm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất