Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình dạy học mới trên nền tảng ict từ e learning, m learning đến u learning...

Tài liệu Mô hình dạy học mới trên nền tảng ict từ e learning, m learning đến u learning(23.02.2016)

.DOC
11
320
58

Mô tả:

Bài viết này mô tả các phương thức tiến hóa từ E-learning, M-learning đến U-learning, được hỗ trợ bởi công nghệ điện toán (tính toán) khắp nơi, thảo luận về định nghĩa và đặc trưng của u-learning. Cuối cùng dẫn xuất một số ứng dụng cụ thể của u-learning để tăng cưởng hiểu biết hơn nữa về khái niệm cơ bản của u-learning.
New teaching model based ICT: from E-learning, M-learning to the U-learning Ngo Minh Phuoc * [email protected] Hanoi University of Science and Technology Hanoi, Vietnam Le Huy Tung ** [email protected] Hanoi University of Science and Technology Hanoi, Vietnam Nguyen Xuan Lac ** [email protected] Hanoi University of Science and Technology Hanoi, Vietnam Abstract During the recent years, educational technology has undergone successive changes and developed increasingly strongly. The great amount of exchanged, stored information and digitalized communication have brought about amazingly effectiveness. We can get access to global electronic information store with an enormous number of resources for learners with all kinds of learning methods and levels. After the initial effect of computer and its applications to education, the coming out into the world of E-learning and more advanced levels like M-learning, U-learning are always known as a renovation of modern education. Nowadays, the assimilation of computer with educational activities becomes more and more developed, to the point that no clear differences exist, and U-learning has been emerging as an indispensable concept in the educational forms of continuing education and universal education, which allow learners (students) to access to education flexibly, calmly and continuously. U-learning has made a revolution in education, eliminating many physical limitations of traditional learning (traditional education). Moreover, the integration of mobile and ubiquitous learning can provide a great renovation in education, allowing learning process to be individualized and customized as learners' demand. This paper describes evolution methods from E-learning, M-learning to U-learning, supported by ubiquitous computing technology, discussing about the definitions and features of u-learning. Lastly, some specific applications of u-learning are derived to enhance further understanding of basic definition of u-learning. Key words: E-learning; M-learning; U-learning; ubiquitous computing, context-aware Mô hình dạy học mới trên nền tảng ICT: từ E-learning, M-learning đến U-learning Tóm tắt Công nghệ giáo dục trong những năm gần đây đã trải qua những thay đổi liên tục và phát triển ngày càng lớn mạnh. Lượng thông tin trao đổi, lưu trữ và truyền thông số hóa đã đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Chúng ta có thể truy cập vào kho thông tin điện tử toàn cầu với số lượng tài nguyên khổng lồ cho người học với đủ loại hình cấp bậc học. Sau tác động ban đầu của máy tính và các ứng dụng của chúng đối với giáo dục qua đi thì sự ra đời của e-learning và các bước tiến hóa cao cấp hơn như m-learning, u-learning luôn được biết đến như là một hình thức cải cách trong giáo dục hiện đại. Ngày nay, sự đồng hóa máy tính với hoạt động giáo dục đang ngày càng phát triển, tiến tới không còn có sự phân biệt tách bạch, và u-learning đang nổi lên như là một khái niệm không thể thiếu được trong hình thức giáo dục liên tục và phổ cập, phương thức này cho phép người học (sinh viên) tiếp cận với giáo dục một cách linh hoạt, bình tĩnh và liên tục. U-learning đã tạo ra cuộc cách mạng trong giáo dục, loại bỏ rất nhiều các hạn chế một cách vật lý của học tập truyền thống (giáo dục truyền thống). Hơn nữa, việc tích hợp học khắp nơi và di động theo bối cảnh có thể cung cấp một sự đổi mới rất lớn trong giáo dục, cho phép quá trình học được cá nhân hóa và tùy biến theo nhu cầu của người học. Bài viết này mô tả các phương thức tiến hóa từ E-learning, M-learning đến Ulearning, được hỗ trợ bởi công nghệ điện toán (tính toán) khắp nơi, thảo luận về định nghĩa và đặc trưng của u-learning. Cuối cùng dẫn xuất một số ứng dụng cụ thể của ulearning để tăng cưởng hiểu biết hơn nữa về khái niệm cơ bản của u-learning. Từ khóa: e-learning; m-learning; u-learning; ubiquitous computing 1. Đặt vấn đề Trong những năm 1960s, việc sử dụng máy tính cho việc hỗ trợ học tập là một bước tiến lớn trong giáo dục và khái niệm Học tập điện tử (e-learning) được hình thành để mô tả việc đưa máy tính hỗ trợ học tập, chia sẻ kiến thức trên các phương tiện điện tử, việc học tập dựa trên các trang web giản đơn thông qua sự phát triển của kỹ thuật số, công nghệ số. Từ thập niên 70 đến thập niên 80, Alan Kay và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu học tập tại Xerox Palo Alto Research Center [PARC] đề xuất Dynabook như là một cuốn sách có kích thước như máy tính để chạy mô phỏng cho việc học. Dynaboox có thể được coi là khái niệm về thiết bị di động (mobile PC) nối mạng không dây đầu tiên và là tiền thân cho các thiết bị sau này như Tablet, NotePad, IPad ... INCLUDEPICTURE "http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/1/12/Dynabook.png/220px- Dynabook.png" \* MERGEFORMATINET Hình 1: bản thiết kế Dynabook của Alan C. Kay's năm 1972 (nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Dynabook) Với sự ra đời của công nghệ di động trong thập niên 70 (chiếc điện thoại đầu tiên ra đời ngày 3/4/1973 tên là DynaTAC của hãng Motorola), các khái niệm về học tập di động mlearning (mobile learning) đã gắn liền việc học tập với các thiết bị cầm tay (mobile devices). Do sự “bất động” của e-learning, gắn liền với máy tính PC hoặc trạm làm việc, kết nối cố định qua dây dẫn, thì m-learning đã nổi lên như một hệ thống học tập có tính hỗ trợ tương tác cao cho người học. Trong khi cung cấp việc học di động, ban đầu, khái niệm về m-learning không bao hàm khái niệm về bối cảnh, ngữ cảnh, không gian học tập (môi trường học tập xung quanh). Tuy nhiên, những khái niệm trên đã được đề xuất và trình bày bởi Mark Weiser (19521999), nhà nghiên cứu của công ty Xerox. Vào năm 1988, ông bắt đầu nghiên cứu về tính toán khắp nơi (ubiquitous computing), khám phá ra khái niệm về việc sử dụng các dạng tính toán trên các thiết bị khác nhau một cách không nhàm chán nhưng vẫn có thể cung cấp một lượng lớn thông tin cho quá trình tính toán. Với tuyên bố “các máy tính cá nhân và máy trạm sẽ trở nên lỗi thời bởi vì việc tính toán có thể truy cập được ở mọi nơi”[1], Mark Weiser đã hình dung một thế giới mà trong đó các máy tính được nhúng vào trong các vật dụng hàng ngày của cuộc sống, thông qua một nền tảng kết nối (mạng kết nối) các thiết bị đó với nhau tạo thành một hệ thống tính toán. Trong đầu những năm 90, các thành tựu, phát minh về công nghệ không dây đã cung cấp một cơ sở vững chắc cho nền tảng hình thành tính toán khắp nơi và di động (ubiqutous computing) và với tính phổ biến của công nghệ thông tin trong giáo dục, bước tiếp theo đã đưa ra khái niệm về học tập khắp nơi (ubiqutous learning). 2. Một số nghiên cứu về e-learning, m-learning và u-learning Trên thế giới, giáo dục điện tử phát triển không đồng đều giữa các khu vực. E-Learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu e-Learning cũng có triển vọng trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngày từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khóa học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của công ty Dữ liệu quốc tế (Internatinonal Data Corporation, IDC), cuối năm 2014 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 2000 – 2014. E-Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở cả các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai e-Learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Năm 2002, các vấn đề xung quanh M-learning [2], một bước tiến mới của e-learning đã được trao đổi chính thức tại hội thảo khoa học tổ chức tại Birmingham, tiếp theo đó là năm 2003 tại London, năm 2004 tại Rome, tại Cape Town vào tháng 10 năm 2005, tại Banff, Alberta vào tháng 11 năm 2006 và năm 2007 tại Melbourne, Australia. Nhiều hội thảo quốc tế về công nghệ ĐTDĐ và không dây trong giáo dục WMTE đã diễn ra tại Thụy Điển (http://lttf.ieee.org/wmte2002/), (http://lttf.ieee.org/wmte2003), sau đó được tổ chức tại Đài Loan (2004), Nhật Bản (2005), Hi Lạp (2006). Ngoài ra còn phải kể đến dự án nghiên cứu triển khai M-Learrning tại Canada (2002); Châu Phi (2011); Trường đại học Ramkhamhaeng tại Thái Lan (2005); Đài Loan (2007); Hồng Kông (2009). Tại Hàn Quốc, đã triển khai việc hướngng dẫn HS sử dụng smartphone trong học tập (kekis.edu.hr) Trong thời gian qua, kết quả hội thảo khoa học về chủ đề học tập di động được đăng tải trên các trang web, như: www.ics.ltsn.ac.uk/events;www.einnovationcentre.co.uk/;www.aidtech.wlv.ac.uk Peters (2007) đã xem học tập di động như là một thành phần có ích của mô hình học tập linh hoạt (flexible learning model). Năm 2003, Brow tóm tắt một vài định nghĩa, điều khoản để xác định là học tập di động như “một phần mở rộng của e-learning” (Brow, 2005, P.299). Peters (2007) cũng nói rằng đó là “một tập hợp con của e-learning và là một bước tiến của quá trình giáo dục” [3]. Theo Ogata& Yano (2003) dựa trên các phát kiến của Chen (2002) và Curtis (2002) đã đưa ra những đặc điểm chính ban đầu của học khắp nơi (u-learning). Tuy nhiên, Daniel K. Schneider, giáo sư tại đại học Geneva, nghĩ rằng nên đặt các chương trình nghiên cứu (R&D) nhiều hơn nữa về u-learning [4]. Hình 2: So sánh e-learning, m-learning và u-learning (Nguồn: Park, Y. (2011). A Pedagogical Framework for Mobile Learning: Categorizing Educational Applications of Mobile Technologies into Four Types, IRRODL) Trong nước, Theo tạp chí Forbes Việt Nam, số tháng 9/2014 [5], đã tổng kết các dữ liệu về giáo dục Việt Nam như: Việt Nam có tỷ lệ trung bình biết đọc, biết viết là 95% (theo điều tra dân số năm 2009). Tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn cao trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên thấp; 1,6% tốt nghiệp cao đẳng; 4,2% tốt nghiệp đại học. Đối với độ tuổi đi làm, với lực lượng lao động là 53,7 triệu người (tính đến quý 2 năm 2014) thì có 52,8 triệu người có việc làm (0,9 triệu người còn lại thất nghiệp), trong đó chỉ có 47,8% lao động đã qua đào tạo còn lại 52,2% lao động chưa qua đào tạo. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về CNTT, đặc biệt là kết nối hạ tầng viễn thông (ADSL, FTTH, LeaseLine) và công nghệ 3G trong viễn thông mối cá nhân đều có thể sử dụng và truy cập internet bằng thông rộng phục vụ công việc liên lạc, giải trí và học tập của mình. Theo số liệu thống kê từ tổ chức WeAreSocial (Singapore) [6], tính đến tháng 10/2012, Việt Nam có 30,8 triệu người dùng Internet (chiếm khoảng 33% tổng dân số), trong đó có 95% người dùng Internet là có độ tuổi từ 15-24, 73% người dùng Internet có tuổi dưới 35 và 66% người dùng là thường xuyên truy cập internet hàng ngày (với tỷ lệ là 88% truy cập internet tại nhà)... các số liệu thống kê từ tổ chức quốc tế cho thấy lượng người dùng Internet với độ tuổi có thể tiếp thu tri thức (học sinh phổ thông, sinh viên ĐH, cao học ... dưới 35 tuổi) là rất lớn và chiếm chủ đạo trong việc truy cập các tài nguyên trên internet. Cũng theo thống kê từ tổ chức APPOTA khảo sát về thị trường thiết bị Mobile của Việt Nam năm 2014 [7] thì với tổng dân số tại thời điểm thống kê là 92.477.857 người thì có 134.066.000 thiết bị mobile được bán ra, trong đó có hơn 17.220.000 thiết bị là smartphones (Tablet, Phablet) được tiêu thụ và có hơn 19 triệu thuê bao 3G cho truy cập Internet (với 82% người dùng mới đăng ký). Việt Nam thuộc top 10 trên thế giới và top 3 các nước ASEAN về mức độ tăng trưởng người dùng mới sử dụng smartphones. Cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị công nghệ, Mobile-Learning hay MLearning (giáo dục trực tuyến qua thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh) đang dần trở nên phổ biến nhờ tính tiện dụng, khả năng tương tác và hiệu quả cao, đặc biệt trong thời đại di động ngày nay. Các khóa học Mobile-Learning được ưa chuộng bởi tính tiện dụng và linh hoạt về mặt thời gian cũng như địa điểm. Người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện. Thiết bị không dây tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian học và số hóa nội dung học tập cho người học. Được đánh giá là xu thế mới của phương pháp học hiện đại, nối bước E-learning, Mobile-Learning được ứng dụng trên nhiều trường đại học, đơn vị đào tạo trên thế giới. Về u-learning, cũng có một số các nghiên cứu của các tác giả trong nước như Trần Thị Thúy [8] với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng u-learning trong công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định”, năm 2011 đã nêu tổng quan thực trạng và xu thế phát triển của giáo dục điện tử tại Việt Nam. Trình bày thực trạng u-learning tại một số trường trực thuộc Bộ Công thương và một số giải pháp để phát triển hệ thống u-learning. Xây dựng thử nghiệm hệ thống u-learning phục vụ công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định. Về M-learning có Trịnh Thị Phương Thảo [2] có nghiên cứu chuyên sâu về khai thác các ứng dụng trên các thiết bị điện thoại di động (smart phone) phục vụ công tác đào tạo phổ thông trung học theo phương thức tự học. 3. Một số khái niệm khoa học cơ bản Học tập điện tử (electric learning: E-learning (hay còn gọi là học tập điện tử) là bước đầu tiên theo hướng sử dụng máy tính và các ứng dụng của mạng máy tính phục vụ cho mục đích giáo dục. Với các nguồn tài nguyên là các trang web điện tử, các ứng dụng trên máy tính để làm công cụ hỗ trợ cho giảng dạy và học tập. E-learning dựa trên hệ thống mạng máy tính (máy chủ, máy trạm), các trang web chứa nội dung học tập (hệ thống LMS), phương thức giáo dục ảo (trực tuyến, trên mạng, từ xa ...) cùng với công nghệ số hóa các tài liệu học tập Học tập di động (mobile learning): Học tập di động (m-learning) đề cập đến việc sử dụng các thiết bị di động hoặc không dây cho các mục đích của việc học trong khi (sự) di chuyển. Một ví dụ điển hình của các thiết bị cho việc học tập di động như điện thoại di động thông minh (smart phone), máy tính bảng, máy tính xách tay, máy nghe nhạc (iPot) cũng có thể nằm trong phạm vi này (kukulska-Hulme & Traxler, 2005). Thế hệ đầu tiên của thông tin di động thực sự đã được tích hợp nhiều chức năng nhỏ gọn, có thể cầm tay (Peters, 2007). Trong những năm gần đây, các chương trình ứng dụng phần mềm xã hội sử dụng công nghệ web 2.0 (VD: Blog, Wiki, Twitter, Youtube) hoặc các trang web mạng xã hội (Facebook và MySpace) đã hỗ trợ hiện thị trên các thiết bị di động và phát triển năng động hơn, phổ biến hơn (PC) và đưa lại tiềm năng giáo dục nhiều hơn. Học tập thích ứng (adaptive learning) Học tập thích ứng dựa trên nên tảng của phương thức học tập thích nghi theo phong cách học tập của người học. Với phương thức dạy học hướng tới cá nhân người học sẽ giúp nâng cao tốc độ học tập, tăng hiệu quả học tập và giúp người học hiểu sâu hơn về bài học. Một số yếu tố của học tập thích ứng bao gồm: - Giám sát hoạt động của người học - Diễn giải các kết quả học tập - Tìm hiểu và nắm vững các yêu cầu cũng như sở thích của người học Từ đó, sử dụng các thông tin mới thu thập được để tạo thuận lợi cho quá trình học tập (Paramythis và Loidl-Reisinger, 2004). Học tập thích ứng có thể cung cấp kiến thức cho cụ thể từng cá nhân khi cần thiết, đây được coi là một trong những phương pháp đầy hứa hẹn trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh thông qua việc phục vụ nhu cầu học đa dạng của từng cá nhân. Sự phát triển của môi trường học tập khắp nơi kết hợp với những ưu điểm của học tập thích ứng sẽ làm tăng tính linh hoạt khi sử dụng học tập khắp nơi thông qua thiết bị di động. Người học có quyền tự do để học trong một môi trường học tập mà ở đó có thể cung cấp sự thích ứng đối với từng người học theo nhu cầu và phong cách học tập của từng cá nhân. Tính toán khắp nơi (Ubiquitous computing) Công nghệ giáo dục không ngừng phát triển và sẽ liên tục cung cấp các công nghệ tiến tiến hơn, thú vị hơn trong thế giới mà chúng ta đang sống. Hiện nay, trên thế giới, việc thúc đẩy phát triển u-learning đang rất mạnh mẽ tại các nước có nền giáo dục rất phát triển như Mỹ, Hàn Quốc. Mark Weiser, một nhà nghiên cứu tại Xerox PARC, đặt ra thuật ngữ 'Computing Ubiquitous' vào cuối năm 1980[1]. Nó đề cập đến quá trình liền mạch tích hợp máy tính với thế giới vật chất, sự hiện diện của máy tính trong cuộc sống đang dần ít đi sự chú ý và cuối cùng sẽ trộn lẫn vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Ngày nay, gần như những luận điểm của Mark Weiser là chính xác, máy tính đã quá phổ biến trong đời sống và học tập, và với khái niệm của u-learning, trong một lớp học uclassroom, với các thiết bị nhúng, sinh viên di chuyển xung quanh “không gian tương tác khắp nơi và di động” (ubiqutous space) và tương tác với các thiết bị tính toán khắp nơi (ubiqutous computing devices). Theo Sakamura & Koshizuka (2005), tính toán khắp nơi (ubiquitous computing) có thể được coi là "xu hướng mới của công nghệ thông tin và truyền thông ". Học tập khắp nơi (Ubiquitous Learning): Mark Weiser (1991) cho biết “Công nghệ sâu sắc nhất là công nghệ mà nó sẽ dần biến mất vào trong cuộc sống thường ngày”, ông cũng là học giả đầu tiên xác định tính toán khắp nơi (ubiquitous computing) như là một môi trường nơi mà không thể thiếu các máy tính, nhưng chúng được ẩn dấu vào bên trong (background) trong cuộc sống hàng ngày. Áp dụng khái niệm này vào lĩnh vực giáo dục, học tập mọi nơi (u-learning) liên quan đến học tập trong một môi trường mà “tất cả các người học có quyền truy cập vào một loạt các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm máy tính có kết nối internet và các thiết bị điện toán di động, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào người học cần chúng” (Van’t Hooft, Swan, Cook và Lin, 2007, trang 6). Theo Wikipedia [4], học tập khắp nơi hoặc học tập mọi nơi (u-Learning hoặc ULearning) là một hình thức nâng cao của học tập di động (m-learning), được coi là một môi trường học tập có thể được truy cập trong các bối cảnh và ngữ cảnh khác nhau (contexts & situations). Học tập mọi nơi chú trọng vào ngữ cảnh (context) nhiều hơn là học theo eLearning. Bên cạnh việc bao gồm các lĩnh vực của e-learning, u-learning có thể sử dụng qua việc nhận thức bối cảnh nhiều hơn để cung cấp các nội dung thích ứng cho người học vào đúng thời điểm, tại đúng nơi và đúng cách (VD: trong môi trường bảo tảng, nếu tích hợp các bài học về lịch sử, thông qua các thiết bị di động (hình ảnh, âm thanh) thì khả năng truyền tải kiến thức sẽ tốt hơn nhiều). Theo Zhang & Jin [10] định nghĩa về u-learning như là một chức năng tập hợp bởi các thông số khác nhau: u-Learning = {u-Environment,u-Contents,u-Behavior,u-Interface,uService} (Học tập khắp nơi = {u-Môi trường, u-Nội dung, u-Hành vi, u-Giao tiếp, u-Dịch vụ}) định nghĩa này cho thấy việc áp dụng u-learning đòi hỏi phải áp dụng các khía cạnh khác nhau của giáo dục. Với khả năng của đào tạo truyền thống thì không thể đánh giá được mức độ giao tiếp (tương tác) của người học phù hợp với bối cảnh học để có thể tiếp thu tri thức dễ dàng hơn trong việc dạy và học. Trong những năm qua, các chuyên gia giáo dục trên thế giới còn thảo luận thêm nhiều khía cạnh khác nhau nữa có tác động đến “việc học” như niềm hứng khởi học hành (enjoy), thẩm mỹ (aesthetics), cảm xúc (emotions) ..[10] Học liệu cho học tập khắp nơi (Ubiquitous Learning Materials – ULM): Được định nghĩa như là một tài liệu học tập có thể chuyển giao cho các thiết bị di động thông qua cáp mạng hoặc không dây và được vận hành trong các thiết bị di động. Những vật liệu số này có thể là hình ảnh, âm thanh, các bài thuyết trình dạng PPT, ghi chú, hoặc bất kỳ loại tài liệu học tập số nào và có thể được chuyển đến và hoạt động được trên các thiết bị di động. Tác động của học tập khắp nơi gồm [2]: - - - - - Chuyển bối cảnh lớp học từ truyền thống sang phi truyền thống. Trong một lớp học truyền thống, giảng viên là nguồn chính (đôi khi là duy nhất) của thông tin, các người học được yêu cầu ngồi cùng một vị trí và tham gia vào cùng một lúc với cùng các hoạt động tương tự. Việc thay đổi sang hình thức phi truyền thống giúp người học có thể học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Hình thức này cũng thay đổi vai trò của giáo viên chỉ là một trong những nguồn thông tin chính, đáp ứng trong việc hỗ trợ và giám sát, hình thức này cho phép giáo viên có thể tập trung chú ý đến từng người học. Nó cũng giúp cho người học có thể truye cập các tài liệu giảng dạy tại thời điểm và địa điểm khác nhau. Giúp và khuyến khích người học có thể học tập suốt đời (lifelong learners). Trong môi trường học tập khắp nơi có thể giúp học sinh trở thành người học suốt đời mà ở đó họ có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để truy cập và tìm kiếm kiến thức, thông tin đồng thời phát triển các kỹ năng tìm kiếm của họ Tạo ra một môi trường học mà trong đó sự tương tác là “không bao giờ căng thẳng” (free of stress). Học tập khắp nơi cung cấp một môi trường an toàn cho người học để tương tác với nhau và với giáo viên hướng dẫn Chuẩn bị cho người học một “cuộc sống thực thích ứng”. Công nghệ mới (đặc biệt là CNTT) đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của chúng ta, và người học cần phải học cách sử dụng các công nghệ này để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của họ. Cung cấp các phương thức biểu diễn bài học. Tài liệu ULM là rất quan trọng, giảng viên lựa chọn và tạo các tài liệu ULM phục vụ cho quá trình học tập khắp nơi hiệu quả hơn. Trong môi trường học tập truyền thống, giáo viên bị hạn chế trong việc sử dụng và tạo các tài liệu học tập. Môi trường học tập khắp nơi sẽ cung cấp cho học viên và giáo viên nhiều cơ hội với chi phí hiệu quả để trình bày kiến thức. 4. Phát triển từ e-learning, m-learning đến u-learning với đường hình trôn ốc Nếu như ta coi việc tính toán khắp nơi (ubiquitous computing), đôi khi còn gọi là tính toán phổ biến và là một phương pháp tăng cường sự tương tác giữa con người với các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày để tạo một môi trường sống và làm việc thuận tiện hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể ứng dụng tính toán khắp nơi cho việc học tập dựa trên tính toán ngữ cảnh (context-aware) và học tập thích ứng đã mở ra một phương thức học mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của thế kỷ 21 Hình 6: [11] Phát triển của u-learning Vậy, việc học tập dựa trên ngữ cảnh là như thế nào?. Ngữ cảnh (context) được hiểu theo khái niệm là đưa ra thông tin để mô tả một thực thể tại một thời điểm nào đó. Thách thức của hệ thống giáo dục là cách thể hiện đúng thông tin về một thực thể tại đúng thời điểm mà không hiển thị toàn bộ thông tin (gây loãng thông tin) về thực thể đó, điều này được coi là phân phối nội dung dựa trên sự thích ứng của người học. Một hệ thống học tập dựa trên ngữ cảnh là hệ thống có thể điều chỉnh hành vi và nội dung cần cung cấp cho người học dựa trên môi trường xung quanh của người học. Học tập mọi nơi (u-learning) được xây dựng trên nguyên tắc giống như học tập di động (m-learning) nhưng có kết hợp thêm các nguyên tắc nhận biết ngữ cảnh (context) sao cho thích ứng với môi trường học tập của người học. Việc học tập thích ứng (adaptive learning) là sử dụng các máy tính di động như là một hệ thống học tập tương tác, cung cấp một nền tảng cho việc cá nhân hóa học tập, đó là người học tự tạo được thời gian và địa điểm cho học tập của mình trong một môi trường học tập (làm việc) thực tế. Việc phân tích được dữ liệu học tập ở nơi học (môi trường học) tại thời điểm truy cập sẽ giúp cho giáo dục thú vị hơn. Một môi trường học tập được coi là thích ứng với người học nếu như ta có thể theo dõi, phân tích và điều chỉnh được hành vi học tập của người học phù hợp với môi trường đó. Hình 7: Mô hình phát triển từ e-learning đến u-learning theo đường trôn ốc 5. Môi trường học tập mọi nơi Một môi trường học tập mọi nơi (ULE – Ubiquitous Learning Environment) là một hệ thống máy tính trong suốt, được tích hợp trong môi trường xung quanh hỗ trợ cho việc học tập. ULE cung cấp một kết nối liền mạch và tương tác giữa các vật dụng xung quanh, thông qua thiết bị tính toán di động mang lại cho người học các thông tin và sự hiểu biết đối với các vật dụng đó hay nói cụ thể hơn là cho người học có thể học được hiệu quả trong môi trường đó. Môi trường học tập mọi nơi được thiết lập sao cho người học có thể đắm mình trong quá trình học. Cụ thể [3]: Mọi nơi (Ubiqutous) = phổ biến, có mặt khắp nơi, mọi lúc – mọi nơi Học (learning) = giáo dục, hướng dẫn, giáo khoa, sư phạm Môi trường (Envirronment) = xung quanh, thiết lập, tình huống, không gian Vì vậy, môi trường học mọi nơi (ULE) là một tình huống hoặc sự thiết lập của học tập (giáo dục) phổ biến (mọi lúc, mọi nơi). Quá trình học tập (giáo dục) đang xảy ra xung quanh người học nhưng thậm chí họ không có ý thức về việc họ đang trong quá trình học tập. Các nguồn dữ liệu học tập được nhúng vào trong các đối tượng (các sự vật) và sinh viên không cần phải yêu cầu học, họ chỉ cần ở đó, đắm mình trong môi trường học tập mọi nơi. Trong bài báo này, môi trường học tập mọi nơi là môi trường giáo dục trên nền tảng môi trường vật lý có thể có sẵn hoặc được bố trí sẵn từ giảng viên theo yêu cầu và mục đích của bài giảng, các thiết bị tính toán được nhúng trong các đối tượng hoặc các thiết bị xung quanh trong môi trường vật lý. Việc áp dụng công nghệ mạng di động giúp người học có thể truy cập vào các nội dung bài giảng tương ứng một cách dễ dàng. Môi trường U-Learning cung cấp các “công cụ học tập”, kích thích và khuyến khích người học tham gia quá trình học. ULE cung cấp một không gian không giới hạn cho nhiều cá nhân cùng một lúc và tạo ra tương tác giữa các cá nhân khi tham gia. Hình 8: sinh viên trong môi trường u-learning [12] 6. Kết luận Những phát minh đột phá về công nghệ thông tin, đặc biệt về công nghệ mạng không dây và tính toán khắp nơi đã tạo ra cuộc cách mạng về giáo dục và sẽ tiếp tục nhiều hơn trong những năm tới. Từ ban đầu, với khái niệm máy tính là công cụ hỗ trợ cho học tập, chúng ta đã tiến dần từ đào tạo e-learning đến đào tạo hiện nay là m-learning và tiến tới ulearning trong tương lai gần. Công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta khó có thể dự đoán được học tập điện tử trong tương lai với sự hỗ trợ ngày cảng phổ biến của mạng máy tính. Hiện nay, u-learning vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm và vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng tích hợp cho đào tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận rõ về lợi ích đối với giáo dục thông qua phương pháp đào tạo mới này. Giáo dục trên nền tảng ICT có thể giao động từ giảng dạy sử dụng công cụ máy tính và mạng Internet (e-learning) tới việc giảng dạy thông qua các thiết bị di động (m-learning) và giảng dạy trong môi trường học tập mọi nơi (u-learning) 7. Hướng nghiên cứu trong tương lai Nội dung nghiên cứu hiện tại nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về hướng phát triển của đào tạo điện từ bắt đầu từ e-learning, m-learning và u-learning cho giáo dục và đào tạo trong tương lai gần. Vì thế, hướng nghiên cứu xa hơn có thể xem xét vấn đề việc chuyển đổi u-learning tập trung cá nhân hóa người học định hướng theo thói quen, hành vi và sở thích của người học. Tài liệu tham khảo chính: [1]. Weiser, M., Hot topics-ubiquitous computing, Computer, vol.26, no.10, pp.71-72, Oct 1993 [2]. Trịnh Thị Phương Thảo (2014), Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán. Mã số: 62.14.01.11, “Khai thác một số ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh lớp 12 trung học phổ thông tự học toán” [3]. Jones, V. & Jo, J.H. (2004). Ubiquitous learning environment: An adaptive teaching system using ubiquitous technology. In R. Atkinson, C. McBeath, D. Jonas-Dwyer & R. Phillips (Eds), Beyond the comfort zone: Proceedings of the 21st ASCILITE Conference (pp. 468-474). Perth, 5-8 December. [4]. Ubiquitous learning - http://en.wikipedia.org/wiki/Ubiquitous_learning - http://edutechwiki.unige.ch/en/Ubiquitous_learning [5]. Tạp chí Forber Vietnam, số tháng 9/2014, “Đầu tư vào giáo dục” [6]. Báo VOV Việt Nam: http://english.vov.vn/Society/Vietnam-boasts-308million-internet-users/244627.vov [7]. APPOTA (2014), “Vietnam Mobile Market Pocket guide to 2014” (http://www.slideshare.net/appota/vietnam-mobile-market-pocket-guide-to2014-by-appota) [8]. Trần Thị Thúy (chủ biên), “Nghiên cứu, ứng dụng U-Learning trong công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định”, Báo cáo kết quả NCKH cấp Bộ (2011), Bộ Công Thương. Mã số: 238.11 RDBS. [9]. Zhan, G., Jin, Q.: “Research on Collaborative Service Solution in Ubiquitous Learning Environment 6th International Conference on Parallel and Distributed Computing”. Applications and Technologies (PDCAT’05) (2005) 804-806 [10]. Martin Ebner1, Christian Stickel1, Nick Scerbakov2, Andreas Holzinger3, “A Study on the Compatibility of Ubiquitous Learning (uLearning) Systems at University Level”, CII Conference San Diego, Springer Lecture Notes in Computer Science. (2009), S. 34-43. [11]. Ogata, H.; Yano, Y., “Context-aware support for computer supported ubiquitous learning”, The 2nd IEEE International Workshop on Wireless and Mobile Technologies in Education, 2004. pp.27-34, 2004 [12]. Christopher Smith (2012), Progression From e-Learning to uLearning: It’s In Our Hands, School of electronic and computer science (University of Southampton)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan