Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh bắc giang từ góc nhìn cô...

Tài liệu Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh bắc giang từ góc nhìn công tác xã hội ( nghiên cứu trường hợp trường thpt yên dũng số 1, xã nham sơn, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang)

.PDF
115
605
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- BÙI THỊ BÍCH NGỌC MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VỊ THÀNH NIÊN TRƢỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 1, XÃ NHAM SƠN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ BÙI THỊ BÍCH NGỌC MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ GÓC NHÌN CÔNG TÁC XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VỊ THÀNH NIÊN TRƢỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 1, XÃ NHAM SƠN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :PGS. TS Trần Thị Minh Ngọc Hà Nội - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi học viên cao học nói chung và bản thân em nói riêng, luận văn tốt nghiệp không chỉ là sản phẩm của cá nhân mà còn có cả sự giúp đỡ của gia đình,thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới: Tập thể giảng viên khoa xã hội học, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc, Tập thể cán bộ giáo viên, cán bộ xã Nham Sơn - huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang, học sinh trường THPT Yên Dũng 1, Đồng nghiệp trường THCS Tư Mại và bạn bè luôn tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa học. Hai năm qua bản thân em đã đảm nhiệm những vai trò khác nhau từ trở thành học viên cao học ngành Công tác xã hội tới làm vợ, làm mẹ. Thời gian ấy, em xin cảm ơn bố mẹ hai bên và chồng em đã luôn động viên em; cảm ơn hai con đã luôn mạnh khỏe để mẹ yên tâm học tập. Tác giả luận văn Bùi Thị Bích Ngọc 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................................5 1. Danh mục các bảng .................................................................................................................5 2. Danh mục các biểu đồ .............................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................7 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................................8 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................................21 4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................................22 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................22 6. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................................23 7. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ..........................................................................................23 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................23 9. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................25 10. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................................25 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ...................................................................26 1.1. Các khái niệm công cụ .......................................................................................................26 1.1.1. Vị thành niên ...................................................................................................................26 1.1.2. Sức khoẻ sinh sản ...........................................................................................................28 1.1.3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản ...........................................................................................30 1.1.4. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên ..................................................................................................................................31 1.1.5. Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên........................................................32 1.1.6. Khái niệm liên quan công tác xã hội...............................................................................33 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu................................................................................35 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ...........................................................................................................35 1.2.2. Lý thuyết xã hội hoá .......................................................................................................36 1.2.3. Lý thuyết học tập xã hội .................................................................................................40 1 1.3. Quan điểm của Đảng và Chính sách của Nhà nƣớc về Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên ..................................................................................................................................41 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................................45 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở TRƢỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 1, XÃ NHAM SƠN, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG ..................................................................................................................47 2.1. Khái quát về mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ..................................................................................................................................47 2.2. Các hoạt động chính của mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ...............................................................................................................48 2.2.1. Hình thức triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ...............................................................................................................48 2.2.2 Nội dung triển khai mô hình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ...............................................................................................................50 2.3. Hiệu quả hoạt động của mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ...............................................................................................................51 2.3.1. Tác động của mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 tới nhận thức của vị thành niên ........................................................................51 2.3.2. Tác động của mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 tới thái độ của vị thành niên.............................................................................64 2.3.3. Tác động của mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trƣờng THPT Yên Dũng số 1 tới hành vi của vị thành niên ...................................................................................67 2.4. Vai trò của công tác xã hội trong tiếp cận mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trƣờng THPT Yên Dũng số 1 .............................................................................77 2.4.1. Vai trò giáo dục...............................................................................................................77 2.4.2. Vai trò tƣ vấn ..................................................................................................................83 2.4.3. Vai trò kết nối nguồn lực ................................................................................................85 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TIẾP CẬN MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở TRƢỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 1, XÃ NHAM SƠN, HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG .....................................................................................................88 2 3.1. Một số nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của mô hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên ở trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ....................................................................88 3.1.1. Quan niệm, nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên trƣờng THPT Yên Dũng số 1 ...............................................................................................................88 3.1.2. Trình độ chuyên môn của ngƣời thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ..................................................................................................................................89 3.1.3. Nguồn kinh phí, vật chất .................................................................................................90 3.1.4. Sự quan tâm, liên kết của các cơ quan chức năng ..........................................................91 3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng vai trò công tác xã hội trong tiếp cận mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trƣờng THPT Yên Dũng số 1 .............................................92 3.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................................................92 3.2.2. Đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện đội ngũ thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên .......................................................................................................................93 3.2.3. Tăng cƣờng sự liên kết của các cơ quan chức năng........................................................94 3.2.4. Tăng cƣờng vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện có hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ........................................................................95 KẾT LUẬN...............................................................................................................................96 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................101 PHỤ LỤC ...............................................................................................................................105 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPTT CS SKSS CTXH : Biện pháp tránh thai : Chăm sóc sức khỏe sinh sản : Công tác xã hội KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình LTQĐTD : Lây truyền qua đƣờng tình dục PTTTĐC : Phƣơng tiện thông tin đại chúng QHTD : Quan hệ tình dục SKSS : Sức khỏe sinh sản SKSS/TD : Sức khỏe sinh sản/Tình dục SKTD : Sức khỏe tình dục THPT : Trung học phổ thông UNAIDS : Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS UNFPA : Quỹ dân số liên hợp quốc VTN : Vị thành niên WHO : Tổ chức y tế thế giới 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Danh mục các bảng Bảng 2.1. Đặc điểm đội ngũ thực hiện mô hình CS SKSS VTN tại trƣờng 47 THPT Yên Dũng số 1 Bảng 2.2. Tỉ lệ VTN nghe nói – tìm hiểu về CSSKSS VTN theo giới tính 51 Bảng 2.3. Tỉ lệ VTN hiểu biết về CSSKSS theo giới tính 53 Bảng 2.4. Hiểu biết về sự thay đổi thể chất của cơ thể VTN theo độ tuổi 54 Bảng 2.5. Hiểu biết về sự thay đổi thể chất của cơ thể VTN theo giới tính 55 Bảng 2.6. Tỉ lệ VTN biết các BPTT theo độ tuổi 61 Bảng 2.7. Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD của VTN 63 Bảng 2.8. Ý kiến của VTN về QHTD ở tuổi VTN theo giới tính 65 Bảng 2.9. Hành vi đảm bảo sức khỏe bản thân ở tuổi dậy thì của VTN 68 Bảng 2.10. Cách thức VTN giải quyết khi gặp vấn đề về SKSS/SKTD 70 Bảng 2.11. Tỉ lệ VTN trƣờng THPT Yên Dũng số 1 có QHTD theo độ tuổi 72 Bảng 2.12. Cách thức VTN phòng tránh bệnh LTQĐTD 74 Bảng 2.13. Ý kiến của VTN về đội ngũ tham gia thực hiện chƣơng trình 84 Bảng 3.1 Khó khăn khi triển khai mô hình CS SKSS VTN tại trƣờng 88 THPT Bảng 3.2. Ý kiến của VTN về các qui định của mô hình CS SKSS VTN 5 91 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1. Hình thức triển khai mô hình CS SKSS VTN 49 Biểu đồ 2.2. Nội dung triển khai mô hình CSSKSS VTN 50 Biểu đồ 2.3. Hiểu biết về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi VTN 56 Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ hiểu biết của VTN về tình dục an toàn theo độ tuổi 58 Biểu đồ 2.5. Kiến thức về mang thai sau lần QHTD đầu tiên của VTN theo 59 độ tuổi Biểu đồ 2.6. Kiến thức về thời điểm dễ mang thai nhất của VTN theo giới 60 tính Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của VTN về mô hình CS SKSS 67 Biểu đồ 2.8. Mức độ tham gia của VTN vào mô hình CS SKSS VTN theo 76 độ tuổi Biểu đồ 2.9. Mức độ tham gia của VTN vào mô hình CS SKSS VTN theo giới tính 6 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đang trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), VTN là nhóm ngƣời có lứa tuổi từ 10-19 tuổi, chiếm 1/5 dân số thế giới [35, tr.14-17]. Kinh nghiệm nhiều nƣớc trên thế giới cho thấy vị thành niên là lứa tuổi phát triển nhanh cả về trí tuệ, thể lực và có nhiều biến động về tâm, sinh lý, lứa tuổi đang phát triển, hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chƣa đƣợc hình thành vững chắc. Hơn nữa, do đời sống kinh tế đƣợc cải thiện, nâng cao cùng với sự tác động của nhiều yếu tố văn hóa – xã hội, vị thành niên bƣớc vào tuổi dậy thì sớm hơn trƣớc kia, sớm đi vào yêu đƣơng và sớm có hoạt động tình dục. Tình trạng có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn vẫn diễn ra, mà nguyên nhân sâu xa là do VTN thiếu hiểu biết về SKSS. Cho nên, tăng cƣờng chăm sóc SKSS VTN, trang bị hiểu biết các vấn đề SKSS VTN giúp các em tránh đƣợc hiểm họa về sức khỏe cũng nhƣ đạo đức, có kỹ năng tự bảo vệ mình qua nhiều mô hình chăm sóc SKSS là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là cung cấp kiến thức giúp các em hiểu rõ hơn về giới tính, khía cạnh sinh học và kỹ thuật liên quan đến giải phẫu cơ thể con ngƣời, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kỳ dậy thì, cung cấp thông tin và những hiểu biết về sinh lý, thụ thai, phòng tránh thai ngoài ý muốn, phòng các bệnh LTQĐTD, nguy cơ dẫn đến vô sinh, thực hiện tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn và có trách nhiệm.[1, tr.6 – 10] Ở Việt Nam ta, chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời, đầu tƣ cho thế 7 hệ tƣơng lai. Đảng, Nhà nƣớc ta đã cụ thể sự quan tâm tới SKSS thế hệ tƣơng lai bằng “Chiến lƣợc dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên – thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, hàng loạt các chƣơng trình, mô hình ngắn hạn và dài hạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên đã đƣợc triển khai rộng khắp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, từ thành thị tới nông thôn, từ biên giới ra hải đảo xa xôi với những nội dung và hình thức phong phú tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ và hành vi của VTN về sức khỏe sinh sản. Trong những năm gần đây, sự tiếp cận mới mẻ của hoạt động công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đem đến nhiều hiệu quả tích cực. Công tác xã hội không chỉ tăng cƣờng năng lực của cá nhân, cộng đồng mà còn giúp họ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất trong chăm sóc SKSS VTN. Nhằm đánh giá vai trò của công tác xã hội trong hoạt động triển khai chƣơng trình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trong nhà trƣờng, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Bắc Giang từ góc nhìn công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Yên Dũng số 1, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)”. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu về mô hình SKSS VTN trên thế giới 2.1.1.Nghiên cứu về SKSS VTN Nghiên cứu SKSS VTN đƣợc tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển, nhƣng thƣờng đƣợc gọi với những tên khác nhau, chẳng hạn nhƣ sức khỏe VTN hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) tại Cairo (tháng 4/1994), sau 8 khi định nghĩa chính thức về SKSS đƣợc thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới thì mối quan tâm của không chỉ các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ đối với vấn đề SKSS VTN đƣợc đẩy lên một trình độ mới.Theo WHO hiện nay trên thế giới có khoảng 1/5 dân số thuộc tuổi VTN, nhƣ thế nghĩa là hiện đang có khoảng hơn 1 tỷ ngƣời đang ở tuổi VTN. Các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực QHTD, nạo hút thai, sinh đẻ ở VTN trên thế giới gây nhiều điều bất ngờ và đáng lƣu tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn. Theo UNFPA, hiện nay có khoảng 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10% số phụ nữ sinh con trên thế giới. Mỹ là quốc gia có tỉ lệ nữ VTN mang thai sớm cao nhất ở các nƣớc phát triển. Tại Mỹ có khoảng 20% số phụ nữ sinh nở trƣớc tuổi 20[33, tr.10]. Các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở Châu Phi có thai ngoài dự định dao động từ 50-90% trong số VTN chƣa chồng và 25 – 40% trong số VTN có chồng, ở Kênia, số VTN có thai ngoài dự định trong nhóm chƣa kết hôn là 74% so với nhóm đã kết hôn là 47%, còn ở Pêru số VTN có thai ngoài dự định trong nhóm chƣa kết hôn là 69% và nhóm kết hôn là 51%. Nhìn chung, số VTN mang thai ngoài dự định ở các nƣớc Mỹ - Latinh dao động từ 20-52%. Với tình trạng mang thai ngoài dự định nhƣ trên mỗi năm có tới 4,4 triệu ca nạo phá thai của VTN, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tàn phá SKSS VTN hiện nay.[9,tr.11-20] Các số liệu tổng hợp về tình trạng VTN sinh con ngoài ý muốn ở một số khu vực có tỉ lệ cao là: Mỹ - Latinh (40 - 50%), Bắc Phi và Tây Á (15 - 23%), Ấn Độ và Pakistan (16%), Philippin, Bangladesh, Srilanka và Thailand (23 41%) .[9,tr.11-20] Tình trạng QHTD sớm và mắc các BLTQĐTD ở VTN là một nguy cơ mang tính toàn cầu và thực sự phải đƣợc báo động đỏ trong mọi quốc gia. 9 QHTD sớm thƣờng để lại hậu quả xã hội nghiêm trọng về mang thai, nạo hút thai ngoài ý muốn và các bệnh LTQĐTD, đặc biệt là mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Một nghiên cứu cho thấy, VTN ở Mỹ, ở tuổi 15 có khoảng 27% nữ và 33% nam đã có QHTD, đến tuổi 17 tỉ lệ này tăng lên 50% và 66%.[9, tr.11 – 20]. Nếu tính riêng trong nhóm VTN học sinh thì có đến 72% học sinh Mỹ có QHTD khi bƣớc vào năm cuối phổ thông trung học, trong số đó có tới 40% các học sinh ở tuổi 15.[22, tr.36] Theo ƣớc tính của Văn phòng thông tin dân số Mỹ về SKSS VTN thì có ít nhất 80% số ngƣời bƣớc vào tuổi 20 ở vùng cận sa mạc Shahara (Châu Phi) đã từng QHTD. Vì thế nên đây cũng là nơi mắc BLTQĐTD lớn nhất, chẳng hạn nhƣ HIV/AIDS theo UNAIDS thì ở đây số ngƣời mắc HIV/AIDS chiếm 2/3 bệnh nhân này của thế giới.[33, tr.71 – 120]. Ở Thái Lan, ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nghiên cứu đã cho thấy có tới 60% VTN nam có QHTD trong đó có một số không nhỏ mới ở tuổi 13; ở Trung Quốc các thống kê mới đây khẳng định có 20% nữ học sinh có QHTD; ở Bangladesh 25% và Nêpan 34% VTN nữ 14 tuổi đã kết hôn [9]; Châu Phi là lục địa có tỉ lệ VTN có QHTD và mắc các bệnh LTQĐTD lớn nhất thế giới. Các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở Bostwana có 41% nữ và 15% nam ở tuổi 1516 đã có QHTD [33]; ở Cameroon 55% nữ và 70% nam đã có QHTD ở tuổi 15, nghiên cứu này còn khẳng định, VTN càng lớn tuổi mức độ QHTD càng tăng và có tới 5% nữ và 16% nam ở tuổi từ 12-17 đã có trên hai bạn tình thƣờng xuyên.[33] Theo ƣớc tính của WHO, mỗi năm có khoảng 20 triệu ngƣời mắc các BLTQĐTD, trong đó nhóm tuổi 15-19 chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau nhóm 20-24 tuổi. Sở dĩ nhóm thanh niên mắc các BLTQĐTD cao là do khi QHTD nhóm này thƣờng không sử dụng BPTT an toàn là bao cao su.[33] 10 Cùng với tình trạng QHTD sớm, có thai, nạo hút thai và sinh đẻ sớm, mắc các BLTQĐTD gia tăng nhanh, thực trạng VTN dính líu và tham gia vào các tệ nạn xã hội nhƣ tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, trộm cắp… đang đòi hỏi cấp bách và cần có chiến lƣợc mang tính toàn cầu về SKSS VTN. Đó cũng là nội dung xuyên suốt các nghiên cứu nói trên. 2.1.2. Nghiên cứu về mô hình chăm sóc SKSS VTN Theo tóm tắt của thƣ viện sức khỏe sinh sản của WHO, đánh giá các mô hình can thiệp sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các nƣớc đang phát triển. Ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng đã tiến hành nhiều mô hình chăm sóc SKSS VTN. Mô hình dựa vào trƣờng học có 22 nghiên cứu mức 1. Mô hình can thiệp SKSS VTN thông qua các chƣơng trình giáo dục SKSS VTN. Ngành giáo dục kể cả giáo dục chính quy và không chính quy đều đã thực hiện giáo dục dân số, giáo dục giới tính ở các bậc học và ở các loại hình trƣờng lớp khác nhau. Tất cả các chƣơng trình đƣa vào nhà trƣớng đa dạng về đề tài, nội dung và cấu trúc chuyển giao. Tỉ lệ tất cả nghiên cứu báo cáo một tác động tích cực đáng kể là: 17 trên 21 nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ; 4 trên 11 nghiên cứu đánh giá trì hoãn tình dục; 3 trên 6 nghiên cứu đánh giá số bạn tình; 6 trên 10 nghiên cứu đánh giá sử dụng biện pháp tránh thai; và 1 trên 3 nghiên cứu đánh giá sử dụng dịch vụ. Tuy vậy, các nội dung giáo dục dân số và giới tính và SKSS đƣợc đƣa vào chƣơng trình nhà trƣờng còn thiếu đồng bộ, các nội dung ít liên kết nhau. Hơn nữa các nội dung thƣờng tập trung vào các khía cạnh sinh học, kỹ thuật liên quan đến giải phẫu cơ thể con ngƣời, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kỳ dậy thì mà ít đề cập đến các khía cạnh xã hội và hành vi liên 11 quan đến các mối quan hệ khác giới, hôn nhân, tránh thai, các kỹ năng sống nhƣ quyết định, giải quyết vấn đề, xác định giá trị, sự thuyết phục trong quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Đây là những vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho VTN đƣơng đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đến SKSS VTN. Mô hình chăm sóc SKSS VTN thông qua chƣơng trình truyền thông đại chúng (6 nghiên cứu bán - thực nghiệm): 5 trên 6 nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ tìm thấy một ảnh hƣởng tích cực trên kiến thức và thái độ. Ba trên 4 nghiên cứu bao gồm tiếp thị xã hội tìm thấy một ảnh hƣởng tích cực trên kiến thức và thái độ. Các nghiên cứu tìm thấy một kết quả lẫn lộn đối với kết cục hành vi. Mô hình chăm sóc SKSS VTN qua chƣơng trình dựa vào cộng đồng (5 nghiên cứu gồm 1 thử nghiệm RCT, 1 đánh giá sau can thiệp có nhóm so sánh và 3 nghiên cứu cắt ngang lặp lại): các nghiên cứu thấy rằng các chƣơng trình dựa vào cộng đồng cải thiện kiến thức về bệnh lây qua đƣờng tình dục, kiến thức và thái độ, mức độ giáo dục, việc làm, sử dụng dịch vụ và trì hoãn tình dục. Mô hình chăm sóc SKSS thông qua chƣơng trình dạy nghề (4 nghiên cứu): cả 4 nghiên cứu tìm thấy một ảnh hƣởng tích cực trên kiến thức và thái độ. Có 2 nghiên cứu đánh giá sử dụng biện pháp tránh thai tìm thấy sự tăng sử dụng biện pháp khi có chƣơng trình. Mô hình chăm sóc SKSS thông qua chƣơng trình dựa vào điều kiện y tế. Dịch vụ bạn thanh niên (3 nghiên cứu): các nghiên cứu cho thấy chƣơng trình cải thiện kiến thức và tăng sử dụng dịch vụ và biện pháp tránh thai. Kết luận, hầu hết các mô hình can thiệp SKSS VTN có ảnh hƣởng tích cực trong việc nâng cao kiến thức và thái độ của vị thành niên về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, mặc dù các mô hình chăm sóc SKSS VTN đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng ảnh hƣởng tích cực lên lên hành vi của VTN thì chƣa cao. Chƣa 12 có những biện pháp can thiệp hữu hiệu để giúp VTN tránh đƣợc những sai lầm trong tình yêu, tình bạn và nhất là những sai lầm trong quan hệ tình dục. 2.2. Tổng quan về mô hình chăm sóc SKSS VTN tại Việt Nam 2.2.1. Một số nghiên cứu về SKSS VTN Trong những năm gần đây, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức xã hội đã quan tâm nghiên cứu SKSS của VTN, nhiều công trình chú ý đến việc trang bị kiến thức tình dục học, các biện pháp phòng ngừa thai ngén. Nội dung SKSS trong các công trình này thƣờng bao gồm các vấn đề về tình bạn, tình yêu, tình dục, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN , nhận thức về HIV/AIDS và các BLTQĐTD. Tháng 5/1998, Ủy ban Quốc gia DS/KHHGĐ đã thông qua Dự án tăng cƣờng giáo dục Dân số cho học sinh trung học 12-18 tuổi. Giữa năm 1998 Dự án hỗ trợ tăng cƣờng SKSS VTN – VIE /97/P12 do Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì cùng đƣợc triển khai. Các dự án này cũng thu đƣợc một số kết qủa nhất định. Cuộc Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 1) năm 2003 do Bộ Y tế và Tổng cục thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của WHO và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Tổng điều tra mẫu là 7.584 đối tƣợng VTN/TN nam và nữ đã có vợ/chồng và chƣa có vợ/chồng, độ tuổi từ 14-25 sống trong hộ gia đình trên toàn quốc, phân bố trên cả 8 vùng lãnh thổ, khu vực thành thị, nông thôn. Kết quả cho thấy: 1) Hiểu biết về SKSS: TN còn thiếu kiến thức về thời điểm thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 27,8% trả lời đúng, trong đó nữ hiểu biết cao hơn nam (33,3% so với 21,1%). Điểm hiểu biết các BLTQĐTD của thanh thiếu niên thấp, đạt 3/9 điểm. Hầu hết thanh thiếu niên (97%) đều biết ít nhất một BPTT và trung bình đạt 5,6/10 biện pháp, nhóm 22-25 tuổi có mức độ nhận thức về các BPTT cao hơn nhóm trẻ tuổi hơn…; 13 2) Hiểu biết và nguồn thông tin về HIV: 97% thanh thiếu niên đƣợc phỏng vấn cho biết có nghe nói về HIV/AIDS. Gần một nửa số thanh niên đƣợc hỏi (49,3%) cho biết họ có tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về HIV/AIDS (nghĩa là tiếp cận đƣợc với từ 7-9 nguồn thông tin), trong đó các PTTTĐC là nguồn thông tin phổ biến nhất (96,5%), không có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi; nguồn thông tin quan trọng thứ 2 là từ gia đình (88,2%), tiếp đến là nhóm chuyên môn (giáo viên, nhân viên y tế) (85,5%) và các tổ chức xã hội (68,2%). Mức độ hiểu biết của VTN về HIV cách phòng tránh HIV tƣơng đối cao. Điều tra cuối kỳ (năm 2006) chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên châu Á (RHIYA) về kiến thức, thái độ, hành vi SKSS của thanh thiếu niên đƣợc thực hiện bởi Viện dân số và các vấn đề xã hội (IPSS) – Trƣờng đại học kinh tế quốc dân với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của UNFPA. Đối tƣợng điều tra là các em nam, nữ VTN/TN từ 15-24 tuổi đang sống tại gia đình, thuộc 7 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh). Tổng số đối tƣợng VTN/TN trong mẫu khảo sát là 1216 ngƣời, trong đó có 50,2% nam và nữ. Kết quả điều tra nhƣ sau: 1) Kiến thức về SKSS: Kiến thức về khả năng thụ thai của VTN/TN vẫn còn thấp, chỉ có 21,3% đƣợc đánh giá là có kiến thức đúng; tỉ lệ VTN/TN biết nơi mua/nhận các BPTT khá cao 90,4%. Tỉ lệ VTN/TN nêu đƣợc tên của ít nhất hai BPTT là 80,4%. BPTT đƣợc VTN/TN biết đến nhiều nhất là bao cao su (96,1%) và viên thuốc tránh thai (78,7%); HIV/AIDS là khối kiến thức tốt nhất của VTN/TN, tỉ lệ có hiểu biết đúng về khối kiến thức này lên tới 99,3%. Kiến thức về từng nội dung trong SKSS khá cao, tuy nhiên kiến thức tổng hợp về SKSS của các em còn chƣa sâu, chỉ có 32,6% các em có kiến thức đúng về khối kiến thức này và VTN/TN nữ có kiến thức tổng hợp về SKSS tốt hơn nam rất nhiều; 2) Thái độ đối với SKSS: Hầu hết VTN (91,2%) đánh giá việc nhận 14 thông tin về các BPTT là rất quan trọng, 89,6% VTN/TN cho rằng việc tiếp cận thông tin về các BPTT là khá dễ dàng. Đối tƣợng chủ yếu đƣợc TN tìm đến thảo luận về BPTT, HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD là bạn bè (khoảng từ 60% đến 70%); 3) Hành vi liên quan đến SKSS/TD: tỉ lệ nam TN có QHTD trƣớc hôn nhân nhiều hơn nữ (70 nam/10 nữ cho biết đã có QHTD trƣớc hôn nhân). Đại bộ phận VTN/TN nam có QHTD lần đầu với bạn gái của mình, còn đại bộ phận VTN/TN nữ có QHTD lần đầu với chồng chƣa cƣới. Tỉ lệ VTN/TN sử dụng bao cao su khi QHTD khá cao 94,6%. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng của Phạm Thị Phƣơng Dung, trƣờng Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, 2006 nghiên cứu về “Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS của nữ sinh viên một trường cao đẳng tại quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2006”, cỡ mẫu khảo sát là 402 trƣờng hợp là những nữ sinh viên chƣa có chồng tại một trƣờng cao đẳng tại quận Tây Hồ - Hà Nội. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức của sinh viên về các BLTQĐTD và HIV/AIDS (QHTD trƣớc hôn nhân). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nữ sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức các bệnh LTQĐTD là 70,6% nhƣng kiến thức cụ thể còn chƣa tốt: 23,1% không kể đƣợc một bệnh LTQĐTD nào, dƣới 70% biết đƣợc một số triệu chứng của bệnh, gần 40% không biết nguyên tắc điều trị các bệnh LTQĐTD; chỉ có 40,5% nữ sinh viên đạt yêu cầu và kiến thức HIV… Nguyễn Hoàng Anh (2007), trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu về “Nhu cầu giáo dục SKSS VTN của học sinh THPT hiện nay (nghiên cứu tại trường THPT Yên Hòa – Cầu Giấy - Hà Nội và trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội” cho thấy học sinh đã nhận thức đƣợc những nội dung cơ bản về SKSS VTN, nhƣng nhận thức còn chƣa đầy đủ và chính xác, nhất là về BLTQĐTD và cách phòng tránh BLTQĐTD, BPTT, nạo hút thai… Số học sinh đã yêu đánh giá mức độ hiểu 15 biết của mình về SKSS lớn hơn số học sinh chƣa yêu. Phần lớn học sinh đƣợc hỏi cho rằng không nên QHTD khi ở lứa tuổi VTN do làm ảnh hƣởng đến học tập và gặp phải những nguy cơ về sức khỏe, mang thai ngoài ý muốn. Bùi Thị Hạnh (2009) trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu về “Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay – Qua khảo sát tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, kết quả khảo sát: 1) Kiến thức tổng hợp của sinh viên về SKSS/TD VTN/TN, bao gồm kiến thức về khả năng thụ thai, các biện pháp tránh thai, nơi cung cấp các BPTT, HIV/AIDS và các BLTQĐTD, chỉ ở mức độ trung bình (26,93 điểm/49 điểm); 2) Đa số sinh viên đều có thái độ đúng đối với vấn đề nạo phá thai, đó là nạo phá thai không phải là một biện pháp của KHHGĐ, nạo phá thai có hại cho sức khỏe, nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hay nạo thai dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phần lớn sinh viên không chấp nhận nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn trên dƣới 10% sinh viên có quan điểm sai cho rằng nạo thai là một biện pháp KHHGĐ (13,7%), nạo thai có thể chấp nhận đƣợc trong trƣờng hợp cặp vợ chồng muốn có con trai nhƣng siêu âm cho thấy thai nhi là nữ (9,5%), nạo thai có thể chấp nhận đƣợc trong trƣờng hợp cặp vợ chồng muốn có con gái nhƣng siêu âm cho thấy thai nhi là nam(8,2%); 3) Hành vi CSSKSS của sinh viên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ không an toàn: khoảng 6% sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng có QHTD, trong đó có 16 ngƣời QHTD lần đầu tiên với ngƣời yêu(bạn trai/bạn gái), còn lại có QHTD lần đầu tiên với chồng/vợ sau khi cƣới và chồng/vợ trƣớc khi cƣới. Gần 50% số sinh viên đã từng có QHTD đã không sử dụng bất kỳ một 16 BPTT nào trong lần QHTD đầu tiên. QHTD không an toàn là một hành vi nguy cơ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ. Chỉ có 3 sinh viên trong số 306 sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng mắc một trong số các bệnh LTQĐTD. Tất cả họ đều chữa trị tại các cơ sở y tế công(bệnh viện/trạm y tế/phòng khám). Đây là hành vi tích cực cần khuyến khích trong chăm sóc SKSS cho sinh viên. BCS là BPTT đƣợc đa số(73,2%) sinh viên lựa chọn sử dụng khi có QHTD trong tƣơng lai. Tóm lại, nghiên cứu về vấn đề SKSS/SKTD VTN và TN đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc đề cập tới bằng phƣơng pháp điều tra xã hội học. Chủ đề xuyên suốt các nghiên cứu này là về vấn đề thực trạng hiểu biết, thái độ, hành vi của VTN đối với SKSS. Những nội dung thƣờng đƣợc đề cập đến là tình bạn, tình yêu, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN; nhận thức về HIV/AIDS. Đối tƣợng nghiên cứu là VTN và TN độ tuổi từ 15-24. Các nghiên cứu trên hầu hết chỉ tập trung vào việc tìm hiểu hiểu biết, thái độ, hành vi hay nhu cầu của VTN về CSSKSS mà chƣa có nhiều nghiên cứu nào đánh giá thực trạng triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN gắn với vai trò của công tác xã hội. 2.2.2. Một số mô hình về chăm sóc SKSS tại Việt Nam Tại Thành phố Cà Mau, Văn phòng đại diện Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu và lập kế hoạch triển khai Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình nhƣợng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế nhà nƣớc”. Theo đó, dự án đƣợc thực hiện trong 42 tháng (từ tháng 7/2013 đến 12/2016), với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Atlantic Philanthropies (AP). Mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện sức khỏe bà mẹ thông qua việc nhân rộng mô hình nhƣợng quyền xã hội (NQXH) trong chăm sóc sức khỏe 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan