Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mkt dich vu...

Tài liệu Mkt dich vu

.DOC
19
101
106

Mô tả:

PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU Thanh Hoá được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Nói đến du lịch Thanh Hoá, trong tâm trí mỗi người đều nghĩ đến Sầm Sơn nơi tắm biển lý tưởng mà người Pháp đã biết khai thác cách đây 100 năm và nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát lý nổi tiếng. Không chỉ có du lịch biển, nếu đi về phía Bắc của Thanh Hoá đến với Huyện Nga Sơn, quý khách sẽ được chiêm ngưỡng động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp Tiên, với rất nhiều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như đường lên trời, kho gạo, kho vàng, quả đào tiên…Ngược về phía Tây Nam, đến huyện 1 Như Thanh thăm vườn quốc gia Bến En nơi phong cảnh núi, hồ thơ mộng, cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều loài động vật quý hiếm. Cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây, đến với Huyện Cẩm Thuỷ quý khách sẽ được chiêm ngưỡng suối cá thần Cẩm Lương với những đàn cá đẹp như tranh vẽ. Đối với những du khách say mê lịch sử, không thể bỏ qua di tích thành Nhà Hồ với những kiến trúc độc đáo, đặc sắc đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; đền thờ Lê Hoàn, khu di tích lịch sử Lam Kinh, khu di tích Triệu Tường Gia Miêu, phủ Chúa Trịnh, khu di tích lịch sử đền Bà Triệu, khu du lịch Hàm Rồng… Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nỗi tiếng trên khi du khách về với xứ Thanh, quý khách sẽ dịp hòa mình vào không gian dân gian nghệ thuật khi chiễm ngưỡng những đôi tay vàng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Từ buổi sơ khai, người xứ Thanh đã tận dụng tiềm năng dồi dào của nông, thổ, lâm, thủy, hải sản - nguồn nguyên liệu phong phú, vô tận để tạo nên các sản phẩm thủ công phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó, nghề thủ công truyền thống quê Thanh đã hình thành, tồn tại và phát triển, được phân bố trên khắp các vùng, miền khá đa dạng. Tại vùng biển, đồng bằng, nghề thủ công gắn liền với những tên gọi làng nghề quen thuộc, nổi tiếng như: đục đá làng Nhồi (Đông Sơn), gốm Tam Thọ (Đông Sơn) - Lò Chum - Cốc Hạ (TP Thanh Hóa); đúc đồng Trà Đông (Thiệu Hóa); dệt chiếu Nga Sơn; nước mắm Du Xuyên, Ba Làng (Tĩnh Gia),v.v... Tại vùng núi rừng xứ Thanh, nghề thủ công truyền thống gắn liền với các dân tộc như: nghề dệt sợi gai của người Thổ, dệt vải lanh của người Mông, dệt thổ cẩm của người Mường, Thái; làm cao chàm và nhuộm vải của người Dao,v.v... Đưa làng nghề, đăc biệt là các nghề về mỹ thuật vào khai thác phát triển du lịch đã thành công ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên ở Thanh Hóa việc tổ chức vẫn chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, người dân ở các làng nghề rất muốn được làm du lịch để nâng cao thu nhập đồng thời dữ dìn các làng nghề phát triển về sau nhưng họ vẫn chưa được cung cấp các kiến thức về du lịch, từ việc giao tiếp đến sáng tạo các sản phẩm thủ công phục vụ du lịch. Nhơn nữa là muốn mang Xứ Thanh giới thiệu với cả nước và thế giới. Chính vì vậy nhóm 4 chọn đề tài “Xây dựng mô hình phát triển dịch vụ du lịch với hoạt động của các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Thanh Hóa” nhằm tìm giải pháp phát triển đưa các làng nghề phát triển cùng với cùng các loại hình khác trong xã hội, nhơn nữa là dìn dữ những giá trị văn hóa vô giá cho các thế hệ sau . 2 PHẦN II: NỘI DUNG Để có cái nhìn rõ nét nhơn về mô hình áp dụng về dịch vụ dụ lịch khi quý khách du lịch qua các làng nghề khi về với Xứ Thanh, nhóm 4 đưa ra một tour du lich mang tên “ Xứ Thanh – Thanh Mỹ” tour du lịch sẽ đưa quý khách đi qua các làng nghề thủ công mỹ thuật truyền thống nỗi tiếng trong tỉnh. 2.1 CUNG ĐƯỜNG TOUR. Tour du lịch về Xứ Thanh mang tên “Xứ Thanh-Thanh Mỹ” nằm trong tour du lịch “NAM ĐỊNH - NINH BÌNH - THANH HÓA” thời gian 3 ngày 2 đêm. Ngày 01: Đón khách- Thăm quan chùa Phổ Minh-Tham quan làng hoa cây cảnh Vị Khê. - Sáng: 7h30 Đón quý khách theo điểm hẹn tại Nam Định đi thăm quan khám phá chùa Phổ Minh, Tham quan làng hoa cây cảnh Vị Khê. - Trưa : ăn trưa tại Thành phố Ninh Bình và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi. - Chiều : 1h30 xe đón khách đi thăm quan Tràng An và thăm chùa Bái Đính. 5h30 về khách sạn ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày 2: - Sáng : điểm tâm, 7h30 xe đón khách đi Thanh Hoá thăm quan làng nghề mỹ thuật truyền thống sản xuất các sản phẩm từ cây cói tại Nga sơn. 3 - Trưa : ăn trưa tại Thành Phố Thanh Hóa và nhận phòng khách sạn nghĩ ngơi. - Chiều : thăm quan làng gốm Lò Chum-Cốc Hạ tại Thành Phố Thanh Hóa - Tối : tối ăn tối tại khách sạn. Ngày 3: - Sáng : điểm tâm ,7h30 đón khách từ khách sạn đi thăm làng đúc đồng Tra Đông - tại Huyện Thiệu Hóa và thăm làng Đục Đá làng nhồi Tại Huyện Đông Sơn. Trưa: quý khách ăn trưa tại khách sạn Chiều : 3h30 xe đón khách trả khách lại nơi đón . Chào thân ái tiễn khách. Kết thúc chương trình.  TÊN KHÁCH SẠN : ĐỊA ĐIỂM NINH BÌNH KHÁCH SẠN 2 SAO KHÁCH SẠN 3 SAO -Khách sạn Hương Trà. - Khách Sạn Non Nước. - Khách sạn Trường Yên Việt Nhật Hotel . THANH Khách sạn Thanh Hoá KHÁCH SẠN 4 SAO khach san the vissai Khách sạn Queen Ninh Bình khách sạn Kinghotel 3 Khách sạn Lam Kinh HÓA Khách sạn Sao Mai  PHỤC VỤ ĐOÀN: 1. Xe vận chuyển đời mới đón - tiễn và phục vụ theo chương trình. 2. Xe nhỏ phục vụ Tour tại Thanh Hóa 3. Ngủ 2 khách/phòng khách sạn tiện nghi như trên (trường hợp lẻ nam, lẻ nữ: ngủ phòng ba). 4. Ăn các bữa theo chương trình: Điểm tâm tại K/sạn + Ăn trưa - tối tại các nhà hàng. 5. Hướng dẫn viên tiếng Việt phục vụ tận tình. 6. Phục vụ 02nước/khách /ngày. 4 7. Bảo hiểm du lịch.  KHÔNG BAO GỒM: 1. Chi phí cá nhân, uống tự gọi trong các bữa ăn,.. và tham quan vận chuyển ngoài chương trình. * Ghi chú: 1. Cung cấp danh sách đoàn gồm đầy đủ các chi tiết về: Họ tên, năm sinh, giới tính, quốc tịch và số điện thoại liên lạc của khách để chuẩn bị hồ sơ đoàn tham quan. 2. Trẻ em 1 - 5 tuổi: miễn phí (ăn + ngủ chung bố mẹ); 6 - 9 tuổi: tính ½ suất (ăn suất riêng và ngủ chung với bố mẹ); 10 - 11 tuổi tính 75% giá vé người lớn, 12 tuổi trở lên: tính như người lớn. Trong chuyến du lịch này, chúng ta đang đề cập tới vấn đề xây dựng mô hình dịch vụ du lịch qua các làng nghề mỹ thuật truyền thống của Thanh Hóa. Để làm rõ vấn đề đang nghiên cứu chúng ta sẽ bắt đầu chuyến du lịch ngay bay giờ 2.2 LÀNG CÓI HUYỆN NGA SƠN. Xin chào quý khách đã đến với Xứ Thanh ! Chúng tôi vui mừng được đón quý khách tham gia chương trình du lịch văn hóa qua các làng nghề thủ công mỹ thuật mang tên “Xứ Thanh-Thanh mỹ”. Như trưởng đoàn đã giới 5 thiệu tới quý khách ở trên. Điểm du lịch đầu tiên của chúng ta ngày hôm nay làng nghề truyền huyện Nga Sơn thuộc Tỉnh Thanh Hóa. Thưa quý khách,biết đến Nga sơn chúng ta nhắc đến chiếu cói nổi tiếng cả nước, và được xem la nguồn gốc của quả dưa hấu gắn liền với sự tích Mai Am Tiêm, Theo lời các vị cao niên kể lại thì ngày xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, ón g mượt. Ðiều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Thưa quý khách, chúng ta đang ở Nga sơn nơi chúng ta đa đang đứng có thể nhìn bao quát toàn thể cánh đồng cói. Quý khách có thể tự tay mình chạm tay vào những cây cói cảm nhận sự deo dai, mềm mại của than cây cói nói lên một phần tính cách con người nơi đây vượt qua thử thách khó khăn bám trụ với cây cói. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào trong làng để tận mắt thấy những sản phẩm làm từ cây cói. Như quý khách đang được thấy các sản phẩm làm từ cây cói như: phái nhắc đến là đầu tiên là những lá chiếu túi sách, tham cói, dép làm từ cói …. 6 Hình ảnh về các sản phẩm làm từ cây cói Nga Sơn Từ những đôi tay tài hoa của các nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm tỷ mỹ độc đáo mà mỗi khi ai nhìn thấy đều phải ồ lên khen ngợi, quý khách có thể tự tay mình tham gia làm thử ra sản phẩm để tặng bạn bè, người thân yêu với sự hướng dân nhiệt tình của các nghệ nhân. Tại đây quý khách khám phá và tìm hiểu được các sản phẩm được làm ra như thế nào, quý khách sẽ thấy rất thú vị khi tự mình khám phá ra được từ cây cói ngoài cánh đồng cói đến khi ra được một sản phẩm hoàn chỉnh phải làm những gì. Tại đây quý khách có thể mua những sản phẩm ngay tại nơi quý khách thăm quan để làm một quà lưu niệm, hay làm quà tặng bạn bè, người thân. 2.3. LÀNG GỐM LÒ CHUM THÀNH PHỐ THANH HÓA. 7 Kính chào quý khách, tiếp theo tôi xin giới thiệu với quý khách làng gốm Lò Chum – cốc Hạ Thanh Hóa. Lò Chum thuộc phường Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm khoảng 2 km về phía Đông Bắc, nằm dọc theo bờ tả ngạn con sông đào Bến Ngự. Đây là một làng nghề thủ công nổi tiếng của tỉnh Thanh với sản phẩm gốm sành độc đáo được nhiều người cũng như lịch sử công nhận và địa danh hóa sản phẩm do làng nghề sản xuất “ Gốm Lò Chum”. Theo hiểu biết hiện nay, nghề gốm ở đây do các thợ thủ công từ Thổ Hà (Hà Bắc cũ), Đanh Xá (Hà Nam), Hương Canh (Vĩnh Phú cũ), Bát Tràng (Hà Nội) di cư đem đến vào đầu thế kỷ XIX. Từ đó làng nghề ngày càng được phát triển mở rộng và chuyên môn hóa cao. Về với Lò Chum,quý khách sẽ được chứng kiến sự kết hợp hài hòa giữa kỹ nghệ làm gốm và chất đất sét vàng tại chỗ của những người thợ gốm tỉnh Thanh, những người đã tạo nên danh tiếng cho những sản phẩm tưởng chừng vô cùng bình dị như chum, vại, hũ, cảnh quả, chậu, cối giã, bình vôi… Trên 300 thợ gốm trong làng đều là những người tài hoa, nhiều người trong số họ đã làm được các loại chum đựng tới 500 lít và các loại bình cao tới 2 mét mà vẫn đảm bảo được tính hoàn hảo của sản phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật của gốm Lò Chum là dòng gốm chịu lửa, thường được nung trong lò bầu ở nhiệt độ cao lên tới trên 1200oC, sản phẩm chín thấu, không ngấm nước, không chỉ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể được dùng cho cả mục đích công nghiệp như bảo quản các loại hóa chất. 8 Bên cạnh các mặt hàng dân dụng truyền thống như chum, vại, chậu hoa… những người thợ gốm ở đây cũng đã được đào tạo và làm ra được những sản phẩm gốm mỹ thuật hết sức độc đáo bằng nghệ thuật tạo hình tinh xảo và sự kết hợp rất phong phú và đa dạng của các chất liệu men, trong đó loại men nâu là chủ yếu. Hình ảnh sản phẩm gốm Lò Chum Nghệ thuật tạo hình và trang trí của các sản phẩm gốm mỹ nghệ Lò Chum được kết hợp cả tính tả thực và tính trừu tượng trên nhiều mảng đề tài phong phú làm cho người xem có những cảm nhận rất khác nhau. Đó là những tác phẩm, những lọ hoa, tượng… từ khắc họa sự hình thành của vũ trụ, núi lửa phun, cô gái múa dưới trăng, tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… đến các sản phẩm mang đậm bản sắc các cộng đồng dân tộc của Việt Nam như gùi của đồng bào Tây Nguyên, váy của đồng bào Thái… Các sản phẩm này vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt là quý khách tự tay mình làm các món quà ngộ nghĩnh làm quà tặng, quý khách có thể ở lại đêm xem đốt lò nung gốm, nấu ra được sản phẩm như thế nào. 2.4 TRỐNG ĐỒNG TRÀ ĐÔNG. 9 Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam ĐẶC ĐIỂM TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN. Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ. Trang phục 10 Quần áo được tả trên trống có các loại như : áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau. Nghệ thuật kiến trúc Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Tượng trang trí Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ 11 thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắcở thời đại đồ đồng. Vũ nghệ Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời). Âm nhạc Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống : Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp. Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình. Nghệ thuật tạo hình 12 Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Những kiến thức khoa học Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp : tang trống phần trên phình rahình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề. Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm. Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu,cung, dao găm và mộc. 2.5 LÀNG DÂU TẰM – DỆT NHIỄU HỒNG. 13 Đã từ lâu, cùng với lụa hà đông, tơ nam định,… nhiễu hồng đô nổi tiến khắp cả nước.Tiếng tăm còn vuotj biên đến tận trời tây. Không biết được truyền về từ đâu và có từ thuở nào, nhưng trước 1945, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu… ở hồng đô, thiệu hóa đã phtas triển lắm, thành làng nghề truyền thống với những bí quyết nhà nghề rất đặc trưng và quý hiếm. Vậy gọi Hồng đô là quê nhiễu hẳn cũng chẳng ngoa gì. Mời các bạn cùng với chúng tôi tìm hiểu về những công việc của người dân nới đây nhé! Trong bếp là một cảnh ươm tơ: Một cô thợ đang miệt mài đảo, gỡ những cái kén trắng muốt bênchiếc máy ươm. Bên trên là guồng tơ đang quay tít (vì cái này nên phải chạy máy nổ). Những sợi dọc đã mắc sẵn. Cuộn tơ ở cuối máy được bọc bằng tấm nilon dài, phủ kín theo đường tơ để che bụi (nên mới có tấm nilon trắng buông lòa xòa xuống đất như thế). Khung cửi này đang được làm giở. Đây là cuộn vải đã dệt. Màu hơi phớt vàng. Cứng như vải đã hồ. Vải này khổ 40cm dung để làm khăn cuốn đầu. 14 Sản phẩm được làm từ chất liệu lụa nhiễu. 2.6 ĐỀ XUẤT – GIẢI PHÁP.  Khó khăn gặp phải : Tham quan, tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới của dịch vụ du lịch. Du khách thăm làng nghề không chỉ đắm mình trong cảnh làng quê yên ả, trong lành mà còn được chứng kiến hoạt động lao động sản xuất của những nghệ nhân và còn có thể tham gia làm ra sản phẩm. Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống đối với du khách. 15 Nhưng còn gặp phải nhiều vấn đề trong việc tổ chức chuyên nghiêp các chương trình, các chuyến du lịch thăm quan, lưu trú tại làng nghề: - Thiếu kiến thức về du lịch là tình trạng chung của người dân làng nghề Người dân  không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch, không được hướng dẫn cách làm ra những sản p hẩm hấp dẫn giá rẻ để “mua chuộc” khách. Nghệ nhân trong các làng chưa được quan tâm, vinh danh. Có nhiều làng nghề do vị trí nằm xa trung tâm, giao thông chưa thuận tiện nên rất khó thu hút khách. sự cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. nhiều làng nghề khó khôi phục sản xuất. lượng khách không đều do tính ổn định không có do giữa cơ sở sản xuất với đơn vị tổ chức du lịch không có ký kết nào. làng nghề phát triển một cách phân tán, nhỏ lẻ, ít có sự đầu tư, sản phẩm làng nghề đơn điệu, ít có sự cải tiến để phục vụ du lịch. cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ… Đề xuất –giải pháp: - Tổ chức các Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh mỗi - - - năm một lần. Tổ chức Festival làng nghề truyền thống định kỳ cứ 2 năm một lần, nhằm tôn vinh và quảng bá các nghề truyền thống . Công tác quy hoạch. Từ thực tế, có thể thấy quy hoạch phát triển du lịch làng nghề cần được gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch giao thông, phát triển tiểu thủ công nghiệp, v.v... ở từng địa phương, đồng thời có sự liên kết giữa các quy hoạch ấy trên từng tour du lịch. đồng thời có thể kết nối các tour du lịch làng nghề với thăm viếng các đình, chùa, miếu mạo nổi tiếng trong vùng. Trong các làng nghề, cần quy hoạch tổ chức lại các làng nghề truyền thống, chú trọng xây dựng các bảo tàng (hoặc phòng truyền thống) để du khách hiểu sâu giá trị văn hóa của làng nghề, gắn với quy hoạch khu dân cư, khu thương mại, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng làng nghề (đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc, truy cập internet,...), nhất là thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v... Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Các làng nghề cần tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng hơn, mỹ thuật hơn, đa dạng hơn. Phát triển các tuyến du lịch sinh thái, khám 16 - - - - - phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa các dân tộc, coi đây là cơ hội để du lịch làng nghề thể hiện rõ sắc thái văn hóa của làng nghề gắn với sinh thái, với ẩm thực dân gian, với các tiện nghi lưu trú, vui chơi giải trí. Chú trọng các sản phẩm là hàng lưu niệm với những kiểu dáng, mẫu mã hấp dẫn hơn. Gặp gỡ nghệ nhân làng nghề cũng là một hoạt động mang lại cho du khách những cảm giác mới. Khách tham quan có thể trò chuyện với nghệ nhân, tìm hiểu quá trình sáng tác của họ, xem họ thao tác. Đáng quý là những sản phẩm "độc bản" mà nghệ nhân có thể bán hoặc tặng cho du khách, kèm theo chữ ký của mình. Mở mang các hoạt động dịch vụ. Đây là những hoạt động giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch làng nghề, tạo thuận lợi cho du khách và từ đó, tăng thêm tính hấp dẫn của điểm du lịch làng nghề. Cần tạo thuận lợi cho du khách trong việc đi lại. Việc quảng bá, giới thiệu các làng nghề truyền thống, các tour du lịch làng nghề cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Chú trọng sắp xếp các điểm du lịch, nhất là tổ chức lại các hàng quán dịch vụ bán hàng lưu niệm hoặc ăn uống, khắc phục tệ nạn chèo kéo du khách mua hàng lưu niệm hoặc hương hoa, vàng mã tại các đình chùa, di tích lịch sử... Xây dựng đội ngũ nhân lực. Trước hết, đó là đội ngũ những người quản lý du lịch làng nghề: họ cần có tầm nhìn cũng như những kiến thức mới về du lịch làng nghề; say mê với công việc, luôn đổi mới, không chịu dừng lại ở những cách làm cũ, sáo mòn (đang khá phổ biến ở nhiều tổ chức du lịch làng nghề), mà luôn luôn sáng tạo những sản phẩm mới, cách làm mới hấp dẫn du khách hơn. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo du lịch làng nghề. Cuối cùng, để thực hiện những giải pháp cần thiết nhằm khai thác và phát huy tiềm năng du lịch làng nghề, rất cần nâng cao tầm nhìn của người quản lý đi đôi với đổi mới công tác điều hành, chỉ đạo du lịch làng nghề. ông tác quản lý nhà nước cần tập trung vào các việc như: hoàn chỉnh quy hoạch làng nghề, trong đó có quy hoạch du lịch; tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch có sự kết hợp giữa các ngành liên quan; hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách (như việc cấp visa cho du khách nước ngoài), tăng cường đầu tư cho xúc tiến du lịch, cho kết cấu hạ tầng làng nghề, khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v... Khuyến khích hơn nữa các công ty tư nhân, coi đây là một nhân tố chủ yếu trong việc phát triển du lịch làng nghề xứng tầm và đạt hiệu quả cao hơn. 17 PHẦN III: KẾT BÀI Phát triển du lịch làng nghề không chỉ là phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho làng nghề mà thực chất du lịch làng nghề là du lịch văn hóa, là giới thiệu để khách du lịch trong nước và nước ngoài hiểu thêm những đặc trưng văn hóa, truyền thống của nước ta cũng như của mỗi làng nghề. Thanh hóa là một trong những tỉnh là cái nôi của nghiều làng nghề truyền thống mỹ nghệ, việc phát triển các làng nghề theo hướng phát triển du lịch là trong những bước tiến quan trọng trong việc phát triển và nâng cao kinh tế chung của đất nước, ngoài việc phát triển kinh tế còn lưu giữ lại những nét văn hóa đặc trưng của cộng đông nét văn hóa dân gian cho thế hệ sau Để phát triển mô hình làng nghề mỹ thuật với du lịch làng nghề cần phát triển các loại dịch vụ gắn với làng nghề du lịch, làm được này cần nhiều sự kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác trong tỉnh, gắn với các văn hóa ẩm thực, tham gia quảng bá, khuyến kích các doanh nghiệp tham gia vào phát triển các làng nghề đưa làng nghề phát triển theo hướng du lịch lâu bền với du lịch văn hóa từ đây mọi người sẽ biết đến nét văn hóa của con người Việt Nam thân thiện mến khách , đứa hình ảnh làng nghề là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Thanh Hóa, cũng như tới Việt Nam. 18 MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................................................................................3 2.1 CUNG ĐƯỜNG TOUR.....................................................................................................................3  TÊN KHÁCH SẠN :...................................................................................................................3  PHỤC VỤ ĐOÀN:......................................................................................................................3  KHÔNG BAO GỒM:..................................................................................................................3 2.2 LÀNG CÓI HUYỆN NGA SƠN......................................................................................................3 2.3. LÀNG GỐM LÒ CHUM THÀNH PHỐ THANH HÓA.................................................................3 2.4 TRỐNG ĐỒNG TRÀ ĐỒNG.........................................................................................................3 2.5 LÀNG DÂU TẰM – DỆT NHIỄU HỒNG.....................................................................................3 2.6 ĐỀ XUẤT – GIẢI PHÁP.............................................................................................................3  Khó khăn gặp phải :..................................................................................................................3  Đề xuất –giải pháp:....................................................................................................................3 PHẦN III: KẾT BÀI.................................................................................................................................3 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan