Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Máy x quang tăng sáng truyền hình...

Tài liệu Máy x quang tăng sáng truyền hình

.DOCX
35
5371
140

Mô tả:

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy X quang xóa nền
1 HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ BỘ MÔN ĐTYS – KHOA KTĐK Thiết bị chẩn đoán hình ảnh 1 Đề tài: Phân tích kỹ thuật chụp X – quang tăng sáng truyền hình Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hương Hoàng Thị Ngọc Linh Vũ Mai Phương Trần Thị Quỳnh Hà Nội, 2016 2 MỤC LỤC Lời nói đầu I. Khái niệm và chức năng của máy chụp X- Quang tăng sáng truyền hình I.1. I.2. Khái niệm Chức năng của máy chụp X-quang tăng sáng truyền hình II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy X-quang tăng sáng truyền hình II.1. II.2. II.3. II.4. Khối cao thế Bóng X-quang Hệ thống tăng sáng Hệ thống thu ảnh III. Vấn đề an toàn III.1. An toàn điện III.2. An toàn phóng xạ IV. IV.1. IV.2. IV.3. Giới thiệu máy X-quang tăng sáng truyền hình XM-1550 Thành phần chức năng Tính năng kỹ thuật Sơ đồ nguyên lý và hoạt động của máy Lời nói đầu Chiếu X-quang là phương pháp đơn giản nhất để làm cho thấy được hình ảnh của cơ thể. Những hình ảnh đó không rõ do trong điều kiện ít ánh sáng. Độ sáng bình thường của một màn chiếu X-quang là chừng 0,1 – 0,001cd/cm2. Ánh sáng bình thường của một vật mà ta nhìn rõ được là 100cd/cm2. 3 Sự thay đổi của các photon ánh sáng lớn hơn nhiều sự thay đổi của các photon chum tia X. Người ta có thể làm cho hình rõ hơn bằng cách tăng cường độ tia X nhưng liều hấp thụ tia X của bệnh nhân bắt buộc vẫn phải ở mức an toàn (tương đối thấp) Những điều trên cho thấy sự tăng sáng là vô cùng cần thiết. Do vậy máy máy tăng sáng đã ra đời. Máy X-quang tăng sáng được phát minh ra nhờ các công trình nghiên cứu mới và dựa trên các tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau. [1] I. Khái niệm và chức năng của máy chụp X- Quang tăng sáng truyền hình I.1. Khái niệm Máy chụp X quang là một thiết tạo ảnh về cấu trúc bên trong của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở ứng dụng tính chất lý hóa của tia X. Tia X được nhà vật lý người Đức Willem Conrad Roentgen phát hiện vào năm 1895.Tia X được sinh ra do sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó chuyển 4 động với vận tốc lớn đến gần một hạt nhân,khi quỹ đạo bị thay đổi một phần động năng của electron được chuyển thành năng lượng bức xạ điện từ và phát ra tia X(bước sóng từ 10.10-12 -6.10-9m). Tính chất của tia X: - Tia X nằm ngoài dải sóng ánh sáng nhìn thấy nên không quan sát được bằng mắt thường . - Nhờ có năng lượng rất cao và bước sóng ngắn nên tia X có khả năng đâm xuyên qua hầu hết mọi vật chất - Khi đam xuyên qua vật tia X bị hấp thụ .Độ hấp thụ tia X phụ thụ tia X phụ thuộc vào loại vật chất. - Tia X có tác dụng làm đen phim ảnh .Nhờ tính chất hấp thụ và làm đen phim ảnh tia X được dùng làm tạo ảnh đối tượng thăm khám bệnh trên màn hình. Máy X quang truyền thống có những hạn chế nhất định. Ảnh X quang là ảnh xếp chồng, mặt khác độ phân giải và độ đối quang của ảnh chưa thật cao nên khó thăm khám những bộ phận nằm sâu trong cơ thể như phát hiện khối u trong sọ não, những khuyết tật trong mao mạch đặc biệt trong giai đoạn đầu khi những triệu chứng còn chưa rõ rệt. Hơn nữa tia X là tia có hại cho cơ thể, vì vậy việc thăm khám bằng máy X quang không thể áp dụng cho mọi đối tượng. Để bổ khuyết cho những hạn chế của máy X quang truyền thống, trong vài thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra hàng loạt thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới như siêu âm, chụp cắt lớp máy tính, chụp cộng hưởng từ. Những thiết bị này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên chúng cũng có những hạn chế, ví dụ như chi phí đầu tư thiết bị và chi phí cho một xét nghiệm bằng máy chụp cắt lớp điện toán cao hơn nhiều lần so với máy X quang truyền thống, vì vậy chúng chỉ bổ sung mà không loại trừ nhau. Máy X quang đã và vẫn là một thiết bị chẩn đoán hình ảnh quan trọng trong y tế 5 Máy chụp X-quang tăng sáng truyền hình là máy chụp X-quang thời gian thực, hình ảnh X-quang được thu lại, tăng sáng sau đó đưa tới màn hình quan sát. Hình ảnh X-quang sẽ được nhìn rõ hơn khi được tăng sáng trong buồng tăng sáng của máy. Hình 1.1 : Hình ảnh X-quang hộp sọ của máy X-quang huỳnh quang thông thường[2] 6 Hình 1.2 : Hình ảnh X-quang hộp sọ của máy X-quang tăng sáng [2] I.2. Chức năng Hình ảnh tạo ra bởi máy X-quang tăng sáng truyền hình có chất lượng hình ảnh rõ nét và sáng hơn so với máy X-quang thông thường giúp cho các bác sĩ, kỹ thuật viên quan sát được rõ ràng và chi tiết hơn để đưa ra những kết luận chính xác cho bệnh nhân. Máy còn được kết nối với TV camera để thu nhận quan sát trực tiếp hình ảnh X-quang trên TV II. Cấu tạo ,nguyên lí hoạt động của máy X quang tăng sáng truyền - hình. Máy X- quang tăng sáng truyền hình gồm : Khối cao thế Ống tia X Hệ thống tăng sáng Hệ thống thu ảnh 2.1. Khối cao thế Khối cao thế cung cấp điện áp đủ lớn cho bóng X quang phát xạ tia X. Khối cao thế bao gồm biến áp cao thế và chỉnh lưu cao thế. - Biến áp cao thế có nhiệm vụ tăng điện áp nguồn (220v)lên đến hàng trăm kV.Cấu tạo của biến áp cao thế gồm 2 cuộn dây nếu là biến áp một pha 7 hoặc 6 cuộn dây nếu là biến áp 3 pha.Chúng được cuốn quanh lõi sắt silic.Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được cách điện với nhau .Tỷ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng tỷ số điện áp: N2 U2 N1 = U1 - Chỉnh lưu cao thế: Chức năng :chỉnh lưu điện áp cao thế xoay chiều thành một chiều. Có 3 loại chỉnh lưu cao thế được dùng phổ biến là:  Chỉnh lưu cao thế một pha nửa chu kỳ.  Chỉnh lưu cao thế một pha cả chu kỳ.  Chỉnh lưu cao thế ba pha cả chu kỳ. 2.2 Bóng X quang Bóng X quang có chức năng là phát xạ tia X. 2.2.1. Cấu trúc chung của bóng X quang: 8 Hình 2.1: Cấu trúc của bóng X quang Bóng X-quang có thể xem như dạng đặc biệt của điot chỉnh lưu chân không. Bóng X-quang gồm : - Catot nguồn bức xạ điện tử Anode nguồn phát xạ tia X,là tấm bia hứng chùm điện tử bắn vào rồi phát xạ chùm tia X. Vỏ thủy tinh (vỏ bên trong )có hình dạng trụ bao quanh và đồng thời làm giá đỡ cho anode và cathode.Vỏ này có khả năng chịu nhiệt cao .có độ cách điện cao ,có hệ số giãn nỏ đồng nhất với sự giãn nở của các điện cực và chịu đươc áp lực chân không lớn. Vỏ bên ngoài :Thường làm bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm phủ chì bao quanh bóng X quang chỉ cho tia X bức xạ qua cửa sổ, hấp thụ các tia X theo các ướng có hại cho người bệnh và những người xung quanh,chống giật điện. 2.2.2. Nguyên lí hoạt động : Bóng X quang hoạt động trên nguyên lí biển đổi năng lượng động năng của chùm tia điện tử từ cathode sang năng lượng tia X bức xạ từ anode. 9 Dưới tác dụng của điện áp cao thế ,cathode được nung nóng tới nhiệ độ rất cao (khoảng 200000C) để bức xạ chùm electron,khi chưa cấp điên thế giữa catot và anode chùm electron chit tồn tại xung quanh catot .Dưới tác dụng của điện áp cao giữa anode và cothode trong bóng X quang chùm electron này được gia tốc về phía anode với động năng lớn.Chùm electron chuyển động rất nhanh về phía anode và đạp vào anode.Khi đập vào anode các electron biến đổi động năng thành nhiệt năng nung nóng anode và một phần nhỏ chuyển đổi thành năng lượng tia X phát xạ qua cửa sổ của bóng. 2.3. Hệ thống tăng sáng[5] 2.3.1. Đặc điểm cấu tạo Hệ thống tăng sáng chuyển đổi dòng photon tia X cường độ thấp thành cao có thể quan sát rõ ràng: 10 Hình 2.3.1: Cấu trúc cơ bản của hệ thống tăng sáng Hệ thống tăng sáng trong máy X quang tăng sáng gồm: - Lưới chống sự phân tán của tia X. Màn huỳnh quang vào (màn sơ cấp) :chuyển photon tia X thành photon ánh sáng.Màn huỳnh quang này chủ yếu được làm bằng tinh thể CsI có dạng kim dày đặc ngăn ngừa sự trở lan truyền ánh sáng sang bên. 11 Hình 2.3.2: Dạng cấu trúc của màng huỳnh quang vào[6] - Photocathode :chuyển đổi photon ánh sáng thành electron Màn huỳnh quang ra (màn thứ cấp):chuyển các electron thành photon ánh sáng.Màn này có kích thước nhỏ hơn so với màn huỳnh quang vào và kích thước màn này thường là kích thước tối thiểu. - Các điện cực định hướng :lái các chùm electron về hướng anode 2.3.2. Nguyên lí hoạt động : Hình chiếu sáng được chùm tia X đưa tới màn huỳnh quang sau khi xuyên qua bệnh nhân. Màn đó chuyển các photon tia X thành photon ánh sáng. Cấu tạo của màn này cũng giống màn soi X quang (có ZnSO 4 và cadimi) nhưng mỏng hơn (vài phần mười của 1mm). Với một cường độ 1mAs, từ 60-100kV, mật độ tia X là 2.105 photon/1mm2 trong 1s. Mỗi photon tia X biến thành 5.000 – 6.000 photon ánh sáng. Trong các điều kiện trên màn có độ sáng khoảng 10 -2 cd/mm2. Một lớp nhạy cảm ánh sáng và phát ra các photon điện tử. Lúc đó các điện tử được gia tốc bởi một điện thế chừng 25kV và được từ trường tập trung đạp vào màn thứ cấp kích thước nhỏ hơn. Màn thứ cấp thuộc loại P.20, có một huỳnh quang vàng lá mạ và cho một hình ảnh sáng hơn hình của màn chiếu X quang 12 đặt ở chỗ màn sơ cấp của bóng hàng nghìn lần. Sự tăng sáng đó một phần nhờ có sự gia tốc các photon điện tử và một phần nhờ việc giảm đường kính của màn thứ cấp so với màn sơ cấp. Hình ảnh của màn thứ cấp lại được truyền đi : + Hoặc qua bộ phận quang học để quan sát trực tiếp. Giải pháp này không được phổ biến vì nguy hiểm cho bác sỹ đứng gần bóng X quang. + Hoặc qua một máy quay phim truyền hình. + Hoặc được kết hợp với một máy quay phim X quang. Hai cách dùng dưới là phổ biến và thường được kết hợp với nhau. 2.3.3. Đặc điểm của hình thu được. Hình thu được được đánh giá qua độ tăng sáng và yếu tố chuyển hình. Độ tăng sáng là tỷ lệ của màn thứ cấp và màn chiếu X quang, với cường độ tia X như nhau. Hiện nay ,các máy có độ tăng sáng từ 3000-6000 và một số đạt đến 9000 lần. Yếu tố chuyển hình là tỷ lệ giữa độ sáng của màn sơ cấp với cường độ của chùm tia X. Yếu tố chuyển hình chừng 50- 100cd/m 2 với cường độ 1mR/s. Nó phụ thuộc vào bản chất của màn và thay đổi với chất lượng của tia X. 2.4. Hệ thống thu ảnh. 2.4.1. Nguyên lý. Nếu chỉ cần truyền đi sự thay đổi theo thời gian của cường độ ánh sáng một điểm cố định thì cũng giống như việc truyền đi cường độ của âm thanh. Ở điểm phát sáng ,năng lượng ánh sáng biến thành điện năng nhờ một tế bào quang điện và tín hiệu này sẽ được truyền đến máy thu cùng với sự thay đổi biên độ của ánh sáng . Nhưng đối với một hình ảnh cấu tạo bởi hàng nghìn ,vạn điểm sáng, thì việc truyền nhiều tín hiệu điện lại càng phức tạp , và ngoài cường độ ánh sáng còn phải đem đến máy thu vị trí của của các điểm sáng một cách chính xác. - Một song điện không thể truyền đi cùng một lúc các tín hiệu của một hình ảnh. Phân tích quy mô một hình ảnh bằng một điềm sáng trong ống kính truyền hình gọi tắt là mạch quét. 13 - Sơ đồ mạch quét trong vô tuyến truyền hình (625 dòng): Điềm sáng đi theo các dòng số lẻ rồi qua các dòng số chẵn . Trong 1s điểm sáng quét 50 mạch chẵn và 50 mạch lẻ. Hình ảnh hiện lên màn thu cũng được tạo nên nhờ một điểm sáng quét lên màn, do một số mạch giống hệt các mạch trong ống kính truyền hình. Sự tồn tại ánh sáng trên màn một thời gian ngắn và sự lưu lại cảm giác của võng mạc cho ta thấy toàn bộ hình ảnh phát đi từ bóng tăng sáng. Ống kính truyền hình dùng trong X quang có 2 loại: Ống Vidicon và ống Orthicon.hoặc màn cảm quang CCD Bộ phận quang học dùng để tụ hình X quang lên âm cực trong máy phải có chất lượng tốt, thật sáng để giảm bớt liều hấp thụ tia X cho bệnh nhân. 2.4.2. Cấu trúc hệ thống quang học. Hệ thống quang học bao gồm : - Kính chuẩn trực để hình thành các tia sáng khác nhau từ màn huỳnh quang ra. Khe hở để hạn chế ánh sáng đến video camera Ống kính để tập chung hình ảnh vào camera Video camera ghi lại hình ảnh từ hình ảnh ra của hệ thống tăng sáng và chuyển nó thành tín hiệu tương tự phù hợp với định dạng video được công nhận. 2.4.3. Ống Vidicon. Nguyên lý của ống dựa trên hiệu ứng quang dẫn. Phía trước ống có 1 tấm bia rất mỏng có tính chất quang dẫn. Chất selen dùng làm chất quang dẫn lúc đầu đã được thay thế bằng chất trisulfua antimoan rất nhạy cảm và phù hợp với màn thứ cấp của bóng tăng sáng. Ánh sáng chiếu vào bia làm giảm điện trở và một dòng điện sẽ phát sinh. Cường độ dòng điện mới sẽ tỷ lệ thuận với độ sáng của điểm chiếu lên màn. Ngoài tấm bia còn có 2 cuộn dây hội tụ và quét đưa dòng điện qua dây cáp đồng trục với màn thu hình. 14 Hình 2.4.1: Cấu tạo ống vidicon 2.4.4. Ống Orthicon . Nguyên lý của ống dựa trên hiệu ứng quang điện. Màn kính mỏng quét bộ cesi phát sinh ra quang điện tử khi bọ photon ánh sáng đập vào. Các điện tử được gia tốc và đập vào tấm bia thủy tinh mỏng tạo nên một luồng điện tải dương tỷ lệ thuận với cường độ của tia sáng đi tới. Một chùm tia điện tử được sung điện tử bắn đi tới tấm bia và trở lại bộ phận bội nhân điện tử. 1 2 3 4 5 6 8 TÝn hiÖu 7 Hình 2.4.2: Cấu tạo của ống Orthicon 1.Màn nhạy sáng; 2.Bia thủy tinh; 3. Hệ thống hội tụ; 4. Hệ thống quét; 5. Sung điện tử ; 6. Bộ nhân điện tử ; 7 quang điện tử ; 8. Quang kính. 15 2.4.5 CCD video camera Cảm biến CCD (viết tắt của Charge Coupled Device trong tiếng anh và có nghĩa là "linh kiện tích điện kép") là cảm biến chuyển đổi hình ảnh quang học sang tín hiệu điện trong các máy thu nhận hình ảnh. CCD có ưu điểm về khả năng dễ dàng vận hành thiết bị. Cấu trúc nhỏ gọn, để giảm bớt khối lượng thiết bị. ngoài ra, thiết bị CCD còn có ưu điểm về tiết kiệm năng lượng, không chịu ảnh hưởng rung cơ học vốn có ở thiết bị sử dụng hiệu ứng quang điện.Hơn nữa, độ phân giải và khả năng xử lý của CCD cho phép tạo được hình ảnh với độ phân giải cao hơn ống Vidicon. Trong tương lai, các camera truyền hình sẽ được sử dụng loại thiết bị ghép nối điện tích này, thay thế cho các thiết bị sử dụng hiệu ứng quang điện vốn có. Tín hiệu sau khi đi qua CCD sẽ có dạng tín hiệu tương tự và được khuếch đại như tín hiệu video hoặc số hóa trực tiếp. III. Vấn đề an toàn 3.1. An toàn điện 3.1.1. An toàn cho thiết bị Vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt là việc cung cấp điện từ nguồn vào thiết bị. Đường dây từ nguồn đến thiết bị khoảng 2m, không đi qua môi trường nước hoặc ẩm ướt. Bắt buộc phải có dây nối đất cho thiết bị. Trước khi nối vào thiết bị phải kiểm tra các đầu vít nối, dây dẫn xem đã tiếp xúc chưa, đã nối đúng quy định chưa. Cần chú ý xem điện áp danh định của thiết bị là bao nhiêu, thist bị dùng nguồn 1 chiều hay xoay chiều? 16 Phích cắm đã được nối đúng các đầu dây đã quy định chưa. Cầu chì phải thay đúng theo trị số đã quy định. [1] 3.1.2. An toàn cho người sử dụng Trong các thiết bị X-quang, bộ phận dẫn điện cao thế thường ở dưới thấp có thể với tới do đó phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn điện. Tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân và cấp cứu một cách kịp thời khi xảy ra sự cố. Điểm yếu nhất là các đầu cáp cao thế cho nên cần phải bảo quản tốt để đảm bảo độ cách điện, không để gẫy, rạn, nứt vỏ cáp, các đường uốn cong phải có đường kính tối thiểu trê 15 lần đường kính của dây. Bàn bệnh nhân nằm để chụp phải làm bằng gỗ hoặc các chất cách điện tốt. [1] 3.2. An toàn phóng xạ Khi nhân viên làm việc với nguồn bức xạ, mà chủ yếu là nguồn phóng xạ kín và máy phát tia X, để giảm liều chiếu ngoài tại vị trí người làm việc, có thể sử dụng 3 biện pháp như sau đây: - Giảm thời gian làm việc. - Tăng khoảng cách từ người đến nguồn. - Tăng chiều dày vật che chắn bức xạ ( đối với máy X -quang di động : áo chì bảo vệ tốt có độ dày 0,5 mm ) 3.2.1. Đối với nhân viên bức xạ Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm liên tục không được vược quá 20 mSv. Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm riêng lẻ bất kỳ không được vượt quá 50 mSv. Liều tương đương trong một năm đối với thể tinh thể của mắt không vượt quá 150 mSv. Liều tương đương trong một năm đối với tay chân và da không vượt quá 500 mSv. 3.2.2. Đối với dân chúng Liều hiệu dụng toàn thân trong một năm không được vượt quá mSv . 17 Trong các trường hợp đặc biệt liều hiệu dụng có thể tăng tới 5 mSv cho một năm riêng lẻ, như liều hiệu dụng cho trung bình 5 năm liên tục không vượt quá 1 mSv trong một năm. Liều tương tương trong một năm đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 15 mSv. Liều tương đương trong một năm đối với chân tay hoặc da không được vượt quá 50 mSv. 3.2.3. Đối với người thăm, người trợ giúp bệnh nhân Giới hạn liều được lập ra trong điều này sẽ không áp dụng cho những người chăm sóc bệnh nhân, có nghĩa là các cá nhân bị chiếu trong khi tình nguyện trợ giúp bệnh nhân ( khác với những công việc hoặc nghề nghiệp của họ ) trong khi tiến hành các xét nghiệm hoặc điều trị, hoặc khách đến thăm bệnh nhân, bởi vậy: Liều của một cá nhân bất kỳ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân và khách đến tham cần phải được kiềm chế sao cho liều bức xạ không vượt quá giá trị 5 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Liều chiếu với các trẻ em đến thăm bệnh nhân đang sử dụng dược chất phóng xạ cũng phải được kiềm chế ở mức nhỏ hơn 1 mSv.[3] IV. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÁY XM-1550[4] 4.1. Thành phần chức năng 4.1.1. Chức năng Thiết bị là loại máy ứng dụng tia Rơnghen trong việc chẩn đoán. Cũng như những thiết bị ứng dụng tia X khác nhưng đến thiết bị này đã có sự cải tiến và phát triển mạnh mẽ hơn các thiết bị X-quang thông thường nhờ kỹ thuật tăng sáng và truyền hình. Với máy X- quang tăng sáng truyền hình, người bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật X-quang can thiệp, bệnh nhân có thể phải uống thuốc cản quang trước khi chiếu. Khi chiếu nhờ tác dụng thuốc cản quang mà người bác sĩ dễ dàng quan sát trên màn hình và thực hiện một số can thiệp chuyên môn trực tiếp vào bệnh nhân. Khi cần thiết lưu lại hình ảnh để phục vụ chẩn đoán, hội chẩn, quá trình điều trị tiếp theo… kỹ thuật viên có thể điều chỉnh từ bàn điều 18 khiển sao cho hình ảnh đạt được trên màn hình như mong muốn và chụp. Ảnh sẽ được lưu lại trên phim đựng trong catxet. 4.1.2. Thành phần Máy X-quang tăng sáng truyền hình XM-1550 có sơ đồ khối như sau: Hình 4.1 : Sơ đồ khối của máy X-quang tăng sáng truyền hình + Khối cao thế: Tạo ra điện áp cao từ 40 – 150 KV đặt vào hai cực của bóng X- quang. Nhờ điện thế cao mà có sự chênh lệch điện áp giữa hai cực của bóng X-quang. Sự chênh lệch này sẽ hút đám mây điện tử tại catốt đến đập vào anốt tạo sinh ra tia X. + Bóng X-quang: Nhiệm vụ tạo tia X, đây là bộ phận thiết yếu của thiết bị. Đám mây điện tử sinh ra do ta cung cấp dòng cho sợi đốt của catôt. Đám mây này nhờ sự chênh lệch điện áp giữa hai cực đến va đập với anốt. Một phần trong số đó sinh ra tia X. Tia X này được định hướng phát ra theo hướng xác định để phục vụ chiếu và chụp tiếp theo. + Thiết bị tăng sáng: Nếu như thực hiện thu và biến đổi trực tiếp tín hiệu sau bệnh nhân rồi đưa lên truyền hình thì khi ta quan sát trên màn hình bằng cách thông thường sẽ không thể phân biệt được các chi tiết đảm bảo cho việc 19 chẩn đoán do không đủ độ sáng. Do vậy ta phải có thiết bị tăng sáng, thiết bị tăng sáng này có tác dụng biến cứ một photon tia X thành 5000 – 6000 photon ánh sáng. + Thiết bị thu ảnh: Đây là bộ phận biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Để phục vụ cho việc xử lý tín hiệu và đưa lên hệ thống truyền hình để quan sát. Trong thiết bị người ta thường sử dụng bộ cảm biến quang điện CCD. Tuy nhiên trong một số trường hợp người ta cũng dùng ống Vidicon để thực hiện chức năng biến đổi này. Bằng cách dùng một camera CCD 2/3”, hình ảnh đồng nhất của phần có độ nhạy cao và tỷ trọng cao đến phần chia ảnh của camera, chẳng hạn dòng khuyếch đại hình ảnh có độ nhiễu thấp, dòng bù gama, dòng giảm mức nhiễu và dòng white-compressing, thiết bị có thể đem lại hình ảnh sinh động và giảm mức nhiễu xuống thấp hơn. Bằng cách dùng camera CCD trong việc chia ảnh của camera, nó không yêu cầu nhiều hơn trong việc sử dụng thiết bị điều khiển camera và cáp của camera. Chính vì vậy làm cho nó rất nhỏ về mặt kích thước và nhẹ về mặt trọng lượng, đối chiếu với tiêu chuẩn dùng camera ta có thể sử dụng ống Vidicon. Hơn nữa nó là một dạng tương thích với ống tăng sáng, cho phép dễ dàng kết hợp, và chính vì vậy nó cũng được cải tiến tin cậy cho thiết bị. Bằng cách dùng một camera CCD 2/3” cho phần độ nhạy cao và tỷ trọng cao, sẽ thu được hình ảnh chất lượng cao. Dạng khung đầu ra có độ phân giải ngang 560 dòng, 450 dòng cho độ phân giải dọc(350 dòng trong trường hợp dạng ống là Vidicon). Việc chọn CCD được cải tiến các đặc tính biến điệu vùng giữa và hình ảnh tương phản tốt hơn (2.5 MHz, lớn hơn xấp xỉ 10% so với cách dùng Vidicon). + Thiết bị xử lý tín hiệu: Tín hiệu video trước khi được hiển thị trên màn quan sát sẽ được xử lý để đồng bộ với bóng hình. 20 + Thiết bị quan sát: Quá trình chụp, ảnh được hiển thị trên màn hình giám sát để thực hiện các kỹ thuật X- quang can thiệp. Hoặc sau khi điều chỉnh trên màn quan sát và thấy rằng đủ điều kiện chẩn đoán thì người kỹ thuật viên thực hiện thao tác chụp để lưu ảnh trên phim sử dụng lâu dài trong quá trình theo dõi người bệnh. Thậm chí khi bạn đang chạy chế độ chụp Radiography, bạn có thể quan sát hình ảnh giống như Fluoscopy với màu trắng được nén ít hơn trong một ảnh. + Ống nhân quang: Như trong sơ đồ khối đã chỉ ra thì có thể thấy rằng các photon ánh sáng được lấy từ phần giữa của ống tăng sáng và phần thu nhận tín hiệu. Các photon ánh sáng này được đưa quan ống nhân quang để đưa đên thiết bị tự động điều chỉnh ánh sáng. Ở đây ống nhân quang có tác dụng biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. + Thiết bị tự động điều khiển ánh sáng (ABR – Automatic Brightes Regulation): Có chức năng tự động điều chỉnh ánh sáng làm cho ta có hình ảnh phù hợp trên màn hình giám sát thông qua việc điều khiển điện áp chiếu của ống tia X( F - KV). Khối này được tạo thành từ một số mạch điều chỉnh mA, kV và tích dòng x thời gian. 4.1.2. Hoạt động theo sơ đồ khối Hình chiếu sáng được chùm tia X đưa tới màn huỳnh quang sau khi xuyên qua bệnh nhân. Màn đó chuyển các photon tia X thành photon ánh sáng. Cấu tạo của màn này cũng như màn soi X quang (có kẽm sulfat và cađimi) nhưng mỏng hơn (vài phần mười của 1mm). Với một cường độ 1mAs, từ 60 - 100kV, mật độ tia X là 2.105 photon/1mm2 trong 1s. Mỗi photon tia X biến thành 5.000 - 6.000 photon ánh sáng. Trong các điều kiện trên, màn có độ sáng khoảng 10 -2cd/mm2. Một lớp nhạy cảm ánh sáng của màn hấp thụ hầu hết các photon ánh sáng và phát ra các photon điện tử. Lúc đó các điện tử được gia tốc bởi một điện thế chừng 25kV và được từ trường tập trung đập vào màn thứ cấp kích thước nhỏ hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan