Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá 2000 - 2015 ...

Tài liệu Mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá 2000 - 2015

.DOC
12
433
68

Mô tả:

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá 2000 - 2015 Thực hiện Nghị Quyết TW5 ( khoá VIII) và kết luận Hội Nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng ( khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm qua cùng với phong trào" Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" diễn ra sâu rộng trên địa bàn huyện, công tác xây dựng làng văn hoá, đơn vị đạt chuẩn văn hoá luôn được quan tâm, đã trở thành hạt nhân chính của cuộc vận động lớn này. I - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 15 NĂM XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ 1.1. Về công tác khai trương xây dựng và công nhận làng văn hoá đơn vị đạt chuẩn văn hoá: * Làng văn hoá : Thời gian đầu tổ chức khai trương XDLVH ( 2000 đến năm 2003 ) mỗi năm chỉ xây dựng được 1 đến 2 làng, nhưng từ năm 2004 đến nay mỗi năm khai trương xây dựng được từ 15 làng trở lên, có năm cao nhất là 40 làng,( 2010 ). Đến ngày 05 tháng 9 năm 2015 toàn huyện đã khai trương xây dựng được 357 làng và đơn vị, trong đó có 275/397 đạt tỷ lệ 69.29%, ( tính theo số thôn cũ ) trong đó có 178 làng được công nhận các cấp, đạt tỷ lệ 65,20% so với số làng đã khai trương( 32 làng cấp tỉnh và 146 làng cấp huyện) . * Đơn vị đạt chuẩn văn hoá : Bên cạnh công tác khai trương xây dựng làng văn hoá, phong trào khai trương xây dựng đơn vị văn hoá cũng được quan tâm chỉ đạo, đến năm 2008 phong trào này mới chính thức được thực hiện trên địa bàn Quảng Xương, tổng số đơn vị khai trương là 82/160, đạt tỷ lệ 51,25%. Tỷ lệ này tuy còn thấp so với tổng số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn của huyện, song đã góp phần quan trọng trong xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá trong khối cơ quan, hành chính, Bệnh viện và trường học. 2. Hiệu quả của phong trào xây dựng và công nhận làng văn hoá đơn vị đạt chuẩn văn hoá: Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng: Đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của Cấp uỷ, Chính quyền, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở về công tác xây 1 dựng làng văn hoá. Công tác chỉ đạo xây dựng về quy ước, hương ước đã được tiến hành một cách nghiêm túc đúng quy trình và có chất lượng tương đối tốt, công tác chỉ đạo khai trương xây dựng làng văn hoá rất được coi trọng, nhân dân phấn khởi, tự giác đóng góp công sức để xây dựng quê hương, nhiều nơi ngày khai trương làng, phố văn hoá đã trở thành ngày hội lớn, được ghi vào truyền thống lịch sử của làng. Qúa trình tổ chức thực hiện, nhìn chung các làng văn hoá đã xây dựng quy chế hoạt động cho Ban vận động, phân công trách nhiệm cho các thành viên theo dõi chỉ đạo thực hiện Quy ước, tổ chức cho trưởng chức các ban ngành ký cam kết thực hiện Quy ước…tất cả đều hướng vào mục tiêu thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn của làng năn hoá, cụ thể như : Xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển ; Xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú; Xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp ; Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Điển hình trong phong trào xây dựng làng văn hoá đó là : - Làng Hợp Lực Quảng Hợp : Làng đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, cấy giống lúa lai, lúa chất lượng cao từ 75 đến 80% diện tích, đưa các loại cây như đay, ngô, rau màu vào làm vụ đông. Chăn nuôi trong làng theo hướng gia trại và trang trại, đảm bảo tốt VSMT, hiện trong làng có 7 hộ có gia trại và 1 hộ có trang trại, tổng đàn gia súc gia cầm trong làng lên đến gần 2 ngàn con. Có 36 hộ dệt chiếu, một hộ có xe du lịch, có 250 người đi làm ăn xa, các nghề khác như buôn bán nhỏ, xuất khẩu lao động … tất cả đã giúp nhân dân có bình quân thu nhập đầu người 9.500.000đ/năm cao hơn mức bình quân của xã là 700.000đ. Đường làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp, khuôn viên trung tâm văn hoá rộng 4701m2, nhà văn hoá kiên cố đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhân dân như phòng đọc sách báo, tập luyện TDTT, sinh hoạt CLB, nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3, không có các loại TNXH, không có hộ đói, hộ nghèo dưới 10%. - Làng Ninh Dụ xã Quảng Ninh : Là một làng có số dân đông nhất xã 330 hộ và 1500 khẩu, vì vậy cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất đa ngành nghề để có thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 8.500.000đ, làng đã tập trung xây dựng thiết chế văn hoá, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho nhân dân , khuôn viên trung tâm văn hoá làng rộng gần 5000m2, nhà văn hoá có đầy đủ phương tiện phục 2 vụ nhân dân trong thời gian rỗi, trong các ngày lễ tết như nhà truyền thống 55m2, phòng đọc sách 15m2, có nhiều loại hình CLB, đặc biệt có CLB Dưỡng sinh của Hội người cao tuổi hoạt động thường xuyên có hiệu quả, đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khen thưởng - Làng Phúc Lộc xã Quảng Trường : Là một làng Công giáo nên nhân dân trong làng luôn nêu cao tinh thần kính Chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, thực hiên tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tập trung xây dựng một làng quê theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển kinh tế theo hướng đa ngành nghề, như : Trồng trọt, Chăn nuôi, Tiểu thủ công nghiệp, Công nghiệp và dịch vụ ( 79% số hộ có nghề dệt chiếu, bình quân thu nhập gần 1triệu đồng trong tháng - 8% hộ mở dịch vụ buôn bán, 8% hộ có máy cày, 2,7% hộ có nghề mộc, 4% lao động xuất khẩu, 19,7% thợ nề, 26,2% đi làm ăn xa). Thu nhập bình quân đầu người trong năm là 9.500.000đ trong làng hiện chỉ còn 8% tỷ lệ hộ nghèo. Hiện trong làng có khu trung tâm văn hoá rộng 1200m 2, nhà văn hoá kiên cố thoáng mát đủ điều kiện phục vụ nhân dân trong hoạt động VHTT-TDTT; ngoài ra làng còn có 1 nhà thờ ( còn gọi là Nhà thờ Phúc Lãng ) đã tạo nên thế uy nghi cho thiết chế văn hoá trong làng, tạo nên nếp sống văn hoá của làng càng trở nên phong phú - Làng Phong Lượng xã Quảng Phong : Phong lượng ( còn gọi là xóm lượng Làng Phụ Lực ) xã Quảng Phong hiện đang là làng được xã đánh giá có bước chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng mạnh mẽ KHKT vào sản xuất, đã quy quy hoạch được cánh đồng lúa giống, hàng năm xuất cho Công ty giống cây trồng Thanh Hoá hàng trăm tấn lúa giống. Song song với sản xuất Phong Lượng đã phát triển chăn nuôi theo có tính đột phá theo hướng công nghiệp và xây dựng mạnh mô hình trang trại. Ngoài ra làng còn phát triển nhiều ngành nghề khác, góp phần vào thu nhập bình quân trên người trên năm là 9.300.000đ. Cùng với phát triển kinh tế, àng thường xuyên quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất, sắm sửa các phương tiện phục vụ cho các hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân, khu trung tâm của làng hiện rộng hơn một ngàn m2, diện tích sân bóng đá được quy hoạch gần 2006m2, hàng 3 , - Phú Đa Quảng Tân- Ninh Dụ Quảng Ninh – Thủ Lộc Quảng Lợi Qúa trình khai trương và tổ chức thực hiện các đơn vị đã chấp hành tốt nguyên tắc xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hoá theo 5 tiêu chí cụ thể như : Xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh toàn diện ; Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ; Ổn định việc làm, lao động có chất lượng hiệu quả, nâng cao đời sống ; Xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, sống và làm việc theo Pháp luật; Xây dựng môi trường xab, sạch, đẹp, an toàn; Xây sựng thiết chế văn hoá thể thao, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá thể thao cơ sở. Qúa trình chỉ đạo xây dựng làng văn hoá đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, các lĩnh vực y tế. giáo dục, vệ sinh môi trường được quan tâm và có kết quả tốt hơn; nhiều nét đẹp văn hoá được khôi phục và giữ gìn; tình làng nghĩa xóm được phát huy; tình hình an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được ổn định vững chắc, kết cấu hạ tầng Kinh tế - Văn hoá được huy động đầu tư đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng khang trang hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hoá thể dục thể thao cho các làng cũng được quan tâm đầu tư; Các hoạt động văn hoá ngày càng phong phú và có chất lượng hơn, nhiều loại hình CLB được thành lập, nhiều thiết chế văn hoá được quan tâm xây dựng. Tạo điều kiện để đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá thể thao nâng cao đời sống tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống . 2- Những hạn chế yếu kém: Phong trào xây dựng làng văn hoá đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: - Nhận thức của Cấp uỷ, Chính quyền, đoàn thể ở một số đơn vị xã, thị trấn đến làng,thôn, phố chưa sâu sắc, chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hoá trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vì vậy thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, nhất là trong việc thực hiện quy ước, hương ước ; Nhiều nơi tổ chức khai trương thì rất long trọng, rầm rộ, huy động lực lượng tham gia rất đông, song khi 4 tổ chức phấn đấu đạt các tiêu chí làng văn hoá thì không có người chỉ đạo, không rõ ai thực hiện. - Một số làng văn hoá được công nhận nhưng các tiêu chí còn đạt chất lượng thấp, sau khi được công nhận lại không có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên nên chất lượng thấp, sự tụt giảm ở nhiều lĩnh vực như VSMT, các TNXH, vi phạm chính sách KHHGĐ có biểu hiện gia tăng ở một số làng văn hoá. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT ở các làng thôn văn hoá chưa được thường xuyên, chất lượng chưa cao, chưa huy động được đông đảo nhân dân tham gia. Nhìn chung công tác xây dựng làng văn hoá trong thời gian qua ở trên địa bàn huyện còn dừng lại ở hình thức, chất lượng thực hiện các tiêu chí chưa có tính bền vững, chưa có chiều sâu, chưa là điển hình tiên tiến để các làng, thôn khác học tập. 3- Nguyên nhân của những hạn chế : - Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế, chưa dành sự quan tâm đúng mức cho việc xây dựng, duy trì củng cố và nâng cao chất lượng làng văn hoá. - Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở chưa được tiến hành một cách thường xuyên, chưa có những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế yếu kém ở các làng, thôn, phố văn hoá. - Công tác phối hợp giữa ngành văn hoá với các ban ngành đoàn thể trong việc chỉ đạo xây dựng làng văn hoá chưa thường xuyên, thiếu cụ thể và chặt chẽ. Từ những hạn chế và nguyên nhân nêu trên, cùng với việc tiếp tục chỉ đạo khai trương xây dựng làng văn hoá, UBND huyện xây dựng và triển khai phương án xây dựng làng văn hoá tiêu biểu, coi đây là giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng yếu kém, nâng cao chất lượng các làng văn hoá trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH- HĐH quê hương đất nước . III- MỤC TIÊU VÀ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ TIÊU BIỂU 1- Mục tiêu : - Mỗi xã, thị trấn chọn một làng văn hoá để chỉ đạo xây dựng làng văn hoá tiêu biểu. Đến năm 2010 phải có 80% số xã, thị trấn trở lên xây dựng được làng văn hoá tiêu biểu. 2 - Những tiêu chí cơ bản về xây dựng làng văn hoá tiêu biểu. 5 - Làng văn hoá tiêu biểu phải là đơn vị đã đạt tiêu chuẩn làng văn hoá nêu tại Quyết định số 62/2012/QĐ- BVHTT ngày 23/6/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTT, ngoài ra phải đạt thêm các tiêu chí do UBND huyện quy định, cụ thể là : 1. Xây dựng đời sống kinh tế: - Mức tăng trưởng kinh tế của làng văn hoá tiêu biểu phải cao hơn bình quân mức tăng trưởng kinh tế của xã, thị trấn . - 95% số hộ trở lên có đời sống ổn định. Không có hộ đói; Hộ nghèo dưới 5%. - 90% số hộ trở lên có nhà kiên cố và vững chắc. Không có nhà tranh tre, dột nát. - 100% đường làng, ngõ xóm được đổ bê tông, đổ nhựa hoặc lát gạch, phải xây dựng được hệ thống thoát nước, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường. - 100% số hộ được sử dụng điện. Có hệ thống điện thắp sáng ở các trục đường lớn trong làng, khu vực trung tâm văn hoá làng và các ngã ba, ngã tư của làng. - Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thường xuyên quan tâm và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, 2- Về xây dựng đời sống văn hoá tinh thần: - Phải có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh trong cộng đồng dân cư và trong mỗi gia đình. - Hàng năm làng phải tổ chức được các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dâảôtng làng tham gia. - Các cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống tinh thần phải được đầu tư, nâng cấp và phải đạt các tiêu chuẩn sau : + Nhà văn hoá có diện tích sử dụng từ 100m2 trở lên, trong nhà văn hoá cần bố trí diện tích hợp lý làm sân khấu, bảo đảm trang trí khánh tiết theo quy định. Sân ngoài trời có diện tích tối thiểu 1500m2 trở lên. + Phòng đọc sách báo làng, có từ 500 bản sách trở lên, có nhiều đầu sách phù hợp với đặc điểm tình hình của từng làng. + Có cụm cổ động tại trung tâm văn hoá làng, thôn, phố. + Phòng truyền thống với diện tích từ 40m2 trở lên: - Hàng năm có 100% số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó có 90% số hộ trở lên đạt tiêu chuẩn GĐVH. Có từ 35% số hộ trở lên được công nhận Gia đình thể thao. 6 - 100% số khu dân cư được công nhận danh hiệu “ Khu dân cư tiên tiến 3 năm liên tục trở lên. - 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, đạt chuẩn giáo dục phổ cập THCS, không có học sinh bỏ học giữa chừng. 3. Sức khoẻ vệ sinh môi trường : - Làm tốt công tác y học dự phòng nhằm giữ gìn và bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác phòng chống dịch, hàng năm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 1,5% - 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định. Phụ nữ có thai được khám thai định kỳ và được sinh đẻ tại cơ sở y tế. - Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. Rác thải phải được thu gom xử lý đúng quy định của xã, thị trấn. - 100% số hộ sử dụng nước đảm bảo vệ sinh. - 100% số hộ có hố xí hợp vệ sinh . 4- Trật tự an toàn xã hội : - Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. Không để xẩy ra tệ nạn và tội phạm xã hội. Không có người hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Không lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán. Không có người tàng trữ mua bán và sử dụng các chất ma tuý. - Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp. - Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. - Các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh toàn diện . - 100% các vụ việc nẩy sinh từ cụm dân cư đều được quan tâm giải quyết theo quy định của pháp luật. Không để xẩy ra những vụ việc dẫn đến trọng án Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc chuyển lên cấp trên giải quyết. IV- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa nội dung của phương án xây dựng làng văn hoá tiêu biểu. 7 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn thể, sự tích cực tự giác tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong triển khai và thực hiện. - Xây dựng hệ thống loa truyền thanh có chất lượng, kịp thời chuyển tải các thông tin quan trọng đến nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả. Thành lập tổ thông tin tuyên truyền của làng. Xây dựng cụm cổ động tại trung tâm văn hoá làng, xây dựng cụm tin, bảng tin ở các cụm dân cư xa trung tâm của làng. - Thông qua hình thức hội nghị để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về các chủ trưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định đối với các thành viên, hội viên trong làng khi về dự các hội nghị thôn và hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. 2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập: - Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. - Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp (nếu có) hoặc tích cực đưa các ngành nghề mới vào địa bàn, phấn đấu mỗi hộ sản xuất nông nghiệp phải có ít nhất một ngành nghề khác, có thu nhập ổn định và ngày càng cao. - Phát huy các lợi thế của làng như gần chợ, gần trung tâm thương mại, các tụ điểm kinh tế để phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán hàng hoá. Các hộ kinh doanh dịch vụ phải thực hiện tốt các quy định của Pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. - Động viên nhân dân trong làng hưởng ứng tích cực các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Phấn đấu mọi người trong độ tuổi lao động đều phải có công ăn việc làm, có thu nhập, đời sống ngày càng nâng lên. 3- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: - Vừa tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước các cấp, vừa huy động sự đóng góp tự nguyện, tự giác của nhân dân trong làng để tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động VHTT-TDTT, hàng năm phải có phải có thêm được ít nhất một công trình có ý nghĩa. - Thành lập và củng cố các CLB văn hoá, văn nghệ, TDTT. 8 4. Đẩy mạnh công tác sức khoẻ vệ sinh môi trường: - Thực hiện nghiêm túc quy ước của làng và quy chế hoạt động của Ban vận động về bảo vệ môi trường công cộng - Chủ động phòng chống không để xẩy ra các loại dịch bệnh trong địa bàn làng, thôn, phố. - Mỗi làng thành lập 1 tổ thu gom rác từ 2 đến 3 người. Tổ thu gom rác có trách nhiệm xử lý rác thải hàng ngày theo quy định của UBND xã, thị trấn. - Gắn việc thực hiện vệ sinh môi trường trong việc bình xét tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá. 5. Về đảm bảo Trật tự an toàn xã hội: : - Triển khai và thực hiện tốt Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/3/2014 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự; Hoạt động của tổ bảo vệ thôn và các tổ an ninh xã hội phải thường xuyên, liên tục và thực sự hiệu quả - Tại nhà văn hoá thôn phải có hòm thư tố giác tội phạm và phát huy tác dụng tốt. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về trật tự an toàn giao thông. - Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/01/2004 của Bộ Chính trị về thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được quy định cụ thể trong quy ước xây dựng làng văn hoá và quy chế hoạt động của Ban vận động. 6- Công tác chỉ đạo kiểm tra: - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở , phải tiến hành một cách thường xuyên, cần có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo khắc phục những hạn chế yếu kém ở các làng văn hoá. - Làm tốt công tác phối hợp giữa ngành văn hoá với các ban ngành đoàn thể trong việc chỉ đạo xây dựng làng văn hoá một cách thường xuyên, cụ thể và chặt chẽ. - Ban Chỉ đạo xây dựng làng văn hoá tiêu biểu các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện, kịp thời tham mưu cho UBND huyện những giải pháp cụ thể trong chỉ đạo. điều hành. - Hàng năm UBND huyện sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. Trên cơ sở kết quả đạt được của các làng văn hoá. BCĐ đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận làng văn hoá tiêu biểu. 9 7- Cơ chế chính sách: * Cấp xã: Hàng năm UBND xã xây dựng kế hoạch, trình HĐND xã quyết định, trích nguồn ngân sách xã hỗ trợ xây dựng làng văn hoá tiêu biểu, trong đó chủ yếu là hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân. * Cấp huyện: Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch, trình HĐND huyện quyết định, được trích nguồn ngân sách huyện để chi cho các nội dung sau: - Hỗ trợ kinh phí tập huấn để nâng cao tay nghề cho lao động đối với các làng có ngành nghề truyền thống và các nghề mới được đưa vào sản xuất có hiệu quả. - Đối với các làng có di tích lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh chi hỗ trợ nguồn kinh phí từ quỹ đất theo cơ chế 50/50 và các nguồn hỗ trợ chống xuống cấp của Nhà nước cấp trên. . Hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí có tính kích cầu trong mua sắm dụng cụ phục vụ hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT cho các CLB hoạt động có hiệu quả. - Trong năm 2014 huyện hỗ trợ một phần kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hoá - Thể thao đối với 3 làng huyện chọn để chỉ đạo điểm, mỗi làng 15.000 000 (mười lăm triệu đồng ) . Kinh phí hỗ trợ được tập trung mua sắm các phượng tiện hoạt động như: Bộ tăng âm trong nhà văn hoá - Dụng cụ TDTT cho các CLB - may sắm phục trang cho các cụ từ 70 tuổi trở lên đang sinh hoạt trong các CLB ( ô, áo the, khăn xếp ) V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1- Thành lập ban chỉ đạo : 1.1. Ở huyện : Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng làng, thôn, phố văn hoấ tiêu biểu do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách VH - XH làm Trưởng ban; Đồng chí Trưởng phòng VHTT-Thể thao làm phó ban trực; Đồng chí Giám đốc Trung tâm VHTT-TDTT làm phó ban; Các thành viên của BCĐ gồm: Phòng TC-KH; Công an; Phòng Y tế; Ban Tuyên giáo; Phòng giáo dục; Phòng Tư Pháp; Các đồng chí cán bộ Phòng VHTT-Thể thao; Trung tâm VHTT-TDTT; Đài truyền thanh là tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. 10 Ban Chỉ đạo xây dựng làng, thôn, phố văn hoá tiêu biểu của huyện có trách nhiệm phân công cán bộ hướng dẫn chỉ dạo các xã, thị trấn và căn cứ danh sách đăng ký của các xã, thị trấn, chọn 3 làng để xây dựng điểm với 3 mô hình: Làng văn hoá gắn với làng nghề truyền thống: Làng văn hoá gắn với di tích lịch sử & Danh thắng: Làng văn hoá phát triển có tính tổng hợp . 1. 2. Ở xã : Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng làng, thôn, phố văn hoấ tiêu biểu do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Đồng chí phó chủ tịch UBND xã hoặc phó chủ tịch Thường trực HĐND xã làm phó ban trực; Một số ban ngành liên quan là thành viên BCĐ. 1.3. Ở thôn : Ban vận động xây dựng làng văn hoá, trực tiếp chỉ đạo thực hiện phương án xây dựng làng văn hoấ tiêu biểu. 2- : Các bước thực hiện phương án : - Thành lập Ban chỉ đạo các cấp và kiện toàn Ban vận động các làng, thôn, phố, tổng hợp danh sách báo cáo về huyện ( qua phòng văn hoá ) trong tháng 7 năm 2014. - Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014, các làng tập trung xây dựng quy chế hoạt động của làng văn hoá tiêu biểu, rà soát bổ sung quy ước xây dựng làng văn hoá ( những điểm không còn phù hợp ) trình UBND huyện phê duyệt. Thành lập các CLB Văn hoá, văn nghệ, TDTT…từng bước khôi phục hoặc đưa mới các ngành nghề vào để chỉ đạo sản xuất... Quy hoạch khuôn viên và nâng cấp nhà văn hoá thôn. Xây dựng phòng đọc sách báo; hệ thống loa truyền thanh , xây dựng cụm cổ động tại trung tâm và các cụm tin, bảng tin tại các cụm dân cư cách xa trung tâm văn hoá làng. - Hết quý I/2015 UBND huyện kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm bước một công tác triển khai chỉ đạo xây dựng làng văn hoá tiêu biểu. Quý IV hàng năm kiểm tra và xét công nhận các làng văn hoá tiêu biểu. - Quý IV/2010, kiểm tra đánh giá tổng kết công tác xây dựng làng văn hoá tiêu biểu giai đoạn 2014-2010, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo. Xây dựng làng, thôn, phố văn hoá tiêu biểu có tính cấp thiết và là nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp phần quan trọng trong việc ổn đinh và phát triển kinh tế- chính trị-an ninh- quốc phòng, 11 vì vậy Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thi trấn. Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể nghiêm túc triển khai thực hiện./. Nơi nhận : KT. CHỦ TỊCH - Sở VH-Thể thao và Du lịch Để - TTr HU; TTr HĐND báo cáo PHÓ CHỦ TỊCH - Các ban ngành liên quan - UBND 41 xã, thị trấn Để thực hiện - Lưu VT . Phạm Văn Hải 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan