Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá ...

Tài liệu Mẫu BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá

.DOC
8
499
113

Mô tả:

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM Phong trào xây dựng làng văn hoá Thực hiện Nghị Quyết TW5 ( khoá VIII) và kết luận Hội Nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng ( khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm qua cùng với phong trào" Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" diễn ra sâu rộng trên địa bàn huyện, công tác xây dựng làng văn hoá, đơn vị đạt chuẩn văn hoá đã được quan tâm, đã trở thành hạt nhân chính của cuộc vận động lớn này. I - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 15 NĂM XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ 1- Kết quả đạt được : Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, phong trào xây dựng làng văn hoá trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng: Đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của Cấp uỷ, Chính quyền, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở về công tác xây dựng làng văn hoá. Công tác chỉ đạo xây dựng về quy ước, hương ước đã được tiến hành một cách nghiêm túc đúng quy trình và có chất lượng tương đối tốt, công tác chỉ đạo khai trương xây dựng làng văn hoá rất được coi trọng, nhiều nơi trở thành ngày hội lớn, được ghi vào truyền thống lịch sử của làng. 1.1. Về khai trương xây dựng làng văn hoá: Thời gian đầu tổ chức khai trương XDLVH ( 1994 đến năm 1997 ) mỗi năm chỉ xây dựng được 1 đến 2 làng, nhưng từ năm 1998 đến nay mỗi năm khai trương xây dựng được từ 15 làng trở lên, có năm cao nhất là 40 làng, ( 2004 ). Đến hết tháng 6 năm 2009 toàn huyện đã khai trương xây dựng được 273/397 làng văn hoá đạt tỷ lệ 68.76%, trong đó có 178 làng được công nhận cấp tỉnh và cấp huyện, đạt tỷ lệ 65,20% so với số làng đã khai trương. ( 32 làng cấp tỉnh và 146 làng cấp huyện) . Qúa trình chỉ đạo xây dựng làng văn hoá đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, các lĩnh vực y tế. giáo dục, vệ sinh môi trường 1 được quan tâm và có kết quả tốt hơn; nhiều nét đẹp văn hoá được khôi phục và giữ gìn; tình làng nghĩa xóm được phát huy; tình hình an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được ổn định vững chắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hoá được huy động đầu tư đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng khang trang hơn, nhân dân phấn khởi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động văn hoá thể dục thể thao cho các làng cũng được quan tâm đầu tư; Các hoạt động văn hoá ngày càng phong phú và có chất lượng hơn, nhiều CLB được thành lập, nhiều thiết chế văn hoá được quan tâm xây dựng. Tạo điều kiện để đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động văn hoá, tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống . 1.2. Về khai trương xây dựng đơn vị văn hoá: Bên cạnh công tác khai trương xây dựng làng văn hoá, phong trào khai trương xây dựng đơn vị văn hoá cũng được quan tâm chỉ đạo, đến năm phong trào này mới chính thức được thực hiện trên địa bàn Quảng Xương,, tổng số đơn vị khai trương là 80 đơn vị, trong đó khối đơn vị hành chính 10 đơn vịkhối bệnh viện 04 đơn vị- còn lại là khối trường học. Tỷ lệ này tuy còn thấp so với tổng số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn của huyện, song đã góp phần quan trọng trong xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá trong khối cơ quan, doanh nghiệp và khối trường học. Qúa trình khai trương và tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, nhìn chung các đơn vị đã chấp hành tương đối tốt nguyên tắc xây dựng làng, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, 2- Những hạn chế yếu kém: Phong trào xây dựng làng văn hoá đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: - Nhận thức của Cấp uỷ, Chính quyền, đoàn thể ở một số đơn vị xã, thị trấn đến làng,thôn, phố chưa sâu sắc, chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hoá trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vì vậy 2 thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, nhất là trong việc thực hiện quy ước, hương ước ; Nhiều nơi tổ chức khai trương thì rất long trọng, rầm rộ, huy động lực lượng tham gia rất đông, song khi tổ chức phấn đấu đạt các tiêu chí làng văn hoá thì không có người chỉ đạo, không rõ ai thực hiện. - Một số làng văn hoá được công nhận nhưng các tiêu chí còn đạt chất lượng thấp, sau khi được công nhận lại không có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên nên chất lượng thấp , sự tụt giảm ở nhiều lĩnh vực như VSMT, các TNXH, vi phạm chính sách KHHGĐ có biểu hiện gia tăng ở một số làng văn hoá. Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT ở các làng thôn văn hoá chưa được thường xuyên,, chất lượng chưa cao, chưa huy động được đông đảo nhân dân tham gia. Nhìn chung công tác xây dựng làng văn hoá trong thời gian qua ở trên địa bàn huyện còn dừng lại ở hình thức, chất lượng thực hiện các tiêu chí chưa có tính bền vững, chưa có chiều sâu, chưa là điển hình tiên tiến để các làng, thôn khác học tập. minh chứng cho việc yếu kém này, đó là 33 làng quá thời gian nhưng vẫn không đủ điều kiện để công nhận. 3- Nguyên nhân của những hạn chế : - Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế, chưa dành sự quan tâm đúng mức cho việc xây dựng, duy trì củng cố và nâng cao chất lượng làng văn hoá. - Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở chưa được tiến hành một cách thường xuyên, chưa có những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế yếu kém ở các làng, thôn, phố văn hoá. - Công tác phối hợp giữa ngành văn hoá với các ban ngành đoàn thể trong việc chỉ đạo xây dựng làng văn hoá chưa thường xuyên, thiếu cụ thể và chặt chẽ. Từ những hạn chế và nguyên nhân nêu trên hội nghị tổng kết 15 năm xây dựng làng văn hoá, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, bên cạnh công tác biểu dương các đơn vị tiêu biểu, hội nghị cũng thẳng thắn tìm ra giải pháp cơ bản để khắc 3 phục tình trạng yếu kém, nâng cao chất lượng các làng văn hoá trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH quê hương đất nước . III- MỤC TIÊU XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ ĐẾN NĂM 2010. 1- Mục tiêu : - Phấn đấu 50% số xã có 100% số làngkhai trương xây dựng làng văn hoá - Mỗi xã có 01 làng đăng ký và phấn đấu để được công nhận làng văn hoá tiêu biểu - . Đến năm 2010 phải có 80% số xã, thị trấn trở lên xây dựng được làng văn hoá tiêu biểu. IV- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa nội dung của công tác xây dựng làng văn hoá, đơn vị đạt chuẩn văn hoá và Phương án xây dựng làng văn hoá tiêu biểu. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành đoàn thể, sự tích cực tự giác tham gia của các tầng lớp nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong triển khai và thực hiện. - Xây dựng hệ thống loa truyền thanh có chất lượng, kịp thời chuyển tải các thông tin quan trọng đến nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả. Thành lập tổ thông tin tuyên truyền của làng. Xây dựng cụm cổ động tại trung tâm văn hoá làng, xây dựng cụm tin, bảng tin ở các cụm dân cư xa trung tâm của làng. - Thông qua hình thức hội nghị để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân về các chủ trưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định đối với các thành viên, hội viên trong làng khi về dự các hội nghị thôn và hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. 4 2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập: - Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. - Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp (nếu có) hoặc tích cực đưa các ngành nghề mới vào địa bàn, phấn đấu mỗi hộ sản xuất nông nghiệp phải có ít nhất một ngành nghề khác, có thu nhập ổn định và ngày càng cao. - Phát huy các lợi thế của làng như gần chợ, gần trung tâm thương mại, các tụ điểm kinh tế để phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán hàng hoá. Các hộ kinh doanh dịch vụ phải thực hiện tốt các quy định của Pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. - Động viên nhân dân trong làng hưởng ứng tích cực các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Phấn đấu mọi người trong độ tuổi lao động đều phải có công ăn việc làm, có thu nhập, đời sống ngày càng nâng lên. 3- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: - Vừa tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước các cấp, vừa huy động sự đóng góp tự nguyện, tự giác của nhân dân trong làng để tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động VHTT-TDTT, hàng năm phải có phải có thêm được ít nhất một công trình có ý nghĩa. - Thành lập và củng cố các CLB văn hoá, văn nghệ, TDTT. 4. Đẩy mạnh công tác sức khoẻ vệ sinh môi trường: - Thực hiện nghiêm túc quy ước của làng và quy chế hoạt động của Ban vận động về bảo vệ môi trường công cộng - Chủ động phòng chống không để xẩy ra các loại dịch bệnh trong địa bàn làng, thôn, phố. 5 - Mỗi làng thành lập 1 tổ thu gom rác từ 2 đến 3 người. Tổ thu gom rác có trách nhiệm xử lý rác thải hàng ngày theo quy định của UBND xã, thị trấn. - Gắn việc thực hiện vệ sinh môi trường trong việc bình xét tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá. 5. Về đảm bảo Trật tự an toàn xã hội: : - Triển khai và thực hiện tốt Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19/3/2008 về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự; Hoạt động của tổ bảo vệ thôn và các tổ an ninh xã hội phải thường xuyên, liên tục và thực sự hiệu quả - Tại nhà văn hoá thôn phải có hòm thư tố giác tội phạm và phát huy tác dụng tốt. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về trật tự an toàn giao thông. - Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được quy định cụ thể trong quy ước xây dựng làng văn hoá và quy chế hoạt động của Ban vận động. 6- Công tác chỉ đạo kiểm tra: - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở , phải tiến hành một cách thường xuyên, cần có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo khắc phục những hạn chế yếu kém ở các làng văn hoá. - Làm tốt công tác phối hợp giữa ngành văn hoá với các ban ngành đoàn thể trong việc chỉ đạo xây dựng làng văn hoá một cách thường xuyên, cụ thể và chặt chẽ. - Ban Chỉ đạo phong trào" Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện, kịp thời tham mưu cho UBND huyện những giải pháp cụ thể trong chỉ đạo. điều hành. Trên cơ sở kết quả đạt được của các làng văn hoá. BCĐ đề nghị 6 Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận làng văn hoá và làng văn hoá tiêu biểu. 7- Cơ chế chính sách: * Cấp xã: Hàng năm UBND xã xây dựng kế hoạch, trình HĐND xã quyết định, trích nguồn ngân sách xã hỗ trợ xây dựng làng văn hoá và xây dựng làng văn hoá tiêu biểu, trong đó chủ yếu là hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân. * Cấp huyện: Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch, trình HĐND huyện quyết định, được trích nguồn ngân sách huyện để chi cho các nội dung sau: - Hỗ trợ kinh phí tập huấn để nâng cao tay nghề cho lao động đối với các làng có ngành nghề truyền thống và các nghề mới được đưa vào sản xuất có hiệu quả. - Đối với các làng có di tích lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh chi hỗ trợ nguồn kinh phí từ quỹ đất theo cơ chế 50/50 và các nguồn hỗ trợ chống xuống cấp của Nhà nước cấp trên. . Hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí có tính kích cầu trong mua sắm dụng cụ phục vụ hoạt động văn hoá văn nghệ TDTT cho các CLB hoạt động có hiệu quả. Xây dựng làng, thôn, phố văn hoá, đơn vị đạt chuẩn văn hoá có tính cấp thiết và là nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp phần quan trọng trong việc ổn đinh và phát triển kinh tế- chính trị-an ninh- quốc phòng, vì vậy Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thi trấn. Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể phát huy thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, yếu kém tồn tại để xây dựng thành công mô hình làng văn hoá, góp phần thực 7 hiện mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" ./. Nơi nhận : KT. CHỦ TỊCH - Sở VH-Thể thao và Du lịch Để - TTr HU; TTr HĐND báo cáo PHÓ CHỦ TỊCH - Các ban ngành liên quan - UBND 41 xã, thị trấn Để thực hiện - Lưu VT . Phạm Văn Hải 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan