Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1960 ...

Tài liệu Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1960

.PDF
11
229
90

Mô tả:

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN 1954 – 1960 MÃ: SU10 1. Hoàn cảnh lịch sử 1.1. Tình hình thế giới Với việc đình chiến tại Triều Tiên và Đông Dương, những điểm nóng ở châu Á có liên quan tới xung đột giữa các nước lớn và hai phe tạm thời được giải quyết, làm dịu tình hình tại các khu vực này, nhưng trên thế giới, chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang vẫn tiếp diễn gay gắt. Tháng 5/1955, Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va ra đời đối trọng với khối NATO ở châu Âu. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo, tạo ra cuộc “khủng hoảng suptnik” tại phương Tây. Năm 1956, lãnh đạo Liên Xô điều chỉnh đường lối, phê phán Xta-lin. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bộc lộ công khai. Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp của Việt Nam cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Năm 1960 được gọi là “năm châu Phi”. Hàng loạt các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Trung Cận Đông giành được độc lập và đến cuối những năm 60 (thế kỷ XX), hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ. Đây là một thắng lợi vĩ đại của các dân tộc bị áp bức, chấm dứt chế độ thực dân 500 năm, tác động to lớn và tích cực đến cục diện chính trị thế giới. Phong trào chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình thế giới phát triển mạnh và đều khắp chưa từng có. Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng và hòa bình làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 1.2. Tình hình trong nước 1     Tình hình Đông Dương và Đông Nam Á sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 có những thay đổi quan trọng. Chiến tranh chấm dứt, hòa bình được lập lại nhưng nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, sau giai đoạn phục hồi kinh tế, tiến hành cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư nhân. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến dân lên CNXH, trở thành một bộ phận của phe XHCN. Mỹ gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, áp dụng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, xây dựng miền Nam thành căn cứ quân sự, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam và nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á. Ngày 8/9/1954, tại Mani-la, Mỹ thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) gồm tám thành viên: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Pa-ki-xtan, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân. Trong Hiệp ước có điều khoản đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia dưới “ô bảo hộ” của tổ chức này. Mỹ tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định Giơ-ne-vơ, phá hoạt một cách trắng trợn vào hệ thống Hiệp định này, mở rộng ảnh hưởng của Lào và Cam-pu-chia. Ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng nên, ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. 2. Chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước (1954 – 1960) Cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới. Trong giai đoạn đầu sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Đảng Lao động Việt Nam xác định “Thắng lợi mới làm cho tình hình nước ta đổi mới tức là từ chiến tranh chuyển sang hòa bình. Nhưng để giành lấy hòa bình toàn diện và lâu dài, chúng ta cần phải ra sức đấu tranh… Nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay là: Thi hành đúng đắn Hiệp định đình chiến, đấu tranh để giữ gìn và củng cố hòa bình, để thực hiện thống nhất, hòa bình”1. Xây dựng miền Bắc XHCN là “hậu thuẫn vững mạnh” và “càng khuyến khích và sẽ                                                                                                                                     1  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2000, tập 7.tr 339. 2     giúp mạnh hơn nữa đồng bào miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bẽ lũ tay sai để giành lại dân chủ và thống nhất”2. Ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra ba nhiệm vụ cụ thể của cách mạng hai miền, trong đó miền Nam đấu tranh đòi đối phương thi hành đúng đắn Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện mới, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, lập ra một chính quyền tán thành, thống nhất, độc lập, dân chủ; đối với miền Bắc nhiệm vụ trước mắt là ổn định trật tự xã hội, hàn gắn các vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn này, công tác đối ngoại và hoạt động quốc tế diễn ra trong điều kiện mới, thuận lợi hơn rất nhiều so với khi Chính phủ kháng chiến còn ở trong chiến khu, với một nửa đất nước được hoàn toàn giải phóng, uy tín của Việt Nam trên thế giới được nâng lên sau thắng lợi quân sự và ngoại giao của cuộc kháng chiến chống thực dân, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này tập trung vào sáu hoạt động lớn: Thứ nhất, đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương bao gồm việc thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quân sự ghi trong các hiệp định đình chỉ chiến sự; tiếp theo đó, đấu tranh để tiến hành hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc như bước đầu tiên tiến tới chuẩn bị tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước như đã quy định trong Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thứ hai, xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa, cũng như góp phần củng cố đoàn kết và hợp tác giữa các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa.                                                                                                                                     2  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2000, tập 9.tr 176. 3     Thứ ba, tăng cường đoàn kết và hợp tác trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Thứ tư, xây dựng quan hệ hữu nghị với chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia và Lào, theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với chính phủ Pháp và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Pháp. Thứ năm, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á - Phi; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước vừa giành được độc lập ở châu Á. Thứ sáu, tham gia vào phong trào của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, chống các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến và vì các quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các hoạt động đối ngoại theo các phương hướng trên chủ yếu nhằm xây dựng và đề cao thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng ở miền Bắc và đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ ở miền Nam. 3. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ Dựa trên cơ sở pháp lý và các cơ chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ, chúng ta đã phối hợp đấu tranh chống lại các chính sách và hành động nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm, tố cáo các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, việc trả thù và phân biệt đối xử với những người kháng chiến cũ, việc đưa ra Luật 10/1959. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lập ủy ban điều tra việc chính quyền Diệm đầu độc tù chính trị ở trại giam Phú Lợi; thông báo tình hình miền Nam Việt Nam cho Hội đồng hòa bình thế giới, các tổ chức quốc tế, Hội luật gia dân chủ… góp phần hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân các đô thị ở miền Nam Việt Nam. Cùng với hoạt động đấu tranh chống khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm, nắm vững điều khoản chính trị quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ là tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước, đánh giá đúng âm mưu của của Mỹ Diệm là phá hoại Hiệp định, phá hoại tổng tuyển cử tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh, 4     Đảng và Chính phủ chủ trương vận dụng mọi hình thức đấu tranh ngoại giao như ra tuyên bố của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao; gửi thư, công hàm cho nhà cầm quyền ở Sài Gòn, nêu vấn đề với hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơ-ne-vơ; đấu tranh, vận động ủy ban quốc tế đòi chính quyền Sài Gòn bàn về hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 19/7/1955, Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi công hàm cho Quốc trưởng kiêm Thủ tướng chính quyền Sài Gòn đề nghị đại biểu hai miền mở hội nghị hiệp thương để bàn việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong một tuyên bố chính thức ngày 9/8/1955, chính quyền Sài Gòn đã khước từ đề nghị trên. Chính phủ ta đã kịp thời thông báo sự khước từ đó cho hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơ-ne-vơ và yêu cầu hai đồng Chủ tịch thi hành mọi biện pháp cần thiết để hội nghị hiệp thương giữa hai miền được tổ chức; tố cáo việc chính quyền Sài Gòn tổ chức trưng cầu dân ý và tổ chức tuyển cử riêng rẽ; yêu cầu triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương có ba thành viên của Ủy ban quốc tế cùng tham gia. Song song với mặt trận ngoại giao, chúng ta đẩy mạnh các phong trào đấu tranh của nhân dân hai miền để hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Đầu tháng 7/1956, Ngô Đình Diệm thông qua Hiến pháp và tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa hòng vô hiệu hóa điều khoản quy định tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà, thực hiện âm mưu chia cắt Bắc – Nam, biến giới tuyến tạm thời thành ranh giới của hai quốc gia Việt Nam với hai chế độ chính trị - kinh tế đối lập. Trước hành động phá hoại Hiệp định thô bạo của chính quyền Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra sức củng cố miền Bắc thành chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, mở hội nghị hiệp thương để bàn về vấn đề thống nhất đất nước. Thực hiện chủ trương đó, ngày 13/7/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm tới hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơ-ne-vơ yêu cầu có biện pháp cần thiết để tổ chức hội nghị hiệp thương nhằm bàn về tổng tuyển cử. 5     Dưới sức ép của dư luận, Ngô Đình Diệm phải ra một bản tuyên bố thanh minh về chính sách của họ đối với vấn đề hiệp thương, gián tiếp trả lời công hàm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng thực tế lẩn tránh việc tổ chức tổng tuyển cử, tranh né và giảm thiểu quan hệ giữa hai miền. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên án Mỹ lập ra khối SEATO và đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia dưới ô bảo hộ của khối đó, theo dõi chặt chẽ và tố cáo việc Mỹ đưa nhân viên quân sự và vũ khí vào miền Nam Việt Nam, tăng cường lực lượng cho ngụy quân Sài Gòn đàn áp nhân dân. Qua bốn năm đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, hoạt động ngoại giao của ta đã góp phần làm dư luận thế giới thấy rõ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tha thiết với hòa bình và thống nhất đất nước; Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm chống phá Hiệp định và âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, kết hợp các hình thức ngoại giao nhà nước và nhân dân, đã tạo ra được dư luận quốc tế quan tâm, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và lên án chính sách và những hành động sai trái của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. 4. Mở rộng quan hệ đối ngoại và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phục vụ công cuộc xây dựng miền Bắc Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước XHCN, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc. Ngay sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước XHCN sớm đặt đại sứ quán ở Hà Nội. Đồng thời, Việt Nam cũng lần lượt đặt các đại sứ quán ở các nước này. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Tiếp đó, năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm 9 nước gồm tất cả các nước XHCN ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á. Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với 6     các nước. Chủ tịch đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tranh thủ được viện trợ kinh tế to lớn từ các nước XHCN, góp phần bảo đảm hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957) và kế hoạch ba năm ngắn hạn phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1960). Những cơ sở công nghiệp mới đầu tiên trên miền Bắc như các nhà máy cơ khí trung quy mô, phân đạm, cao su, xà phòng, thuốc lá… đều xây dựng từ các nguồn viện trợ này. Các nhà lãnh đạo của các nước anh em thăm Việt Nam, góp phần tăng cường hữu nghị và nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Bất đồng Liên Xô và Trung Quốc bộc lộ công khai từ năm 1960 đặt ra cho ngoại giao Việt Nam nhiệm vụ là phải đóng góp vào giữ gìn đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và giữ cân bằng quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn XHCN, vì lợi ích của Việt Nam, của phe XHCN và lợi ích của cách mạng thế giới. Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm không chính thức Liên Xô và Trung Quốc với mục đích tích cực đóng góp cho tình đoàn kết giữa Liên Xô với Trung Quốc và giữ vững đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn hòa bình thế giới. Qua cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý nên tổ chức họp các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới. Vào mùa thu năm 1960, tại Mátxcơ-va đã tổ chức Hội nghị của 81 đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục trưởng đoàn của Liên Xô và Trung Quốc ký Tuyên bố chung của Hội nghị 81 đảng. Từ sau Hội nghị Giơ-ne-vơ, quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia có thay đổi lớn. Chính quyền Vương quốc Lào và Cam-pu-chia được Hiệp định công nhận. Tuy nhiên, sau khi Pháp rút khỏi Lào và Cam-pu-chia, do sự can thiệp của Mỹ, tình hình hai nước này có những diễn biến phức tạp. 7     Ở Lào 26/11/1954, Mỹ đưa Katay lên lập chính quyền thân Mỹ. Cuối năm 1954, Katay tấn công hai tỉnh tập kết của Pa-thét Lào. Do đấu tranh kiên quyết của Pa-thét Lào, tháng 11/1957, Chính phủ liên hiệp được thành lập. Tháng 5/1955, Mỹ ký Hiệp định viện trợ cho chính quyền Vương quốc Campu-chia. Hai tháng sau, Mỹ đặt phái đoàn viện trợ và cố vấn quân sự (MAAG) ở nước này. Trong nội bộ Cam-pu-chia diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng thân Mỹ và xu hướng hòa bình trung lập. Tháng 9/1957, Quốc trưởng Xi-ha-núc ban hành luật hòa bình trung lập đối với Vương quốc Cam-pu-chia. Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương sớm xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị với Vương quốc Lào và Cam-pu-chia về mặt nhà nước, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ, giúp đỡ các lực lượng cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Tháng 9/1954, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết nêu rõ “cần hòa hoãn quan hệ quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Lào và Campu-chia trên cơ sở thi hành hiệp định đình chiến, làm tiêu tan những lo ngại của họ”, làm cho họ không gia nhập khối SEATO và Khối liên minh phòng thủ Cửu Long mà Mỹ chủ trương thành lập. Nghị quyết nhấn mạnh “Quan hệ với các nước láng giềng phải đặt trên cơ sở năm nguyên tắc lớn là tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào nội chính của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình. Ta xây dựng quan hệ hòa hoãn với Cao Miên, Lào và tranh thủ trao đổi với đại biểu hai nước đó là một điều kiện quan trọng để củng cố hòa bình ở Đông Dương và tranh thủ độc lập thống nhất nước nhà”3. Tháng 1/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghị với Lào và Cam-pu-chia. Với Lào, Việt Nam ủng hộ chính sách trung lập của Hoàng thân Xu-va-na Phuma. Năm 1956 Thủ tướng Phu-ma thăm Việt Nam. Việt Nam ủng hộ chính phủ liên hiệp và kiên quyết chống chính sách thù địch của các chính quyền phái hữu thân Mỹ ở                                                                                                                                     3  Hồ sơ lưu trữ của Bộ Ngoại giao Việt Nam 8     đây. Đồng thời giúp Pa-thét Lào xây dựng, củng cố lực lượng và địa bàn, cùng phối hợp đấu tranh chống phái hữu. Với Cam-pu-chia, Việt Nam cố gắng xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, ủng hộ Quốc trưởng Xi-ha-núc, ủng hộ chính sách hòa bình trung lập tích cực của Vương quốc Cam-pu-chia, ủng hộ Cam-pu-chia chống lại sự uy hiếp và quấy phá của chính quyền tay sai Mỹ ở Nam Việt Nam và chính quyền thân Mỹ ở Thái Lan. Tháng 10/1957, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thăm Cam-pu-chia, góp phần làm chính giới Cam-pu-chia hiểu rõ hơn chính sách của Việt Nam. Ngày 28/1/1959, Quốc trưởng Xi-ha-núc phát biểu: “hòa bình ở khu vực này chỉ có thể bảo đảm được bằng việc sớm thống nhất nước Việt Nam. Là bạn của nhân dân Việt Nam, tôi mong rằng việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ bằng tổng tuyển cử tự do dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế”. Quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Cam-pu-chia được cải thiện. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ với các nước vừa giành được độc lập dân tộc, thiết lập quan hệ ngoại giao, nâng cao vị thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước này đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta; góp phần thúc đẩy xu hướng chống đế quốc thực dân trong các nước vừa giành được độc lập dân tộc. Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị các nước Á – Phi lần thứ nhất họp ở Ban-đung (In-đô-nê-xi-a) (tháng 4/1955), Việt Nam tuyên bố lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á – Phi chống chủ nghĩa thực dân, bảo đảm độc lập dân tộc, ủng hộ Mười nguyên tắc Ban-đung, Năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam thường vận dụng Mười nguyên tắc Ban-đung, Năm nguyên tắc chung sống hòa bình để xử lý thành công nhiều vấn đề đối ngoại phức tạp giữa Việt Nam với các đối tượng khác nhau. 9     Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quan hệ tổng lãnh sự với Ấn Độ, Miến Điện, In-đô-nê-xi- a, lập quan hệ ngoại giao với Cuba và một số nước châu Phi. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Ấn Độ, Miến Điện, In-đô-nê-xi-a. Đồng thời Việt Nam cũng đón tiếp trọng thị các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước này thăm Việt Nam, nhờ đó góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước này. 5. Một số bài học kinh nghiệm Thứ nhất, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng phải được xây dựng trên cơ sở độc lập, tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Với chính sách như trên ta đã góp phần mở rộng, tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước và tạo điều kiện thuận lợi để ta tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, độc lập tự chủ nhằm đảm bảo lợi ích dân tộc chính đáng, thực hiện các quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo. Nhưng độc lập tự chủ và tự cường khác với sự biệt lập. Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế và coi đây là một vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam, từ đó làm tăng thêm khả năng tự lực, tự cường. Thứ hai, tư tưởng ngoại giao hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn Việt Nam. Ngay sau khi hòa bình lập lại, trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên trì đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình. Về quan hệ quốc tế, chúng ta luôn trung thành với chính sách hòa bình và hợp tác giữa các nước trên cơ sở năm nguyên tắc chúng sống hòa bình. Trong giai đoạn 1954 – 1960, Việt Nam luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa, đưa ra nhiều sáng kiến hòa bình và đẩy mạnh hoạt động ngoại giao làm cho dư luận thế giới thấy được nguyện vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta, đồng thời thấy được âm mưu, bản chất của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương hòa bình phải có nguyên tắc 10     và phải gắn với phong trào độc lập dân tộc, gắn với bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Thứ ba, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng, quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn. Nền tảng của mối quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt với Lào và Cam-pu-chia là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đoàn kết cùng có lợi vì hòa bình của mỗi quốc gia và của cả khu vực. Trong giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện chính sách trung lập nhằm đoàn kết với hai dân tộc Lào và Cao Miên, tạo nên sức mạnh tổng hợp đấu tranh chống âm mưu xâm lược, biến Đông Dương thành thuộc địa của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó, quan hệ với các nước lớn cũng là mối quan tâm hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Lịch sử đã cho thấy, chính sách của các nước lớn và quan hệ chiến lược của họ có những tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa các nước lớn luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia, vì lợi ích của dân tộc mình, các nước lớn có thể dàn xếp với nhau về giải pháp có lợi cho họ. Tuy nhiên, các nước vừa và nhỏ có những đối sách thích hợp thì có thể thỏa hiệp được những bất lợi cho mình, hoặc có thể hình thành những quan hệ đối tác ở các mức độ khác nhau. Thứ tư, ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng. Công tác đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng là quần chúng nhân dân nước ta và nước ngoài để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác của nước ta. Hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm mục đích là cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước, con người Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân các nước đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn 1954 – 1960, ngoại giao nhân dân nhằm nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình và nhân đạo, làm rõ nhân dân Việt Nam kháng chiến không có mục đích nào khác là bảo vệ độc lập, dân tộc, thống nhất đất nước. Việt Nam sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình nhưng là hòa bình trong độc lập, tự do. 11    
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan