Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Marketing mobile...

Tài liệu Marketing mobile

.PDF
40
305
59

Mô tả:

Marketing Mobile 1 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Nha Trang đã hết lòng dạy dỗ chúng em trong hơn 4 năm Đại học cũng như đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện được luận văn này. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đức Thuần (khoa Công nghệ thông tin), anh Hồ Văn Phước Vĩnh và anh Tạ Quân (công ty VASC – Tp.HCM) đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kính nghiệm cho chúng em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Và xin chân thành cảm ơn các đến các anh chị đi trước, các bạn bè khoa Công nghệ thông tin đã luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trong thời gian khó khăn để có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn. Nha Trang, tháng 12 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin được xem là ngành mũi nhọn, là động lực quan trọng để phát triển các lĩnh vực khác của đời sống như kinh tế, văn hóa, xã hội...v.v. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, chúng ta có thể cảm nhận được sự lớn mạnh của công nghệ di động cùng với sự phát triển của các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA, Pocket PC. Con người có thể sử dụng các thiết bị này để thực hiện khai thác thông tin mọi lúc, mọi nơi và rút ngắn khoảng cách giữa con người với nhau. Với sự phát triển của phần cứng thì lĩnh vực phát triển phần mềm làm việc với các thiết bị di động gợi ra nhiều hướng đi và thử thách thú vị. Một trong những hướng đi ấy là việc xây dựng ứng dụng có khả năng kết nối với thiết bị di động và các tính năng nổi trội của thiết bị di động sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng này. Theo khảo sát thực tế, trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, việc quảng cáo sản phẩm, thương hiệu và việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng là những khâu luôn được chú trọng đặc biệt. Các khâu này đã và đang được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông: truyền hình, báo chí, internet. Bên cạnh đó, với những tính năng hiện có của mình, thiết bị di động cũng đang là một lựa chọn hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các khâu này. Từ những ý tưởng trên, chúng em đã chọn và tập trung phát triển đề tài “Marketing Mobile” với mong muốn đề tài không chỉ đáp ứng cho các doanh nghiệp trong công tác quảng cáo sản phẩm, thương hiệu và phục vụ kịp thời nhu cầu khách hàng mà còn đáp ứng hiệu quả và linh động trong công tác quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp… GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 3 LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 1 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 2 Chương 1. Mở đầu4 1.1 Quảng cáo trên điện thoại di động........................................................................ 4 1.2 Mục tiêu của đề tài............................................................................................... 5 Chương 2. Các vấn đề tổng quan 2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM).................................... 6 2.2 Tổng quan về SMS .............................................................................................. 7 2.3 Tổng quan về AT Command .............................................................................. 16 2.4 Những điều cần biết về Modem GSM/GPRS ..................................................... 19 Chương 3. Các giải pháp cho vấn đề phát triển ứng dụng Marketing Mobile 3.1 Yêu cầu chung: .................................................................................................. 22 3.2 Lựa chọn và sử dụng SMS Gateway hợp lý:....................................................... 22 3.3 Thực hiện phân luồng xử lý để đảm bảo độ ổn định của chương trình khi gửi tin nhắn với số lượng lớn. ............................................................................................. 23 3.4 Đồng bộ dữ liệu giữa ứng dụng và website......................................................... 24 3.5 Một số nguyên tắc trong xử lý cơ sở dữ liệu phân tán nhằm đảm bảo sự bền vững, chính xác của cơ sở dữ liệu khi có nhiều người truy cập........................................... 26 Chương 4. Ứng dụng Marketing Mobile 4.1 Phân tích............................................................................................................ 27 4.2 Các mô hình hoạt động của ứng dụng ................................................................ 28 4.3 Các chế độ hoạt động của chương trình.............................................................. 30 4.4 Phạm vi ứng dụng của chương trình................................................................... 30 Chương 5. Thực hiện – Hướng dẫn sử dụng 5.1 Thực hiện chương trình...................................................................................... 32 5.2 Hướng dẫn sử dụng............................................................................................ 32 Chương 6. Tổng kết và đánh giá hướng phát triển 6.1 Ưu điểm............................................................................................................. 38 6.2 Nhược điểm ....................................................................................................... 38 6.3 Hướng phát triển................................................................................................ 38 Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 40 GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 4 Chương 1. Mở đầu 1.1 Quảng cáo trên điện thoại di động Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các công nghệ di động, các hoạt động thương mại có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau: giao dịch điện tử, thanh toán trực tuyến… Trên hết, số người sử dụng các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại di động đã gia tăng một cách đáng kinh ngạc, từ 400 triệu người năm 2000 đã tăng lên đến hơn 1 tỷ người trong năm 2004 và tính tới ngày 29/11/2007, theo thống kê của tập đoàn GSM Association, số người sử dụng máy điện thoại di động đã vượt con số 2,5 tỷ người và được sử dụng tại 213 nước trên thế giới (chính xác đã đạt tới con số 2.571.563.279 người sử dụng điện thoại di động hệ GSM và khoảng 4.214 triệu người sử dụng di động hệ CDMA). Tốc độ tăng này đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút có hơn 1000 người sử dụng điện thoại di động. Đồng thời, cũng theo GSM Association, số lượng tin nhắn gửi từ các máy điện thoại di động trong mạng GSM đã lên đến 1000 tỷ tin nhắn trong năm qua. Điều này cho thấy các thiết bị di động hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người và nó đã trở thành thiết bị điện tử được nhiều người đem theo mọi lúc, mọi nơi. Song song với việc phát triển các thiết bị di động, các phương thức tiếp cận và khai thác thông tin cũng có bước phát triển lớn. Ngày nay, con người có thể tiếp nhận thông tin bằng nhiều phương thức khác nhau: qua báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, qua Internet… Mỗi phương thức có một thế mạnh riêng, chúng không thể thay thế hoàn toàn cho nhau được. Giống như đài phát thanh không thể thay thế báo chí, truyền hình không thể thay thế đài phát thanh, và Internet cũng không thể thay thế tất cả các phương thức trên. Điều đó cho thấy rằng có nhiều cách tiếp cận, khai thác thông tin, việc chọn phương thức nào tùy thuộc vào phương tiện có trong GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 5 tay của chúng ta, vị trí hiện thời của chúng ta và loại thông tin chúng ta muốn khai thác. Xét trong lĩnh vực truyền tải các thông tin mang nội dung quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp, với số lượng người sử dụng điện thoại di động lớn, cách tiếp cận, truyền tải thông tin qua các tin nhắn SMS là một lựa chọn thích đáng và có thể mang lại hiệu quả cao. 1.2 Mục tiêu của đề tài Hiện nay, nhu cầu tiếp thị, quảng cáo thông tin về sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp là khá lớn. Vì thế, đề tài “Marketing Mobile” sẽ tạo ra một kênh quảng cáo thông qua điện thoại di động. Các chức năng cần xây dựng:  Kết nối và gửi tin nhắn SMS đến một hoặc nhiều số điện thoại di động.  Quản lý danh bạ theo hướng phân cấp.  Quản lý các tin nhắn đã gửi và cho phép đặt trước lịch gửi tin nhắn  Thực hiện đồng bộ cơ sở dữ liệu của ứng dụng và website, người sử dụng có thể truy cập bằng ứng dụng hoặc website.  Có thể gửi Push Wap và Calendar đến các số di động định trước.  Xử lý một số tin nhắn điều khiển. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 6 Chương 2. Các vấn đề tổng quan 2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile communication, viết tắt là GSM) là một chuẩn phổ biến nhất dùng cho điện thoại di động trên thế giới. Khả năng phú sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến, cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọi. Lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn có độ tin cậy cao. GSM là một chuẩn mở, được xem như là một hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ hai (second generation, 2G). Hiện tại GSM được phát triển bởi 3rd Generation Partnership Project (3GPP). GSM là mạng điện thoại di động được thiết kế gồm nhiều trạm phủ sóng (cell site) khác nhau. Do đó, các máy điện thoại di động có thể kết nối với mạng GSM thông qua việc kết nối tới trạm phủ sóng gần nhất. GSM có tất cả 4 loại trạm phủ sóng, tùy theo kích thước của vùng được phủ sóng được chia thành: macro, micro, pico và umbrella. Vùng phủ sóng của mỗi trạm phụ thuộc nhiều vào môi trường. Macro được lắp trên cột cao hoặc trên các toà nhà cao tầng. Micro được lắp ở các khu thành thị, khu dân cư… Pico thì tầm phủ sóng chỉ khoảng vài chục mét trở lại, nó thường được lắp để tiếp sóng trong nhà. Umbrella được lắp bổ sung vào các vùng bị che khuất hay các vùng trống giữa các trạm. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 7 Bán kính phủ sóng của một trạm tuỳ thuộc vào độ cao của anten, tầm phát sóng của anten và điều kiện của môi trường truyền sóng, thường thì bán kính có thể từ vài trăm mét tới vài chục km. Trong thực tế thì khả năng phủ sóng xa nhất của một trạm GSM là 35 km. GSM hoạt động trên 4 băng tần: phổ biến là 2 băng tần 900MHz và 1800MHz. Ở một số nước châu Mỹ thì sử dụng băng tần 850MHz và 1900MHz vì các băng tần phổ biến đã được sử dụng trước ở nơi này. 2.2 Tổng quan về SMS 2.2.1 SMS là gì? SMS (Short Message Service) là một chuẩn công nghệ cho phép gửi và nhận các thông điệp giữa các điện thoại di động. SMS xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1992 tại Châu Âu. Ngay từ khi mới xuất hiện, SMS đã được tích hợp vào chuẩn hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM. Sau đó, nó mới được tích hợp vào các chuẩn công nghệ CDMA và TDMA. Các chuẩn SMS và GSM đều được phát triển bởi 3GPP (Third Generation Partnership Project). Dữ liệu chứa trong một tin nhắn SMS bị giới hạn. Một tin nhắn SMS có thể chứa tối đa 140 bytes (1120 bits) dữ liệu, tương đương:  160 kí tự nếu sử dụng 7-bit để mã hóa kí tự (mã hóa 7 bit dùng để mã hóa các kí tự Latin)  70 kí tự nếu sử dụng mã hóa Unicode UCS2 16-bit (mã hóa UCS2 16bit dùng để mã hóa các kí tự khác Latin, SMS hỗ trợ tốt các ngôn ngữ phức tạp: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả Rập…thông qua kiểu mã hóa này) Bên cạnh đó, SMS còn hỗ trợ các dữ liệu dạng nhị phân. Do vậy, có thể gửi nhạc chuông, hình ảnh, biểu tượng, danh thiếp…thông qua một tin nhắn SMS. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 8 2.2.2 Các loại SMS phổ biến Dựa vào nội dung chứa trong tin nhắn, người ta phân thành 4 loại tin nhắn phổ biến: 2.2.2.1 SMS (Short Message Service) Tin nhắn chứa 160 kí tự Latin hoặc 70 kí tự đặc biệt (non Latin). Đây là loại tin nhắn nguyên thủy và được dùng nhiều nhất hiện nay. 2.2.2.2 Concatenated SMS (Long SMS) Loại tin nhắn này được mở rộng để khắc phục nhược điểm chứa ít thông tin của SMS nguyên thủy (160 kí tự Latin). Long SMS có thể chứa hơn 160 kí tự Latin. Nó hoạt động theo cơ chế: máy điện thoại gửi tin sẽ chia tin nhắn có nội dung dài thành các tin nhắn nhỏ hơn và gửi chúng như những tin SMS đơn lẻ; máy điện thoại nhận tin sau khi nhận hết các tin từ máy gửi sẽ đảm nhiệm việc kết nối các tin đơn lẻ thành 1 tin ban đầu. Tuy nhiên, loại tin nhắn này không được hỗ trợ ở một số loại điện thoại đời cũ. 2.2.2.3 EMS (Enhanced Messaging Service) Loại tin nhắn này có thể chứa các thông tin đa dạng hơn: các hình động, âm thanh. Định dạng kí tự có thể thay đổi khi dùng loại tin nhắn này. Nghĩa là các kí tự có thể được hiển thị ở kiểu in đậm hay in nghiêng, ở font lớn hay nhỏ… Tuy nhiên, loại tin nhắn này cũng chỉ là một cấp mở rộng của SMS và không được hỗ trợ rộng rãi ở các mạng di động, ít phổ biến với người dùng điện thoại di động. 2.2.2.4 MMS (Multimedia Message Service) MMS là dịch vụ tin nhắn đa phương tiện, ra đời vào năm 2002. Khác với EMS chỉ là sự cải tiến từ SMS và dùng chính SMS để truyền tải, MMS là một cuộc cách mạng so với EMS. Bản tin MMS dùng ngôn ngữ SMIL (Synchronised Multimedia Integration Language) để thể hiện. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 9 Một bản tin MMS có thể chứa nội dung tương tự như một trang Web: hình ảnh màu, nhạc chuông đa âm sắc hoặc âm thanh thực (true tone), phim video... Có thể so sánh một bản tin MMS như là một e-mail, bằng chứng là chúng ta vẫn có thể gửi MMS từ một địa chỉ email đến điện thoại di động và ngược lại. Điều khác nhau cơ bản giữa MMS và e-mail là ở khâu xử lý nội dung của e-mail Server và MMS Server. Khi chúng ta gửi và nhận e-mail, nội dung e-mail sẽ được giữ nguyên vẹn, còn nội dung của bản tin MMS sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với năng lực điện thoại di động của người nhận. 2.2.3 Những đặc điểm thuận lợi của SMS Ngày nay, SMS đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, số lượng tin nhắn SMS trao đổi trong mỗi ngày là khá lớn. Có được điều đó là vì SMS có những thuận lợi sau:  SMS có thể được gửi và nhận bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần chúng ta có điện thoại di động.  SMS có thể được gửi đến một điện thoại di động đang không hoạt động trong mạng (offline). Thực tế, khi điện thoại bị trục trặc hoặc rơi vào tình trạng mất sóng tạm thời, tin nhắn gửi đến điện thoại đó sẽ được mạng di động lưu lại và sẽ gửi cho điện thoại cần nhận tin khi nào điện thoại đó hoạt động lại (online)  SMS không quá làm phiền người sử dụng trong những lúc đang nghỉ ngơi. Không như một cuộc gọi, việc soạn và gửi SMS không gây nhiều tiếng động, chúng ta cũng không cần phải ra ngoài để soạn tin hay nhận tin.  SMS được hỗ trợ bởi tất cả các điện thoại di động GSM. SMS không chỉ trao đổi giữa những người sử dụng trong cùng một mạng di động mà còn có thể trao đổi giữa những người sử dụng ở các mạng di động khác nhau.  SMS chứa được các kí tự, hình ảnh, âm thanh…nên nó là công nghệ thích hợp cho việc xây dựng các ứng dụng dựa trên công nghệ di động. Có thể GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 10 dùng SMS để cung cấp dịch vụ: download nhạc chuông, điều khiển thiết bị… 2.2.4 Các loại ứng dụng phổ biến của SMS Có nhiều loại ứng dụng SMS được xây dựng và sử dụng rộng rãi hiện nay, có thể liệt kê ra các dạng ứng dụng SMS phổ biến sau 2.2.4.1 Ứng dụng gửi tin nhắn giữa hai cá thể (Person to Person Text Messaging) Dạng ứng dụng này được sử dụng phổ biến nhất và sử dụng theo đúng mục đích hình thành ban đầu của SMS. Một người soạn thảo SMS trên điện thoại di động, sau đó khai báo số điện thoại của người nhận và SMS được gửi đi. Khi người nhận nhận được tin nhắn, có thể hồi âm ngay lập tức hoặc hồi âm sau đó một khoảng thời gian, hoặc có thể không hồi âm. Ứng dụng chat qua tin nhắn cũng là một dạng mở rộng của loại ứng dụng này. 2.2.4.2 Ứng dụng cung cấp thông tin (Provision of Information) Đây cũng là một loại ứng dụng phổ biến. Loại ứng dụng này dùng SMS để cung cấp thông tin cho những người sử dụng có yêu cầu. Thông tin có thể là các tin tức xã hội, các tin tài chính, dự báo thời tiết… Có một số thông tin người sử dụng sẽ phải mất một khoản phí cho các nhà cung cấp thông tin qua SMS. 2.2.4.3 Ứng dụng download (Downloading) SMS có thể chứa dữ liệu nhị phân. Do đó, các đối tượng như nhạc chuông, hình nền, các biểu tượng… có thể được mã hóa vào trong một hay nhiều SMS tùy thuộc vào kích thước của đối tượng đó. Người sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu và nhận được các đối tượng mà họ cần thông qua SMS; sau khi nhận, người sử dụng phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ một khoản phí. 2.2.4.4 Ứng dụng cảnh báo (Alerts and Notifications) GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 11 Loại ứng dụng này dùng SMS để cảnh báo về một sự kiện quan trọng. Sự kiện này đúng với sự quan tâm của người sử dụng. Ví dụ như các ứng dụng cảnh báo khi có fax, email, khi có thay đổi về chứng khoán… 2.2.4.5 Ứng dụng tương tác hai chiều qua tin nhắn (Two-way Interactive Text Messaging) Loại ứng dụng này sử dụng để kết nối các thiết bị di động với server theo kiểu tương tác hai chiều (có thể tương tác theo ngữ cảnh) 2.2.4.6 Ứng dụng tiếp thị qua SMS (SMS Marketing) SMS có thể được sử dụng như một công cụ tiếp thị hữu hiệu. Chẳng hạn như một hệ thống gửi tin SMS của một doanh nghiệp. Sau khi đăng nhập, người sử dụng sẽ nhận được những tin SMS về thông tin khuyến mãi, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp đó. Nếu người dùng có những thắc mắc về thông tin liên quan đến doanh nghiệp, họ có thể nhắn tin đến hệ thống và sẽ nhận được hồi đáp từ chính hệ thống đó. 2.2.5 Trung tâm tin nhắn (SMS Center - SMSC) là gì? Trung tâm tin nhắn (SMSC) là nơi chịu trách nhiệm thực hiện các thao tác SMS trong một mạng di động. Khi một tin nhắn SMS được gửi từ một điện thoại di động, SMSC sẽ đón nó đầu tiên. Sau đó, SMSC sẽ chuyển tin nhắn SMS đó đến số điện thoại nhận. Một tin nhắn SMS có thể phải đi qua một hoặc nhiều trung tâm tin nhắn trước khi đến điện thoại đích. Nhiệm vụ chính của một SMSC là dẫn đường cho tin nhắn SMS và điều chỉnh các quá trình phát sinh trong việc gửi – nhận một SMS. Nếu điện thoại nhận tin không sẵn sàng trong việc nhận tin (tắt nguồn, tạm thời mất sóng…), SMSC sẽ lưu trữ tin nhắn đó và chuyển tới số điện thoại cần nhận tin khi điện thoại được sử dụng trong mạng (trạng thái online). Một SMSC được dùng cho việc điều phối các SMS trong một mạng di động. Một tổng đài mạng có nhiệm vụ quản lý một hoặc nhiều SMSC của mạng đó và GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 12 đảm bảo kết nối các SMSC đó trong cùng một hệ thống mạng với nhau. Tuy nhiên, một tổng đài mạng có thể sử dụng một SMSC thứ ba để kết nối với các SMSC của các hệ thống mạng di động khác. Chúng ta cần phải biết địa chỉ của SMSC của tổng đài mạng để gửi tin nhắn với chiếc điện thoại di động. Địa chỉ của một SMSC là một số điện thoại định dạng theo chuẩn quốc tế. Bất cứ điện thoại di động nào cũng có một tùy chọn để cấu hình địa chỉ của SMSC. Thông thường, địa chỉ của SMSC được tổng đài cài đặt trước trong thẻ SIM, người sử dụng sẽ không cần phải thay đổi nó. 2.2.6 SMS Gateway là gì? Một vấn đề đặt ra là các SMSC được phát triển bởi các công ty khác nhau, dựa trên các giao thức khác nhau và hầu hết các giao thức đó đều được đăng kí bản quyền, không được công bố. Ví dụ như hãng Nokia có giao thức SMSC là CIMD (Computer Interface to Message Distribution protocol), hãng CMG lại có giao thức gọi là EMI. Chúng ta không thể kết nối 2 trung tâm tin nhắn SMSC nếu chúng không hỗ trợ một giao thức SMSC chung. Để giải quyết vấn đề trên thì một SMS Gateway được đặt giữa 2 SMSC. SMS Gateway đóng vai trò chuyển tiếp giữa 2 SMSC. Nó sẽ chuyển từ giao thức của SMSC này sang giao thức của SMSC kia. Phương thức này đang được sử dụng rất phổ biến để kết nối hai mạng di động khác nhau cho mục đích trao đổi tin nhắn giữa những người sử dụng ở hai mạng khác nhau. Bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà phát triển ứng dụng SMS cũng cần phải tìm một SMS Gateway hiệu quả. Muốn gửi và nhận SMS trên ứng dụng, chỉ có cách duy nhất phải kết nối với SMSC của mạng di động. Tuy nhiên, để ứng GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 13 dụng hoạt động hiệu quả thì cần phải hỗ trợ nhiều giao thức SMSC khác nhau. Kết quả là ứng dụng SMS sẽ phức tạp và nặng nề, thời gian xây dựng ứng dụng cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Thay vì phải xây dựng ứng dụng như đã trình bày ở trên, việc sử dụng một SMS Gateway để điều khiển các kết nối tới các SMSC sẽ làm cho ứng dụng trở nên đơn giản hơn nhiều. Lúc này, vấn đề đặt ra chỉ còn là việc kết nối ứng dụng SMS với SMS Gateway. Để ứng dụng hỗ trợ nhiều SMSC, chỉ cần thay đổi cấu hình SMS Gateway mà không cần phải thay đổi mã nguồn của chương trình. Việc sử dụng SMS Gateway sẽ làm cho thời gian phát triển ứng dụng sẽ rút ngắn. Để kết nối tới một SMS Gateway, chúng ta có thể sử dụng một giao thức SMSC như SMPP hay CIMD. Một vài SMS Gateway có hỗ trợ giao thức ghép nối HTTP/ HTTPS. Tuy nhiên, khi sử dụng HTTP/HTTPS thì các tính năng của SMS có thể bị hạn chế, các tính năng gửi tin nhắn hình ảnh có thể không thực hiện được. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 14 Ngoài cách kết nối trực tiếp đến SMSC của mạng di động, có thể gửi và nhận tin nhắn SMS trên máy tính bằng cách sử dụng một điện thoại di động hoặc một modem GSM/GPRS. Để làm được điều này, ứng dụng SMS phải kết nối được với điện thoại di động hay modem GSM/GPRS có hỗ trợ AT Commands (sẽ được đề cập ở phần sau) Một vài SMS Gateway có khả năng điều khiển kết nối với điện thoại di động và modem GSM/GPRS. Để gửi và nhận tin nhắn với một điện thoại di động hoặc GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 15 modem GSM/GPRS, ứng dụng SMS chỉ cần giải quyết vấn đề giao tiếp với SMS Gateway mà không cần phải biết bất cứ gì về AT Commands 2.2.7 Một số khái niệm cơ bản được dùng trong SMS 2.2.7.1 Thời hạn hiệu lực của một tin nhắn SMS Một tin nhắn được lưu tạm thời trên trung tâm tin nhắn SMSC nếu điện thoại người nhận đang không hoạt động. Một thời hạn được đặt ra, qua thời hạn đó tin nhắn lưu trên SMSC sẽ bị xóa nếu như nó chưa được gửi đến điện thoại của người nhận ngay khi điện thoại hoạt động lại trong mạng. Thời hạn này chính là thời hạn hiệu lực (validity period) của tin nhắn SMS. Trong mỗi điện thoại di động đều có chức năng thiết lập thời hạn hiệu lực của tin nhắn SMS. 2.2.7.2 Các báo cáo trạng thái (Message Status Report) của tin nhắn SMS Khi gửi tin nhắn SMS, người sử dụng thường có nhu cầu biết xem tin nhắn họ gửi đã đến máy điện thoại người nhận hay chưa. Để lấy được thông tin này, người dùng cần thiết lập một yêu cầu đến trung tâm tin nhắn SMSC để nhận được các báo cáo về trạng thái của tin nhắn đã gửi. Tính năng này mặc định tắt trên hầu hết các điện thoại di động và modem GPS/GPRS. Để sử dụng, người dùng cần thiết lập lại trên thiết bị của họ. 2.2.7.3 Báo cáo xác nhận tin nhắn Sau khi nhận một tin nhắn, điện thoại di động của người nhận tin sẽ gửi trở lại một báo cáo xác nhận tin nhắn đến SMSC để báo cho trung tâm biết có xảy ra lỗi hay không (ví dụ: định dạng tin nhắn không được hỗ trợ, không đủ bộ nhớ lưu trữ…). Quá trình này là trong suốt với người sử dụng. Nếu không có lỗi xảy ra, điện thoại di động của người nhận sẽ gửi lại báo cáo khẳng định đã nhận thành công tin nhắn (positive delivery report). Ngược lại, có lỗi xảy ra, báo cáo thất bại sẽ được gửi trở lại trung tâm tin nhắn. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 16 2.3 Tổng quan về AT Command 2.3.1 AT Command là gì? AT Command (ATtention Command) là những cấu trúc lệnh được sử dụng để điều khiển một modem. Mọi dòng lệnh đều được bắt đầu với “AT” hoặc “at”. Tập lệnh này có những dòng lệnh hỗ trợ cho các modem có dây (wired dialup modem) và modem GSM/GPRS như: ATD (Dial), ATA (Answer), ATH (Hook control)…, đồng thời cũng có những lệnh chỉ hỗ trợ riêng cho các modem GSM/GPRS như: AT+CMGS (gửi tin nhắn SMS), AT+CMSS (gửi tin nhắn SMS từ bộ nhớ), AT+CMGR (đọc tin nhắn SMS)… Bắt đầu mỗi dòng lệnh là tiền tố “AT” để cho biết modem bắt đầu hoạt động ở chế độ dòng lệnh. Nó không phải là một phần của tên lệnh trong tập lệnh AT. Ví dụ như D là tên lệnh AT, không phải ATD là tên; tương tự +CMGS là tên lệnh, không phải là AT+CMGS. Các thao tác có thể thực hiện được trên modem GSM/GPRS hoặc điện thoại di động thông qua tập lệnh AT:  Lấy các thông tin cơ bản về điện thoại di động hay modem GSM/GPRS như: tên nhà sản xuất, số hiệu model, số IMEI (International Mobile Equipment Identity)…  Lấy trạng thái hiện thời của điện thoại di động hoặc modem GSM/GPRS như: trạng thái hoạt động của điện thoại, thông tin mạng đang sử dụng, tình hình tín hiệu (sóng), tình hình pin…  Thiết lập một kết nối dữ liệu hoặc kết nối giọng nói đến một modem từ xa  Gửi và nhận fax  Gửi, nhận, ghi hoặc xóa tin nhắn và lấy các trạng thái hiện thời của các tin nhắn mới (đã đọc, chưa đọc…)  Duyệt, thêm mới hoặc tìm kiếm trong danh bạ GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 17  Thực thi các tính năng bảo mật như khóa SIM (yêu cầu có password của SIM khi mỗi lần mở máy), khóa PH-SIM (thẻ SIM được kết nối với điện thoại di động, để sử dụng thẻ SIM khác trên điện thoại di động cần phải có password).  Lưu trữ và phục hồi các cấu hình của điện thoại di động và modem GSM/GPRS. Cần lưu ý rằng không phải hãng sản xuất điện thoại di động nào cũng hỗ trợ hoàn toàn các lệnh AT cũng như các tham số của các lệnh AT. Chính vì vậy, kết quả thực hiện các lệnh AT có thể khác với các kết quả đã được định nghĩa trong chuẩn AT. Nói chung, các modem GSM/GPRS được thiết kế cho các ứng dụng không dây hỗ trợ các lệnh AT tốt hơn các điện thoại di động. 2.3.2 Phân loại lệnh AT phổ biến Có 2 dạng lệnh AT:  Các lệnh AT cơ bản: không bắt đầu với kí tự “+”. Ví dụ: D (Dial), A (Answer)…  Các lệnh AT mở rộng: bắt đầu với kí tự “+”. Ví dụ: +CMGS, +CMSS… 2.3.3 Cú pháp các lệnh AT Ở đây, ta chỉ xét cú pháp các lệnh AT mở rộng. Cú pháp các lệnh AT này không phức tạp. Cú pháp 1: Tất cả các lệnh bắt đầu bằng “AT” và kết thúc bằng một kí tự điều khiển (trong chương trình Hyper Terminal của Microsoft Windows, kí tự điều khiển này là phím Enter) Ví dụ: để liệt kê tất cả các tin nhắn lưu trong bộ nhớ tin nhắn, sử dụng dòng lệnh AT+CMGL GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 18 Cú pháp 2: Một dòng lệnh có thể chứa nhiều hơn một lệnh AT. Chỉ có lệnh đầu tiên mới có tiền tố “AT”. Các câu lệnh AT trên cùng một dòng lệnh cách nhau bằng dấu chấm phảy (“;”). Ví dụ: để liệt kê tất cả các tin nhắn trong bộ nhớ tin nhắn và hiển thị tên của nhà sản xuất thiết bị di động, sử dụng dòng lệnh: AT+CMGL;+CGMI Cú pháp 3: Một chuỗi kí tự phải được đặt trong dấu ngoặc kép Ví dụ: AT+CMGL= “ALL” Cú pháp 4: Thông tin trả về (Information Response) và các đoạn mã kết quả (result codes) luôn bắt đầu và kết thúc bằng một kí tự điều khiển và một kí tự xuống hàng. AT+CGMI  dòng lệnh thực thi Ví dụ: Nokia  thông tin trả về OK  mã kết quả (thành công) 2.3.4 Các lệnh AT thường dùng trong ứng dụng SMS Lệnh AT Command in Text Tác dụng AT ATtention Kiểm tra kết nối giữa máy tính và điện thoại di động hoặc modem GSM/GPRS +CGMI Manufacture Identification Kiểm tra tên hãng sản xuất thiết bị di động đang kết nối +CSCA Service Centre Address Thiết lập số trung tâm tin nhắn cho việc gửi tin SMS +CPMS Preferred Message Storage Lựa chọn bộ nhớ lưu trữ tin nhắn +CMGW Write Message to Memory Ghi tin nhắn vào bộ nhớ +CMGD Delete Message Xóa tin nhắn trong bộ nhớ +CMGS Send Message Gửi tin nhắn +CMGR Read Message Đọc tin nhắn +CMGL List Message Liệt kê tất cả tin nhắn GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 19 2.4 Những điều cần biết về Modem GSM/GPRS 2.4.1 Modem GSM Modem GSM là một modem không dây, làm việc với mạng không dây theo chuẩn GSM. Modem GSM được xem giống như một modem quay số (dial-up modem). Sự khác nhau chủ yếu giữa chúng là modem quay số gửi và nhận dữ liệu thông qua một đường dây điện thoại cố định, trong khi modem không dây gửi và nhận dữ liệu thông qua sóng radio. Modem GSM có thể là một thiết bị ngoại vi hay là một PC Card/ PCMCIA Card. Thông thường một modem GSM là thiết bị ngoại vi sẽ được kết nối với máy tính thông qua cổng nối tiếp hoặc cáp usb. Modem GSM là PC Card/ PCMCIA Card được thiết kế riêng cho laptop, kết nối qua rãnh PC/PCMCIA Card. Cũng như điện thoại di động GSM, modem GSM cần phải có một thẻ SIM để hoạt động bình thường trong mạng không dây tương ứng. Như đã đề cập ở trên, máy tính sử dụng lệnh AT để điều khiển các modem. Cả hai loại modem GSM và modem quay số đều hỗ trợ các lệnh AT. Tuy nhiên, tốc độ gửi tin nhắn SMS của modem GSM rất thấp, chỉ khoảng từ 6 đến 10 tin nhắn/phút. 2.4.2 Modem GPRS Modem GPRS (General Packet Radio Service) là một modem GSM có hỗ trợ thêm tính năng vận chuyển dữ liệu bằng công nghệ GPRS. Tính năng vượt trội của modem GPRS so với modem GSM là ở tốc độ chuyển dữ liệu rất nhanh. GPRS có thể được sử dụng để “vận chuyển” tin nhắn SMS. Nếu SMS được gửi qua GPRS, tốc độ gửi sẽ tăng đáng kể, khoảng 30 tin nhắn/phút. GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân Marketing Mobile 20 Tuy nhiên, để nhận và gửi tin nhắn thông qua GPRS, chúng ta cần phải có một modem GPRS và mạng di động phải hỗ trợ việc gửi tin thông qua GPRS. 2.4.3 So sánh tính năng của điện thoại di động và modem GSM/GPRS Thực tế, modem GSM/GPRS được khuyến khích sử dụng để kết nối với máy tính trong quá trình xây dựng ứng dụng gửi và nhận tin nhắn SMS, bởi vì điện thoại di động có một số hạn chế:  Một vài kiểu điện thoại di động (Sony Ericsson R380, Nokia 8210…) không thể sử dụng với máy tính để nhận những tin nhắn có nội dung dài. Thông thường khi điện thoại di động nhận các phần tin nhắn đã cắt nhỏ từ tin nhắn có nội dung dài (Long SMS), nó sẽ kết hợp các phần đó để tạo thành tin nhắn ban đầu một cách tự động. Tuy nhiên, đối với các loại điện thoại trên, khi nhận các phần của tin nhắn dài, nó sẽ chuyển thẳng đến máy tính mà không kết hợp các phần nhận được.  Một số kiểu điện thoại di động không hỗ trợ lệnh AT. Ngoài những điểm hạn chế trên, nhìn chung điện thoại di động và modem GSM/GPRS không có những khác biệt rõ ràng. 2.5 Những vấn đề khi phát triển ứng dụng cho SMS Các khác biệt về cấu tạo: với mỗi hãng sản xuất điện thoại di động, đều có những đặc điểm thiết kế của riêng mình: cấu tạo phần cứng thiết bị, giao thức kết nối, tập lệnh hỗ trợ... Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng định dạng dữ liệu và khả năng truyền dẫn nội dung cần trao đổi. Cùng một thành phần nhưng với những thiết bị khác nhau của các hãng khác nhau, có thể phản ứng của thiết bị với thành phần đó sẽ khác nhau. Vấn đề hỗ trợ nhiều giao thức của nhiều mạng di động khác nhau: đây là một bài toán không đơn giản cho những người phát triển ứng dụng trong giai đoạn các thiết bị phát triển đa dạng, số lượng các giao thức cũng tăng đáng kể. Ngay cả khi sử dụng SMS Gateway để làm cầu nối giữa ứng dụng và các trung tâm tin nhắn GVHD: Nguyễn Đức Thuần SVTH: Trần Tùng Dương – Võ Tường Luân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng