Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mạng lưới chợ nông thôn ở miền tây cao bằng trước năm 1945...

Tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền tây cao bằng trước năm 1945

.PDF
128
69
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG VĂN QUÂN MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG VĂN QUÂN MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Thị Uyên Thái Nguyên - Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những nội dung trong luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nội dung của luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nông Văn Quân Xác nhận Xác nhận của Trƣởng khoa chuyên môn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Hà Thị Thu Thủy PGS.TS. Đàm Thị Uyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cơ quan đoàn thể và nhiều cá nhân. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Lịch sử, khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PSG.TS Đàm Thị Uyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Nhân đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cá nhân; với chính quyền, các cơ quan ban ngành tỉnh Cao Bằng, huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông của tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013 Tác giả Nông Văn Quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Lời cam đoan ...................................................................................................... ii Mục lục ..............................................................................................................iii Danh mục các bảng ........................................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 5 5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG ............................... 7 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................ 7 1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 7 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 8 1.2. Khái quát lịch sử hành chính miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 ..... 15 1.3. Các thành phần dân tộc .......................................................................... 19 1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của miền Tây Cao Bằng trước 1945 .. 24 Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TRƯỚC NĂM 1945.......................................................................................... 32 2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn .......................................... 32 2.1.1. Những quan niệm về chợ .................................................................... 32 2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn .............................................................. 34 2.2. Khái quát mạng lưới chợ miền Tây Cao Bằng ...................................... 37 2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ .............................................................. 50 2.4. Hoạt động mua bán ở chợ ...................................................................... 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://lrc.tnu.edu.vn 2.4.1. Thành phần mua bán........................................................................... 53 2.4.2. Phương thức mua bán ......................................................................... 57 2.4.3. Các loại mặt hàng trao đổi ở chợ ........................................................ 59 Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TÊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG ..... 71 3.1. Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội ............... 71 3.1.1. Chợ nông thôn – nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa ...... 71 3.1.2. Chợ nông thôn – nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc ........ 73 3.2. Chợ nông thôn – Thể hiện văn hóa các dân tộc .................................... 78 3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn miền Tây Cao Bằng ............................................................................................... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................... 104 PHỤ LỤC ............................................................................................................ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt STT Chữ viết đầy đủ 1 GS, PGS Giáo sư, Phó Giáo sư 2 KT - XH Kinh tế - xã hội 3 Nxb Nhà xuất bản 4 Tt Thị trấn 5 TS Tiến sĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://lrc.tnu.edu.vn BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cao Bằng) BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG (Nguồn: Tác giả) BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CHỢ CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH CAO BẰNG (Nguồn: Tác giả) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu sự phát triển của kinh tế hàng hóa, không thể không đề cập đến những địa điểm trao đổi vật phẩm, hàng hóa, thường xuyên và định kỳ đó là những chợ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp trong từng gia đình, làng xã đòi hỏi phải có sự trao đổi vật phẩm. Trong xã hội phong kiến mỗi làng xã, gia đình là một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp đến mức tối đa những nhu cầu sinh hoạt của mỗi cá nhân. Chính sự xuất hiện của chợ ở những địa điểm nhất định mang tính chu kỳ là nhân tố quan trọng phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp khép kín phong kiến. Vậy nên, chợ ra đời là nhân tố thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, không chỉ ở mỗi địa phương mà còn ở cả khu vực và quốc gia. Hoạt động thương mại là cầu nối quan trọng thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các khu vực. Trong đó, chợ nông thôn là một trong những môi trường tiếp nhận sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào cộng đồng làng xóm, đồng thời là cầu nối cộng đồng làng xóm với thế giới bên ngoài qua hoạt động sản xuất, trao đổi kinh doanh. Điều đặc biệt, ở vùng miền núi biên giới “Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi tiếp xúc xã hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”, “Chợ góp phần truyền bá văn hóa, gieo rắc những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt người nông dân trong xã hội phong kiến vượt ra khỏi lũy tre xanh bao bọc, xóm làng chật hẹp về nhiều mặt, hướng tới những không gian khoáng đại hơn” [28; tr 50]. Chính vì lẽ đó, mạng lưới chợ nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống mang tính toàn diện, khoa học, cụ thể về các loại hình chợ ở khu vực miền Tây Cao Bằng trước năm 1945 vì những lý do khách quan chưa được giới sử học quan tâm nghiên cứu. Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” để nghiên cứu, nhằm khôi phục lại 1 một cách có hệ thống, khoa học, chân thực về hoạt động trao đổi mua - bán ở địa phương, qua đó để hiểu rõ hơn về đời sống kinh tế của các dân tộc nơi đây, sự giao lưu trao đổi hàng hóa giữa địa phương, nhất là quan hệ giao lưu buôn bán hàng hóa của cư dân hai bên biên giới Việt - Trung. Đồng thời, góp phần thiết thực vào việc giúp các ngành chức năng của tỉnh Cao Bằng đưa ra những định hướng, giải pháp mới phù hợp trong quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ hiện nay, để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao mức sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nghiên cứu đề tài: “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945”, chúng tôi được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, có đề cập đến vấn đề chợ một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp ở những khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Ngay từ thế kỷ XVII, trong một số tác phẩm viết về làng Việt của các giáo sĩ, thương nhân nước ngoài, có những ghi chép về mạng lưới chợ như các cuốn sách: “Lịch sử Đàng Ngoài” của Riechard, “Vương quốc Đàng Ngoài” của A de Rhodes.... Tiếp đến, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện một số tác phẩm chuyên khảo của các tác giả người Pháp như “Làng xã An Nam ở Bắc Kỳ” của P.Ory, “Thành bang An Nam” của Briffaut. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, việc nghiên cứu làng xã Việt Nam được mở rộng hơn trước, bên cạnh những tác giả người Pháp, một số tác giả người Việt Nam đã tham gia nghiên cứu. Như các tác giả Pierre Gourou với tác phẩm “Nông dân vùng đồng bằng Bắc Kỳ”, Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục”.... Sau cách mạng tháng Tám thành công, việc nghiên cứu về làng xã Việt Nam tiếp tục được nhiều học giả quan tâm, trong đó nhiều tác phẩm ít nhiều đề cập tới mạng lưới chợ ở khu vực nông thôn. Tiêu biểu có Vũ Quốc Thúc với “Kinh tế làng xã Việt Nam”; “Xã thôn Việt Nam” của Nguyễn Hồng 2 Phong (HN, 1959), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của Trần Từ (HN, 1984). Một số cuốn sách đề cập đến các hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam như cuốn: “Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế văn hóa - xã hội” của Phan Đại Doãn. Hay tác giả Nguyễn Quang Ngọc với cuốn “Một số vấn đề về làng xã Việt Nam”, tác phẩm đề cập đến kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã, trong đó khi nói về kinh tế thương nghiệp tác giả nói đến hoạt động buôn bán ở các chợ; tiếp đến là cuốn “Về một số làng buôn ở đồng băng Bắc Bộ thế kỷ XVIII – XIX” (HN, 1993), cuốn sách đã đề cập đến tình hình kinh tế thương nghiệp cũng như hoạt động buôn bán ở các chợ ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả Nguyễn Đức Nghinh, với các bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử: “Chợ Chùa ở thế kỷ VXII”, (1979). “Mấy nét phác thảo về chợ làng (Qua những tư liệu thế kỷ VXII, XVIII)”, (1980). “Chợ làng trước Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Dân tộc học, số 2-1981. Vấn đề này được tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về những tên chợ, thời gian họp chợ, cấu trúc chợ làng, sự phân bố vị trí các loại hàng hóa trong chợ.... Nguyễn Thừa Hỷ trong bài “Mạng lưới chợ Thăng Long – Hà Nội trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1-1983, đã khái quát về hoạt động buôn bán của các chợ Thăng Long, Hà Nội. Bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945”, của tác giả Nguyễn Văn Khánh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, năm 2009, đã phác thảo những nét căn bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, ở cả trên đất liền và trên biển. Vũ Thị Minh Hương, với bài viết “Chợ gia súc và việc buôn bán trâu bò ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 – 1939”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1-2001, tác giả đã làm rõ sự ra đời, tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc; các luồng buôn bán gia súc chính và các hình thức vận chuyển gia súc ở Bắc Kỳ dưới thời thuộc Pháp. 3 Tác phẩm “Chợ nông thôn châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới” (HN, 2002), của tác giả Lê Thị Mai đã phân tích cở sở kinh tế - xã hội, cấu trúc quan hệ thương mại và vai trò của chợ nông thôn châu thổ sông Hồng, qua khảo sát thực tế ở một số chợ vùng ven sông Hồng. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên, học viên cao học của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên trong những năm gần đây có đề cập tới mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn như đề tài: “Hệ thống chợ ở Bắc Hà – tỉnh Lào Cai trong quá khứ và hiện tại”, tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2006); “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí” của Nguyễn Thị Hà (2005), “Hoạt động giao thương ven sông Cầu trước năm 1945” của Nguyễn Trung Dũng. Đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” của Phạm Thị Thanh Hảo (2011); “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (1986 – 2010)” của Đào Minh Thảo (2012).... Như vậy, các công trình này phần nào đó đã đề cập đến mạng lưới chợ ở nông thôn. Tuy nhiên, khu vực miền Tây của tỉnh Cao Bằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945. Xuất phát từ thực tế đó, có nhiều vấn đề quan trọng cần được làm sáng tỏ về mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Tây Cao Bằng, qua đây có được cái nhìn đúng đắn, khách quan và sát thực hơn. Song, những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những nguồn tư liệu quý, để chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn dựng lại một cách khoa học, chân thực, sinh động bức tranh về chợ và tập trung phác thảo những nét cơ bản nhất về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở khu vực miền Tây Cao Bằng trước 1945, để từ đó thấy được vai trò, tác động của mạng lưới chợ đối 4 với sự chuyển biến cơ cấu kinh tế và quá trình giao thương kinh tế giữa các địa phương trong khu vực. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động kinh tế, văn hoá, quá trình trao đổi buôn bán, hoạt động thương mại của cư dân miền Tây Cao Bằng trước 1945. - Phạm vi nghiên cứu + Địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Tây Cao Bằng, bao gồm các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông. + Giới hạn về thời gian: “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945”. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu gốc: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí, Đất nước Việt Nam qua các đời, Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Lịch triều hiến chương loại chí, Kiến văn tiểu lục, Cao Bằng thực lục.... - Sách, giáo trình: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I, tập II), Nguồn gốc lịch sử các tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Việt Nam văn hoá sử cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam… Các tác phẩm chuyên khảo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản; các bài báo đã đăng trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế. - Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Địa chí tỉnh Cao Bằng, Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, Văn hóa dân gian Cao Bằng, Sli lượn hát đôi của người Tày – Nùng ở Cao Bằng.... Ngoài ra, còn một số nguồn tư liệu khác góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế miền núi phía Bắc, chương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát điền dã về văn bia, truyện kể, câu đối, ca dao.... 5 4.2. Phương phán nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp khảo sát điền dã. Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu. Đặc biệt, chú ý khâu giám định tư liệu, để có thể đưa ra những nhận định khoa học, chân thực với đối tượng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể về mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Tây Cao Bằng. Trên cơ sở đó làm nổi bật nét đặc trưng của chợ nông thôn miền núi khu vực miền Tây, chợ không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà còn mang trong nó những giá trị văn hoá, tinh thần rất riêng biệt. Nội dung của luận văn là tài liệu bổ ích cho việc học tập bộ môn lịch sử, việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông. Đồng thời, còn là tài liệu tham khảo giúp cho các cấp lãnh đạo có được cái nhìn đúng đắn, khách quan trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận. Nội dung được cấu thành 3 chương, gồm: Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng. Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945. Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền Tây Cao Bằng. Ngoài ra, trong đề tài còn có các mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, bản đồ hành chính tỉnh, khu vực, lược đồ hệ thống chợ và một số ảnh về chợ. 6 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Cao Bằng là miền đất địa đầu ở phía bắc nước ta, có bề dày lịch sử văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, Cao Bằng được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía bắc của Tổ quốc. “Đại Nam nhất thống chí” biên chép, tỉnh Cao Bằng: “ Đông tây cách nhau 165 dặm, nam bắc cách nhau 115 dặm; phía đông giáp Long Châu phủ Thái Bình nước Thanh 133 dặm, phía tây giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 32 dặm, phía nam giáp huyện Cảm Hóa và huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn 60 dặm, phía bắc giáp châu Qui Thuận phủ Trấn Yên nước Thanh 55 dặm, phía đông nam giáp huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn và châu Hạ Đống nước Thanh 45 dặm, phía tây nam giáp huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 45 dặm, phía đông bắc giáp châu An Bình thuộc phủ Thái Bình nước Thanh 152 dặm” [ 38; tr.401]. Với vị trí địa lý như trên, Cao Bằng là địa phương có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản, danh thắng, nhiều cửa ngõ thông thương với Trung Quốc. Khu vực miền Tây Cao Bằng bao gồm các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông. Mỗi huyện đều có vị trí địa lý khác nhau, tạo ra cho vùng những ưu thế riêng. Đây là vùng núi cao có địa hình tương đối hiểm trở, lại nằm xa trung tâm của tỉnh, nhưng nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên khoáng sản, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc và nhiều đường mòn dân sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới thường xuyên qua lại giao lưu kinh tế, văn hóa. 7 Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” biên chép về địa giới châu Bảo Lạc thế kỷ XIX: “Đông tây cách nhau 93 dặm, nam bắc cách nhau 140 dặm, phía đông đến địa giới châu Chiêm Hóa 33 dặm, phía tây đến địa giới huyện Vị Xuyên 6 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vị Xuyên và Chiêm Hóa 96 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Để Định” (Phía bắc huyện Để Định giáp huyện Trấn Yên nước Thanh 81 dặm, như vậy phía bắc huyện Bảo Lạc khi chưa tách huyện có địa giới giáp huyện Trấn Yên nước Thanh là 99 dặm – TG) [38; tr.338]. Còn sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép như sau: “Địa hạt hai huyện (Vĩnh Điện và Để Định) phía đông giáp địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên và huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Vị Xuyên, phía nam giáp châu Chiêm Hóa, phía bắc giáp hai phủ Khai Hóa, Trấn An nước Thanh” [44; tr.871]. Về địa giới của Nguyên Bình và Thông Nông lịch sử biên chép: “Đông tây cách nhau 31 dặm, nam bắc cách nhau 119 dặm, phía đông đến địa giới huyện Thạch An 8 dặm, phía tây đến địa giới huyện Cảm Hóa tỉnh Thái Nguyên 23 dặm, phía nam đến địa giới huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn 60 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Quảng Uyên 59 dặm” [38; tr.403]. Huyện Thông Nông (trước là một tổng của huyện Thạch Lâm – TG), sách “Đồng Khánh địa dư chí” viết: “Phía đông giáp giới huyện Thạch An, phía tây giáp giới phủ Trấn An nước Thanh, phía nam giáp giới huyện Nguyên Bình, phía bắc giáp giới châu Quy Thuận nước Thanh” [44; tr.658]. Như vậy, về mặt vị trí địa lý, khu vực miền Tây Cao Bằng có điều kiện khá thuận lợi trong quan hệ giao thương với các tỉnh trong nước và cả với Trung Quốc. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 670.785,56 ha. Trong đó, khu vực miền Tây chiếm gần 1/2 diện tích toàn tỉnh (302.905, 97 ha). Xét 8 trong tổng thể địa hình Cao Bằng, khu vực miền Tây là một quần thể núi non hùng vĩ, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, núi đá, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ các thung lũng hẹp, sâu. Có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500-600 mét. Đất đai: Địa hình khu vực miền Tây thuộc hai cao nguyên Lạng Cá và Bình Lạng, đây là các cao nguyên đá đồ sộ nằm ở phía tây huyện Bảo Lạc và huyện Bảo Lâm. Cao nguyên bị cắt xẻ bởi nhiều thung lũng sâu với những vách đá dựng đứng, có nhiều vực thẳm, với nhiều ngọn núi cao từ 1200m -1800m. Chính từ điều kiện tự nhiên này mà giao thông đi lại ở đây rất khó khăn. Hệ thống núi ở khu vực miền Tây có sự xen lẫn giữa: “Núi đá núi đất liên tiếp, khó đếm được thực có bao nhiêu ngọn núi. Duy có núi đất Cổ Long ở xã Yên Phú là tương đối cao. Núi đá Ngọc Nữ ở xã Mông Ân, núi đá ở trang Ngọc Mạo, núi đá Tam Phùng là những ngọn núi cao và hiểm trở. Còn nữa chỉ là những núi tầm thường” [44; tr.872]. Các ngọn núi ở khu vực miền Tây Cao Bằng cao dần về phía Đồng Văn (Hà Giang), thiên nhiên hùng vĩ, địa hình hiểm trở đã ban tặng cho vùng đất này nhiều sản vật quý hiếm từ gỗ, thú vật, kim loại quý đến các nguồn dược liệu quý.... Ngoài ra, nhiều ngọn núi, đèo ở đây đã được ghi vào sử sách: - Núi Vân Trung: “Ở cách huyện Để Định 43 dặm về phía tây, tầng núi chồng chất, quanh co kéo dài, chỗ cao chỗ thấp như đợt sóng; trong núi mây mù dày đặc, người ta đứng cách nhau gần một trượng mà không trông rõ, không khác gì đứng trông mây, nên gọi tên thế. Về phía đông núi có các địa điểm Ngư Sơn và Tiểu Hiệp, là đường mà đến tỉnh Cao Bằng tất phải đi qua; từ Ngư Sơn đến Vân Trung nửa ngày, đến Tiểu Hiệp cũng nửa ngày, đến Cao Bằng 5 ngày. Về phía nam núi có các địa điểm Thạch Cốc và Ca Kiệu, là đường mà đến tỉnh Thái Nguyên tất phải đi qua, từ Thạch Cốc đến Vân Trung nửa ngày, đến Ca Kiệu một ngày rưỡi, đến Thái Nguyên lại 9 ngày. Về phía tây núi có các địa điểm Côn Lôn và Thiển Hiệp, là đường mà đến tỉnh Tuyên 9 Quang tất phải đi qua; từ Côn Lôn đến Vân Trung 5 ngày, đến Thiển Hiệp nửa ngày, đến Tuyên Quang 15 ngày. Về phía bắc núi này đến đèo Na Băng và ải Bình Môn là đường mà đến huyện Trấn Yên nước Thanh tất phải đi qua, hai địa điểm ấy cách Vân Trung đều nửa ngày” [38; tr.347]. - Núi Ngọc Mạo: “Ở trang Ngọc Mạo về phía tây huyện Để Định, có khoảng đất bằng phẳng rộng chừng hơn 2000 mẫu, ở giữa nổi vọt lên một quả núi, như hình cái mũ, nên gọi tên thế; về phía trước núi có hồ tức hồ Ngọc Mạo, rộng hơn một mẫu, nước hồ trong trẻo đáng ưa” [38; tr.347]. - Núi Thẩm Bát: “Ở cách huyện Để Định 13 dặm về phía tây, liền với núi Ngọc Mạo. Năm Minh Mệnh thứ 16, quan quân đánh dẹp Vân Trung, thiêu chết nghịch Vân ở đây” [38; tr.347]. - Đèo Na Băng: “Ở cách huyện Để Định 10 dặm về phía bắc, giáp địa phận huyện Trấn Yên nước Thanh, đường núi gồ ghề, rất hiểm trở”. - Núi Bình Môn: “Ở cách huyện Để Định 10 dặm về phía tây, giáp với địa giới với huyện Trấn Yên nước Thanh. Có đặt cửa ải, Bình Môn là một trong 7 ải” [38; tr.348]. - Núi Na Tình: “Cách huyện Thạch Lâm hơn 50 dặm về phía tây bắc, đường từ hang Thông đến đây phải đi qua 2 ngày, núi này là chỗ giáp giới giữa Cao Bằng và Tuyên Quang. Năm Minh Mệnh thứ 14, thổ phỉ tụ trên núi này xếp đá làm đồn lũy, quan quân phá lũy bắt được” [38; tr.412]. Ngoài ra, ở khu vực miền Tây Cao Bằng còn có nhiều ngọn núi được sách biên chép như Ngư Sơn, Côn Lôn, Tam Liên, Ca Kiệu, Ba Lâm, Hiếu Sơn, Khắc Thiên Hoàng Sơn, Thiên Mã, Na Sào, Bắc Triều.... Là một khu vực miền núi cao nên miền Tây Cao Bằng phần lớn diện tích là rừng và đồi núi, diện tích đất ruộng không nhiều, chủ yếu là một số dải đất ở ven chân núi hay bên bờ suối khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả như mận, cam, lê.... Sử cũ chép ở đây có khá nhiều thung lũng, vùng đất rộng: “Về phía tây huyện Để Định có khoảng đất bằng phẳng rộng chừng hơn 2000 mẫu” [38; tr.347]. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan