Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945...

Tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945

.PDF
114
106
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– MAI SINH TUYÊN MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG TRƯỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– MAI SINH TUYÊN MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG TRƯỚC NĂM 1945 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả Mai Sinh Tuyên i LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên; Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, thư viện tỉnh Hà Giang cùng với bà con nhân dân các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và khai thác tư liệu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đàm Thị Uyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016 Tác giả Mai Sinh Tuyên ii MỤC LỤC Lời cam đoan.......................................................................................................i Lời cảm ơn .........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt........................................................................................iv Danh mục các bảng.............................................................................................v MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................2 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................5 5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................6 6. Cấu trúc của luận văn:.....................................................................................6 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG .....................7 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................7 1.2. Lịch sử hành chính miền Đông Tỉnh Hà Giang ..........................................11 1.3. Các thành phần tộc người...........................................................................15 1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ..............................................................................20 Tiểu kết chương 1:............................................................................................27 Chương 2. CHỢ NÔNG THÔN Ở MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG TRƯỚC NĂM 1945 .........................................................................................28 2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn................................................28 2.1.1. Những quan niệm về chợ ........................................................................28 2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn...................................................................30 2.2. Mạng lưới chợ nông thôn miền Đông tỉnh Hà Giang......................................32 2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ ...................................................................46 2.4. Hoạt động mua bán ở chợ ..........................................................................49 2.4.1. Thành phần mua bán..............................................................................49 iii 2.4.2. Phương thức mua bán .............................................................................51 2.4.3. Các loại hàng hóa trao đổi ở chợ .............................................................54 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................63 Chương 3. VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TÊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA ...............................................................65 3.1. Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội ..............................65 3.1.1. Chợ nông thôn – nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa .............65 3.1.2. Chợ nông thôn – nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các tộc người ............66 3.2. Chợ nông thôn – Thể hiện văn hóa các tộc người .......................................69 3.2.1. Nhu cầu giao tiếp, thông tin và giải trí của người đi chợ. .......................70 3.2.2. Chợ - nơi thể hiện Bản sắc văn hóa riêng của mỗi tộc người...................73 3.2.3. Chợ - nơi trai gái hẹn hò, nơi gặp gỡ của tình yêu.................................78 3.2.4. Chợ - nơi văn hóa ẩm thực được thể hiện................................................80 3.2.5. Chợ nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ............................................81 3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn...................83 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................87 KẾT LUẬN .....................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................90 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CTQG Chính trị Quốc gia 2 ĐHSP Đại học sư phạm 3 GS, PGS Giáo sư, Phó Giáo sư 4 KHXH Khoa học xã hội 5 Nxb Nhà xuất bản 6 T.T Thị trấn 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 VHDT Văn hóa dân tộc 9 VHTT Văn hóa thông tin iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê dân số theo thành phần tộc người ở miền Đông Hà Giang (Năm 2015).............................................................................. 16 Bảng 1.2. Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Hà Giang .............................. 45 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến chợ ai cũng biết là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa những người cần bán hàng hóa và người tiêu dùng cần mua. Từ xa xưa không chỉ ở đồng bằng mà cả ở miền núi đã có chợ. Chợ được hình thành xuất phát từ nhu cầu trao đổi vật phẩm, hàng hóa của người dân. Trong Hồng Đức Thiện chính thư, vua Lê Thánh Tông viết: “việc lập chợ là hệ quả của việc tụ tập đông đúc dân cư. Thiết chế các chợ đó nhằm mục đích phân phối hàng hóa quốc gia ra khắp đất nước và làm dễ dàng công việc giao dịch trao đổi theo nhu cầu” [15, tr.33]. Khu vực miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Hà Giang nói riêng, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn, trước đây mỗi làng bản tồn tại như một đơn vị kinh tế - xã hội độc lập, ít có sự liên hệ với bên ngoài. Vì vậy, chợ có vai trò quan trọng góp phần phá vỡ nền kinh tế khép kín tự cấp, tự túc của đồng bào, là môi trường tiếp nhận sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào cộng đồng làng bản, đồng thời là cầu nối giữa cộng đồng làng bản với thế giới bên ngoài. Ngoài chức năng trao đổi, mua bán hàng hóa chợ còn là nơi gặp gỡ, hò hẹn của thanh niên nam nữ, nơi kết nối tâm tư, tình cảm, trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất của cư dân các tộc người, là nơi mà các hoạt động văn hóa, lễ hội được diễn ra. Chính vì vậy, chợ nông thôn miền núi đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Tỉnh Hà Giang trước năm 1945” để làm đề tài luận văn thạc sỹ với mong muốn khôi phục một cách có hệ thống, khoa học, chân thực các hoạt động trao đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa tinh thần trong các chợ nông thôn ở miền Đông Tỉnh Hà Giang trước năm 1945, qua đó có thêm những hiểu biết về đời sống kinh tế, văn hóa của các tộc người nơi đây. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề cập đến chợ và mạng lưới chợ nông thôn ở Việt Nam đã có một số bài viết và các công trình nghiên cứu: Nguyễn Đức Nghinh với bài viết “Chợ làng, một nhân tố củng cố mối quan hệ dân tộc” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5 năm 1981 [31], đã khái quát mối quan hệ trong làng xã, qua văn hoá “chợ” từ đó tác giả làm rõ mối quan hệ cộng đồng mang đậm tình làng nghĩa xóm, một nét đẹp trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thừa Hỷ với bài viết "Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII - XVIII - XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1/1983 [24], bài viết cung cấp nhiều tư liệu và đã tái hiện một cách rất cụ thể, sinh động về mạng lưới chợ Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỉ XVII- XIX từ không gian, địa điểm họp chợ đến các mặt hàng trao đổi, phương thức mua bán tại chợ và mối quan hệ của chợ với nhà nước phong kiến. Vũ Thị Minh Hương với bài viết “Chợ gia súc và việc buôn bán trâu bò ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 – 1939”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 2001 [23]. Tác giả đã làm rõ sự ra đời, tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc; các luồng buôn bán gia súc chính và các hình thức vận chuyển gia súc ở Bắc Kỳ dưới thời thuộc Pháp. Tác giả Lê Thị Mai trong cuốn "Chợ quê trong quá trình chuyển đổi", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 [28] đã dựng lại bức tranh chợ quê vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, trong đó tác giả đã tập trung đi sâu phân tích một số chợ vùng đồng bằng sông Hồng và cách tiếp cận của một nhà nghiên cứu xã hội học. Cuốn “Chợ quê Quảng Bình” của tác giả Đặng Kim Liên, Nxb Văn hoá dân tộc Việt Nam [26], đã khái quát sự hình thành và phát triển của chợ quê Quảng Bình, trong đó đã tập trung đi sâu phân tích phương thức họp chợ, hoạt động buôn bán của từng chợ, những nét đặc trưng của mỗi chợ quê Quảng Bình 2 qua đó cho thấy sự đa dạng, phong phú trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn gắn liền với văn hóa làng xã. Nguyễn Quang Ngọc với cuốn: “Một số vấn đề về làng xã Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009 đã nêu lên những vấn đề chung về kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã cổ truyền ở Việt Nam, trong đó khi viết về kinh tế thương nghiệp tác giả đã đề cập đến hoạt động buôn bán ở các chợ làng, phân tích địa điểm, thời gian họp chợ, các sản phẩm trao đổi, mua bán cùng phương thức buôn bán tại các chợ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguyễn Văn Khánh trong bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, năm 2009, đã phác thảo những nét cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, ở cả trên đất liền và trên biển. Huỳnh Thị Dung với tác phẩm“Chợ Việt”, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2011 đã miêu tả hoạt động của một số chợ tiêu biểu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những đặc trưng của mỗi chợ qua đó thấy được tính vùng miền trong hoạt động của chợ và văn hóa chợ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây một số luận văn của các sinh viên, học viên cao học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã đề cập đến mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn như đề tài: “Hệ thống chợ ở Bắc Hà - tỉnh Lào Cai trong quá khứ và hiện tại”, tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2006) [35]; “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam nhất thống chí” của Nguyễn Thị Hà (2005) [13] . Đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” của Phạm Thị Thanh Hảo (2011) [16] ; “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (1986 – 2010)” của Đào Minh Thảo (2012) [47] ; “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” của Nông Văn Quân (2013) [36] ... 3 Những công trình nghiên cứu, các bài viết, các luận văn nêu trên đã đề cập đến chợ dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đến nay, khu vực miền Đông tỉnh Hà Giang chưa có một công trình nào nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn trước năm 1945. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn phục dựng lại một cách chân thực về mạng lưới chợ nông thôn miền Đông Tỉnh Hà Giang trước 1945, để từ đó thấy được vai trò, tác động của mạng lưới chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân trong khu vực. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các hoạt động trao đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân tại các chợ nông thôn khu vực miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Hoạt động của chợ đã tác động đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội như thế nào 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Đông Tỉnh Hà Giang, bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê. Bao gồm các xã: Đồng Văn, Phó Bảng, Lũng Phìn, Sà Phìn, Phố Cáo (huyện Đồng Văn); Mèo Vạc, Niêm Sơn, Khâu Vai, Xín Cái (huyện Mèo Vạc); Yên Minh, Bạch Đích, Mậu Ruệ, Đường Thượng (huyện Yên Minh); Yên Phú, Yên Định (huyện Bắc Mê). Phạm vi thời gian: Khu vực miền Đông Tỉnh Hà Giang trước năm 1945. 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu gốc: Thư tịch cổ: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Kiến văn tiểu lục... Sách, giáo trình: Đất nước Việt Nam qua các đời, Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I, tập II), Nguồn gốc lịch sử các tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Việt Nam văn hoá sử cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam… Các tác phẩm chuyên khảo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản; các bài báo đã đăng trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế... Các luận văn, luận án có nội dung liên quan đến chợ. Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Lịch sử Đảng bộ các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891 - 2001); Di sản văn hóa Hà Giang; Dân ca Mông Hà Giang; Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang... Ngoài ra, còn một số tư liệu khác góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế miền núi phía Bắc, chương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang và đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát điền dã về văn bia, truyện kể, câu đối, ca dao.... 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp lịch sử giúp tác giả dựng lại một cách chân thực, sinh động về nguyên nhân ra đời, hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Phương pháp lôgíc giúp tác giả phân tích mối liên hệ giữa đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đối với sư hình thành và hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Thấy được vai trò của chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các tộc người 5 khu vực miền Đông tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Phương pháp khảo sát điền dã giúp tác giả thu thập tư liệu thông qua lời kể của các bậc cao niên, các nhân chứng lịch sử và các hoạt động mua bán, trao đổi, sinh hoạt văn hóa tại các chợ nông thôn trong khu vực hiện nay. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu. Đặc biệt, chú ý khâu giám định tư liệu, để có thể đưa ra những nhận định khoa học, chân thực với đối tượng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể về mạng lưới chợ nông thôn ở khu vực miền Đông Tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Trên cơ sở đó làm nổi bật những nét đặc trưng cơ bản của chợ nông thôn miền núi khu vực miền Đông, chợ không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mà còn mang trong nó những giá trị văn hoá, tinh thần rất riêng biệt. Nội dung của luận văn còn là tài liệu có thể giúp cho việc học tập và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông Tỉnh Hà Giang. Đồng thời, còn là tài liệu có thể giúp các cơ quan chức năng Tỉnh Hà Giang tham khảo trong việc hoạch định chủ trương, kế hoạch trong việc quy hoạch, xây dựng chợ của địa phương. 6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về miền Đông Tỉnh Hà Giang. Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông Tỉnh Hà Giang trước năm 1945. Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa. Ngoài ra, luận văn còn có 03 bản đồ và 46 ảnh minh họa. 6 BẢN ĐỔ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang) BẢN ĐỔ HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG QUẢN BẠ VỴ XUYÊN (Nguồn: Tác giả biên vẽ dựa trên bản đồ Hành chính do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cung cấp) BẢN ĐỔ PHÂN BỐ CHỢ CÁC HUYỆN MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG QUẢN BẠ VỊ XUYÊN (Nguồn: Tác giả biên vẽ dựa trên bản đồ Hành chính do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cung cấp) Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng. Với diện tích 7.884,37 km². Phía Bắc và phía Tây giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Khu vực miền Đông Hà Giang gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê. Phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua tuyến biên giới dài 102 km, phía nam giáp với huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp với các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp với các huyện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Giang). Với vị trí địa lí nêu trên tỉnh Hà Giang nói chung và khu vực miền Đông nói riêng có những điều kiện thuận lợi trong việc thông thương với các tỉnh lân cận và với Trung Quốc qua tuyến biên giới. Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 791.488,92 ha. Trong đó khu vực miền Đông chiếm chiếm 33,3 % diện tích toàn tỉnh (264.431,03 ha). Khu vực miền Đông Hà Giang có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và cao dần từ phía nam lên phía Bắc. Khu vực vùng cao núi đá bao gồm các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc nằm trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên Đồng Văn có độ cao trung bình từ 1000 đến 1600m so với mặt nước biển, có nhiều dãy núi nối nhau liên tiếp. Địa hình phức tạp, núi Lũng Táo cao 1911m, Cán Tỷ 1.991m, núi Ba Tiên 2.274m, nhiều đèo dốc thẳng đứng bị chia cắt bởi những vực sâu như Mã Pì Lèng gây khó khăn cho giao thông đi lại. Khu vực vùng thấp huyện Bắc Mê chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, rừng già xen kẽ các cánh đồng, bãi soi chạy dọc đôi bờ sông, suối, đây là vùng đất 7 đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng cho phát triển kinh tế. Địa hình miền Đông chia thành hai khu vực rõ rệt, khu vực vùng thấp và vùng cao núi đá, địa hình đa dạng đã ban tặng cho cho vùng này nhiều sản vật quý hiếm như: gỗ, thú vật, kim loại quý đến các loại dược liệu. Do bị tác động của địa hình nên sông suối ở miền Đông Hà Giang có độ nông sâu không đều, dộ dốc lớn, nhiều thác ghềnh hướng chảy chủ yếu từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông ở đây có các con sông lớn là sông Gâm, sông Nho Quế. Sông Gâm là con sông lớn nhất khu vực miền Đông, con sông “bắt nguồn từ phủ Trấn Yên tỉnh Quảng Tây nước Thanh, chảy theo hướng Nam, đổ vào phía Bắc huyện Để Định 38 dặm; đến huyện Vĩnh Điện thì chảy theo hướng Tây, đến các núi Thượng Lãm, Hạ Lãm lại ngoặt theo hướng Đông , đến châu Triêm Hóa” [37, tr.1571]. Sông Gâm mùa hạ, mùa thu nước đục; mùa đông, mùa xuân nước trong, lòng sông hẹp lại nhiều đá ngầm nên việc đi lại bằng thuyền bè gặp nhiều khó khăn. Sông Gâm đoạn chảy qua địa phận huyện Bắc Mê có chiều dài hơn 30 km là nguồn cung cấp nước quan trọng và là tuyến giao thông đường thủy nối liền huyện Bắc Mê với các huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) và Na Hang (Tuyên Quang). Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có độ cao 1.500m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng xã Lũng Cú huyện Đồng Văn chảy qua địa phận các xã Ma Lé, thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn), Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc) rồi nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255m, độ dốc trung bình 18,7 %. Tổng lượng nước bình quân hàng năm khoảng 2,69 km³ tương ứng với 8 lưu lượng nước bình quân năm là 85 m³/s và môđun dòng chảy/ năm là 15,8 l/s/km² [3, tr.6]. Ngoài hai con sông chính nêu trên, khu vực miền Đông còn có một số sông ngắn và nhỏ như sông Nhiệm, sông Miện cùng với nhiều khe, suối: Suối Lũng Táo, Đồng Văn, Phó Bảng (huyện Đồng Văn); Suối Tát Ngà, Pác Dầu, Nậm Ban, Nậm Lung (huyện Mèo Vạc); Suối Bạch Đích, Nà Tén, Đông Minh, Mậu Ruệ (Yên Minh); Suối Ngọc Minh, Ngòi Ma, Ba Ta (huyện Bắc Mê)...trong đó một số khe suối đã đi vào sử sách: “Khe Dầu: Ở phía Tây huyện Vị Xuyên 50 dặm, khe này từ núi Mậu Duệ chảy ra, rồi nhập vào sông Lô...” [37, tr.1572]. Khu vục miền Đông là nơi có nhiều con sông, suối chảy qua, mặc dù hệ thống sông suối ở đây chủ yếu là những con sông, suối nhỏ, ngắn, độ dốc lớn, lắm thác ghềnh nhưng là nguồn thủy sinh quan trọng cung cấp nguồn thức ăn, nước tưới, nước sinh hoạt cho đồng bào, đồng thời góp phần điều hòa khí hậu trong khu vực. Khí hậu Hà Giang nói chung và khí hậu khu vực miền Đông Hà Giang nói riêng đều mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên ở các huyện trong tỉnh Hà Giang có những nét về tiểu vùng khí hậu khác nhau do điều kiện địa lý và cảnh quan quy định. Ở miền Đông tỉnh Hà Giang chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Mùa hạ và mùa thu nhiều mưa, mùa đông và mùa xuân thường âm u. Mỗi khi mưa lâu rồi nắng, thì nóng bức khác thường. Đến tiết sương giáng thường có gió lạnh buốt, tháng ba, tháng chín khí độc rất dữ, làm cho nhiều người bị cảm...Huyện Để Định và huyện Vĩnh Tuy đến mùa đông thì khí trời lạnh rét, nước đóng thành băng. Xã Mậu Duệ huyện Để Định và xã Tụ Long huyện Vĩnh Tuy, giáp nước Thanh, mùa đông rất lạnh, nước đóng băng, người ta lấy dao chặt ra từng khối, bỏ vào sọt tre gánh về, rồi dùng lửa đun cho chảy 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan