Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mác 1 phan thanh phụng...

Tài liệu Mác 1 phan thanh phụng

.DOCX
8
325
114

Mô tả:

nội dung ôn tập mác một
Câu 1: a) Tại sao lại có quy luật? (quy luật là gì?) Theo khái niệm biện chứng khoa học :” Mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên hê, sự tương tác, vận động biến đổi phát triển không ngừng” Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng. V.I.Lênin viết: “Khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”. b) Phân biệt sự khác nhau giữa quy luật tự nhiên và quy luật xã hội Quy luật tự nhiên -Diễn ra mô ôt cách tự đô ông không có sự tác đô ông của con người Quy luật xã hội -Diễn ra thông qua hoạt đô ông của con người có ý thức, nhưng không phụ thuô ôc vào ý thức con người. -Vận hành tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của con người. -Biểu hiê ôn ra như mô ôt xu hướng. Do đó, nếu không gian càng rô nô g, thời gian càng dài thì quy luâ ôt biểu hiê ôn càng rõ. -Con người là một thực thể tự nhiên nên cũng chịu tác động của quy luật này. Ví dụ: quy luật di truyền, biến dị, quy luật thống nhất và biến -Quy luật này chỉ tác động đến con người và chỉ xuất hiện khi có con người. Ví dụ: quy luật cung cầu thị trường đổi giữa lượng và chất. Câu 2 Hãy trình bày bản chất của sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội Sự vận động biến đổi và phát triển của xã hội được chứng minh nếu ta hiểu được bản chất cũng như mối liên hệ Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Điều đó đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người những không tạo nên bản chất của con người. - Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật. Ví dụ: + Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận… + Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này của giai cấp tư sản bằng quy luật giá trị thăng dư (nó chỉ biểu hiện được một mặt) + Quy luật giá trị thăng dư cũng chỉ thể hiện được một mặt. Lênin: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc) hay nói đúng hơn là cùng một trình độ” - Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch… Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia.  Mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại và những sự vật hiện tượng của thế giới trong đó những những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. Tính chất của các mối liên hệ . - Tính khách quan của các mối liên hệ :Có nghĩa là các mối liên hệ là cái vốn có của bản thân thế giới bản thân các sự vật tồn tại độc lập không phu thuộc vào ý muốn của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng những mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vì các sự vật hiện tượng là những dạng cụ thể của vật chất mà vật chất tồn tại khách quan Độc lập ý thức của con người cho nên mối liên hệ giã các sự vật hiện tượng khách quan(VD:mlh giữa con ngưòi và tự nhiên là khách quan) - Tính phổ biến của các mối liên hệ:Có nghĩa là tất cả các sự vật hiện tượng trong TG đều có liên hệ với nhau và ngay trong mỗi sự vật cũng có mlh giữa các bộ phận cấu thành.mlh giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến vì TG là một thể thống nhất trong đó mỗi sự vật hiện tượng là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ vì thế mà chúng luôn có mlh hữu cơ với nhau hay nói cách khác mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là phổ biến. - Tính đa dạng, phong phú của mlh có nghĩa là nó diễn ra đa dạng cả vệ hình thức trình độ, phạm vi tính chất…Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là đa dạng , phong phú bởi vì các sự vật hiện tượng đều có những mlh cụ thể khác nhau mặt khác cùng một mlh nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. - Biểu hiện đa dạng phong phú của các mlh của các sự vật hiện tượng:Có mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật mlh bản chất và hiện tượng mlh chủ yếu và thứ yếu, mlh trực tiếp và gián tiếp. c)Ý nghĩa phương pháp luận: - Trong nhận thức và thực tiễn phải có quan điểm toàn diện .Quan điểm toàn diện yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải xem xét sự vật trong mqh biện chững giữa các mặt các bộ phận cấu thành sự vật và giữa sự vật đó với sự vật khác.Song toàn diện không có nghĩa là dàn đều giữa các mlh mà phải tập chung vào những mối liên hệ chủ yếu và bản chất thì chúng ta mới nhận thức được đầy đủ sâu sắc các mối liên hệ ở các sự vật hiện tượng cần nghiên cứu. - Trong nhận thức và thực tiễn cấn phải có những quan điểm lịch sự cụ thể, quan điểm lịch sự cụ thể yêu cầu khi nhận thức sự vật hiện tượng phải gắn với điều kiện lịch sử ra đời tồn tại và phát triển của sự vật. Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Thí dụ: Mối liên hệ giữa điện tích dương và điện tích âm trong một nguyên tử; mối liên hệ giữa các nguyên tử, giữa các phân tử, giữa các vật thể; mối liên hệ giữa vô cơ với hữu cơ; giữa sinh vật với môi trường; giữa xã hội với tự nhiên; giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng; giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các mặt, các bộ phận của đời sống xã hội; giữa tư duy với tồn tại; giữa các hình thức, giai đoạn nhận thức; giữa các hình thái ý thức xã hội… Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng… Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định hoặc mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. - Trái với quan điểm siêu hình, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và coi đó là nguyên lý cơ bản của nó. Khái niệm liên hệ nói lên sự quy định, ảnh hưởng, ràng buộc, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình. Phép biện chứng duy vật phát biểu rằng: mọi sự vật, hiện tượng quá trình muôn vẻ trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với nhau, không có cái gì tồn tại biệt lập với cái khác. Điều đó là dễ hiểu, vì vật chất tồn tại thông qua vận động, mà vận động cũng là liên hệ. Ăngghen viết: “tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau… Việc các vật thể có liên hệ qua lại với nhau đã có ý nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”. Tính chất của các mối liên hệ Tính khách quan của các mối liên hệ Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại không phụ thuộc vào ý chí con người; con người chỉ có khả năng nhận thức được những mối liên hệ đó. Tính phổ biến của mối liên hệ Phép biện chứng duy vật khẳng định: Không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. Ph.Ăngghen chỉ rõ, tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau.... Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng. Tính chất này được biểu hiện ở chỗ: - Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. - Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định. Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại thành các mối liên hệ sau: - Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. - Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. - Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu. - Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản. - Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và trong sự tác động qua lại giữ sự vật đó với sự vật khác. Trên cơ sở đó có nhận thức và hành động đúng với thực tiễn khách quan. “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “ quan hệ gián tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc” Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kết hợp quan điểm toàn diện với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu việc nhận thức các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tác động; xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để đưa ra các biện pháp đúng đắn phù hợp với đặc điểm cụ thể của đối tượng cần tác động nhằm tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, máy móc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan