Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ly9 hk2 (14 15)

.DOC
2
283
126

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2014-2015 MÔN VẬT LÝ LỚP 9 Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC 1) Máy phát điện xoay chiều. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 2) Truyền tải điện năng đi xa. - Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. 3) Máy biến thế (máy biến áp). - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. U1 n1 - Vận dụng được công thức U  n . 2 2 - Nêu được một số ứng dụng của máy biến thế. Chương III: QUANG HỌC 4) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Nêu được khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. 5) Thấu kính hội tụ(TKHT), ảnh của một vật tạo bởi TKHT. - Nhận biết được thấu kính hội tụ. - Nêu được tiêu điểm, tiêu cự, trục chính, quang tâm của thấu kính. - Mô tả và vẽ được được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. - Nêu được các đặc điểm và dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. - Xác định được vị trí và chiều cao ảnh của vật(AB) tạo bởi thấu kính hội tụ. 6) Thấu kính phân kì(TKPK), ảnh của một vật tạo bởi TKPK. - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Mô tả và vẽ được được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. - Nêu được các đặc điểm và dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. - Xác định được vị trí và chiều cao ảnh của vật(AB) tạo bởi thấu kính phân kì. - Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay phân kì qua việc quan sát ảnh của một vật tạo bởi thấu kính đó. 7) Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh. - Cấu tạo của máy ảnh. - Vẽ ảnh của một vật đặt trước máy ảnh. 8) Mắt – Mắt cận, mắt lão. 1 - Cấu tạo của mắt, so sánh cấu tạo của mắt với máy ảnh. - Sự điều tiết của mắt. - Biết được điểm cực cân, điểm cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn, giới hạn nhìn rõ của mắt. - Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa. 9) Kính lúp. - Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. - Số bội giác của kính lúp: G = 25 f - Biết cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp. 10) Ánh sáng trắng và ánh sáng màu. - Kể tên một số nguồn phát ra ánh sáng trắng, một số nguồn phát ra ánh sáng màu. - Nêu được tác dụng của tấm lọc màu. 11) Sự phân tích ánh sáng trắng. - Biết được trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau. - Mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. 12) Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu. - Biết được màu của các vật dưới ánh sáng trắng, ánh sáng màu. - Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. 13) Các tác dụng của ánh sáng. - Nêu được ví dụ về các tác dụng của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các tác dụng này. - Biết được trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan