Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lý thuyết tích luỹ tư bản về mặt chất, mặt lượng và ý nghĩa của nó với việc quản...

Tài liệu Lý thuyết tích luỹ tư bản về mặt chất, mặt lượng và ý nghĩa của nó với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

.PDF
20
178
149

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay thế giới dang bước vào xu thế toàn cầu hoá. Nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và có những chuyển biến tích cực.Trước nguy cơ tụt hậu xo với khu vực và kinh tế thế giới. Đang và Nhà nước ta đặt ra chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn theo định hướng CNXH và bỏ qua TBCN.song ở đây bỏ qua TBCN là các phương thức SX TBCN .Còn các thành tựu và quy luật mà cả nhân loại đạt được thì chúng ta không thể bỏ qua. Để hướng tới mục tiêu sản xuất lớn thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là vốn. Chúng ta không thể dùa vào ngoại lực mà phải tự chủ và diều kiện kiên quyết để có vốn và phát triển sản xuất đó là tích luỹ tư bản . Ngày nay tích luỹ là điều kiện quan trọng , là quy luật tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua. Việc nghiên cứu lý thuyết tích luỹ tư bản và tìm ra cá mặt hạn chế của nó để ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp ở nước ta, đó lsf điều cực kỳ quan trọng. Bằng các kiến thức về kinh tế chính trị, triết học Mác –Lênin và tình hình thực tế nước ta hiện nay, em xin trình bày đề án nghiên cứu “ Lý thuyết tích luỹ tư bản về mặt chất, mặt lượng và ý nghĩa của nó với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay”. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Phạm Thạch đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. A-Lý luận về tích luỹ tư bản. I-Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản (TLTB ) : Xã hội không thể ngừng tiêu dùng, do đó cũng không thể ngừng sản xuất, quá 1 trình sản xuất không ngừng lặp lại là tái sản xuất. Trong đó quá trình tái sản xuất lặp lại với quy mô tư bản như cũ là tái sản xuất giản đơn, còn với quy mô tư bản ngày càng lớn là tái sản xuất mở rộng. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản không phải là tái sản xuất giản đơn, mà chính là tái sản xuất mở rộng. Thực chất đó là tích tụ gia tăng quy mô của tư bản. Sở dĩ làm được như vậy là vì giá trị thặng sản xuất dư mang sẵn những yếu tố vật chất tư bản mới. Như vậy, tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư, là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng lớn hơn. Ta có thể minh hoạ cho quá trình tích luỹ bằng ví dụ sau: Nhà tư bản có vốn ban đầu là 10000USD, sau một năm sản xuất kinh doanh thu được 12000 USD doanh thu trong đó 2000 là giá trị thặng dư. Nhà tư bản đem 1500 giá trị thặng dư cho tiêu dùng và 500USD cho tích luỹ, tái sản xuất. Và như vậy năm sau nhà tư bản có quy mô tư bản mới là 10500USD. Cứ như vậy quy mô giá trị thặng dư cũng tăng dần cùng quy mô tích luỹ. Gắn kết bản chất tích luỹ tư bản với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chúng ta thấy đông cơ và nguồn gốc của TLTB như sau : §Æc tr-ng c¬ b¶n cña chñ nghÜa t- b¶n kh«ng ph¶i lµ t¸i s¶n xuÊt gi¶n ®¬n, mµ chÝnh lµ t¸i s¶n xuÊt më réng. Thùc chÊt ®ã lµ tÝch tô gia t¨ng quy m« cña t- b¶n. Së dÜ lµm ®-îc nh- vËy lµ v× gi¸ trÞ thÆng s¶n xuÊt d- mang s½n nh÷ng yÕu tè vËt chÊt t- b¶n míi. Nh- vËy, tÝch luü t- b¶n lµ t- b¶n ho¸ gi¸ trÞ thÆng d-, lµ t¸i s¶n xuÊt ra tb¶n víi quy m« ngµy cµng lín h¬n. Ta cã thÓ minh ho¹ cho qu¸ tr×nh tÝch luü b»ng vÝ dô sau: Nhµ t- b¶n cã vèn ban ®Çu lµ 10000USD, sau mét n¨m s¶n xuÊt kinh doanh thu ®-îc 12000 USD doanh thu trong ®ã 2000 lµ gi¸ trÞ thÆng d-. Nhµ t- b¶n ®em 1500 gi¸ trÞ thÆng d- cho tiªu dïng vµ 500USD cho tÝch luü, t¸i s¶n xuÊt. Vµ nh- vËy n¨m sau nhµ t- b¶n cã quy m« t- b¶n míi lµ 10500USD. Cø nh- vËy quy m« gi¸ trÞ thÆng d- còng t¨ng dÇn cïng quy m« tÝch luü. G¾n kÕt b¶n chÊt tÝch luü t- b¶n víi quan hÖ s¶n xuÊt t- b¶n chñ nghÜa chóng ta thÊy ®«ng c¬ vµ nguån gèc cña TLTB nh- sau : 2 Thứ nhất , nguồn gốc duy nhất của tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản . C. Mác đã viết: tư bản ứng trước chỉ là giọt nước trong dòng sông của tư bản tích lũy . Quy mô ngày càng lớn lên của tư bản đồng nghĩa với : người công nhân ngày càng bị bóc lột nhiều hơn . Lao động quá khứ của người công nhân chính là phương tiện để CNTB bóc lột họ . Thứ hai, quá trình tích lũy tư bản đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá trở thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Sự trao đổi giữa người lao động và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản sở hưu chiếm đoạt một phần lao động của người công nhân. Động cơ của tích luỹ tư bản đó là sự lớn lên không ngừng của giá trị thặng dư. Do đó nhà tư bản không ngừng tích luỹ và tái sản xuất mở rộng . §éng c¬ cña tÝch luü t- b¶n ®ã lµ sù lín lªn kh«ng ngõng cña gi¸ trÞ thÆng d-. Do ®ã nhµ t- b¶n kh«ng ngõng tÝch luü vµ t¸i s¶n xuÊt më réng . Bên cạnh đó , do cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh có một quy luật là những xí nghiệp có quy mô tư bản lớn sẽ giành lợi thế . Vì vậy buộc các nhà tư bản phải tăng nhanh tư bản tích lũy . II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản : Quy mô tích lũy gắn liền quy mô giá trị thặng dư và việc phân chia giá trị thặng dư thành quý tiêu dùng và tích lũy . Do đó những nhân tố quyết định việc phân chia quy mô giá trị thặng dư cũng đồng thời quyết định quy mô của TLTB. Một là , mức độ bóc lột lao động . Việc nâng cao mức độ bóc lột lao động bằng cách cắt xén tiền công của người lao động . việc kéo dài thời gian lao động thặng dư , nâng cao năng suất lao động giữ vai trò trọng yếu trong quá trình tích luỹ . qua đó nhà tư bản đạt được mục đích của mình của mình mà dường như chỉ tăng chi phí cho nguyên liệu. 3 Hai là , trình độ năng suất lao động Năng suất lao động được nâng cao tạo ra nhiều giá trị thặng dư đồng thời tăng tư bản tích luỹ .năng suất lao động cao sẽ sử dông được nhiều lao động quá khứ hơn và được tái hiện thành tư bản,làm tăng quy mô tư bản .Như vậy năng suất lao động là nhân tố quan trọng quết định quy mô tích luỹ tư bản. Ba là , sù chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.Tư bản được đầu tư vào trang thiết bị máy móc. Trong quá trình sản xuất giá tự máy móc khấu hao dần vào vào sản phẩm. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài hoạt động thì phần khấu hao là rất nhỏ. Và khi lực lương sản xuất càng phát triển, máy móc, công nghệ càng hiện đại, phần giá trị khấu hao của máy móc càng nhỏ, do đó sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dngf ngày càng lớn, lao động quá khứ càng được khai thác triệt để hơn, hiệu qua tích luỹ được nâng cao. Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước. Ta thấy rằng khối lượng giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ, mà giá trị thặng dư được quyết định bởi quy mô của tư bản ứng trước mà cụ thể là quy mô tư bản khả biến. Đó là mối liên hệ tỉ lệ thuận. III.Quy luật chung của tích luỹ tư bản 1. Tích tụ và tập trung tư bản Quy mô của tư bản được quyết định bởi hai con đường tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản, đó là sự mở rộng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách liên kết hay sáp nhập những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. 4 Tích tụ và tập trung tư bản khác nhau cả về mặt chất và lượng . Song chúng có quan hệ với nhau cùng mở rộng quy mô tư bản.Trong đó tập trung tư bản không làm tăng số lượng tổng tư bản xã hộ song góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn . 2. Cấu tạo hữu cơ của tư bản. Theo C.Mác thì tư bản có cấu tạo giá trị, cấu tạo kí thuật và cấu tạo hữu cơ, khi xét theo hình thái vật chất và xét về mặt giá trị. Về mặt hình thái vật chất , mỗi tư bản, mỗi tư bản đều gồm tư liệu sản xuất và sức lao động để sử dụng tư liệu sản xuất. Tỉ lệ giữa lượng tư liệu sản xuất và sỗ lượng sức la động được gọi là cấu tạo kĩ thuật của tư bản. Có nhiều công thức khác nhau để đánh giá . Ví dô: số máy móc/1 công nhân. Cấu tạo kĩ thuật ngày càng tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTB. Xét theo giá trị thì tư bản chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Từ tỉ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản. Giữa cấu tạo kĩ thuật và cấu tạo hữu cơ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cấu tạo kĩ thuật thay đổi sẽ dẫn đế sự biến đổi cấu tao giá trị. Và cấu tạo hữu cơ chính là sự biểu hiện của mối quan hệ này. Cấu tạo hữu cơ đó là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kĩ thuật quyết định, và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kĩ thuật đó. Theo quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, cùng với sự phát triển của CNTB thì cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng. Do đó tích luỹ tư bản càng có thêm động cơ mở rộng. 3.Nhân khẩu thừa tương đối trong CNTB 3.1 Nguyên nhân 5 Sự phát triển của CBTB khi đạt tới sự phát triển mạnh của công nghệ cơ khí, máy móc dần thay thế lao động chân tay. Suy cho cùng đó là sự tăng lên của tư bản; khi đó nhân khẩu thừa càng nhiều. Nạn nhân khâu thừa là do tích luỹ tư bản trong điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng. Vì khi đó tỉ lệ của tư bản khả biến trong toàn bộ tư bản giảm xuống, tức là tư bản chi trả cho thuê nhân công giảm xuống so với tư bản. Khi mà tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ ngày càng phát triển thì trước hết làm tăng cấu tạo kĩ thuật của tư bản, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ. Công nghệ càng hiện đại càng cần Ýt công nhân nhưng quy mô tích luỹ tư bản càng lớn. Thực chất , TLTB vừa là tăng việc làn vừa giảm thải việc làm. Nhưng trong cùng thời điểm thì số nhân công giảm đi thường lớn hơn số việc làm tạo ra do thất nghiệp. Như vậy ta thấy rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên làm tăng thất nghiệp. Tuy nhiên , nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp là do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , Chủ nghĩa tư bản lợi dụng sự tiến bộ khoa hcj kĩ thuật để nâng cao trình đọ bóc lé người lao động. 3.2 Hình thức tồn tại của nhân khẩu thừa a. Thất nghiệp tạm thời Đối tượng thất nghiệp là những người lao động bị sa thải nơi này nhưng được chấp nhận nơi khác. b. Nhân khẩu thừa tiêm tàng Chủ yếu là lao động nhàn rỗi ở nông thôn . Đây là hình thức của thất nghiệp cơ cấu. c. Nhân khẩu thừa ngừng trệ: đây là nguyên nhân kéo theo các tệ nạn xã hội làm suy thoái Văn hoá lối sống , là hậu quả thất nghiệp thường xuyên. Nghiên cứu quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta. 4. Sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản 6 Tích luỹ tư bản đem lại cho nhà tư bản ngày càng nhiều giá trị thặng dư, thu nhập của nhà tư bản ngày càng tăng.Người công nhân mặc dù ngoài tiền lương còn được hưởng lợi tức cổ phần , tiền thưởng nhưng thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với chủ tư bản. Nghiên cứu quy luật này , C.Mác phân thành hai loại bần cùng hoá, ứng với hai mức độ chênh lệch mức sống khác nhau. Một là bần cùng hoá tương đối: hu nhập của người công nhân ngày càng chiếm tỉ trọng nhá hơn trong thu nhập quốc dân, Ýt tác động đến ý thức người công nhân. Hai là bần cùng hoá tuyệt đối: mức sống của người công nhân ngày càng giảm đi so với mức cần thiết do sức lao động bị bóc lột nhiều hơn trong khi lương thực tế không tăng. Sự bần cùng hoá này đánh vào ý thức , hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và tất yếu dẫn đến phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột. B. ý nghĩa của tích luỹ tư bản trong quản lí các doanh nghiệp ở Việt Nam. I.Tìm hiểu vấn đề vốn với nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp Nguồn vồn của mỗi quốc gia là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình sản xuất kinh doanh, được hình thành từ sản phẩm thặng dư của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp của quốc gia. Nguån vån cña mçi quèc gia lµ toµn bé nh÷ng yÕu tè cÇn thiÕt ®Ó cÊu thµnh qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh, ®-îc h×nh thµnh tõ s¶n phÈm thÆng dcña nh©n d©n lao ®éng qua nhiÒu thÕ hÖ trong mçi gia ®×nh, mçi doanh nghiÖp cña quèc gia. Vốn theo nghĩa rộng bao gồm nguồn nhân lực, trí lực, tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp hay mỗi quốc gia. Theo nghĩa hẹp , đó là tiềm lực tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia đó. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng ta chỉ tìm hiểu vấn đề vốn với nền kinh tế và các doanh nghiệp theo nghĩa hẹp. 7 Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN .Quá trình CNH-HĐH đang được tập trung và đẩy mạnh hơn ba o giê hết nhằm hương tới mục tiêu tới năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với thế giới. HOà cùng xu thế hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế thế giới, chúng ta có những bước đi tích cực hội nhập hiệu quả vào khu vực và tạo đà hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Và một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được những mục tiêu đó chính là vốn cho sản xuất kinh doanh . “Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu được của mọi quá trnhs sản xuất kinh doanh đồng thời là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước”.(1) Nằm trong hệ thống kinh tế đất nước, các doanh nghiệp , các đơn vị sản xuất kinh doanh chính là những tế bào của nền kinh tế. Do đó các doanh nghiệp có phát triển thì nền kinh tế mới vững mạnh. Với các doanh nghiệp muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất . Doanh nghiệp phải làm ăn có l;lãi thì vốn mới được bảo toàn và phát triển đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng tái sản xuất mở rộng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Thực tế chứng minh có nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng về yếu tố cong người và cơ hội đầu tư nhưng vì không có đủ tiềm lực tài chính đành chịu bó tay. Các doanh nghiệp cần có vốn để phát triển sản xuất, để gây dựng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp phả cần lượng vốn rất lớn đầu tư chủ yếu vào nhóm mục tiêu sau: Một là , đầu tư đổi mới Công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất. Hai là , đầu tư tăng quy mô sản xuất kinh doanh . Ba là , đầu tư vào lĩnh vực mới, Công nghệ mòi nhọn. Bốn là, đầu tư phát triển thị trường, mở rộng ảnh hưởng , tăng sức cạnh tranh. Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng vấn đề vốn, tích tụ tập trung vốn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền 8 kinh tế. II. Nguồn gốc, thực trạng tích luỹ vốn ở các doanh nghiệp và nền kinh tế ở Việt Nam, khi công cuộc đổi mới được tuyên bố vào những năm 1986 và chính sách phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần được thực hiện thì nguồn vố được giải phóng cùng làn sóng đầu tư lan rộng trong tất cả các lĩnh vực.Tính đến nay Đảng và Nhà nước ta đã xác định cả nước ta gồm sáu thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, sự đa dạng của các thành phần kinh tế đồng thời kéo theo sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp . Do đó các hình thức thu hót ,tích luỹ vốn của các doanh nghiệp cũng hết sức đa dạng. Tuy vậy khi xem xét nguồn gốc của tích tụ và tập trung vốn ở các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước thì chúng ta phân thành hai nhóm chính là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Với bất kì một quốc gia nào, dù theo các chính sách kinh tế khác nhưng đều thấy là nguồn vốn trong nước chiếm vai trò chính cả về lượng và chất, quyết định sức mạnh thực sự của một nền kinh tế .Còn vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng xong không có vai trò quyết định.Ngày nay, vấn đề khai thác nguồn lực đất nước xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đặc biệt với một nước đang trong giai đoạn đầu CNHHĐH như nước ta thì vấn đề vốn nội lực để tự chủ và vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò đặc biệt không chỉ về mặt tài chính mà bao gồm cả tiến bộ KHKT và kinh nghiệm quản lí hiện đại hiệu quả. 1. Vốn trong nước Vốn trong nước bao gồm toàn bộ nguồn lực tài chính tích tụ của mỗi cá nhân doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế đất nước. Vèn trong n-íc bao gåm toµn bé nguån lùc tµi chÝnh tÝch tô cña mçi c¸ nh©n doanh nghiÖp vµ toµn bé nÒn kinh tÕ ®Êt n-íc. Như đã nói ở trên, vốn trong nước có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển 9 kinh tế đất nước. Nó là sức mạnh thực sự của các doanh nghiệp, của một quốc gia. Kinh nghiệm thu hót vốn trong nước của các nước Đông á có ý nghĩa to lớn cho hướng đi của Việt Nam. Nhà nước đã đang và sẽ có nhiều chính sách tiến bộ để nâng cao khả năng khai thác nguồn lực đất nước bằng việc đem đến cơ hội đầu tư ngày càng nhiều và thuận lợi cho các cá nhân , tổ chức có vốn. Nguồn vốn trong nước đầu tư cho sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cũng hết sức phong phó. Tuy nhiên, xét theo nguồn gốc xuất phát, chúng ta có các loại chính sau: 1.1 Vốn nhà nước: đó là nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà nước, Nhà nước là chủ đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn vốn này. Mục tiêu của nước ta là: “xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa “. Chính vi vậy mà vai trò quản lí diều tiết nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa của nhà nước là rất quan trọng và đương nhiên mức độ , hiệu quả đầu tư của nhà nước vào nền kinh tế quyết định vai trò đó. Nó là một phần trong phương pháp quản lí nhà nước về kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô với kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp , các đơn vị kinh tế được đầu tư vốn nhà nước theo các nguồn chính sau : Một là, vốn từ quỹ đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Để bảo đảm cho vai trò quản lí của mình, Nhà nước đã xây dựng hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên khắp đất nước và trong các lĩnh vực, ngành nghề. Ngày nay, tuy đã có sự cơ cấu lại xong cả nước có khoảng 5700 doanh nghiệp Nhà nước. Theo sự vận động của cơ chế thị trường , Nhà nước chỉ tập trung phần lớn vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm: năng lượng, cơ khí, vật liệu xây dựng, luyện kim . ở các doanh nghiệp này, Nhà nước có thể sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối. Sự đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp sẽ tác động đến cung cầu của nền kinh tế . 10 Vai trò thiết yếu của vốn ngân sách Nhà nước, còn được thể hiện qua việc Nhà nước là chỉ đầu tư chính, trực tiếp vào các dự án có quy mô lớn về vốn, thời gian và thu hồi vốn lâu nhưng lại có vai trò cực kì quan trọng tới quá trình phát triển kinh tế. ậ các dự án đó hầu như khu vực tư nhân không thể tham gia vì không đủ vốn, phương tiện và những yếu tố bảo đảm an ninh quốc phòng do đó Nhà nước đầu tư chính. Các dự án này thường nằm trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phóc lợi xã hội, y tế, giáo dục. Ngày nay các dự án dạng này ngày càng nhiều cà phát huy vai trò của mình rất hiệu quả. Hai là, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước .Cùng với tiến trình phát triển của quá trình CNH-HĐh ở nước ta,nền kinh tế ngày càng chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Vì thế sự đầu tư trực tiếp từ vốn ngân sách phải thận trọng cà giữ tỉ lệ hợp lí, tránh tinh trạng lấn át dẫn tới thoái lui đầu tư ở khu vực tư nhân, dân doanh. Chính vì vầy, việc các doanh nghiệp Nhà nước phải tích cực cân đối tiêu dùng, tích luỹ để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, Công nghệ , đào tạo nhân lực để tái sản xuất mở rộng, nâng ca dần tính tự chủ và sức cạnh tranh của mình. Ngày nay, nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư chủ yếu qua hai hình thức: thứ nhất là các tập đoàn, tổng công ty mẹ đầu tư tái sản xuất cho công ty con, doanh nghiệp bộ phận. Thứ hai, các doanh nghiệp Nhà nước mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để cùng sản xuất kinh doanh. Việc các doanh nghiệp Nhà nước tái đầu tư sản xuất kinh doanh bằng chính phần lợi nhuận của mình đã dần nâng cao tính chủ động của thành phần kinh tế này đồng thời cho thấy sự năng động, linh hoạt , thích ứng tích cực với nền kinh tế thị trường. Điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của nguồn vốn này. Tính cho đến năm 2000, thì nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước đã chiếm tới 17,8% tổng đầu tư toàn xã hội. Ngày nay, hình thức đầu tư này cần phải nhân rộng mạnh mẽ, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải tái sản xuất , đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực, ngành nghề. 11 Ba là, nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính tín dụng nhà nước. Vốn tín dụng đầu tư ngày càng thể hiện vai trò tích cực của mình với nền kinh tế . Trong thập niên 90, thị trương tài chính Việt nam phát triển mạnh mẽ với ba yếu tố cơ bản cấu thành là : thị trường ngầm, thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng và thị trường cổ phiếu trái phiếu. Với thị trường ngầm, thực chất đó là sự trao đổi vốn giữa các cá nhân với nhau ở quy mô nhỏ và rủi ro cao. Ngày nay đó là lĩnh vực đầu tư tư nhân, dân doanh, không còn nằm trong tín dụng Nhà nước. Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng: hệ thống ngân hàng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư thông qua các ngân hàng và HTX tín dụng. Hệ thống tài chính nước ta không ngừng nâng cao các nghiệp vụ của mình, đa dạng hình thức huy động vốn. Do đó lượng vốn thu hót được ngày càng nhiều. Do đặc trưng của mình, các ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là các nhà đầu tư . Các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng đầu tư phát triển là các chủ đầu tư chính trong lĩnh vực này. Sự năng động, hiệu quả của hệ thống ngân hàng sẽ góp phần tăng chu chuyển vốn. Do đó, tỉ suất lợi nhuận ngày càng được nâng cao. Thị trường trái phiếu, cổ phiếu: hiện nay ở nước ta tồn tại các dạng chứng khoán sau: trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng ,trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước , trái phiếu và cổ phiếu công ty. Trong đó, trái phiếu chính phủ bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc Nhà nước và trái phiếu công trình. Các loại trái phiếu này đã phát huy vai trò huy động vốn rất lớn, đặc biệt trong thời gian đầu của đổi mới kinh tế ở nước ta. Trái phiếu công ty, doanh nghiệp Nhà nước là trái phiếu do các công ti cổ phần hoặc do các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá phát hành. Loại cổ phiếu do các doanh nghiệp Nhà nước phát hành gắn liền với hai hình thức cổ phần hoá. Một là tư nhân hoá một phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước thông qua phát hành và bán cổ phiếu. Hai là , giữ nguyên vốn doanh 12 nghiệp nhưng phát hành cổ phiếu để huy đông thêm vốn. Hình thức này gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Với những hình thức huy động như vậy, vốn Nhà nước được đầu tư ngày càng lớn và chững tỏ vai trò là nhà đầu tư chính trong nền kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn này chỉ chiếm 43% tổng đầu tư thì từ 1996-2000 là 54,7%. Tuy nhiên, vấn đề là duy trì tỉ lệ vốn Nhà nước hợp lí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. 1.2 Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của tư nhân và dân cư: Sau những chính sách phát triển mở rộng khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích dân cư phát triển sản xuất nhỏ cá thể, nước ta đã bước vào giai đoạn được coi là giải phóng sức sản xuất. Nguồn vốn trong dân cư nếu tổng hợp lại là rất lớn , tuy nhiên trong thực tế chúng tồn tại lẻ tẻ trong các cá nhân. Vấn đề là phải tập trung được các nguồn vốn đó lại, có như thế hiệu quả đầu tư xã hội mới được nâng cao. ở nước ta, khi mà thị trương tín dụng chưa phát triển mạnh, người dân chưa làm quen việc đầu tư qua tín dụng. Do đó việc mở rộng loại hình sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập đã thu hót lượng vốn rất lớn từ dân cư. Dân cư có thể đầu tư với nhiều hình thức. Dân cư có thể đầu tư cho sản xuất nhỏ, hộ gia đình qua việc mở rộng phát triển sản xuất hoặc tham gia vào các HTX. Nơi đây sẽ là nơi tập trung lượng vốn lớn để sản xuất quy mô lớn. Dân cư cũng có thể tham gia hợp tác thành lập doanh nghiệp sản xuất . Cơ hội đầu tư của cá nhân ngày càng nhiều thì các doanh nghiệp , đơn vị sản xuất càng khai thác hiệu quả hơn nguồn vốn này. Các cá nhân có lượng vốn lẻ tẻ và nhỏ song trong phạm vi đầu tư nhỏ, họ là những nhà đầu tư hiệu quả, đồng thời họ chính là những người tích luý vốn cho nền kinh tế. Vì lợi Ých kinh tế sát sườn nên họ luôn có ý thức tích luỹ, tiết kiệm vì thế, hiệu quả kinh tế ở khu vực này được nâng lên. Với định hướng xây dựng nền kinh tế tự chủ, lấy nội lực là chính yếu thì 13 việc khai thác hiệu quả nguồn vốn tích luý trong dân cư là nội dung hết sức quan trọng. 2. Vốn đầu tư nước ngoài Đây là nguồn vốn do các cá nhân, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư vào nền kinh tế. Để phát triển nền kinh tế theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra thì việc thu hót vồn đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng,. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã xác định vốn nước ngoài là bộ phận không thể tách rời với nền kinh tế , là động lực quan trọng để chúng ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngoài không chỉ đem lại cho chóng ta vốn mà còn là tiến bộ Công nghệ KHKT và kinh nghiệm quản lí. ậ nước ta, làn sóng đầu tư nước ngoài thực sự tăng mạnh khi chóng ta thoát khỏi lệnh cấm vận của Mĩ năm1995 và gia nhập ASEAN năm1997. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài được phân thành hai loại 2.1 Một là vốn đầu tư trực tiếp nược ngoài (FDI). Các chủ đầu tư sẽ trực tiếp quyết định vốn của mình sẽ được sử dụng trong dự án nào và quá trình triển khai ra sao. Các nhà đầu tư quan tâm lớn nhất lợi nhuận. Họ đến đầu tư là tìm cơ hội làm ăn, khai thác những lợi thế về tư bản , Công nghệ và kĩ thuật để khai thác giá nhân công rẻ mạt, nguyên liệu sẵn có của nước đó. Các dự án đầu tư nước ngoài đem lại cơ hội việc làm cho hàng ngàn người, tăng sức sản xuất góp phần đáng kể vào sự phát triển của quốc gia. Vì thế , các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển rất chú trọng tới thu hót vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế , Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thu hót nguồn vốn nước ngoài vào nền kinh tế. Môi trường đầu tư luôn được cải thiện để việc đầu tư nước ngoài ngày càng được nâng cao cả về lượng và chất. Đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta có nhiều dạng kéo 14 theo nhiều loại hình doanh nghiệp. Có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có doanh nghiệp do các nhà đầu tư trong nước hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng là đầu tư FDI đã góp phần tích cực vào phát triển lực lương sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước. Trong vòng khoảng mười năm qua đầu tư nước ngoài đã đạt được nhiễu thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước ta. Đến nay nước ta đã có trên 3260 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt nam của 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số vốn đăng kí đầu tư là trên 44 tỉ USD, trong đó có 2600 dự án đang còn hiệu lực vốn. Số vốn đăng kí 36 tỉ USD. Vốn thực hiện gần đạt 20 tỉ USD, chiếm 44,5 % sè vốn đăng kí. Khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra trên 12% GDP, trên 34%giá trị sản xuất công nghiệp, gần 7%nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 35 vạn lao động trực tiếp, đồng thời mang lại Công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta. Đặc biệt những năm gần đây, sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, đầu tư nước ta bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm sút. Trong thời gian qua, mặc dù chính phủ thường xuyên có các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài và liên tục có những sửa đổi tích cực nhằm hoàn thiện chính sách về đầu tư nước ngoài. Tuy vậy vẫn còn những khó khăn tồn tại mà theo phân tích của tạp chí “Nghiên cứu và trao đổi” thì do các nhóm nguyên nhân sau: Thứ nhất là do các bộ ngành liên quan đã thiếu sự phối hợp thống nhất về việc ban hành các văn bản pháp quy về đầu tư nước ngoài. Các thông tư hướng dẫn của các bộ ban hành chậm ảnh hưởng đến tiến trình đầu tư vào việc làm. Các nghị định sửa đổi luật đầu tư của chính phủ không được triển khai kịp thời. Thứ hai là những bất cập trong chính sách thuế, thủ tục hải quan gây cản trở cho sản xuất của các doanh nghiệp gây lãng phí thời gian cho cả nhà đầu tư 15 và cơ quan Nhà nước . Thứ ba là việc triển khai dự án gặp khó khăn trong khâu giải toả mặt bằng, chuẩn bị đất đai gây lãng phí nhiều công sức kinh phí và thời gian của nhà đầu tư . Với các dự án lớn việc quy định thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí ai chịu, vấn đề cưỡng chế di dời, chi phí đền bù ,giải toả quá lớn làm tăng chi phí chuẩn bị dự án và là một trong những nguyên nhân chính gây trì trệ trong triển khai dự án. Thứ tư , việc tồn tại chính sách hai giá và việc áp dụng nhiều loại phí khác nhau giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang là trở ngại lớn cho việc thu hót và thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đầu tư . Thứ năm, thủ tục hành chính rườm rà, tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức gây ách tắc triển khai da và sản xuất kinh doanh. Tình trạng ” nhiều cửa , nhiều khoá còn tồn tại Thứ sáu là thiếu thông tin ở nước nước ngoài về Viêt Nam. Công tác phục vụ thông tin cho giới đầu tư tư ở nước nước ngoài của cơ quan Việt nam chưa được quan tâm đúng mức. Những hạn chế trên đã làm môi trượng đầu tư của Vệt Nam bị ảnh hưởng. Nước ta được đánh giá là có những bước cải thiện tích cực cho một môi trương đầu tư hấp dẫn, song chỉ số hấp dấn của Việt Nam chỉ đứng thứ 7 trong khu vực Đông nam Á , hơn Lào , Campuchia và Myanmar. 2.2 Vốn hỗ trợ đầu tư phát triển .ODA. Đây là nước của các quốc gia đầu tư phát triển cho nước ta để phát triển kinh tế xã hội. Các dự án mà vốn ODA hỗ trợ thường gắn liền với các mục đích 16 chính trị, lượng vốn không thường xuyên và không lớn. Tuy nhiên đây được coi là nguồn vốn ưu đãi của các nước cho những nước kém phát triển , vì thế lãi suất thường rất thấp hoặc viện trợ không hoàn lại. Nước ta là một trong những nước được ưu đãi về vốn ODA của các nước phát triển đặc biệt là các nước Bắc Âu và Nhật. Với chính sách hợp tác, hai bên cùng có lợi, không xâm phạm độc lập chủ quyền của nhau, những năm qua chóng ta đã thu hót vốn ODA khá hiệu quả và góp phần lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện co sở hạ tầng. Theo đánh giá của bộ Kế hoạch và đầu tư thì trong những năm qua và thời gian tới đây “ vốn ODA tiếp tục tăng, góp phần quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng” (2). Hằng năm, nguồn ODA cam kết tăng đáng kể, việc giải ngân ngày càng được cải thiện. Tính chung 5 năm từ 1996-2000, nguồn vốn ODA đưa vào thực hiện khoảng 6,1tỉ USD, tập trung hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như điện, giao thông , thuỷ lợi, cấp thoát nước ; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực và thể chế trong các lĩnh vực cải cách hành chính, pháp luật, quản lí kinh tế ...Góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dự đoán trong thời gian tới, giai đoạn 2001-2005, khả năng thực hiện nguồn vốn ODA khoảng 10-11 tỉ USD để đầu tư vào các dự án trung và dài hạn và là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu đầu tư ở Việt am. `Qua phân tích nguồn vốn đầu tư cả vốn trong nước và vốn từ bên ngoài, chúng ta thấy nguồn gốc do tích tụ, tập trung vốn ở các doanh nghiệp Việt nam rất đa dạng. Nguồn vốn trong nước mặc dù chưa khai thác triệt để nhưng đã giữ vai trò quan trọng chiếm gần 60% tổng đầu tư xã hội, vốn nước ngoài bao gồm cả FDI và ODA đã đóng góp tích cực vào suj phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Qua ph©n tÝch nguån vèn ®Çu t- c¶ vèn trong n-íc vµ vèn tõ bªn ngoµi, chóng ta thÊy nguån gèc do tÝch tô, tËp trung vèn ë c¸c doanh nghiÖp ViÖt 17 nam rÊt ®a d¹ng. Nguån vèn trong n-íc mÆc dï ch-a khai th¸c triÖt ®Ó nh-ng ®· gi÷ vai trß quan träng chiÕm gÇn 60% tæng ®Çu t- x· héi, vèn n-íc ngoµi bao gåm c¶ FDI vµ ODA ®· ®ãng gãp tÝch cùc vµo suj ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi cña ®Êt n-íc. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam phải sử dụng nguồn vốn này sao cho hiệu quả, hợp lí. III. Cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế ở các doanh nghiệp: 1. Về cơ cấu vốn đầu tư vào nền kinh tế nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định:” dã có nhiều cố gắng trong sử dụng vốn đầu tư phát triển , nhất là nguồn vốn trong nước . Sè công trình được đưa vào sử dụng nhiều hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây, năng lực của hầu hết các ngành sản xuất , dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội được nâng lên rõ rệt”(3) Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm qua khoảng 440 nghìn tỉ đồng, tương đương gần 40 tỉ USD, tốc độ tăng bình quân 8,6% năm; trong đó vốn đầu tư chiếm 14,2%; vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,8%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 21,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24%. Nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư , tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt xây dựng kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 11,3% so với tổng số nguồn vốn ; các ngành công nghiệp khoảng 43,7% trong đó đầu tư cho các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 30% tổng vốn đầu tư vào công nghiệp, giao thông vận tải và viễn thông khoảng 15,7% ; lĩnh vực khoa học và Công nghệ , giáo dục, y tế, văn hoá khoảng 6,7%; 18 các ngành khác khoảng 22,5%. Nhìn chung các nguồn vốn này được sử dụng khá hợp lí và đạt hiệu quả. Nhờ tăng đầu tư,số công trình được đưa vào sử dụng và năng lực của hầu hết các ngành tăng nhiều, kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá đáp ứng nhu cầu trước mắt và tạo đ những năng lực tạo đà cho gia đoạn 2001-2005. Hàng loạt các dự án các công trình quốc gia được triển khai xây dựng và đi vào sử dụng hiệu quả. Đã xây dựng mới 1200km và nâng cấp 3790 km đường quốc lé. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển khá, được hiện đại hoá về cơ bản.Trong nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng các thành phó lớn được đầu tư nâng cấp. Tuy vậy hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu hiệu quả làm thất thoát lượng vốn rất lớn. Các chương trình quốc gia như 135, phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo đã bị thất thoát nhiều. Sự không thống nhất trong đầu tư của các dự án , các ngành chức năng dẫn tới việc đào , tháo rì giữa chõng gây tổn thất lớn. Để khắc phục thực trạng này Nhà nước phải có sự quy hoạt chi tiết và quản lí chặt chẽ nguồn vốn để vốn được dùng hiệu quả. 2. Vấn đề sử dụng vốn ở các doanh nghiệp : Trước hết chúng ta xem xét với các doanh nghiệp Nhà nước Tính đến nay, cả nước có khoảng 5700 doanh nghiệp Nhà nước trong đó 1802 doanh nghiệp TW và 3898 doanh nghiệp địa phương , giảm 30% so với năm 1990. Nguyên nhân là do Nhà nước đã cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước qua hình thức cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu , quản lí, sáp nhập, giải thể... Còng theo số liệu thống kê của Tạp chí kinh tế phát triển sè 12/2001 thì tài sản cố định của các doanh nghiệp khoảng 156000 tỉ đồng vốn hoạt động khoảng 112000 tỉ đồng. Về hoạt động hoạt động kinh doanh:Giai đoạn 91-95, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp Nhà nước khoảng 11,7%. Thời gian từ 1998 trở lại 19 đây, tốc độ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn chiếm khoảng 40% GDP. Nép ngân sách chiếm 40% và trên 50% kim ngạch xuất khẩu, tạo việc cho 1,9 triệu người. Theo số liệu kiểm kê 1-1-2000, doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi năm 1999 là 71,9% tổng sỗ doanh nghiệp . Sè doanh nghiệp này chiếm 65,5%sè vốn Nhà nước , sè lãi thu được năm 1999 là 15271 tỉ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước chưa có lãi, hoà vốn chiếm 8,3% sè doanh nghiệp , chiếm khoảng 31% số vốn, 18,1% lao động, khoảng 15% doanh thu. Doanh nghiệp Nhà nước lỗ chiếm 18,8% sè doanh nghiệp với số lỗ phát sinh là 1200 tỉ đồng trong đó 14,5% sè doanh nghiệp TW lỗ, 22.7% sè doanh nghiệp địa phương lỗ. Số vốn lỗ các năm bị treo lại không được xủ lí khá lớn. Nếu thống kê, kiểm toán chính xác thì số lỗ thật lớn hơn nhiều. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp phải tìm biện pháp tích cực để đưa vào sử dụng hoặc bán số tài sản, vật tư ứ đọng , chậm luân chuyển. Đối với tài sản, vật tư kém hoặc mất phẩm chất, kĩ thuật lạc hậu tồn đọng nhiều năm, nhưng không thể sử dụng được nữa thì doanh nghiệp thực hiện thanh lÝ theo các nguyên tắc quản lí tài chính, bảo vệ môi trường không để thất thoát. Các khoản chênh lệch so thanh lÝ tái sản hạch toán váo thu nhập doanh nghiệp theo chế độ hiện hành. Trường hợp doanh nghiệp thanh lÝ tái sản mà bị lỗ, không có khả năng tự bù thì phải hạch toán giảm vón. Các cấp ngành quản l;í các doanh nghiệp Nhà nước phải nghiêm túc trong kiểm toán, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và thất thoát vốn của Nhà nước . 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan