Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học LÝ LUẬN VĂN HỌC...

Tài liệu LÝ LUẬN VĂN HỌC

.DOCX
18
466
138

Mô tả:

Lí luận văn học là khoa học mác-xít chỉ rõ bản chất, chức năng XH và thẩm mỹ cũng như qui luật phát triển biện chứng của văn học, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống hoàn bị các khái niệm và phạm trù phản ánh những yếu tố và phương pháp luận, những hiện tượng tác động của văn học với hoạt động của con người.
ĐỀ CƯƠNG MÔN LÍ LUẬN VĂN HỌC KHỐI CÂU I: Câu 1. Lí luận văn học là gì? Lí luận văn học là khoa học mác-xít chỉ rõ bản chất, chức năng XH và thẩm mỹ cũng như qui luật phát triển biện chứng của văn học, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống hoàn bị các khái niệm và phạm trù phản ánh những yếu tố và phương pháp luận, những hiện tượng tác động của văn học với hoạt động của con người. Từng sáng tác bao gồm các chỉnh thể chủ yếu(tác phẩm, nghệ sĩ, trào lưu văn học..) Lí luận văn học là khoa học có nhiệm vụ khám phá bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, tổng kết ở cấp độ lí thuyết những quan điểm, kiến thức, phươn pháp có tính phổ biến nhất từ sáng tác phê bình đến nghiên cứu văn học sử...nhằm chỉ đạo cho các ngành hoạt động đó. Cũng hướng về mặt khách thể chung nhưng lí luận văn học không dừng lại ở khám phá về những hiện tượng văn học cụ thể mà qua những hình tượng điển hình nhằm đi đến sự khái quát trừu tượng cho lí luận văn học và phê bình văn học. Lí luận văn học cung cấp khái niệm về đối tượng. Hệ thống khái niệm của lí luận văn học cho ta thấy được bản chất nguồn gốc, chức năng và những đặc trưng của văn học. Từ mối quan hệ hai chiều giữa văn học và đời sống XH chúng ta sẽ giả quyết về nguồn gốc của đối tượng, tính chân thực, tính khuynh hướng, chức năng của văn học... Đặt văn học trong mối quan hệ với các hình thái ý thức XH, với các loại hình nghệ thuật khác chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề thuộc về đặc trưng của văn học như đặc điểm hình tượng ngôn từ, thời gian, không gian trong văn học, khả năng, vị trí của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. Lí luận văn học là bộ phận của khoa nghiên cứu văn học. Việc học tập bộ môn này giúp cho ta nắm vững quan điểm Mác-Leenin về văn học, qua đó bồi dưỡng thế giới quan mác-xít, nâng cao lòng tin về đường lối văn nghệ của Đảng CSVN. Câu 2. Chức năng XH của văn học? Là khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của đời sống XH. Mỗi thời đại có những nhu cầu khác nhau. a.Nhận thức - dự báo: Đối tượng: nhận thức về thế giới khách quan, chủ quan. Chủ thể sáng tạo: sáng tạo thế giới khách quan để bộc lộ tính hiệu thẩm mỹ. Chủ thể thường thức: khám phá nhận thức thế giới khách quan tiếp thu những tri thức bách khoa phản ánh trong tác phẩm đồng nghĩa với việc nhận thức khám phá tư tưởng tình cảm chủ quan để tạo nên sự đồng cảm. Văn học nghệ thuật không phải là giải phẫu cơ thể mà là sự giải phẫu tinh thần con người. Thế giới nội tâm của con người vốn là cái gì đó vô hình đã được vật chất hóa bằng âm thanh, ngôn ngữ, màu sắc và trở nên cụ thể trong nghệ thuật nhờ những thành tựu của văn học tình cảm lãng mạn. Văn học khám phá ra điều mới mẻ trong cái quen thuộc hằng ngày, nhận ra cái triết lý sâu xa trong những cái bình thường đơn giản. Nhận thức toàn diện về tác phẩm văn học giúp cho XH vận động và phát triển. Bởi vì nghệ thuật hướng về hai đối tượng cở bản là XH và con người. Đồng thời tác phẩm nghệ thuật chủ yếu không phải ghi chép đời sống và mô tả con người, mà nó nghiên cứu về đời sống XH và con người. Ở đây nghệ thuật đồng nghĩa với quá trình “hiểu biết, khám phá, sáng tạo”. Cụ thể đọc các tác phẩm ta biết được nhiều thứ: từ những chi tiết về phong cảnh thiên nhiên của vùng, phong tục tập quán, sinh hoạt ở một địa phương, nơi dân tộc, những biến cố lịch sử, những sự kiện XH trong một quốc gia thời đại. b.Chức năng thẩm mỹ-giải trí: Bản chất văn học vì mục tiêu cuối cùng của sáng tạo nghệ thuật là đi tìm cái đẹp. Người sáng tạo đi tìm cái đẹp trong cuộc sống, người phê bình nghiên cứu tìm cái đẹp trong văn học. Văn học đáp ứng khoái cảm, thức tỉnh bản chất, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực của con người. Văn học phản ánh cái đẹp vốn có trong thiên nhiên, trong đời sống. Do đó cái đẹp trong hiện thực đi vào nghệ thuật được nhân lên rất nhiều. Nhờ tiếp xúc với văn học con người không chỉ nhận ra cái đẹp của tác phẩm mà cón biết khám phá cái đẹp của thế giới khách quan, tìm ra cái đẹp trong đời sống và đặc biệt càng trở nên phong phú nhạy cảm hơn. Chức năng thẩm mỹ cũng là chức năng giải trí. Khi thẩm mỹ hoàn chỉnh đưa cho con người khoái cảm thì đó chính là giải trí. c.Chức năng giáo dục và giao tiếp: Các ngành khoa học khác thường tính toán phân tích, là những môn logic khoa học mang tính chính xác. Còn văn học mang tính hình tượng, không đòi hỏi chính xác vì bản chất của nó là trừu tượng. Suy cho cùng chức năng nhận thức hay thẩm mỹ thì cũng giáo dục, hướng con người đến cuộc sống đúng, nội dung giáo dục có ý nghĩa tinh thần: chính trị, văn hóa…Văn học không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động đến thế giới quan và các quan điểm chính trị-xã hội của con người. Văn học có chức năng cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức của con người. Tác phẩm văn học là tấm gương để con người tự soi mình, tự đối chiếu và phán xét người khác, cũng như về chính bản thân mình. Bằng cách đó, văn học chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. 3 lĩnh vực của văn học: tri thức, đạo đức, thẩm mỹ. Tác phẩm văn học cũng là một thứ kí hiệu, nhưng khác các loại kí hiệu khác ở chỗ nó chứa đựng nội dung tình cảm và mang tính khuynh hướng xã hội rất đậm nét. Nó có ý nghĩa giao tiếp rất sâu sắc. Đặc điểm: các ngành khoa học khác và đạo đức thông qua con đường lí tính với những lí lẽ, lập luận, chứng minh thì văn học nghệ thuật thông qua con đường cảm tính bằng thế giới hình tượng tạo ra sự đồng cảm giữa tư tưởng tác phẩm văn học với người đọc. Câu 3. Hình tượng văn học là gì? Hình tượng văn học là sản phẩm của quá trình tư duy nghệ thuật- quá trình tư duy đặc biệt của người nghệ sĩ. Văn học thể hiện cuộc sống bằng hình tượng. Văn học làm sống lại một cách sinh động gợi cảm một thế giới trong đó có những sự việc, hiện tượng, con người. Thế giới ấy chính là hình tượng. Trong đó tác phẩm văn học, hình tượng có nhiều cấp độ, có thể là một cảnh vật, một hình ảnh, một cảm xúc và lớn hơn có thể là cuộc đời một hay nhiều nhân vật, là thế giới xung quanh nó. Hình tượng trong tác phẩm tách khỏi hoạt động tinh thần của nhân dân và tồn tại như một sự thực văn hóa XH. a.Hình tượng văn học là một khách thể thẩm mỹ mang tính tinh thần: Hình tượng văn học là một khách thể thẩm mỹ bởi nó là một thế giới tinh thần hoàn chỉnh độc lập, không phụ thuộc vào người sáng tạo, mang những ý nghĩa thẩm mỹ nhất định, chỉ để thưởng thức và thủ nghiệm. Hình tượng văn học như một khách thể khác. Nó là hế giới tinh thần vì nó chỉ tồn tại trong cảm nhận. hình dung và tưởng tượng của người đọc, chứ không phải một thế giới vật chất để ta có thể nhìn, sờ, nắn được. Hình tượng văn học là một giá trị thẩm mỹ bởi nó mang một ý nghĩa đối với đời sống tinh thần con người. Hình tượng văn học như một khách thể tinh thần và tác động vào con người với tất cả “tính thực tại” tinh thần của nó. Hình tương phải được thể hiện qua kí hiệu, hình vẽ và các phương tiện tạo hình. Hình tượng văn học là một khách thể thẩm mỹ mang tính tinh thần, mọi phương tiện biểu hiện chỉ có ý nghĩa khi nào làm sống lại khách thể đó, và người đọc tác phẩm, chỉ khi nào thâm nhập được vào thế giới tinh thần đó mới có thể nảy sinh được sự thưởng thức, đồng cảm. b.Tính tạo hình và biểu hiện của hình tượng: Tạo hình là việc làm cho khách thể tinh thần vốn vô hình có được tồn tại cụ thể cảm tính bề ngoài. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một không gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, tạo dựng được cho con người có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Nó chọn lọc những chi tiết giàu sức biểu hiện và tiêu biểu nhất cho cuộc sống, một tình huống, một tính cách. Giá trị và ý nghĩa của tạo hình là thể hiện chính thể. Biểu hiện là phẩm chất của tạo hình. Nó giúp hình tượng được cảm nhận một cách toàn vẹn, nhất là thể hiện khuynh hướng tư tưởng tình cảm của con người, của tác giả trước các hiện tượng đời sống. c.Hình tượng chứa đựng tình cảm XH và lí tưởng thẩm mỹ: Hình tượng không phải là sự sao chép nguyên xi đời sốn hiện thực mà còn mang sẵn quan niệm, đánh giá về thế giới, chứa đựng một tư tưởng nhân sinh. d.Tính qui ước và sáng tạo của hình tượng: Hình tượng văn học muốn được giữ lại và truyền đạt cho người khác trước hết phải chuyển thành kí hiệu, bởi kí hiệu là phương tiện gìn giữ và truyền đạt kinh nghiệm giữa người và người. Hình tượng khi được vật chất hóa bằng từ ngữ, bằng các chi tiết tạo hình và hiểu hiện trước hết mang tính kí hiệu. Mỗi một hình tượng vừa là sự tái hiện một hình tượng thực tại, vừa mã hóa nội dung cảm xúc do hình tượng gợi lên cho con người trong những tình huống XH nhất định. Hinh tượng văn học vừa là sự phản ánh, nhận thức đời sống, lại vừa là một hiện tượng kí hiệu giao tiếp. Bản chất của kí hiệu có xu hướng cố định hóa, trở thành công thức, sáo mòn. Bản chất sự phản ánh nghệ thuật có xu hướng tìm tòi cái mới, phát hiện ra cái độc đáo. Câu 4. Tác phấm văn học là gì? a.Khái niệm: Tác phẩm văn học là một chính thể nghệ thuật nhằm khái quát những hình tượng, những vấn đề, sự kiện trong cuộc sống để bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Là đơn vị sáng tạo của nhà văn, là đối tượng thưởng thức của người đọc, là kết quả của trình độ ý thức XH, ý thức thẩm mỹ thời đại, là chính thể trung tâm của hoạt động văn học. Nó là một chỉnh thể, trung tâm của các hoạt động văn học bởi lẽ nó có tính tự đầy đủ, không thừa không thiếu, có mở đầu có diễn biến, kết thúc, có hình thức, nội dung, sự kiện, con người, không gian, thời gian được tạo nên bởi tác giả bằng một phương pháp sáng tác nhất định. Là trung tâm của hoạt động văn học bởi lẽ trong chu trình cuộc sống văn học, thiếu yếu tố mà có tác phẩm thì có thể gọi là văn học, nhưng có yếu tố mà không có tác phẩm thì không thể gọi là văn học được Tác phẩm là cơ sơ vật chất làm nên diện mạo văn học Hiện thực -> Tác giả -> Tác phẩm -> Tiếp nhận (Công chúng) Tác phẩm văn học trước hết là kết tinh của một quan hệ XH thẩm mỹ nhiều mặt đối với đời sống. Nó chính là thước đo về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo của một tác giả, một dân tộc, một giai đoạn lịch sử. Các mối quan hệ văn học và hiện thực, văn học và giai cấp, văn học và nhân dân, văn học và triết học, chính trị, văn học và truyền thống văn hóa tư tưởng, nghệ thuật chính là bình diện bộc lộ giá trị đích thực của đời sống văn học mà chỉ có nghiên cứu tác phẩm văn học chúng ta mới có những nhận thức đó. Đối với các nhà nghiên cứu văn học, tác phẩm là đối tượng xem xét trực tiếp, chủ yếu. Tác phẩm văn học chẳng những là một quan hệ XH mà còn là một quá trình XH, nghĩa là giá trị của nó luôn biến đổi trong sự tiếp nhận. Tác phẩm văn học có tính chỉnh thể, có sự thống nhất nội tại, mang tính tổ chức cao, tồn tại như một cơ thể sống. Đặc điểm này làm cho tác phẩm có một sức mạnh hoàn chỉnh, một sức sống độc lập tác động đến người đọc. b.Cấu trúc chỉnh thể của tác phẩm văn học gồm: cấp độ ngôn từ, cấp độ hình tượng, cấp độ kết cấu, cấp độ chỉnh thể. c.Nội dung: Làm tái hiện một đời sống, nhớ đến một hiện thực. Tác phẩm luôn tồn tại trong mối quan hệ nội dung và hình thức tạo nên mối quan hệ có tính biện chứng, tạo lập, sinh tồn. Arixtot cho rằng nội dung của văn học bao gồm ba khía cạnh: Tái hiện hiện thực mà con người quan tâm. Giải thích cuộc sống làm cho nó tốt hơn. Đề xuất, phán xét các hiện tượng được miêu tả. d.Hình thức: Không có sự vật hiện tượng tồn tại đơn lẽ giữa hai yếu tố, người ta tiếp xúc tác phẩm từ góc độ đơn lẽ, nhưng mục tiêu đặt là nội dung. Vì vậy hình thức là điểm khởi đầu. Hình thức chính là tính xác định của nội dung, là sự kiện mang tính lịch sử của văn học. Người ta chia hình thức thành: hình thức bên trong (hình thức văn bản) và bên ngoài (hình thức hình tượng) Hình thức bên trong: hệ thống câu chữ, sách báo, là hình tượng vật chất tạo nên tác phẩm. Hình thức bên ngoài: sự kiện con người, mảng hiện thực đời sống mà người ta có thể cảm nhận được thông qua hình thức bên trong. Đặc điểm: Thứ nhất, hình thức mang tính quan niệm. Tất cả những yếu tố xuất hiện trong tác phẩm thể hiện quan niệm của tác giả. Cho dù tác giả không có quan niệm nào thì kiểu quan niệm của tác giả là một con người cụ thể sống trong một lịch sử cụ thể, vận động thay đổi. Thứ hai, muốn đi tìm mẫu số chung để thống nhất quan niệm. Nó mang tính cụ thể, thẩm mỹ, không lặp lại. Nó là cách biểu thị nội dung, thể hiện nội dung. Gồm 2 cấp độ: cấp độ cảm tính và cấp độ quan niệm. Hình thức cảm tính bao gồm các yếu tố hình thức cụ thể: các biện pháp chuyển nghĩa, tu từ, tạo từ, đặt câu…Hình thức quan niệm bao gồm các qui luật tạo thành hình thức trên và chỉ bộc lộ qua cấp độ cảm tính. Câu 5. Điển hình văn học là gì? Điển hình là cái tập trung tiêu biểu có tính chất cho một lớp người, loại người, loại sự vật hiện tượng. Đồng thời điển hình còn là nơi tác giả tập trung cấp độ cao chất lượng nghệ thuật . Vì vậy điển hình có sức sống ổn định trong tâm tưởng nhiều thế hệ người đọc. Quan hệ với các yếu tố này là quan hệ song song không loại trừ lẫn nhau giữa các kiểu quan hệ. Nếu hình tượng là cái người ta có thể hình dung ra được thì điển hình là cái người ta khó hình dung ra được. Quan hệ đồng đẳng: một chi tiết có thể tạo ra một hình ảnh, một hình ảnh có thể tạo ra một hình tượng gọi là điển hình. Quan hệ phát triển theo cấp số nhân: nhiều chi tiết tạo ra hình ảnh, nhiều hình ảnh tạo ra hình tượng gọi là điển hình. Điển hình là những nét mang tính bản chất, quy luật, những tính cách quan trọng nhất, nổi bật nhất trong đời sống một con người, được thể hiện qua sự sáng tạo của nghệ sĩ trong một tác phẩm. Tính điển hình là hình thức biểu hiện ở trình độ cao của hình tượng trong tác phẩm văn học. Trong bức thư gửi nhà văn Hacnet (M. Harkness), Enghen (F. Engels) có một câu nổi tiếng: "Theo ý tôi, đã nói đến chủ nghĩa hiện thực, thì ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phải nói đến sự thể hiện những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình". Như thế, vấn đề không chỉ gắn liền với chủ nghĩa hiện thực mà còn thể hiện trên hai bình diện: tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là sự tổng hợp thẩm mĩ trong sự thống nhất hữu cơ giữa những đặc tính phổ biến và những đặc tính cá biệt, đặc thù trong một nhân vật. Hoàn cảnh điển hình là bối cảnh xã hội trong đó nhân vật bộc lộ, hình thành tính cách. Trong việc xây dựng tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình, hư cấu giữ vai trò sáng tạo, trên cơ sở hiện thực xã hội hoặc hiện thực khách quan nào đó. Tác phẩm nghệ thuật đạt tới sức mạnh tối đa của mình về giá trị nhận thức xã hội, thẩm mỹ tư tưởng, khi nó tạo dựng được những hình tượng điển hình. Văn học nghiên cứu và tìm hiểu bằng những cách khác nhau các điển hình cuộc sống xã hội, để rồi tái hiện và tái tạo chúng thành những điển hình nghệ thuật, ở đấy là sự tổng hợp phức tạp vốn sống, vốn nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ, khát vọng của công chúng, hiện thực của thời đại. Xét về quan hệ thẩm mỹ với quá trình phát sinh và phát triển của những điển hình cuộc sống xã hội, những điển hình văn học có thể có ba "cấp độ": Những điển hình văn học mô tả những điển hình cuộc sống xã hội sẽ xuất hiện. Những điển hình văn học phản ánh những điển hình cuộc sống xã hội như những hiện tượng cá biệt, riêng lẻ. Những điển hình văn học tái hiện và tái tạo những điển hình cuộc sống xã hội đã trở nên phổ biến, bình thường. Mỗi nhà văn có thể tiếp cận với một, hai hoặc cả ba "cấp độ" đó, có thể có sở trường mô tả cả những điển hình tích cực, cả những điển hình tiêu cực hoặc chỉ một trong hai loại ấy. Sự tiếp cận như vậy là một trong những mặt quan trọng hàng đầu cho thấy anh ta thực hiện như thế nào thiên chức cao đẹp của người nghệ sĩ trước con người và cuộc sống. KHỐI CÂU HỎI II Câu 6. Tại sao nói văn học là hình thái ý thức xã hội. Trình bày mối quan hệ với cơ sở hạ tầng? a.Văn học là hình thái ý thức xã hội: Văn học là một hình thức ý thức xã hội tồn tại song song cùng với hình thái ý thức khác nhằm phản ánh cơ sở hạ tầng. Sở dĩ gọi nó là một hình thái ý thức XH vì tồn tại thông qua hình tượng nhằm bao biện hệ thống tư tưởng của con người, là hoạt động của các ý thức con người nhằm phản ánh tồn tại XH. Bất kì XH nào cũng song song tồn tại 2 hình thái ý thức XH: Hình thái ý thức (kiến trúc thượng tầng) Hình thái kinh tế (cơ sở hạ tầng) Các hình thái ý thức XH hình thành trong thượng tầng khi cơ sở hạ tầng có một sự vận động thay đổi thì hình thái ý thức XH cũng có sự vận động tương ứng. Qui luật tương tác: Mỗi hình thái ý thức XH tồn tại, vận động, phát triển. Các mối quan hệ phổ biến với các hình thái ý thức XH khác. Khi có 1 hình thái ý thức XH vận động thay đổi thì các hình thái ý thức XH khác cũng vận động thay đổi. Qui luật tương đối: : Mỗi hình thái ý thức XH vận động phát triển có mục đích tự thân của nó. Vì vậy chúng có tính độc lập tương đối. Trong điều kiện lịch sử cụ thể nó có thể đi trước một bước hoặc đi sau một bước so với cơ sở hạ tầng đối với các hình thái ý thức XH khác. Sự phản ánh đối với hình thái ý thức XH có những đặc điểm riêng trong khi các hình thái ý thức XH khác phản ánh trực tiếp thông qua hệ thống lí lẽ lập luận nhưng không phản ánh đúng bản chất cơ sở hạ tầng còn văn học nghệ thuật phản ánh một cách gián tiếp thông qua hình tượng và phản ánh đúng bản chất của cơ sở hạ tầng. Văn học là một hình thức ý thức xã hội vì chức năng của văn nghệ trong nghĩa rộng, bao gồm cả vấn đề giá trị xã hội của tác phẩm lẫn ý nghĩa của hành động sáng tạo nghệ thuật đối với chủ thể sáng tác. Có thể nói chức năng bộc lộ, giải bày, giao tiếp, xuất phát từ chỗ xem sáng tác như một hành động gửi gấm, ký thác trao đổi, thông điệp tình cảm tư tưởng. Nếu hiểu chức năng là ý nghĩa xã hội của văn nghệ thì tình hình cũng như vậy. Xã hội là khái niệm rất rộng Ý nghĩa xã hội có thể hiểu ở nhiều góc độ triết học, chính trị, đạo đức hoặc như một giá trị nhân sinh,nhân loại: có xem việc rèn luyện, phát triển những năng lực tình cảm của con người như một ý nghĩa xã hội quan trọng của văn nghệ. Có thể coi tác dụng tuyên truyền chính trị, giáo dục đạo đức là một ý nghĩa cơ bản của nó. Cũng có thể hiểu nghệ thuật như một hình thức của lý tưởng có chức năng làm cân bằng đời sống tinh thần của con người, đền bù cho nhân loại những gì chưa có, chưa đến, những gì đang ao ước, mong mỏi, hi vọng, v.v… Điều đó chứng tỏ rằng, chứ năng là một khái niệm nhiều mặt, có nội dung phong phú. Muốn hiểu đầy đủ chức năng của nghệ thuật chúng ta có cái nhìn tổng hợp, đứng từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau để xem xét. Đây chính là cơ sở của quan niệm về tính chất nhiều chức năng của vă học nghệ thuật trong mỹ học và lý luận nghệ thuật hiện nay. b.Mối quan hệ với cơ sở hạ tầng: Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là quan hệ biện chứng. Kiến trúc thượng tầng luôn phản ánh cơ sở hạ tầng, còn cơ sở hạ tầng qui định diện mạo của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng có sự vận động thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng có sự thay đổi vận động một cách tương ứng. Văn học là một hình thái ý thức nằm trong kiến trúc thượng tầng, chịu sự tác động của cơ sở kinh tế. Cơ sở kinh tế này thay đổi thì kéo thoe sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng. Xét về mặt nội dung thì các tri thức, quan điểm, cảm hứng nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng đều do kinh tế và trình độ sản xuất qui định. Có thể nói cơ sơ kinh tế là điều kiện cho sự ra đời và phát triển của hình thức văn nghệ. Do vậy cơ sở KT-XH là yếu tố năng động phát triển, qui định sự tồn tại và phát triển của văn nghệ về nội dung lẫn hình thức. Văn học là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do XH sinh ra và bị XH chi phối. Vì thế sự tương quan giữa văn học nghệ thuật và XH cũng là sự tương quan giữa ý thức và tồn tại. Cơ sở KT là yếu tố quyết định văn nghệ xét đến cùng nhưng không phải là nhân tố duy nhất quyết định đến văn học. Nói cơ sở KT quyết định đối với ý thức XH nói chung, văn học nói riêng điều đó không có nghĩa là văn học chỉ là một hình thái ý thức thụ động, trái lại văn học cũng như các hình thái ý thức khác của kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối. Bởi vì hình thái bao giờ cũng có sự tác động trở lại cơ sở KT hạ tầng. Câu 7. Cho 1 tác phẩm tự sự, phân tích hính tượng nhân vật trung tâm. Tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao) Nhân vật trung tâm: Chí Phèo Chí Phèo là một trong tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng 8. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm – Chí Phèo , nhà văn đã khắc họa số phận người nông dân bị dồn đến bước đường lưu manh hóa. Họ không tìm được lối thoát cho bản thân để rồi phải tìm đến cái chết như một điều tất yếu. Để từ đó ta cảm nhận được những giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm. Hình tượng nhân vật Chí Phèo được khái quát hóa không phải bằng những câu văn trau chuốt về ngoại hình mà là tiếng chửi – tiếng chửi đôc nhất vô nhị. “Hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại và cả những người không chửi nhau với hắn”. Trong cơn say, hắn đau đớn chửi như một bản năng. Vì cái xã hội tàn nhẫn ấy đẩy cuộc đời xiêu vẹo của hắn ra khỏi xã hội. Hắn cô đơn tìm đến rượu rồi như bao gã đàn ông khác. Bao uất ức, dày vò bật thành tiếng chửi. Trong cơn say hắn nhận ra được sự cô đơn khủng khiếp của 1 con người bị xã hội ruồng bỏ. “Hắn thèm được người ta chửi, chửi hắn có nghĩa là còn công nhận hắn là người”. Nhưng rồi đáp lại âm thanh ấy chỉ là sự im lặng, im lặng đến cô độc. Hắn chửi rồi lại nghe: “chỉ có 3 con chó dữ với 1 thằng say rượu.” Ngay từ đầu tác phẩm, Chí Phèo nổi bật lên với hình tượng là đứa trẻ bị bỏ rơi được bọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương. Lớn lên, Chí Phèo được cưu mang bởi những con người nghèo khổ, Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối. Hắn được chính người làng chuyền tay nhau mà lớn. Cuộc đời của hắn từ khi sinh ra cho đến lúc tự sát như một bản nhạc buồn vô cùng đau thương. Câu chuyện đau thương ấy bắt đầu từ khi hắn đến làm thuê cho Bá Kiến. Rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân, Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đau còn là gỗ đá, Chí Phèo đã nhận thức được đâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi “đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Như vậy, rõ ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là người trong sáng và trọng danh dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn. Chí phèo là một người trong sáng và trọng hắn dự. Bị bà Ba dụ dỗ, chàng trai trẻ nhận thức được sự nhục nhã. Thế rồi Bá Kiến ghen tuống đã đầy hắn vào nhà tù thực dân, - địa ngục của những người sống. Nơi đó Chí đã đánh mất linh hồn mình. Nam Cao tiếp tục khái quát hóa hình tượng Chí Phèo bằng ngoại hình gớm ghiết và có phần dữ tợn “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ. Trông Chí Phèo đặc như một tên săng đá.” Nhà tù thực dân không chỉ hủy hoại nhân cách mà ngay đến bộ mặt để hắn tiếp xúc với đời cũng bị lấy đi. Qua hai chi tiết khá đậm nét, người đọc có thể hình dung Chí như một gã vừa mới ra tù, tìm đến rượu để say, để chửi. Trong thế giới Chí sống, cô độc không lối thoát. Xã hội bỏ rơi hắn, bản tính lương thiện cũng dứt áo ra đi khi hắn bị bỏ tù. Hắn chẳng còn lại gì ngoài thân hình đáng sợ ấy. Chính lúc ấy, hắn lầm đường lạc lối đi theo Bá Kiến, trở thành tên “rạch mặt ăn vạ”, phá làng, phá xóm và bị mọi người xa lánh. Ngay chi tiết này, Chí Phèo được Nam Cao vẽ lên bằng hành động để người đọc hình dung được 1 Chí tàn bạo, mất hết nhân tính. Nhưng tất cả lại cảm thương cho hắn, cho cái lúc hắn nửa sau nửa tỉnh. Nam Cao đã miêu tả khá rõ nét bức tranh đời sống nội tâm đang dày vò trong hắn. Hắn ao ước một cuộc sống bình dị như bao gã đàn ông khác,“chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải..” Nhưng rồi cái ước mơ ấy cũng bị xã hội bóp nghẹt khi bản thân hắn phát hiện mình đã ở bên kia cái dốc của cuộc đời. Hắn đi xa lắm đến nỗi chẳng thể quay đầu lại. Khi gặp Thị Nở và ăn bát cháo hành, hắn mới tỉnh ngộ. Thế giới nội tâm hắn có những biến động không ngừng. Trong cơn say rượu, Chí đã gặp Thị… Sau khi tỉnh, tình yêu và sự chăm sóc của Thị làm cho tâm hồn hắn lay động. Chí nhận ra được tình trạng bi thương của số phận mình. “Hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lỉnh được nữa, bấy giờ mới nguy”, hắn tủi thân vì hắn nhận ra sự trơ trọi của chính mình. Đó những ân hận khi Chí hiểu ra hắn đã làm quá nhiều điều tội lỗi, khốn nổi khi gây ra những điều này Chí triền miên trong những cơn say nên nào biết gì! Hắn “bổng thèm lương thiện”. Tình yêu như một dòng nước sưởi ấm con tim khô khốc của hắn. Hắn muốn được yêu thương – bởi lẽ từ khi sinh ra hắn chưa bao giờ dược người ta dối xử đúng với chữ “người.” Phải chăng trong con người vốn bị coi là “con quỹ dữ của làng Vũ Đại” lại có một trái tim lương thiện? Hắn muốn lương thiện, hắn “thèm” lắm. Hắn ao ước và quyết tâm quay lại làm người đúng nghĩa với phần Người. Nhưng rồi sự từ chối của thị như một cái tát nặng nề giáng vào mặt hắn. Xã hội thực dân, đại điện là người cô, và tiếng nói từ chối của Nở đã dập tắt mọi hi vọng của hắn. Hắn rơi vào hố sâu của tuyệt vọng và tìm đến cái chết như một điều được báo trước. “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện?” Hắn gằn giọng với Bá Kiến. Những trang cuối cùng của cuốn sách, hình tượng Chí Phèo được miêu tả chủ yếu qua hành động. Hắn đã chọn cái chết để kết thúc cuộc đời đầy đen tối sau khi giết chết Bá Kiến. Hình tượng nhân vật Chí Phèo nổi lên như số phận u ám không lối thoát của người nông dân, bị lưu manh hóa đến mức phải tìm đến cái chết. Chí Phèo như một bức chân dung về người nông dân trong XH cũ khao khát làm người đến bế tắt. Gấp trang sách của Nam Cao, người đọc cảm nhận rõ được giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Câu 8. Chọn 1 tác phẩm tự sự, phân tích hệ thống nhân vật chính? Tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao) Nhân vật chính: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến. a.Chí Phèo: -Ngoại hình: Chí Phèo được Nam Cao miêu tả khái quát về ngoại hình một cách ngắn gọn. Lai lịch Chí Phèo đươc mỏ ra trong câu chuyện là một đứa trẻ xám ngắt, được bọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương. Lớn lên, Chí Phèo được cưu mang bởi những con người nghèo khổ, Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối. Hắn được chính người làng chuyền tay nhau mà lớn. Cuộc đời của hắn từ khi sinh ra cho đến lúc tự sát như một bản nhạc buồn vô cùng đau thương. Nam Cao tiếp tục khái quát hóa hình tượng Chí Phèo bằng ngoại hình gớm ghiết và có phần dữ tợn “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ. Trông Chí Phèo đặc như một tên săng đá.” Nhà tù thực dân không chỉ hủy hoại nhân cách mà ngay đến bộ mặt để hắn tiếp xúc với đời cũng bị lấy đi. Qua hai chi tiết khá đậm nét, người đọc có thể hình dung Chí như một gã vừa mới ra tù, tìm đến rượu để say, để chửi. Trong thế giới Chí sống, cô độc không lối thoát. Xã hội bỏ rơi hắn, bản tính lương thiện cũng dứt áo ra đi khi hắn bị bỏ tù. Hắn chẳng còn lại gì ngoài thân hình đáng sợ ấy. -Nội tâm: + Năm hai mươi tuổi, khi đi làm hắn chắn điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo vẫn giữ nguyên bản tính của một người nông dân thuần hậu.Cũng như biết bao người nông dân làng Vũ Đại, Chí Phèo ước mơ có được một cuộc sống bình dị bởi mơ ước của một con người phần nào bộc lộ bản tính của người ấy. Ở đây,Chí Phèo ước mơ có một cuộc sống nho nhỏ, “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn để nuôi, khá giả mua năm ba sào ruộng.” Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người “lành như cục đất”. +Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng hắn dự. Hắn làm thuê cho nhà lí Kiến, rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân, Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đau còn là gỗ đá, Chí Phèo đã nhận thức được đâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi “đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Như vậy, rõ ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là người trong sáng và trọng danh dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn. +Khi gặp Thị Nở và ăn bát cháo hành, hắn mới tỉnh ngộ. Thế giới nội tâm hắn có những biến động không ngừng. Trong cơn say rượu, Chí đã gặp Thị… Sau khi tỉnh, tình yêu và sự chăm sóc của Thị làm cho tâm hồn hắn lay động. Chí nhận ra được tình trạng bi thương của số phận mình. “Hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lỉnh được nữa, bấy giờ mới nguy”, hắn tủi thân vì hắn nhận ra sự trơ trọi của chính mình. Đó những ân hận khi Chí hiểu ra hắn đã làm quá nhiều điều tội lỗi, khốn nổi khi gây ra những điều này Chí triền miên trong những cơn say nên nào biết gì! Hắn “bổng thèm lương thiện”. + Hắn cảm động vì lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành – một thứ ngon như thế. Lần đầu có người tự nguyện cho hắn ăn, đặc biệt hơn đó lại là đàn bà nên con quỹ dữ đã mềm ra thành từng giọt nước mắt. Cùng với những giọt nước mắt là Chí nghe được âm thanh của cuộc sống. Giọt nước mắt của Chí cùng những âm thanh buổi sáng đã làm hắn khác hẳn. Đây là lần đầu tiên Chí tỉnh và nhận thức được tội lỗi, sự ân hận muộn màng. Đó là biểu hiện của sự làm lành “hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao.” + Sự từ chối của Thị đã đóng sập cánh cửa hoàn lương của Chí. Khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí không bằng lòng sống như trước nữa. Và hắn chết trong bi kịch đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. -Hành động: + Hình tượng nhân vật Chí Phèo được khái quát hóa không phải bằng những câu văn trau chuốt về ngoại hình mà là tiếng chửi – tiếng chửi đôc nhất vô nhị. “Hắn vừa đi vừa chửi, hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại và cả những người không chửi nhau với hắn”. +Khi say, hắn không về nhà mà ra thẳng bờ sông và bắt gặp Thị Nở đang ngủ hớ hang dưới trăng. Sự đụng chạm với Thị hoàn toàn ngẫu nhiên mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say. +Lần đầu tỉnh rượu, người thì “bủn rủn, chân tay không buồn nhấc.” Lần thứ hai, Chí nghe được tiếng chim hót buổi sáng, tiếng gõ mái chèo của người thuyền chày đuổi cá trên sông, tiếng trò chuyện của những người đi chợ sớm. Cái đẹp của tự nhiên cái đẹp của lao động chứa chan tình người là lần đầu tiên Chí cảm nhận được. +Thế nhưng sự từ chối của Thị đã đóng sập cánh cửa hoàn lương của Chí. Lúc này hắn đã uống rất nhiều rượu “càng uống càng tỉnh ra” để thấm thía thân phận mình “hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Trong cơn say Hắn xách dao ra đi, hắn lãm nhãm đến nhà Thị để đâm chém nhưng bước chân lại tìm đi tìm “kẻ gây ra tình trạng tuyệt vọng cho đời mình”. Chí đã giết Bá Kiến và tự hủy diệt mình. b.Thị Nở: -Ngoại hình: + Nói đến nhân vật nữ xấu nhất trong tác phẩm văn học, người ta sẽ không đắn đo khi nghĩ ngay đến nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao Một nhân vật nữ hội đủ ba “phẩm chất”: Xấu xí, nghèo hèn, dở hơi. + Thị được Nam Cao miêu tả “Thị sinh ra vốn đã xấu: “mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi: có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu...". +Thị Nở xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực. Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi… lúc nào cũng cứ “vô tâm” như không vậy, đó là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tự nhiên. Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là cả một khối tự nhiên thô mộc. -Nội tâm +hành động: +Như đã nói ở trên, Thị Nở là một người dở hơi, nhưng nếu chỉ thế thôi thì chẳng còn gì để bàn, vấn đề là tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như đang ở đáy cùng của xã hội ấy lại là một tấm lòng son, một tình thương nhân loại đáng quí. Thị cũng ước ao như bao nhiêu người, có một người đàn ông để yêu thương, chăm sóc. Song với ngoại hình xấu xí và bản tính dở hơi, thị vẫn không thể có được hạnh phúc như bao người phụ nữ khác. +Sau lần “ăn nằm” với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, Thị đã thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể hiện. +Người đàn bà xấu đó trở về nhà sau đêm trăng và thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng. Tiếng vợ chồng, thấy ngường ngượng mà thinh thích... Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…”. +Thật kì diệu! Một người đàn bà ngẩn ngơ, dở hơi như được lột xác và trở thành một phụ nữ biết quan tâm, chăm sóc người khác như thế. Không những thế mà ánh mắt, cử chỉ của Thị khi tự tay mang bát cháo hành sang cho Chí - người mà Thị đã coi như người đàn ông của đời mình, cũng chứa đầy yêu thương, lo lắng. “Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên.” +Chỉ một phút chốc, trái tim “nét hạnh” của ngươì đàn bà ấy “bật sáng”. Những hành động, cử chỉ, việc làm ấy của Thị Nở khiến chúng ta nao lòng và quên mất Thị là người thế nào. Phải chăng cái "nét duyên thầm" bấy lâu bị rũ bỏ, bị vùi dập bởi sự hà khắc, nghiệt ngã từ sự định kiến đối với người đàn bà trong xã hội cũ, nhất là với những người phụ nữ kém may mắn như Thị. +Nét duyên của Thị Nở không chỉ thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, e lệ, cái ánh mắt tình tứ dành cho Chí Phèo mà còn ngay cả trong suy nghĩ của Thị. Thị nghĩ đến Chí với hai tiếng “vợ chồng”. Thị đã coi Chí như người yêu, người chồng, Thị thấy mình cần có trách nhiệm chăm sóc khi Chí ốm. +Tuy nhiên Thị vẫn không vượt qua được định kiến của XH, bằng việc từ chối Chí như lời của bà cô. +Với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở đã bảo toàn trong mình những phẩm chất “nhân chi sơ, tính bản thiện” của giống người: thiên lương, thiên chức, thiên năng – lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. c.Bá Kiến: Bá Kiến được miêu tả chủ yếu không bằng ngoại hình mà bằng hành động và cử chỉ. Nam Cao ít chú ý đến ngoại hình xây dựng Bá Kiến. Ông khắc họa tâm địa là chính: "Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm"... "cụ hay quát để thử dây thần kinh người khác". "Tiếng cười Tào Tháo" ấy là tâm địa của kẻ độc ác xảo quyệt. -Hành động và nội tâm: +Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả năm hào vì thương anh túng quá! +Thủ đoạn dùng người: trị không lợi thì cụ dùng. Sử dụng họ như công cụ không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò? Mềm nắn rắn buông với triết lí: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân: Đó là kẻ cường hào khôn róc đời. +Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù bảy, tám năm vì chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù. Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ, và khi cần, sẵn sàng thí mạng Chí Phèo +Dù có bốn vợ, Bá Kiến không bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức. Tiền của anh lính gửi về chỉ đủ cho Bá Kiến chơi bời hành lạc. Câu 9. Chọn một tác phẩm trữ tình, phân tích hình tượng đối tượng trữ tình. Tác phẩm: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Đối tượng trữ tình: Người con gái. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã, tinh khiết, được làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc. Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn. Chiếc bánh trôi nước ví như só phận người phụ nữ lênh đênh, “bảy nổi ba chìm” giữa cuộc đời. Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Hình ảnh bánh trôi nước thể hiện thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ. Câu 10. Chọn một tác phẩm trữ tình, phân tích cái tôi trữ tình Tràng giang của Huy Cận với hình ảnh thiên nhiên rất đẹp, quyến rũ hồn người nhưng lại man mác một nỗi buồn sâu thẳm. Trước cảnh sông nước mênh mang, nhà thơ thả hồn mình vào khoảng không gian vô hạn để suy ngẫm về sự sống của vũ trụ, từ những cái thường ngày nhỏ nhặt mà đề cập tới những vấn đề to lớn của trời đất, trăng sao. Thiên nhiên, vạn vật trong bài thơ Tràng giang cũng thấm sâu một nỗi buồn như thế. Bài thơ thể hiện tâm trạng một “cái tôi trữ tình” sầu đượm, cô đơn trước thiên nhiên hùng vĩ cùng những triết lí sâu xa và lòng yêu nước thầm kín. Mở đầu bài là lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Tràng giang không đề cập đến một con sông cụ thể nào song con sông ấy luôn nằm trong tiềm thức và luôn gắn bó với ông trong nỗi nhớ quê nhà. “Tràng Giang” không phải là tên sông, nó gợi lên cho người đọc một con sông u hoài trong kỉ niệm của riêng mình. Điều đó làm cho không chỉ “cái tôi trữ tình” nặng trĩu nhớ nhung, mà đất trời sông núi cũng tràn ngập bâng khuâng, nhung nhớ. Ở khổ thơ thứ nhất cảnh sông nước quen thuộc trải rộng ra trong một không gian mênh mông, bát ngát: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Sự mênh mang của không gian được gợi ra qua từng lớp từng lớp sóng. Sóng gợn nhấp nhô trên dòng sông dài khiến nỗi buồn chất chồng “điệp điệp”. Những con sóng cứ trùng trùng “điệp điệp” vang lên khiên lòng người trĩu nặng, tạo lên một âm điệu trầm buồn còn mãi đọng lại dư âm. Trong không gian rộng lớn của dòng sông ta bắt gặp hình ảnh một con thuyền xa xăm xuôi mái theo những dòng nước song song rong ruổi về cuối chân trời. Cái nhỏ nhoi của con thuyền đơn độc càng làm nổi bật hơn cái rộng dài tưởng như mênh mang của dòng sông. Hai câu thơ đã khơi gợi đã làm nổi bật lên cái tôi trữ tình của tác giả: một tâm hồn man mác cô đơn. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. “Thuyền về” khiến mặt sông trở lên heo hút, “nước lại sầu trăm ngả”. “Thuyền” và “nước” di chuyển trái chiều nhau như một sự chia ly xa cách. Con thuyền đơn độc, lẻ loi chỉ xuất hiện một chút trong không gian rợn ngợp rồi lại rời đi để lại nỗi buồn ngổn ngang, trăm mối tơ vò. “Nước” và “thuyền” chỉ gợi lên nỗi “sầu trăm ngả” nhưng “củi một cành khô” lại cho ta cảm giác chênh chao, heo hút đến rợn người. Hình ảnh “củi” đã gầy guộc mong manh, ở đây “củi một cành khô” lại càng thêm nhỏ bé, như “lạc mấy dòng” vào vô vọng trong những con sóng nối tiếp đến vô cùng. Cái tôi trữ tình ở đây dường như trở lên mong manh, đơn bạc giữa những sóng gió cuộc đời. Những hi vọng xa xăm, những nỗi buồn rồi những băn khoăn về lí tưởng. Chỉ bằng những hình ảnh đơn sơ nhưng câu thơ đã khơi gợi lên thân phận cô đơn của cả một kiếp người. Đến khổ thơ thứ hai, bức tranh tràng giang có thêm cảnh, thêm người nhưng nỗi buồn không vơi mà như càng thấm sâu vào cảnh vật: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Khung cảnh chứa đầy tâm trạng. Huy Cận đã tập trung tất cả hình ảnh, nhạc điệu để làm nổi bật lên nỗi buồn thấm thía của con người trước sông dài trời rộng. Nỗi buồn được gợi lên từ mặt nước mênh mông, đôi bờ hoang vắng, từ một cồn nhỏ lơ thơ heo hút, dăm bụi cây phơ phất trong gió lạnh đìu hiu. Lắng nghe đâu đây, từ làng xa vẳng lại tiếng chợ chiều đang vãn, tuy có hơi hướng con người nhưng âm thanh mơ hồ như từ cõi nào vọng lại, làm dấy lên trong lòng lữ khách nỗi khát khao được gặp gỡ và chia sẻ tâm tình. Nỗi buồn toả ra hết chiều cao, chiều rộng của bến bãi, mặt nước, bầu trời. Ở đây, người đọc bắt gặp cảm nhận tinh tế, kì diệu của nhà thơ qua một chi tiết hết sức bất ngờ: sự chuyển đổi cảm giác trời lên cao thành sâu chót vót đặc tả độ cao rợn ngợp của bầu trời và khoảng cách vô tận giữa trời và nước. Từ đó tạo nên ấn tượng sông thêm dài, trời thêm rộng và bến sông vốn đã vắng vẻ lại càng cô liêu hơn, quạnh quẽ hơn. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Vẫn trong mạch cảm xúc, nỗi buồn được gợi ra từ hai khổ thơ đầu qua các hình ảnh: những cánh bèo trôi dạt lênh đênh, những con thuyền, dòng nước như cùng trôi về cõi vô biên, củi một cành khô lưu lạc bồng bềnh trên sóng nước thì đến khổ thơ này ấn tượng về khung cảnh mênh mông vắng lặng, về sự chia li tan tác được láy lại và nhấn mạnh bằng hai lần phủ định: Không một chuyến đò, Không cầu gợi chút niềm thân mật. Người cô đơn gặp cảnh hoang vắng tĩnh mịch đến lạnh lùng như thế thì nỗi cô đơn càng đậm, càng sâu. Ước mong khao khát tìm được một chút hơi hướng ấm áp của con người nhưng chỉ thấy toàn bờ xanh tiếp bãi vàng hun hút tới tận chân trời và chỉ có những cánh bèo không biết sẽ trôi dạt về đâu giữa tràng giang bát ngát. Toàn là hình ảnh gợi nỗi buồn thương, tan tác, chia li. Không có bóng dáng con người giữa cảnh sông nước bao la. Không một chuyến đò. Không cầu để tạo nên cảm giác gần gũi giữa con người với nhau mà chỉ toàn là thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng, mênh mang. Vì thế, nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn thời cuộc. Bốn câu cuối thể hiện rất rõ tâm trạng tác giả và ý tưởng chung của toàn bài. Nỗi buồn sâu thẳm từ con người đã thấm sang cảnh vật: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Vạn vật thiên nhiên tráng lệ huyền ảo nhưng vẫn mang dáng vẻ cô đơn, hoài niệm. Những đám mây cao ở phía chân trời xa tít tắp đùn đùn lớp lớp thành những ngọn núi bạc chơ vơ trong hoàng hôn, giống như nỗi buồn chất ngất trong lòng người lữ thứ. Giữa trời đất bao la ấy chỉ còn lại một cánh chim nhỏ nghiêng nghiêng chở nặng bóng chiều sa. Tất cả đều cô đơn, lẻ loi đến tội nghiệp và con người dường như chìm ngập trong vũ trụ rộng lớn, bao la. Giữa cảnh Tràng giang ấy, nỗi buồn của kẻ tha hương lại càng da diết, khắc khoải: Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Nhân vật trữ tình trong Tràng giang đứng trước cảnh sông không khói hoàng hôn mà vẫn rưng rưng nỗi nhớ về một miền quê xa khuất. Dường như nỗi buồn này luôn thường trực trong tâm khảm. Bao phủ toàn bài thơ là một nỗi buồn lan rộng và thấm thía, thể hiện sự chân thành, thiết tha của một tấm lòng nhớ nhung, hoài vọng quê hương. Đó là nỗi buồn của kiếp người nhỏ bé, hữu hạn trước cái vô biên, vô tận của vũ trụ vĩnh hằng. Tràng Giang” đã làm nổi bật lên “cái tôi trữ tình” với một trái tim cô đơn nhưng luôn đau đau tình yêu với quê hương đất nước trước cuộc đời. Nỗi buồn sâu xa ấy đã hòa vào nỗi bơ vơ, cô độc trước khung cảnh thiên nhiên hoang vắng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan