Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lvtn hoàn chỉnh in nộp...

Tài liệu Lvtn hoàn chỉnh in nộp

.DOC
90
127
70

Mô tả:

i BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ---------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 52340101 Họ và tên sinh viên: Phạm Bích Hạnh Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Hoàng Thị Chuyên Hà Nội – 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các số liệu và kết quả được trình bày trong bài luận văn là do bản thân trực tiếp theo dõi, thu thập, nghiên cứu dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của các Anh, chị trong Công ty Cổ Phần Sản xuất Than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ Nội dung được trình bày do em tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, hoàn toàn không sao chép và copy. Nếu em có vi phạm và thái độ không trung thực, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Hội đồng bảo vệ. Sinh viên thực hiện Phạm Bích Hạnh iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Th.S Hoàng Thị Chuyên đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy, cô đã giảng dạy em trong suốt bốn năm qua. Những kiến thức mà các thầy, cô đã dạy sẽ mãi là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Em xin được bày tỏ sự biết ơn đến toàn bộ các anh, chị công tác tại Công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ đã nhiệt tình chỉ bảo và hỗ trợ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè luôn kịp thời động viên, khích lệ em, giúp em vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Phạm Bích Hạnh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................iii MỤC LỤC.......................................................................................................iv CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................x LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 5. Bố cục của luận văn.....................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP............................................................4 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP................................................4 1.1.1 Các quan điểm và khái niệm chiến lược kinh doanh......................4 1.1.1.1 Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh................................4 1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh.....................................................5 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh......................6 1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp...........................................................................................................7 1.2 PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH........................................8 1.3 NỘI DUNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.........................................................10 1.3.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.....10 1.3.1.1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp.............................................10 1.3.1.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp...........................................11 1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài......................................................13 1.3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô.............................................................13 v 1.3.2.2 Phân tích môi trường ngành...........................................................15 1.3.3 Phân tích môi trường bên trong (phân tích nội bộ doanh nghiệp) .....................................................................................................................19 1.3.3.1 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.................................................19 1.3.3.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp............................................19 1.3.3.3 Nguồn lực cơ sở vật chất của doanh nghiệp...................................20 1.3.3.4 Hoạt động marketing......................................................................20 1.3.4 Các mô hình phân tích và hình thành chiến lược..........................21 1.3.4.1 Các mô hình phân tích chiến lược..................................................21 1.3.4.2 Hình thành chiến lược.....................................................................24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ...................30 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ........30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty...................................30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.................................................31 2.1.3 Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty........................33 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ.......................................................33 2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI........................................36 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô.............................................................36 2.3.1.1 Môi trường kinh tế...........................................................................36 2.3.1.2 Môi trường công nghệ.....................................................................38 2.3.1.3 Môi trường tự nhiên........................................................................39 2.3.1.4 Môi trường chính trị, pháp luật......................................................40 2.3.1.5 Môi trường toàn cầu.......................................................................41 2.3.2 Phân tích môi trường ngành............................................................41 2.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại......................................................41 2.3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.......................................................44 2.3.2.3 Nhà cung ứng..................................................................................44 2.3.2.4 Khách hàng.....................................................................................46 2.3.2.5 Sản phẩm thay thế...........................................................................48 vi 2.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP........49 2.4.1 Nguồn nhân lực và một số chính sách nhân sự..............................49 2.4.2 Khả năng tài chính của công ty.......................................................53 2.4.2.1 Cơ cấu tài sản của công ty..............................................................53 2.4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty........................................................55 2.4.2.3 Đánh giá khái quát các chỉ tiêu và hệ số tài chính.........................58 2.4.3 Nguồn lực cơ sở vật chất..................................................................59 2.4.4 Hoạt động marketing.......................................................................60 2.5 NHẬN DIỆN CƠ HỘI, NGUY CƠ, ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU.......61 2.5.1 Cơ hội.................................................................................................61 2.5.2 Thách thức........................................................................................62 2.5.3 Điểm mạnh........................................................................................63 2.5.4 Điểm yếu............................................................................................63 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020..............65 3.1 CÁC NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.........................................................65 3.1.1 Định hướng phát triển ngành..........................................................65 3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2013 – 2020.................66 3.1.2.1 Cơ sở xác định mục tiêu..................................................................66 3.1.2.2 Mục tiêu của công ty giai đoạn 2013 - 2020...................................67 3.2 PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC................................67 3.2.1 Các mô hình phân tích chiến lược...................................................67 3.2.1.1 Ma trận SWOT................................................................................68 3.2.1.2 Ma trận BCG...................................................................................69 3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.........70 3.3.1 Chiến lược ổn định...........................................................................70 3.3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường:..................................................71 3.3.3 Chiến lược phát triển thị trường:...................................................72 3.3.4 Chiến lược đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh:...............................73 vii 3.3.5 Chiến lược liên minh, hợp tác:........................................................74 3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CÔNG TY...........................................................................................74 3.4.1 Các hoạt động liên quan đến vấn đề nhân lực...............................74 3.4.2 Hoạt động kế toán tài chính.............................................................75 3.4.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường.............................76 3.4.4 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và quản lý nguyên vật liệu.............77 3.4.5 Chính sách giá cả..............................................................................77 KẾT LUẬN....................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80 PHỤ LỤC........................................................................................................81 viii CÁC TỪ VIẾT TẮT CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ : Công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng tiêu thụ của công ty từ năm 2011 đến quý I 2013.....33 Bảng 2.2: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2011 đến quý I 2013......34 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2012.......35 Bảng 2.4: Số lượng than nhập từ các nhà cung ứng năm 2012.................45 Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ của một số khách hàng lớn những năm gần đây...................................................................................................................48 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012......................................49 Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của công ty...........................................................54 Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của công ty....................................................56 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời................58 x DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 1.1: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH...............................................13 HÌNH 1.2: MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH..........................15 HÌNH 1.3: MA TRẬN BCG.........................................................................21 HÌNH 1.4: MA TRẬN SWOT........................................................................23 Sơ đồ 1.1: Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh...............................10 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...............................................31 1 LỜI MỞ ĐẦU Do xu hướng quốc tế hoá cùng với sự khan hiếm nguồn lực ngày càng gia tăng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trường, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên. Với một điều kiện kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp thì mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh được nguy cơ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Một sự nhận biết đầy đủ về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra. Xét trên góc độ vĩ mô của một quốc gia, để đạt được mục tiêu tổng hợp về kinh tế - chính trị - văn hoá… thì cần phải có chiến lược phù hợp mới có thể đạt được mục đích mong muốn, ngược lại chiến lược không đúng sẽ đưa đất nước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, rối ren về chính trị sẽ tụt hậu lại so với các nước xung quanh. Xét trên góc độ vi mô, một doanh nghiệp cũng phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường và sự cạnh tranh găy gắt của các đối thủ khác. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tế hoạt động kinh doanh và phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường của công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ ( CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ). Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ giai đoạn 2013 - 2020” để đề xuất một số chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn tới. 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế thị trường việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt được trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp, nó còn được ví như cơn gió giúp cho diều bay lên mãi mãi. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2011, 2012 vừa qua, nền kinh tế cả nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn. Để đối phó với những vấn đề đó bắt 2 buộc mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo được vị thế trên thị trường… Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược kinh doanh nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty với mong muốn đưa ra những ý kiến của mình giúp công ty có những chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng chiến lược kinh doanh để có những hiểu biết cơ bản về quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. - Phân tích môi trường kinh doanh của công ty để có những đánh giá khái quát về những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty và dựa vào đó để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường. - Đưa ra một số chiến lược kinh doanh cũng như các giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với môi trường, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong giai đoạn 2013 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích về môi trường bên trong và bên ngoài của CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh và những giải pháp thực hiện chiến lược cho công ty giai đoạn 2013 – 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê. Nguồn tài liệu được sử dụng gồm sách giáo khoa các môn học ngành quản trị kinh doanh, một số tạp chí than và khoáng sản Việt Nam, bảng báo cáo tài chính của CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ các năm gần đây và phương hướng hoạt động của công ty năm 2013. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, danh mục các hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài luận văn của em được kết cấu thành 3 chương như sau: 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ. Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ giai đoạn 2013 – 2020. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Các quan điểm và khái niệm chiến lược kinh doanh 1.1.1.1 Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Ngày nay, thuật ngữ này đã lan rộng và du nhập vào hầu hết các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Sự giao thoa về ngôn ngữ giữa thuật ngữ chiến lược với các khái niệm và phạm trù của các lĩnh vực này đã tạo ra những nét mới trong ngôn ngữ khoa học của lĩnh vực đó. Ngày nay, chúng ta có thể gặp ở mọi nơi các khái niệm: “Chiến lược kinh tế xã hội”, “Chiến lược ngoại giao”, “Chiến lược dân số”, “Chiến lược khoa học, công nghệ”… Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng gặp rất nhiều khái niệm cũng được hình thành từ sự kết hợp trên. Ở phạm vi vĩ mô có thể gặp các khái niệm: “Chiến lược phát triển ngành”, “Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu”, ở phạm vi vi mô thuật ngữ chiến lược cũng có sự kết hợp với các khái niệm, phạm trù quản lý doanh nghiệp hình thành các thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh”, “Chiến lược Marketing”, … Sự xuất hiện các thuật ngữ nói trên không chỉ đơn thuần là vay mượn khái niệm, mà bắt nguồn từ sự cần thiết phản ánh thực tiễn khách quan của quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Do các cách tiếp cận không giống nhau về chiến lược mà các quan niệm về chiến lược đưa ra cũng khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung, thống nhất về phạm trù này. Có thể nêu ra một vài quan điểm như sau: Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là: “Việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này.” (Chandler, A.(1962). Strategy and Structure. Cambrige, Massacchuesttes. MIT Press) Đến những năm 1980 Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt 5 chẽ” (Quinn, J., B. 1980. Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin). Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứnng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan” (Johnson, G., Scholes, K. (1999). Exploring Corporate Strategy, 5 th Ed. Prentice Hall Europe). Brace Henderson cho rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Michael Porter cũng tán thành nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. 1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”. Coi chiến lược kinh doanh là một quá trình quản trị đã tiến tới quản trị doanh nghiệp bằng tư duy chiến lược với quan điểm: Chiến lược hay chưa đủ mà phải có khả năng tổ chức thực hiện tốt mới đảm 6 bảo cho doanh nghiệp thành công. Quản trị doanh nghiệp mang tầm chiến lược. Đây chính là quan điểm tiếp cận đến quản trị chiến lược phổ biến hiện nay. 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh Tuy còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược trong kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là: - Chiến lược xác định rõ các mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. - Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Nó chỉ mang tính định hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra. - Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (nhân sự, tài sản hữu hình và vô hình) năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh. - Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược. - Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao. - Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cao cấp. Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh. 7 1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp, khái niệm chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ít được sử dụng bởi vì các doanh nghiệp không cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ này, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh mà cấp trên đưa xuống. Chiến lược kinh doanh trong thời kỳ này chỉ là một mắt xích kế hoạch hoá cho rằng nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc hoạch định chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong tất cả các lĩnh vực: xã hội, kinh tế, chính trị…Chính phủ quản lý và vận hành toàn bộ quá trình phát triển của đất nước. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược kinh doanh theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Qua thực tế trong thời kỳ bao cấp đã làm hạn chế tính ưu việt của chiến lược kinh doanh, do đó chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Nghị Quyết Đại Hội VI, với các nội dung đổi mới sâu sắc trong đường lối chính trị, đường lối kinh tế với quan điểm xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chuyển sang hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp đã dành được quyền tự chủ trong kinh doanh, tự phải tìm ra con đường riêng cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Do vậy, chiến lược kinh doanh là không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay. Khi chuyển sang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa số các doanh nghiệp phải đối mặt với điều kiện kinh doanh khó khăn, phức tạp, mang tính biến động và rủi ro cao, song việc làm cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của môi trường là hết sức cần thiết, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế, những bài học thành công về thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng với số vốn ít ỏi nhờ có được chiến lược kinh doanh tối ưu và ngược lại cũng có những nhà tỉ phú, do sai lầm trong đường lối kinh doanh của mình đã phải trao lại cơ ngơi cho địch thủ của mình trong thời gian ngắn. Sự đóng cửa của những công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thực sự phụ thuộc vào một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp được thể hiện ở những mặt sau: 8 - Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích và hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe doạ trên thương trường kinh doanh. - Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững. - Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Cội nguồn của thành công hay thất bại phụ thuộc vào một trong những yếu tố quan trọng là doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh như thế nào. Qua đó, có thể thấy được chiến lược kinh doanh như một bánh lái của con tàu để nó vượt được trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp. Nó còn được ví như cơn gió giúp cánh diều bay lên cao mãi mãi. 1.2 PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh doanh khác nhau.  Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh dự kiến: Là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Chiến lược này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế hoạch hành động dài hạn của một doanh nghiệp do người lãnh đạo, quản lý đưa ra. 9 - Chiến lược kinh doanh hiện thực: là chiến lược kinh doanh dự kiến được điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên thực tế khi tổ chức thực hiện. Chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành chiến lược kinh doanh hiện thực khi nhiều điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến.  Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng thể nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh: nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thể hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường. - Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh.  Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế hoạch hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của mình trên thị trường trong nước. - Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.  Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh - Chiến lược kinh doanh kết hợp: kết hợp phía trước, kết hợp phía sau, kết hợp theo chiều ngang, kết hợp theo chiều dọc. - Chiến lược kinh doanh theo chiều sâu: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. - Chiến lược kinh doanh mở rộng: đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá theo chiều ngang, đa dạng hoá hoạt động theo kiểu hỗn hợp. - Chiến lược kinh doanh đặc thù: liên doanh, liên kết, thu hẹp hoạt động, thanh lý. 1.3 NỘI DUNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP  Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh 10 Khi xây dựng chiến lược kinh doanh chúng ta cần quán triệt những quan điểm sau đây: - Xây dựng chiến lược kinh doanh phải căn cứ vào việc khai thác các yếu tố then chốt của doanh nghiệp để giành thắng lợi. - Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào việc phát huy các ưu thế và các lợi thế so sánh. - Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác những nhân tố mới, nhân tố sáng tạo. - Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác triệt để các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được khái quát theo mô hình sau: Sơ đồ 1.1: Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh 1.3.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 1.3.1.1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp thực chất là xác định lĩnh vực kinh doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ, thị trường và cũng có thể ở công nghệ chế tạo. Việc xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Nhiệm vụ xác định rõ ràng phải được thông báo cho toàn doanh nghiệp và công chúng bên ngoài được biết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng