Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lvan quy hoạch taxi 28.7.2016...

Tài liệu Lvan quy hoạch taxi 28.7.2016

.DOC
106
356
76

Mô tả:

quy hoạch taxi
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI...........................................................................................................................................1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi.........................1 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi.......................................1 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước........................................................................................6 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi.....................7 1.1.2. Khái niệm quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi.....................................................9 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch GTVT........................................................9 1.1.2.2. Mục đích, bản chất và yêu cầu của Quy hoạch GTVT đô thị..............................10 1.1.2.3. Khái niệm quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi............................................13 1.1.3. Tầm quan trọng của quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi....................................14 1.1.4. Mục đích, yêu cầu quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi.......................................15 1.1.5. Sự cần thiết lập định hướng quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi........................17 1.2. Những căn cứ lập định hướng quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi...........................18 1.3. Phạm vi, đối tượng, mục tiêu, nội dung quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi........20 1.3.1. Đối tượng quy hoạch.................................................................................................20 1.3.2. Phạm vi quy hoạch.....................................................................................................20 1.3.3. Mục tiêu quy hoạch......................................................................................................20 1.3.4. Nội dung Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi......................................................21 1.4. Quy trình quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi........................................................22 1.4.1. Quy hoạch GTVT đô thị.............................................................................................22 1.4.2. Quy trình quy hoạch vận tải taxi.................................................................................25 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi.................................25 1.5.1. Nhân tố vĩ mô.............................................................................................................25 1.5.2. Nhân tố vi mô.............................................................................................................28 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU – DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030..........................................................................................................................................32 2.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.....................................................................32 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..........................................................33 2.2.1 Diện tích, dân số và các đơn vị hành chánh.................................................................33 2.2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội...........................................................................................34 2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. . .38 2.3.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến giao thông đường bộ.......................................................38 2.3.2 Hiện trạng vận tải hành khách công công bằng xe buýt..............................................39 2.3.3 Vận tải hành khách tuyến cố định................................................................................42 2.3.4. Hiện trạng bến xe, trạm dừng nghỉ và các điểm đón trả khách..................................44 2.3.5. Hiện trạng vận tải hành khách bằng xe taxi................................................................46 2.3.6 Đánh giá chung về hiện trạng vận tải hành khách bằng xe taxi...................................50 2.4. Đánh giá chung..................................................................................................................53 2.5 Dự báo nhu cầu vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.................................................................................................................53 2.5.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................53 2.5.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển..........................................................................53 2.5.1.2 Tổ chức không gian lãnh thổ................................................................................55 2.5.2 Định hướng phát triển Giao thông vận tải...................................................................56 2.5.3 Các phương pháp dự báo nhu cầu vận tải hành khách.................................................57 2.5.4 Dự báo nhu cầu vận tải Taxi trên địa bàn tỉnh.............................................................60 2.5.4.1 Quy trình thực hiện dự báo bằng mô hình 4 bước................................................60 2.5.4.2 Kết quả dự báo nhu cầu vận tải Taxi trên địa bàn tỉnh........................................64 CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030....................67 3.1 Tổng quan về vận tải Taxi...................................................................................................67 3.1.1 Đặc điểm về vận tải Taxi..............................................................................................67 3.1.2 Các trường hợp sử dụng Taxi và hạn chế của vận tải Taxi..........................................68 3.1.3 Các phương pháp tiếp cận và cơ sở hạ tầng của vận tải taxi.......................................69 3.1.4 Kinh nghiệm phát triển và quản lý taxi trên thế giới...................................................73 3.2 Quy hoạch số lượng phương tiện taxi.................................................................................75 3.2.1 Các phương pháp xác định...........................................................................................75 3.2.2 Dự báo số lượng phương tiện taxi trên địa bàn tỉnh....................................................77 3.3 Quy hoạch điểm đỗ xe taxi.................................................................................................85 3.3.1 Điểm đỗ tại các bến xe.................................................................................................85 3.3.2 Điểm đỗ công cộng tại các điểm thu hút......................................................................87 3.3.3 Điểm đỗ tại các tuyến đường giao thong.....................................................................88 3.4 Tính toán, tổng hợp quỹ đất và phân kỳ vốn đầu tư...........................................................92 3.5 Cơ chế chính sách và giải pháp...........................................................................................97 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.....................................................................................................106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTVT: BXK: VTHK: VTHKCC: CP: UBND: Giao thông vận tải Bến xe khách Vận tải hành khách Vận tải hành khách công cộng Chính phủ Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình lập quy hoạch.....................................................................19 Hình 2.1: Phân loại taxi theo mác kiểu xe...........................................................20 Hình 2.2: Phân loại taxi theo sức chứa và thời gian sử dụng..............................21 Hình 2.3: Các cấp ra quyết định..........................................................................23 Hình 2.4: Quy trình thực hiện mô hình dự báo 4 bước Hình 3.1: Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải taxi......................................................70 Hình 3.2: Mô phỏng mặt cắt tuyến đường có làn dừng đỗ xe taxi .....................87 Hình 3.3: Mô phỏng vị trí đỗ xe taxi tại các điểm giao cắt.................................89 Hình 3.4: Mô hình cơ quan quản lý VTHKCC.................................................100 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đơn vị hành chính tỉnh Bà rịa Vũng tàu.............................................36 Bảng 2.2: Hiện trạng phương tiện và tần suất hoạt động trên các tuyến xe buýt .............................................................................................................................52 Bảng 2.3: Các tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh...........................54 Bảng 2.4: Hiện trạng bến xe trên địa bàn tỉnh.....................................................55 Bảng 2.5:Dự báo nhu cầu phát sinh và nhu cầu thu hút trên địa bàn tỉnh...........57 Bảng 2.6: Kết quả dự báo nhu cầu vận tải bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh...........58 Bảng 3.1: So sánh mật độ taxi tại một số thành phố/tỉnh....................................65 Bảng 3.2:Bảng đề xuất giá trị của các hệ số .......................................................76 Bảng 3.3: Phương án quy hoạch số lượng xe taxi trên địa bàn tỉnh....................78 Bảng 3.4:Tiêu chuẩn đánh giá kết quả dự báo số lượng xe taxi..........................79 Bảng 3.5: Tình hình phát triển taxi tại một số khu vực.......................................80 Bảng 3.6: Đánh giá kết quả dự báo số lượng xe taxi trên địa bàn tỉnh...............81 Bảng 3.7: So sánh quy hoạch taxi Vũng Tàu và một số tỉnh, thành phố.............82 Bảng 3.8: Đề xuất số vị trí đỗ dành cho xe taxi ở bến xe ...................................84 Bảng 3.9: Đề xuất quy mô cho các điểm đỗ taxi tại một số điểm du lịch ..........85 Bảng 3.10: Đề xuất vị trí đỗ cho xe taxi trên địa bàn TP Bà Rịa và các huyện. .88 Bảng 3.11: Đề xuất một số vị trí đỗ xe taxi gần các giao cắt .............................89 Bảng 3.12: Kinh nghiệm về thời gian hoạt động của các phương tiện ..............90 Bảng 3.13: Tổng hợp nhu cầu quỹ đất cho quy hoạch........................................92 Bảng 3.14: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển vận tải taxi........................................93 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI 1.1. Khái quát chung về quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi 1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi Taxi có nguồn gốc từ xe ngựa chở thuê, người điều khiển ngồi đằng trước, cũng đôi khi ngồi đằng sau, hành khách ngồi trong một cái hộp có mái che, khi nào cần dừng lại hoặc đi tiếp thì họ gõ cây gậy vào thành hộp để ra hiệu cho chủ xe biết. Đồng hồ taximet hiện đại được phát minh bởi người Đức Wilhelm Bruhn vào năm 1891. Hệ thống taxi hiện đại xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng năm 1994. Trước tiên dịch vụ được một công ty taxi cung cấp bằng hình thức nhận yêu cầu qua điện thoại và toàn hệ thống được theo dõi bằng trung tâm điều khiển radio. Hệ thống mới này rất thành công và ngay sau đó có nhiều công ty cạnh tranh xuất hiện trên thị trường. Trong lĩnh vực vận tải hành khách, hành khách vừa là đối tượng chuyên chở vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Bởi vậy, chất lượng vận tải hành khách chính là sự đánh giá của khách hàng về những yếu tố ảnh hưởng đến trực tiếp đến bản thân hành khách trong suốt quá trình chuyên chở. Việc quản lý chất lượng tổng hợp trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng vận tải hướng tới tiêu chuẩn hoá chất lượng vận tải hành khách ngành đường bộ trong môi trường sản xuất, kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh. Để thực hiện quản lý chất lượng vận tải hành khách, chuyên đề tập trung nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng theo quan điểm phục vụ khách hàng từ đó xây dựng chỉ tiêu chất lượng công tác phục vụ cho từng nhóm công việc, gắn liền với trách nhiệm của nhân viên thực hiện; cải tiến hệ thống tổ chức và xây dựng quy chế, chế độ công tác hợp lý nhằm xác định trách nhiệm với sự cam kết đảm bảo chất lượng và quyền lợi của các thành viên toàn ngành; đổi mới cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng từ khâu đầu tiên và khâu cuối cùng của quá trình vận tải bằng các giải pháp đầu tư hợp lý hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, đo lường và 1 đánh giá chất lượng vận tải; tổ chức công tác đào tạo nhằm làm rõ nhận thức về chất lượng vận tải và lợi ích của quản lý chất lượng, từ đó tạo niềm tin và động lực cho mọi thành viên trong ngành hướng tới mục tiêu thoả mãn mọi nhu cầu, yêu cầu của khách hàng; liên tục cải tiến chất lượng nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có phân loại thành các hình thức kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách như sau: * Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định - Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. - Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô bao gồm: tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh. Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 km trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe đầu mối của huyện trở lên. - Nội dung quản lý tuyến + Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; + Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến, công bố tuyến; + Chấp thuận mở tuyến, ngừng hoạt động tuyến, khai thác trên tuyến, bổ sung hoặc ngừng hoạt động của phương tiện. - Khai thác tuyến + Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố; + Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký mở tuyến mới. Thời gian khai thác thử là 6 tháng, kết thúc thời gian khai thác thử doanh nghiệp, hợp tác xã báo cáo cơ quan quản lý tuyến để công bố tuyến; 2 + Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử mới được tiếp tục khai thác trong thời gian 12 tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến; + Định kỳ, căn cứ vào lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến và chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý tuyến chấp thuận việc tăng số lượng doanh nghiệp vận tải hoặc bổ sung xe của doanh nghiệp đang khai thác. - Bộ Giao thông vận tải quy định về việc công bố, tổ chức quản lý tuyến vận tải hành khách cố định theo cự ly và phạm vi hoạt động. * Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt - Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặc điểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệt thì không vượt quá 3 tỉnh, thành phố. Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 km. + Biểu đồ vận hành: tần suất tối đa là 30 phút/lượt đối với các tuyến trong nội thành, nội thị; 45 phút/lượt đối với các tuyến khác; + Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành, nội thị là 700 m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000 m; - Nội dung quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt + Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến; + Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến; + Công bố tuyến: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng đỗ, lộ trình tuyến, tần suất chạy xe; + Điều chỉnh lộ trình, ngừng hoạt động tuyến; + Quyết định các tuyến xe buýt theo hình thức đặt hàng, đấu thầu . 3 + Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng (kể cả đáp ứng nhu cầu giao thông tiếp cận) phục vụ xe buýt; + Ban hành các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn; + Quyết định và quản lý giá cước. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến, xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt, công bố tuyến, giá vé, các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn. * Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi - Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào kilômét xe lăn bánh; - Có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách. - Lái xe phải đủ 21 tuổi trở lên. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng. * Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng - Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách có lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. - Xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải ghi rõ số lượng hành khách; trường hợp xe vận chuyển hành khách với cự ly từ 100 ki lô mét trở lên phải kèm theo danh sách hành khách; không được đón thêm khách ngoài số lượng, danh sách theo hợp đồng; không được bán vé cho hành khách đi xe. * Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô 4 - Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận chuyển khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch. - Khi vận chuyển hành khách, lái xe phải mang theo chương trình du lịch và danh sách hành khách, không được đón thêm khách ngoài danh sách, không được bán vé cho hành khách đi xe. * Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô - Xe vận chuyển hàng hóa thông thường (trừ taxi chở hàng) khi chở hàng hóa trên đường, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận chuyển. - Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải. + Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải dưới 1.500 kg để vận chuyển hàng hóa, cước tính theo kilômét xe lăn bánh. + Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh. - Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng. + Kinh doanh vận tải hàng siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng; + Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ; + Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm gia cố cầu đường bộ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ. - Vận chuyển hàng nguy hiểm tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm. 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Từ khi nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay cùng với nhu cầu di chuyển của con người ngày càng tăng lên, vận tải hành khách luôn đóng vai trò 5 là một mắt xích trọng yếu của quá trình di chuyển của con người, đảm bảo sự nhu cầu đi lại được thuận lợi và dễ dàng hơn. Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải trong đó có vận tải hành khách là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. Vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng trong hoạt động di chuyển nguồn nhân lực góp phần phát triển của xã hội. Vận chuyển hành khách đường bộ sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Nó còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động. Thông qua đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và những tiêu cực xấu trong xã hội. Sự phát triển của vận tải hành khách bằng đường bộ cũng là sự huy động nguồn vốn về đầu tư trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được. Có thể chưa đơn vị nào đứng ra thống kê những đóng góp của ngành vận tải hành khách đường bộ vào quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn, không thể thay thế của vận tải hàng hoá đường bộ. Trong đó vận tải hành khách bằng taxi là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống vận tải hành khách ở đô thị. Nó đóng vai trò chủ yếu ở những vùng đang phát triển của thành phố, những khu vực trung tâm. Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, taix còn được sử dụng như một phương tiện tiếp chuyển và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác trong hệ thống vận tải hành khách công cộng cũng như hệ thống vận tải của thành phố. Trong các thành phố có quy mô vừa và nhỏ, taxi góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng cho người dân thành phố, tạo tiền đề phát triển cho các phương thức vận tải hành khách công cộng cao hơn, hiện đại hơn và có khả năng phát triển hơn trong tương lai. 6 Sử dụng taxi không những giúp khách hàng có được những tiện ích trong việc sử dụng các phương tiện bán công cộng mà còn giúp các cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và quản lý các phương tiện này hơn so với phương tiện vận tải cá nhân. 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng taxi - Về phạm vi hoạt động (theo không gian và thời gian) + Không gian hoạt động: Các tuyến vận tải hành khách bằng xe taxi thường không có giới hạn cự ly trong phạm vi thành phố và các vùng lân cận, phương tiện taxi phải di chuyển và dừng đỗ tại những nơi được quy định cụ thể trên các tuyến đường để đảm bảo việc quản lý và phù hợp với nhu cầu của hành khách. + Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của vận tải hành khách bằng taxi linh hoạt cho cả ngày nhưng chủ yếu vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên như đi học, đi làm... Nhiều hãng taxi khi muốn hoạt động ban đêm ngoài 23h thì phải có đăng ký và báo cáo thông tin về hãng. - Về phương tiện vận tải hành khách bằng taxi + Trước khi đi vào hoạt động, các taxi phải được các hãng kiểm tra về chất lượng và hình thức hoạt động để đảm bảo sự tuân thủ các quy định chung của cơ quan quản lý nhà nước đồng thời tuân thủ các quy định riêng của từng hãng taxi. + Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh . + Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt giao thông, dọc tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải có tính năng động lực và gia tốc cao. + Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phương tiện taxi có chỗ ngồi và để hành lý thoải mái cho hành khách, lái xe chỉ được trở đúng số người theo tiêu chuẩn của từng loại phương tiện mà lái xe quản lý. 7 + Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện phải được bố trí các thiết bị kiểm tra tự động, bán tự động, có hệ thống thông tin được kết nối với tổng đài trung tâm. Hiện nay, có nhiều phương tiện còn tích hợp nhiều phương thức thanh toán hiệu quả, nhanh gọn tạo điều kiện cho nhiều đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ taxi được thoải mái và thuận tiện hơn. + Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách cho nên phương tiện thường đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (thông gió, tiếng ồn, độ ô nhiễm của khí xả......) + Các phương tiện vận tải hành khách bằng taxi trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ. Hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện - Về tổ chức vận hành Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độ chính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đô thị. Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách bằng taxi đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại - Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành + Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu; + Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phí đầu tư trang thiết bị phục vụ vận tải hành khách; - Về hiệu quả tài chính Năng suất vận tải tương đối cao, do cự ly và điểm dừng tương đối chủ động đối với lái xe, giá thành vận chuyển trong khung quy định của hãng đảm bảo hiệu quả tài chính cho bên cung cấp dịch vụ. 8 1.1.2. Khái niệm quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch GTVT Quy hoạch: Là việc chuẩn bị và nghiên cứu của một quá trình ra quyết định với một đối tượng cụ thể. GTVT: Là sự thay đổi về địa điểm của con người, hàng hoá, thông tin và năng lượng. Quy hoạch giao thông vận tải là việc chuẩn bị và nghiên cứu của một quá trình ra quyết định với đối tượng là sự thay đổi về địa điểm của con người, hàng hóa, thông tin và năng lượng. Thông qua tác động của việc thực hiện các giải pháp về xây dựng, quản lý và các giải pháp khác. Quy hoạch GTVT đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian, là sự thông qua các tác động của việc thực hiện các giải pháp về xây dựng, quản lý và các giải pháp khác đến hoạt động giao thông vận tải. Đô thị hóa kéo theo sự gia tăng số lượng và dân cư , đòi hỏi sự gia tăng về đất đai xây dựng. Chức năng và hoạt động của đô thị ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu của xã hội và con người ngày càng cao. Quy hoạch đô thị là những hoạt động định hướng của con người tác động vào không gian, kinh tế, và xã hội theo những mục đích của con người, tạo ra môi trường sống văn hóa, tiện lợi và kinh tế, thỏa mãn hài hòa những nhu cầu của con người. Quy hoạch đô thị cần phải đạt được 3 tiêu chuẩn sau: + Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình mở rộng của xã hội. + Phát triển tổng hợp và toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và những tiền đề phát triển nhân cách, mối quan hệ cộng đồng của con người. + Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác và bảo vệ tài nguChâu Đứci trường. - Quy hoạch đô thị vừa nghiên cứu giải quyết những vấn đề tổng thể chung, vừa nghiên cứu và giải quyết những vấn đề riêng rexcuar đô thị nhằm tạo nên một cơ cấu đô thị thống nhất cân đối và hài hòa. 9 - Quy hoạch giao thông vận tải đô thị: là một phần trong quy hoạch đô thị, bao gồm tất cả những hoạt động có định hướng tác động lên hệ thống giao thông vận tải nhằm đạt được những mục đích nhất định, thõa mãn nhu cầu của người dân đô thị. 1.1.2.2. Mục đích, bản chất và yêu cầu của Quy hoạch GTVT đô thị a. Mục đích Trong bất kì một đô thị nào thì việc đánh giá trình độ phát triển vè kinh tế, xã hội đều có thể được đánh giá thông qua hệ thống GTVT của đô thị đó. Khó có thể nói rằng một đo thị là phát triển nếu hệ thống GTVT của nó không thỏa mãn được nhu cầu vận chuyển cả về hành khách cũng như hàng hóa của khách hàng tức là những người có nhu cầu về vận tải. Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần chú ý đó là quy hoạch hệ thống GTVT trong đô thị ấy. Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đãm bảo sự gia lưu trong nội đô, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin cậy, đạt trình độ hiện đại văn minh ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Các mục đích này được thể hiện như sau: + Về mạng lưới giao thông (giao thông động, giao thông tĩnh và các cơ sở vật chất khác với tất cả các loại hình vận tải đô thị) phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh tạo ra sự giao lưu hợp lí trong toàn bộ đô thị để đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển. +Về vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được phải tương xứng với quy mô đô thị. + Sự phát triển về tổ chức GTVT phải đảm bảo tương xứng với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đô thị và đạt hiệu quả về mọi mặt kinh tế, xã hội, môi trườngvà góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị làm giảm tối đa thiệt hại do nạn ùn tắc giao thông, tai nạn… b. Bản chất - Lập quy hoạch là hoạt động hướng mục tiêu. - Lập quy hoạch nhằm hướng tới tương lai. 10 - Quy hoạch nhằm phục vụ quyền lợi của một số nhóm mục tiêu, do đó quy hoạch cần có căn cứ và dễ hiểu . - Quy hoạch là một quá trình thực hiện liên tục và có tính lặp, không có điểm đầu và cũng không có điểm kết thúc. Bản quy hoạch chỉ là hồ sơ trong các giai đoạn cụ thể của toàn bộ quá trình quy hoạch. - Lập quy hoạch bị tác động của các lợi ích chủ quan. - Lập quy hoạch cần đảm bảo tính khách quan và toàn diện. - Quy hoạch là nhiệm vụ có tính liên kết hợp tác, thường có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học. c. Yêu cầu Nhằm đạt được các mục đích trên thì việc quy hoạch phát triển GTVT đô thị phải tuân theo một số nguyên tắc sau: - Quy hoạch GTVT đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển của đô thị. + Khi đề ra chiến lược nhằm phát triển đô thị thì chiến lược này phải đảm bảo tính tổng thể toàn diện và đồng bộ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống đô thị, tức là các ngành, các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đô thị…. mà giao thông vận tải đô thị ở đây là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Do đó, khi quy hoạch hệ thống GTVT đô thị phải dựa trên chiến lược kinh tế, xã hội của đô thị. + Xu thế đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Quá trình cũng kéo theo hàng loạt sự thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế xã hội đô thị như sự thay đổi về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa…. và đặc biệt là GTVT đô thị. GTVT đô thị là ngành giữ vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trục tiếp đến sự thay đổi của các ngành, các lĩnh vực trong đô thị thì phải đặt quy hoạch GTVT đô thị trong một quy hoạch tổng thể chung thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển đô thị. - Quy hoạch phát triển GTVT đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên thông và bền vững. 11 + Quan điểm này phải được quán triệt trong khi quy hoạch cải tạo, xây dựng phát triển hệ thống GTVT đô thị nhằm cải tạo nên tính đồng bộ, thông suốt trong hệ thống, nhằm đảm bảo khai thác có hiệu quả về mọi mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt môi trường xã hội…. Tính hệ thống và đồng bộ phải được thể hiện khi xây dựng các công trình kiến trúc văn hóa phải hài hòa, cân đối với các công trình giao thông trước mắt nhằm mục đích lâu dài. Trong hệ thống GTVT đô thị cũng phải giải quyết cân đối hài hòa và đồng bộ giữa mạng lưới đường, phương tiện vận tải và các công trình phục vụ để nhanh chóng phát huy hiệu quả của vốn đầu tư nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn. + Ở mỗi lĩnh vực, phạm vi thì tính hệ thống, đồng bộ về phương diện kỹ thuật cũng mang ý nghĩa quan trọng giữa công trình nổi và công trình ngầm, giữa đầu tư cho đường xá cũng như cho phương tiện vận tải, giữa vận tải hành khách công cộng và vận tải cá nhân…. + Trong quy hoạch GTVT đô thị cần chú trọng đến quy hoạch GTVT đường bộ, tức là cần phát triển cân đối giữa đường cao tốc, đường thành phố và đường khu vực theo các tuyến hướng tâm, các tuyến vành đai ngoại vi và ven đô cũng như các trục tuyến liên kết nhằm tạo ra quá trình vận tải nhanh chóng và rộng khắp thành phố. - Quy hoạch GTVT đô thị phai đảm bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường tổng hợp. + Nếu xét theo hiệu quả kinh tế đơn thuần thì việc đầu tư cho quy hoạch GTVT đô thị khó có thể đánh giá được vì GTVT đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc. Hiệu quả mà GTVT đô thị đem lại không chỉ đơn giãn là hiệu quả của riêng ngành mà còn tạo ra hiệu quả cho tất cả các ngành khác như: công nghiệp, thương mại, dịch vụ… và tác động trực tiếp đến người dân trong đô thị. + Hiện nay mật độ phương tiện trên đường của các đô thị là rất lớn mà mạng lưới đường phố lại chưa đáp ứng được nên tốc độ giao thông của phương tiện là rất thấp, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Tình trạng này gây ra hiện tượng vận chuyển đứt đoạn, không thông suốt đặc biệt là hiện tượng tắc nghẽn 12 giao thông. Trước tình trạng trên, việc mở rộng đường xá, cải tạo các nút giao thông cũng như việc bố trí lại hệ thống đèn giao thông hay sử dụng vận tải hành khách công cộng để giãm bớt mật độ phương tiện cá nhân, tăng tốc độ dòng giao thông, tránh ùn tắc được xem xét và đánh giá trên quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp, khi quy mô và diện tích của thành phố được mở rộng. Lúc này vai trò của VTHK càng biểu hiện một cách rõ nét. Mặt khác đứng trên quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp thì việc quy hoạch GTVT đô thị phải phù hợp với truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, cũng như phải cải thiện được điều kiện môi trường, thõa mãn được các yêu cầu giải trí của người dân. 1.1.2.3. Khái niệm quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi là một phần của công việc cải thiện chất lượng phục vụ của vận tải hành khách công cộng. Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi phải theo một trình tự hợp lí làm sao có thể kết hợp được các hình thức vận tải hành khách với nhau. Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi là một hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai, nó liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai của hệ thống giao thông vận tải. Đô thị hoá kéo theo sự tăng nhanh dân số đô thị, đòi hỏi phải đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của thị dân cũng như đòi hỏi sự gia tăng về đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung và vận tải hành khách bằng taxi nói riêng. Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi công tác quy hoạch và xây dựng phải được tiến hành thống nhất và có kế hoạch. 1.1.3. Tầm quan trọng của quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi. Từ khi nền kinh tế thị trường bùng nổ như hiện nay cùng với nhu cầu di chuyển của con người ngày càng tăng lên, vận tải hành khách luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình di chuyển của con người, đảm bảo sự nhu cầu đi lại được thuận lợi và dễ dàng hơn. Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải trong đó có vận tải hành khách là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”. 13 Vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng trong hoạt động di chuyển nguồn nhân lực góp phần phát triển của xã hội. Vận chuyển hành khách đường bộ sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Nó còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch vụ đi theo được phát triển tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động. Thông qua đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp và những tiêu cực xấu trong xã hội. Sự phát triển của vận tải hành khách bằng đường bộ cũng là sự huy động nguồn vốn về đầu tư trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được. Có thể chưa đơn vị nào đứng ra thống kê những đóng góp của ngành vận tải hành khách đường bộ vào quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn, không thể thay thế của vận tải hàng hoá đường bộ. Trong đó vận tải hành khách bằng taxi là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống vận tải hành khách ở đô thị. Nó đóng vai trò chủ yếu ở những vùng đang phát triển của thành phố, những khu vực trung tâm. Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, taix còn được sử dụng như một phương tiện tiếp chuyển và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải khác trong hệ thống vận tải hành khách công cộng cũng như hệ thống vận tải của thành phố. Trong các thành phố có quy mô vừa và nhỏ, taxi góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng cho người dân thành phố, tạo tiền đề phát triển cho các phương thức vận tải hành khách công cộng cao hơn, hiện đại hơn và có khả năng phát triển hơn trong tương lai. Sử dụng taxi không những giúp khách hàng có được những tiện ích trong việc sử dụng các phương tiện bán công cộng mà còn giúp các cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và quản lý các phương tiện này hơn so với phương tiện vận tải cá nhân. Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải nói chung, các công trình phu trợ mang tính đồng bộ với hệ thống giao thông vận tải như: hệ thống xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, điểm dừng đỗ,... cũng từng bước 14 được nâng cao. Do sự phát triển ngày càng tăng của nền kinh tế nên nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị cũng tăng nhanh, do đó việc xây dựng và tổ chức hoạt động các công trình giao thông phục vụ cho giao thông vận tải là cần thiết, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải nói chung và hệ thống vận tải hành khách bằng taxi nói riêng. 1.1.4. Mục đích, yêu cầu quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi Mục đích quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi Trong bất kỳ một đô thị nào, việc đánh giá trình độ phát triển về kinh tế xã hội đều có thể được đánh giá thông qua hệ thống giao thông vận tải của đô thị đó. Khó có thể nói rằng một đô thị là phát triển nếu hệ thống giao thông vận tải của nó không thoả mãn được nhu cầu vận chuyển cả về hành khách cũng như hàng hoá, tức là những người có nhu cầu vận chuyển. Mặt khác khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố qua trọng cấn được chú ý đó là quy hoạch hệ thống giao thông vận tải trong đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, trong đó quy hoạch hệ thống vận tải hành khách bằng taxi giao thông vận tải trong thành phố đóng một vai trò không thể thiếu được trong quy hoạch tổng thể không gian đô thị nói chung và giao thông vận tải nói riêng. Công tác này được thực hiện nhằm mục đích là đảm bảo sự giao lưu trong đô thị, giữa nội đô với bên ngoài nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tin cậy, đạt trình độ hiện đại và văn minh ngang tầm với sự phát triển đô thị. Các yêu cầu đối với công tác quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi - Tiêu chí hàng đầu khi quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi là tính phục vụ, phải đặt tiêu chí phục vụ hành khách trong xuốt quá trình thiết kế toàn bộ các hạng mục liên quan của vận tải hành khách bằng taxi. Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi ngoài việc đáp ứng yêu cầu về lưu lượng hành khách đi lại phải thỏa mãn yêu cầu an toàn, thuận tiện, tạo được môi trường thoải mái dễ chịu; đồng thời bố trí gọn nhẹ thuận tiện cho công tác quản lí. Quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi phải đảm bảo các chức năng cần thiết của vận tải hành khách bằng taxi như quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi phải kết hợp với điều kiện địa hình, nghiên cứu hài hòa các yếu tố như kiến trúc, kết cấu, thiết bị, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan