Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ LV Ths Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank...

Tài liệu LV Ths Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank cn tỉnh yên bái 12-2015

.DOC
164
578
125

Mô tả:

LV Ths Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại agribank cn tỉnh yên bái 12-2015
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- Họ và tên tác giả luận án: Đỗ Toàn Thắng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2015 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- Họ và tên tác giả luận án: Đỗ Toàn Thắng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG Hà Nội – 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn năm 2015 ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học Viên Ngân Hàng, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thùy Dương, người đã trược tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT....................................................................vi DANH MỤC BẢNG.........................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ.................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài...........................................2 3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................4 8. Kết cấu luận văn..................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................................6 1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại.......6 1.1.1. Khái niệm rủi ro hoạt động trong Ngân hàng thương mại...........................6 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại.............................7 1.1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại........................9 1.1.4. Hậu quả rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại..............................16 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại...............................18 1.2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại....18 1.2.2. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại ................................................................................................................................ 22 1.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại........24 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại.............................................................................................................43 1.3.1. Các yếu tố chủ quan.....................................................................................43 iv 1.4.2. Các yếu tố khách quan.................................................................................43 1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới..44 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số ngân hàng trên thế giới.................44 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam..........47 Kết luận chương 1............................................................................................50 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH YÊN BÁI..........................................................................................................51 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái.....................................................................51 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................51 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và các phòng chuyên môn nghiệp vụ..................................51 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.........................52 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái............................................................64 2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái...................................64 2.2.2. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái............................................67 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái.........................................69 2.3.1.Thực trạng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái..................69 2.3.2. Thực trạng chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái..............................73 2.3.3.Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái...........................................82 2.3.4. Thực trạng giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái...........................................97 2.3.5. Thực trạng các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái..................98 2.4. Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái.......................................107 2.4.1. Kết quả đạt được.........................................................................................107 2.4.2. Những tồn tại.............................................................................................112 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại................................................................113 v Kết luận chương 2..........................................................................................116 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH YÊN BÁI........................117 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái.............117 3.1.1. Môi trường kinh doanh và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.............118 3.1.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái.........................................125 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái..........................134 3.2.1. Đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay..................................................134 3.2.2. Nâng cao công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định cho đầu tư phát triển....................................................................................................................... 135 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị rủi ro..........................................136 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay 137 3.2.5. Cải thiện năng lực cán bộ tín dụng...........................................................138 3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ........................139 3.2.7. Giải pháp khác...........................................................................................140 3.3. Các kiến nghị................................................................................................145 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.....................145 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhà nước tỉnh Yên Bái.................................................................................................................147 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .............................................................................................................................. 149 Kết luận chương 3..........................................................................................150 KẾT LUẬN....................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................153 vi DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Cán bộ tín dụngAGRIB ANK tỉnh Yên Bái CBXLRR CBTD CNH-HĐH CIC DN Tiếng Anh Tiếng Việt AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Yên Bái Cán bộ xử lý rủi ro Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Trung tâm thông tin tín dụng- Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam Doanh nghiệp DPRR Dự phòng rủi ro IPCAS Phần mềm CoreBanking của Agribank Ngân hàng Thương mạiNH Ngân hàng NHNN NHTM Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam NN-NT Nông nghiệp Nông thôn RRHĐ Rủi ro hoạt động TCTD TSBĐ Tổ chức tín dụng Tài sản bảo đảm tiền vay XLRR Xử lý rủi ro vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor.......25 Bảng 2.1: Nguồn vốn theo kỳ hạn huy động tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015........................................................................54 Bảng 2.2: Nguồn vốn theo khách hàng tại Agribank tỉnh Yên Bái.............56 giai đoạn 2011 - Quý 2 năm 2015..................................................................56 Bảng 2.3: Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - Quý 2 năm 2015..................................................................57 Bảng 2.4: Dư nợ theo thời gian tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015.............................................................................................58 Bảng 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015........................................................................59 Bảng 2.6: Dư nợ theo thành ngành kinh tế tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015........................................................................60 Bảng 2.7: Nợ xấu tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015.................................................................................................................61 Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh, tài chính tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015........................................................................62 Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng theo danh mục cho vay tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015..........................................................64 Bảng 2.10: Nợ xấu tại Agribank tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – Quý 2 năm 2015.................................................................................................................67 Bảng 2.11: Hạng doanh nghiệp....................................................................85 Bảng 2.12: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp.............................................88 Bảng 2.13: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính...............90 Bảng 2.14: Tổng hợp điểm tín dụng.............................................................90 Bảng 2.15: Cấp tín dụng và giám sát cho vay doanh nghiệp.......................91 Bảng 2.16: Hạng khách hàng cá nhân.........................................................93 Bảng 2.17: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản.................................94 Bảng 2.18: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng..............................95 Bảng 2.19: Cấp tín dụng và giám sát cho vay cá nhân................................96 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Trang Sơ đồ 1.1: Tiến trình công việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng.........................41 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức khung bộ máy quản lý tín dụng.........................70 Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt một giao dịch tín dụng...............................74 Sơ đồ 2.3: Quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung..75 Sơ đồ 2.4: Quy trình xây dựng và phê duyệt hạn mức tín dụng tập trung..75 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình cho vay và quản lý tín dụng...............................98 Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề........................................................106 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ ngăn ngừa và xử lý khoản vay có vấn đề........................107 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi nước ta ra nhập WTO, sau gần mười năm (kể từ ngày 07/11/2006) nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những thay đổi và chuyển mình đáng kể. Đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, hàng rào thuế quan trong các lĩnh vực, mặt hàng dần được bãi bỏ, nước ta đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương điều này tạo nên những cơ hội nói chung cho nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng sản sinh những khó khăn thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong các năm qua và những năm sắp tới đã và đang có nhiều ngân hàng Việt Nam yếu kém phải tái cơ cấu hoặc xấu hơn là phải sát nhập với các ngân hàng khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, tránh gây đổ vỡ hệ thống cho ngành ngân hàng. Bên cạnh đó nhà đầu tư nước ngoài dần thâm nhập và đầu tư vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là dịch vụ nền tảng, chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu tài sản và cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng. Theo thống kê có khoảng 70%-80% lợi nhuận của ngân hàng được mang lại từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây chứa đựng nhiều rủi ro lớn. Đã xuất hiện tỷ lệ nợ xấu cao ở các ngân hàng thương mại, có nơi lên đến gần hai con số. Gần đây với nhiều sự kiện đổ vỡ xảy ra cho ngành ngân hàng, nhiều ngân hàng tăng cường hoạt đột sát nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, một số ngân hàng yếu kém đã được Ngân hàng Nhà Nước mua lại với giá 0 đồng. Sau khi tổng kết nguyên nhân chủ yếu là hoạt động tín dụng của các ngân hàng này yếu kém gây mất vốn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao dẫn đến trích lập dự phòng cao, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đã ăn mòn hết vốn chủ sở hữu. Ngoài ra hàng loạt vụ việc lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Cụ thể ngay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã xảy ra hoàng loạt các vụ thất thoát, 2 chiếm đoạt tài sản làm mất của Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và bước đầu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái, góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tín dụng trong điều kiện hội nhập. 2. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại là những vẫn đề đang được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đã được nghiên cứu ở một số đề tài như: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt – Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Bình – 2011”, luận văn nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng và thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt trên cơ sở phân tích số liệu từ năm 2007 - 2011; “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Nguyễn Văn Long – 20014”, luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu dựa trên phân tích số liệu của ngân hàng từ năm 2010-2014; “Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Tiến Sỹ Trần Trung Tường – 2011”, luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên phân tích số liệu của các ngân hàng từ năm 2007-2011; “Quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thạc sỹ Trường Ngọc Điệp – 2013”, luận văn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng tại Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,dựa trên phân tích số liệu của công ty từ năm 2009-2013. Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái” là đề tài có đối tượng nghiên 3 cứu mới “ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái”, thời gian lấy số liệu từ 2011 đến quý II năm 2015 nghiên cứu và phân tích nên có tính ứng dụng thực tiễn cao. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Giải thích thực trạng: làm rõ những mặt hạn chế, những mặt đạt được và những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Từ đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái nói riêng và đối với các Ngân hàng thương mại nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở yêu cầu và với khả năng nghiên cứu, Luận văn tốt nghiệp lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng”. Đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, Luận văn tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như: “Rủi ro tín dụng, hậu quả, nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trên các mặt: Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại. Thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. 4 Chủ yếu đề cập tới việc hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Dựa vào những đánh giá và phân tích về thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp (các văn bản, các giáo trình, các đề tài nghiên cứu trước, tạp chí, các báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái, các số liệu trên website của Ngân hàng, các Bộ, Ban ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước), phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng, phương pháp mô tả - khái quát, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, kết hợp với lý thuyết hệ thống và tư duy logic để đề xuất giải pháp và luận giải các vấn đề có liên quan của luận văn. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng, tổng hợp, hệ thống lại các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quy chế… của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành, các Chỉ thị, Quy chế, Hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa lý luận rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái nói riêng. 5 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra một số biện pháp, giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo đối với các nhà khoa học, các ngành nói chung của các Ngân hàng thương mại. Cho đến nay vấn đề quản trị tín dụng tại các Ngân hàng thương mại đã có nhiều công trình nghiên cứu được tăng tải trên sách, tạp chí và các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhưng chưa đề tài nào nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp, giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Vì thế vấn đề được chọn nghiên cứu là cần thiết cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. 8. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục Bảng Biểu, Sơ đồ, Danh mục Chữ viết tắt và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm rủi ro hoạt động trong Ngân hàng thương mại Rủi ro hoạt động không phải là một khái niệm mới đối với các ngân hàng. Những tổn thất do rủi ro hoạt động đã được phản ánh lên bảng cân đối kế toán của ngân hàng từ nhiều thập kỷ trước. Chúng xảy ra hàng ngày trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết các tổn thất đều rất nhỏ và hoàn toàn có thể dự đoán trước và phòng ngừa được. Ví dụ như lỗi trong khi ghi sổ sách kế toán, lỗi the tín dụng, hay một số thiết bị trong hoạt động ngân hàng bị hỏng v.v... Một số sự kiện có thể gây ra tổn thất rất lớn như các hoạt động kinh doanh chứng khoán trái phép, tham nhũng, làm giả sổ sách hay các yếu tố bên ngoài như thiên tai, hỏa hoạn v.v... Trong quá trình nghiên cứu và phỏng vấn rất nhiều nhà quản trị ngân hàng trên khắp thế giới, từ năm 1998 đến nay, BIS (Bank for international settlement) đã đưa ra khá nhiều định nghĩa về rủi ro hoạt động. Qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay định nghĩa về rủi ro hoạt động được chấp nhận rộng rãi là: “rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín”. Từ định nghĩa của BIS ta có thể chia rủi ro hoạt động thành 4 phần bao gồm: Rủi ro con người: Là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; chẳng hạn như cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ khống để vay vốn, cán bộ ngân hàng nâng giá trị tài sản đảm bảo để cho vay mục đích nhận thù lao, cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ gốc và lãi vay 7 ngân hàng nhưng chỉ nộp lãi vào ngân hàng, nợ gốc giữ lại chi tiêu cá nhân, hay như nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn,v.v.… Rủi ro hệ thống: Là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm soát dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự không phù hợp của hệ thống,v.v... Rủi ro bên ngoài: Là các rủi ro xảy ra bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và thường do các sự kiện của ngân hàng khác nhưng ảnh hưởng tác động đến ngành như gian lận và trộm cắp bên ngoài, hỏa hoạn, thiên tai, bố trí thuê ngoài không thành công, biểu tình, bạo loạn, v.v... Rủi ro pháp lý: Là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế. Ở một số nước, rủi ro pháp lý bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý. Các công cụ tài chính mới giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng hiệu quả hơn thì rủi ro hoạt động lại tăng lên. Trong những năm gần đây, rủi ro hoạt động luôn luôn là đề tài nóng trong các cuộc hội đàm của các nhà quản trị rủi ro trên toàn thế giới. Roger W.Ferguson, phó chủ tịch FED đã nhấn mạnh rằng “Trong hệ thống ngân hàng đang được hiện đại hóa, rủi ro hoạt động đã trở thành một trong những rủi ro chính của ngân hàng”. Tại Việt Nam, hầu như chưa có một vụ việc nào liên quan đến rủi ro hoạt động gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng mà đa số là các vụ việc đều nhỏ, ngân hàng hoàn toàn có thể bù đắp bằng lợi nhuận. Nguyên nhân khá rõ ràng, đó là do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là cho vay, hoạt động trong nước là chính. Tuy nhiên không vì thế mà các ngân hàng không quan tâm đến công tác quản trị rủi ro hoạt động. Bởi vì, rủi ro hoạt động có thể ảnh hưởng tới uy tín và kết quả kinh doanh của ngân hàng. 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau: 8 Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay ngân hàng. Theo Hennie van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Căn cứ Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/1/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại rủi ro sau: 9 Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng Một thực tế đáng buồn là có rất nhiều khách hàng có phương án kinh doanh rất khả thi, lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều thuận lợi, tuy nhiên khi bắt đầu có đủ các điều kiện về vốn để thực hiện phương án thì do năng lực quản trị, kinh nghiệm 10 điều hành còn hạn chế, không đủ khả năng ứng phó trước những biến động thị trường dẫn đến họat động kinh doanh không đạt hiệu quả như kế họach đã đề ra. Sử dụng vốn vay sai mục đích: Khách hàng cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lí do ngân hàng không phát hiện được, để lấy vốn vay sử dụng khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích trong nhiều trường hợp là do người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên kết quả lại không như ý muốn. Cũng có trường hợp khách hàng đã không có khả năng trả nợ vay tại ngân hàng khác, và cố tình tìm mọi cách vay vốn tại ngân hàng này và mang đi đảo nợ là nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ để thanh toán nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra xuất phát từ trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo ngân hàng, chây ì không chịu trả nợ. Rất nhiều người vay tiền ngân hàng để tham gia vào những dự án mạo hiểm mong kiếm được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc cán bộ ngân hàng… Bên cạnh đó lại có những khách hàng không tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra trong kinh doanh, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại không có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho việc vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các giấy tờ, số liệu giả hòng qua mắt ngân hàng để được ngân hàng cấp tín dụng. Đối với những trường hợp này nếu ngân hàng không phát hiện thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng là rất lớn. Người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết được hoạt động kinh doanh của mình nên đã sử dụng vốn vay sai mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Như vậy coi như toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng trở thành vô nghĩa và rủi ro tín dụng xảy ra bất cứ lúc nào.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng