Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu luyện thi hóa thptqg

.PDF
59
386
53

Mô tả:

Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT HÓA Lịch sử phát triển: F1: Đỗ Thị Hiền – Trần Văn Đông (năm 2014) F2: Trần Đình Thiêm – Trần Phương Duy (năm 2015) Thông tin phiên bản 2.0 Số trang: 404 trang khổ A4 NXB: ĐH quốc gia HN Ngày phát hành: 25/09/2015 ___________________________________________________ Đặt trước sách Lovebook phiên bản 2.0: https://goo.gl/XeHwk5 Giải đáp các thắc mắc trong sách Lovebook: http://goo.gl/A7Dzl0 Tài liệu Lovebook chọn lọc:http://goo.gl/nU0Fze Kênh bài giảng Lovebook: https://goo.gl/OAo45w Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên Lovebook: goo.gl/ol9EmG LOVEBOOK.VN | 1 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Phần I: Tổng quan kiến thức LOVEBOOK.VN | 2 Lovebook.vn Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn CHUYÊN ĐỀ 1: NHẬN BIẾT I. Kiến thức chung * Khi nhận biết các chất, ta sử dụng những dấu hiệu khác nhau mà có thể cảm nhận bằng khứu giác (mùi), vị giác (vị) hay hiện tượng, màu sắc (thị giác) để phân biệt các chất với nhau. * Phương pháp nhận biết: Dựa vào những đặc điểm khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hóa học để phân biệt các chất. Thể: rắn, lỏng, khí Tan hay không tan trong nước (hoặc dung môi khác) + Phương pháp vật lí: Cô cạn (còn chất rắn hay không) Màu sắc, mùi vị { … + Phương pháp hóa học: Sử dụng các chất hóa học cho phản ứng với các chất cần nhận biết, quan sát hiện tượng hóa học để phân biệt. Trong quá trình nhận biết, không chọn những phản ứng không quan sát thấy hiện tượng. Ví dụ: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch HCl, rõ ràng là có phản ứng xảy ra nhưng ta sẽ không quan sát thấy hiện tượng gì: NaOH + HCl ⟶ NaCl + H2 O Ngoài ra, với các hiện tượng có phương trình phản ứng, nếu là bài tập tự luận, các bạn cần viết đầy đủ các phương trình phản ứng. Trong một bài tập nhận biết, có thể kết hợp cả hai phương pháp nhận biết trên. * Một số khái niệm trong nhận biết bằng phương pháp hóa học: + Thuốc thử: Là chất hóa học (đã biết trước tên gọi, thành phần, tính chất, …) sử dụng để nhận biết các chất đề bài yêu cầu. + Mẫu thử: Một phần các chất cần nhận biết được trích ra với lượng nhỏ để thực hiện thí nghiệm trong quá trình nhận biết. Ví dụ: Để nhận biết hai khí trong hai bình riêng biệt là CO và CO2 thì ta có thể sử dụng bột đồng oxit CuO để nhận biết nhờ đặc điểm: Khí CO có phản ứng với CuO nung nóng cho ta hiện tượng quan sát được là chất rắn từ màu đen (CuO) chuyển sang màu đỏ (Cu): to CuO + CO → Cu + CO2 Ở đây, CuO là thuốc thử, khí CO và CO2 trích ra một phần từ các bình riêng biệt là thuốc thử. II. Các dạng bài tập nhận biết 1. Phân chia theo tính riêng biệt của các chất cần nhận biết 1.1. Các chất cần biết cùng tồn tại trong một hỗn hợp (thường là hỗn hợp dung dịch hoặc khí) Với dạng bài này, yêu cầu đặt ra chính là nhận biết sự có mặt của từng chất (hoặc ion) trong hỗn hợp, chúng ta thường chọn các mẫu thử sao cho phản ứng được với một chất trong hỗn hợp cho hiện tượng quan sát được mà không tách các chất còn lại ra khỏi ra hỗn hợp (chỉ có thể tách được chất cho hiện tượng ra khỏi hỗn hợp). Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện trích mẫu thử nhiều lần để nhận biết sự có mặt các chất trong dung dịch sao cho chất cần nhận biết có thể quan sát hiện tượng mà không quan tâm nó hay các chất khác có bị tách ra hay không. Với đề bài có hỗn hợp gồm n chất ta cần nhận biết n chất. Để đơn giản hóa lí thuyết trên và giúp các bạn dễ hiểu hơn, chúng ta cùng làm một số ví dụ sau: Ví dụ 1: Nhận biết sự có mặt của các cation trong dung dịch chứa AgNO3 , Fe(NO3 )3 và NaNO3 . Phân tích: Ta cần nhận biết sự có mặt của ion Ag + , Fe3+ và Na+ trong dung dịch hỗn hợp muối. LOVEBOOK.VN | 3 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Đầu tiên khi quan sát thấy ion Ag + ta thường nghĩ tới các phản ứng tạo muối kết tủa. Chẳng hạn AgCl kết tủa trắng, AgBr kết tủa vàng nhạt, Ag 3 PO4 kết tủa vàng….. Sau khi tách được ion Ag + khỏi dung dịch, ta còn hai ion Fe3+ và Na+ trong cùng một dung dịch, mà muối Na+ luôn tan trong dung dịch (chỉ trừ NaHCO3 ít tan) nên ta nghĩ tới việc tách Fe3+ còn ion Na+ nhận biết nhờ màu sắc khi đốt. Mặt khác kết tủa của sắt hóa trị III thường gặp nhất là Fe(OH)3 nên ta nghĩ tới sử dụng kiềm. Tuy nhiên các bạn cần chú ý không sử dụng dung dịch kiềm của các kim loại kiềm và kiềm thổ vì các chất của các kim loại này khi đốt cũng tạo màu cho ngọn lửa. Do đó, để cẩn thận chúng ta sử dụng dung dịch amoniac. Cách nhận biết: + Trích một ít dung dịch làm mẫu thử. + Nhỏ một lượng dư dung dịch NH4 Cl vào mẫu thử, thấy xuất hiện kết tủa trắng thì chứng tỏ dung dịch có Ag + : Ag + + Cl− ⟶ AgCl ↓ + Lọc bỏ kết tủa, nhỏ lượng dư dung dịch amoniac vào dung dịch thu được, xuất hiện kết tủa đỏ nâu thì chứng tỏ dung dịch chứa Fe3+ : Fe3+ + 3OH − ⟶ Fe(OH)3 ↓ + Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch còn lại đem cô cạn rồi lấy chất rắn thu được đem đốt trên ngọn lửa vô sắc, nếu ngọn lửa có màu vàng thì chứng tỏ dung dịch có chứa Na+ . Chú ý: Trong dung dịch này, chúng ta cũng có thể sử dụng dung dịch amoniac trước để nhận biết ion Fe3+ vì kết tủa của Ag + sinh ra là Ag 2 O có khả năng tạo phức trong dung dịch NH3 nên khi dùng dư thuốc thử kết tủa thu được chỉ gồm Fe(OH)3 . Sau đó, tiếp tục sử dụng dung dịch HCl để nhận biết Ag + thông qua kết tủa AgCl bình thường. Ví dụ 2: Nhận biết sự có mặt của các chất khí có mặt trong hỗn hợp sau: CO, H2 , CO2 , SO2 , O2 . Cách nhận biết: + Trích hỗn hợp một ít làm thuốc thử. + Dẫn mẫu thử qua dung dịch nước brom dư, thấy dung dịch brom nhạt màu, chứng tỏ trong dung dịch có chứa SO2 : SO2 + Br2 + 2H2 O ⟶ H2 SO4 + 2HBr + Dẫn hỗn hợp khí còn lại (đi ra khỏi dung dịch brom) vào dung dịch nước vôi trong dư, nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ hỗn hợp ban đầu có CO2 : CO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaCO3 ↓ +H2 O + Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua bột CuO dư nung nóng, nếu chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ thì chứng tỏ hỗn hợp ban đầu có thể có CO hoặc H2 : to CuO + H2 → Cu + H2 O to CuO + CO → Cu + CO2 + Dẫn hỗn hợp khí còn lại (lúc này gồm O2 chưa tham gia phản ứng nào và CO2 hoặc H2 O tạo thành sau phản ứng với CuO vừa rồi) vào bột đồng sunfat CuSO4 khan, nếu có sự chuyển màu từ màu trắng sang màu xanh thì trong hỗn hợp này có nước, chứng tỏ hỗn hợp ban đầu có H2 : CuSO4 + 5H2 O ⟶ CuSO4 . 5H2 O (trong đó CuSO4 khan màu trắng còn tinh thể đồng sunfat ngậm nước có màu xanh) + Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư, nếu dung dịch nước vôi trong vẩn đục chứng tỏ hỗn hợp khí này có CO2 . Do đó hỗn hợp ban đầu có CO: CO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaCO3 ↓ +H2 O + Dẫn khí còn lại qua que đóm tàn đỏ, nếu que đóm bùng cháy chứng tỏ hỗn hợp ban đầu có O2 . Phân tích lời giải: + Trong quy trình nhận biết này, có hai khí là CO2 và SO2 đều làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong, nhiều bạn nghĩ rằng có thể sử dụng ngay nước vôi trong ban đầu để nhận biết sự có mặt của SO2 và CO2 trong hỗn hợp này tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng, đề bài yêu cầu nhận biết sự có mặt của từng chất khí nên nếu chỉ thông qua hiện tượng làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong thì không thể khẳng địch chắc chắn được khí đó là CO2 hay SO2. Vì vậy, ta cần tìm cách nhận biết và tách một trong hai khí này ra khỏi hỗn hợp trước. LOVEBOOK.VN | 4 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Mà giữa CO2 và SO2 , có thể tách ra trước và có hiện tượng quan sát được thì ta cần nghĩ ngay tới phản ứng làm mất màu nước brom. Các bạn cần lưu ý dung dịch brom sử dụng có dung môi là 𝐇𝟐 𝐎 vì H2 O cũng tham gia vào quá trình phản ứng. + Ở bước nhận biết sự có mặt của CO và H2 , sau khi cho hỗn hợp khí phản ứng với CuO, các bạn cần lưu ý đến thành phần của hỗn hợp khí thoát ra sau phản ứng. + Khi nhận biết O2 nên để cuối cùng để tránh ảnh hưởng không duy trì sự cháy của CO2 . 1.2. Các chất cần nhận biết tồn tại riêng biệt Với dạng nhận biết các chất tồn tại riêng biệt thì với n chất đề bài cho, các bạn chỉ cần nhận biết (n − 1) chất, chất còn lại cuối cùng sẽ là chất thứ n. 2. Phân chia theo số lượng thuốc thử được sử dụng LOVEBOOK.VN | 5 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Chuyên đề 2: TỔNG HỢP PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. Ankan crackinh + Phương pháp chung: Cn H2n+2 → Cx H2x+2 + Cy H2y + Cộng H2 (Ni, t°) vào hidrocacbon không no, mạch hở: Ni,to CH ≡ CCH3 + 2H2 → CH3 CH2 CH3 + Cộng H2 (Ni, t°) vào xicloankan vòng 3, 4 cạnh. + Cho muối của axit cacboxylic no thực hiện phản ứng vôi tôi xút: CaO,to CH3 COONa + NaOH → CH4 CaO,to NaOOCCH2 COONa + 2NaOH → + Nối mạch C (phản ứng Vuyec): + Na2 CO3 CH4 + 2Na2 CO3 to (CH3 )CHCl + CH3 Cl + 2Na → (CH3 )3 CH + 2NaCl * Phản ứng điều chế riêng với CH4 : Al4 C3 + 12H2 O ⟶ 4Al(OH)3 + 3CH4 500℃,Ni, C + H2 → CH4 2. Xicloanakan + Điều chế trực tiếp từ quá trình chưng cất dầu mỏ + Điều chế từ ankan: to ,xt CH3 (CH2 )4 CH3 → 3. Anken + Dùng phản ứng crackinh + Tách H2 từ ankan + Cộng H2 vào ankin (H2 , Pd⁄PbCO3 ) + Phản ứng vôi tôi xút + Phản ứng nối mạch C + Phản ứng tách nước từ Cn H2n+1 OH + Phản ứng tách HX từ Cn H2n+1 X (phản ứng kiềm – rượu): ancol,to CH3 CH2 Cl + NaOH → + Phản ứng tách X 2 từ Cn H2n X2 : CH2 = CH2 + NaCl + H2 O to CH2 Br − CH2 Br + Zn → CH2 = CH2 + ZnBr2 4. Ankađien * Điều chế CH2 = CH − CH = CH2 : to ,p,xt CH3 CH2 CH2 CH3 → Al2 O3 ,450−500℃ 2C2 H5 OH → CH2 = CH − CH = CH2 + 2H2 CH2 = CH − CH = CH2 + 2H2 O + 2H2 to 2CH2 = CHCl + 2Na → CH2 = CH − CH = CH2 + 2NaCl Pd⁄PbCO3 ,to CH ≡ C − CH = CH2 + H2 → CH2 = CH − CH = CH2 * Điều chế isopren: to ,p,xt (CH3 )2 CHCH2 CH3 → LOVEBOOK.VN | 6 CH2 = C(CH3 ) − CH = CH2 + 2H2 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Phần II: TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - QUY LUẬT TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HÓA HỌC Câu 1. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là: A. 1s 2 2s2 2p6 3s 2 3p6 3d6 , chu kỳ 3 nhóm VIB. B. 1s 2 2s2 2p6 3s 2 3p6 3d6 4s2 , chu kỳ 4 nhóm IIA. C. 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p6 3d5 , chu kỳ 3 nhóm VB. D. 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s 2, chu kỳ 4 nhóm VIIIB Câu 2. Có các nhận định sau: 1) Cấu hình electron của ion X 2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. 2) Các ion và nguyên tử: Ne , Na+ , F − có điểm chung là có cùng số electron. 3) Khi đốt cháy ancol no mạch hở thì ta có nH2 O : nCO2 > 1. 4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N. 5) Tính bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần. Cho: N (Z = 7), F (Z=9), Ne (Z=10), Na (Z=11), Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z = 19), Si (Z = 14). Số nhận định đúng: A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 3. Trong công thức cấu tạo sau: CH3 - CH = CH2 . Thứ tự lai hóa của nguyên tử C từ trái sang phải là A. sp3, sp2, sp2 B. sp, sp2, sp3 C. sp3, sp2, sp D. sp3, sp, sp2 Câu 4. Dãy các chất chỉ có liên kết ion là: A. KCl, NaI, CaF2, MgO B. NaCl, MgSO4, K2O, CaBr2 C. H2S, Na2S, KCl, Fe2O3 D. NaNO3, NaCl, K2O, NaOH Câu 5. Dãy các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là: A. H2O, NH3, HCl, SO2 B. HF, H2O, O3, H2 C. H2O, Cl2, NH3, CO2 D. NH3, O2, H2, H2S Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có số khối bằng 27, trong đó số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt. Cấu hình electron của X 3+ là: A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p3 Câu 7. Cho cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p4, nguyên tố Y là: 1s22s22p4 Kết luận nào sau đây không đúng: A. X, Y thuộc cùng một nhóm VIA B. Nguyên tử X có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử Y C. Số oxi hóa cao nhất của X, Y đều là +6 D. X, Y đều là phi kim vì có 6e ở lớp ngoài cùng Câu 8. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cùng cấu hình electron là A. Ar, K + , Ca2+ , S 2− , Cl− B. Ne, F − , O2− , Na+ , Mg 2+ , Al3+ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai Câu 9. Nguyên tử có bán kính nguyên tử lớn nhất là: A. Na B. Mg C. Al D. K Câu 10. Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là: A. R2O B. R2O3 C. R2O5 D. R2O7 Câu 11. Kim loại hoạt động hóa học mạnh là những kim loại thường có: A. Bán kính nguyên tử lớn và độ âm điện lớn. B. Bán kính nguyên tử lớn và năng lượng ion hóa nhỏ LOVEBOOK.VN | 7 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn C. Bán kính nguyên tử nhỏ và độ âm điện nhỏ D. Bán kính nguyên tử nhỏ và năng lượng ion hóa nhỏ Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Natri, sắt, đồng, nhôm, vàng và cacbon thuộc tinh thể kim loại. B. Muối ăn, xút ăn da (NaOH), potat (KOH) và diêm tiêu (KNO3) thuộc tinh thể ion. C. Kim cương, lưu huỳnh, photpho và magie thuộc tinh thể nguyên tử. D. Nước đá, đá khô (CO2), iot và muối ăn thuộc tinh thể phân tử. Câu 13. X là một nguyên tố mà nguyên tử có 12 proton và Y là một nguyên tố có 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố và loại liên kết trong hợp chất là: A. X2Y, liên kết cộng hóa trị B. XY2, liên kết cộng hóa trị C. X2Y, liên kết ion D. XY2, liên kết ion. Câu 14. Trong các phát biểu sau đây: 1) Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 electron 2) Lớp ngoài cùng bền vững khi chứa tối đa số electron 3) Lớp ngoài cùng là bền vững khi phân lớp s chứa tối đa số electron 4) Có nguyên tố có lớp ngoài cùng bền vững với 2e 5) Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên tổng số hạt electron bằng tổng số hạt proton. 6) Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 2− − + 2+ Câu 15. Cho các hạt vi mô: O (Z=8); F (Z=9); Na (Z=11); Mg, Mg (Z=12); Al (Z=13). Thứ tự giảm dần bán kính hạt là: A. Na, Mg, Al, Na+ , Mg 2+ , O2− , F − B. Na, Mg, Al, O2− , F − , Na+ , Mg 2+ C. O2− , F − , Na, Na+ , Mg, Mg 2+, Al. D. Na+ , Mg 2+ , O2− , F − , Na, Mg, Al. Câu 16. Nguyên tố X thuộc nhóm IA, đốt cháy clorua của X cho ngọn lửa màu vàng. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng cộng 4 electron p. Khi cho đơn chất của X cháy trong đơn chất của Y dư, tạo ra sản phẩm chính là: A. XY2 B. X4Y C. X2Y D. X2Y2 Câu 17. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất? A. Lớp M B. Lớp O C. Lớp L D. Lớp K Câu 18. Cho một số nguyên tố sau 10Ne, 11Na, 8O, 16S. Cấu hình electron sau: 1s22s22p6 không phải là của hạt nào trong số các hạt dưới đây? A. Ion O2− B. Nguyên tử Ne C. Ion S2– D. Ion Na+ + − Câu 19. Hai ion X và Y đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar. Một nhóm học sinh thảo luận về X, Y và đưa ra các nhận xét sau: (1) Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4 (2) Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ (3) Hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X là bazơ mạnh, còn hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của Y là axit yếu (4) Bán kính của ion Y − lớn hơn bán kính của ion X + (5) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4 (6) Hợp chất khí của Y với hiđro tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng phenolphtalein (7) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y (8) Trong hợp chất Y có các số oxi hoá là -1, +1, +3, + 5 và +7 Số nhận xét đúng là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 20. Cho các phát biểu sau: (1) Thêm hoặc bớt một hay nhiều notron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới. (2) Thêm hoặc bớt một hay nhiều electron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới. LOVEBOOK.VN | 8 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn (3) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s 2 thì hóa trị cao nhất của X là 2. (4) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s1 thì hóa trị cao nhất của Y là 1. (5) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Z có phân lớp ngoài cùng là 3p5 thì hóa trị cao nhất của Z là 7. Các phát biểu đúng là: A. (2), (3), (4). B. (5). C. (3). D. (1), (2), (5). Trích đề thi thử lần 1 – 2014 – Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội Câu 21. Cho các nguyên tố: E(Z = 19), G(Z = 7), H (Z = 14), L (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố trong các oxit cao nhất có độ phân cực của các liên kết giảm dần là: A. E, L, H, G. B. E, L, G, H. C. G, H, L, E. D. E, H, L, G. Trích đề thi thử lần 1 – 2014 – Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội Câu 36. Cho ion đơn nguyên tử X có điện tích 1 −, có cấu tạo như sau: Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn. A. Ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA. B. Ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIA. C. Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA. D. Ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIIA Câu 37. Cho cấu tạo mạng tinh thể NaCl như sau: Phát biểu nào sau đây là đúng trong tinh thể NaCl: A. Các ion Na+ và ion Cl− góp chung cặp electron hình thành liên kết. B. Các nguyên tử Na và Cl góp chung cặp electron hình thành liên kết. C. Các nguyên tử Na và Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. D. Các ion Na+ và ion Cl− hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Câu 38. Cho các tinh thể sau: Kim cương (C) Tinh thể nào là tinh thể phân tử: A. Tinh thể kim cương và Iốt C. Tinh thể nước đá và Iốt. Câu 39. Cho tinh thể của kim cương như sau: I2 H2O B. Tinh thể kim cương và nước đá. D. Cả 3 tinh thể đã cho. Phát biểu nào đúng khi nói về tinh thể kim cương: LOVEBOOK.VN | 9 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn A. Mỗi nguyên tử C trong tinh thể ở trạng thái lai hóa sp3. B. Các nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết ion C. Mỗi nguyên tử C liên kết với 5 nguyên tử C khác D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 39.1 : Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 14. B. 15. C. 13. D. 27 ♡♡♡♡♡♡ ĐÁP ÁN 1.D 9.D 17.D 25.D 33.A LOVEBOOK.VN | 10 2.B 10.A 18.C 26.C 34.B 3.A 11.B 19.D 27.D 35.C 4.A 12.B 20.B 28.D 36.C 5.A 13.D 21.A 29.B 37.D 6.C 14.D 22.A 30.B 38.C 7.C 15.B 23.D 31.B 39.A 8.C 16.D 24.B 32.A 39.1. C Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Nhận xét: Đây là một câu hỏi khá dễ, các bạn chỉ cần sử dụng kĩ năng viết cấu hình electron và dựa vào cấu hình electron để xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn. Chú ý: + Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p “sáng sớm, phấn son, phấn son, đánh phấn son, đánh phấn son, phải đánh phấn son, phải đánh phấn” + Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử: _ Số thứ tự lớp electron được viết bằng các chữ số (1, 2, 3, …) _ Phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường (s, p, d, f) _ Số electron được ghi bằng chỉ số ở phía trên, bên phải kí hiệu của phân lớp (s 2 , p2 , …) Cách viết cấu hình electron nguyên tử: _ Xác định số electron của nguyên tử. _ Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố eletron trong nguyên tử. _ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron. + Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố đó. + Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống với nhau và được xếp thành một cột. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ). Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. Các nhóm B bao gòm các nguyên tố d và nguyên tố f. Ví dụ: Viết cấu hình electron của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 26. Đầu tiên cần phân bổ lần lượt các electron theo các mức năng lượng tăng dần sao cho, khi phân lớp này đạt số lượng electron cực đại thì phân lớp có năng lượng lớn hơn kế tiếp mới được điền electron, cứ như vậy cho đến electron cuối cùng. Số lượng electron tối đa (bão hòa) của các phân lớp như sau: _ Phân lớp s có tối đa 2 electron. _ Phân lớp p có tối đa 6 electron. _ Phân lớp d có tối đa 10 electron. _ Phân lớp f có tối đa 14 electron. Như vậy cấu hình electron với thứ tự các phân lớp theo mức năng lượng tăng dần như sau: 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p6 4s 2 3d6 (Phân lớp 3d có mức năng lượng cao hơn mức năng lượng của phân lớp 4s) Cuối cùng, để thu được cấu hình electron đúng, cần sắp xếp lại vị trí các phân lớp theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron: 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s 2 (Đổi lại vị trí phân lớp 3d và 4s) Vậy cấu hình electron đúng của X là 1s 2 2s2 2p6 3s 2 3p6 3d6 4s2 . Sau khi viết được cấu hình electron của X, ta xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn: + Vì X có 4 lớp electron nên X thuộc chu kì 4. + Vì X có phân lớp d nên X thuộc nhóm B, mà cấu hình electron của X kết thúc có dạng (n − 1)d6 ns 2 mà 6 + 2 = 8 nên X thuộc nhóm VIIIB. Chú ý: Đây là câu hỏi đơn giản chỉ yêu cầu xác định cấu hình electron của nguyên tố. Tuy nhiên trong đề thi đại học có thể xuất hiện những câu hỏi phức tập hơn yêu cầu viết cấu hình electron của ion LOVEBOOK.VN | 11 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn kim loại của một nguyên tố thuộc nhóm B (có phân lớp d, f) X n+ thì các bạn cần lưu ý, sau khi viết được cấu hình electron của nguyên tố X, từ cấu hình electron này bớt đi n electron thu được cấu hình electron của X n+ . Điều cần chú ý là electron mất đi lần lượt từ phân lớp ngoài cùng, không nhất thiết là phân lớp có mức năng lượng cao nhất. Ví dụ: Viết cấu hình electron của ion X 2+ của nguyên tố X có Z = 26. Tương tự như ví dụ trên, ta viết được cấu hình electron của X: 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s 2 Từ cấu hình electron này, bớt đi 2 electron ta được cấu hình electron của X 2+ như sau: 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 Với câu hỏi này, nhiều bạn có thể mắc một số sai lầm như sau: _ Khi bớt đi 2 electron từ cấu hình electron của X, các bạn không bớt electron từ phân lớp ngoài cùng là 4s mà bớt từ phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất là 3p, từ đó thu được cấu hình electron sai như sau: 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p4 4s 2 _ Một số bạn khác nhận thấy rằng: X có 26 electron nên X 2+ có 26 − 2 = 24 electron, từ đó dựa vào số electron này có cấu hình electron như sau: 1s 2 2s 2 2p6 3s2 3p4 4s 2 Hoặc 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s1 (∗) Cả hai cấu hình electron này đều sai, đặc biệt cấu hình electron (*) chính là cấu hình electron đúng của nguyên tố có Z = 24 (lí do tại sao các bạn có thể tìm hiểu trong câu hỏi tiếp theo). Câu 2: Đáp án B Tất cả các nhận định đều đúng: 1) Ion của X là X 2+ nghĩa là X đã mất 2 electron. Do đó, cấu hình electron của X là 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s 2. Vì X có 4 lớp electron nên X thuộc chu kì 4. Cấu hình electron của X kết thúc có dạng (n − 1)d6 ns2, vì 6 + 2 = 8 và X có phân lớp d nên X thuộc chu kì VIIIB. 2) Chúng có cùng cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p6 . Để dễ dàng thấy nhận thấy nhận định này đúng, ta thấy: + Số hiệu nguyên tử của Ne là 10 nên Ne có 10 electron. + Số hiệu nguyên tử của Na là 11 nên khi Na mất 1 eletron để tạo thành ion Na+ thì ion Na+ có 11 − 1 = 10 eletron. + Số hiệu nguyên tử của F là 9 nên khi F nhận thêm 1 eletron để tạo thành ion F − thì ion F − có 9 + 1 = 10 eletron. n ∈ N∗ 3) Ancol no có công thức phân tử tổng quát là Cn H2n+2 Ox , trong đó { x ∈ N ∗ . x≤n Nên khi đốt cháy 1 mol ancol no ta thu được n mol CO2 và (n + 1) mol H2 O: to 3n + 1 − x Cn H2n+2 Ox + O2 → nCO2 + (n + 1)H2 O 2 Do đó nH2 O : nCO2 > 1. 4) Để sắp xếp được các nguyên tố theo chiều giảm dần các bán kính nguyên tử từ trái sang phải, đầu tiên ta nhắc lại một số quy luật biến đổi bán kính nguyên tử trong bảng tuần hoàn: + Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính các nguyên tử giảm dần. + Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần. Do đó, nguyên tử càng gần góc dưới bên trái trong bảng tuần hoàn thì bán kính nguyên tử càng lớn và nguyên tử càng gần góc trên bên phải trong bảng tuần hoàn thì bán kính nguyên tử càng nhỏ. Từ đó áp dụng để so sánh, sắp xếp bán kính của các nguyên tử K, Mg, Si và N: + So sánh bán kính nguyên tử của K và Mg: Số hiệu nguyên tử của K và Mg lần lượt là 19 và 12. Do đó (các bạn có thể nhớ hoặc viết cấu hình electron để suy ra) K thuộc chu kì 4, nhóm IA và Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nếu không thể hình dung về vị trí gần góc nào hơn của các nguyên tử, các bạn có LOVEBOOK.VN | 12 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn thể so sánh thông qua nguyên tố trung gian là Na (không cần thiết phải nhớ tên nguyên tố trung gian, chỉ cần chọn được vị trí đúng của nó) có vị trí trong bảng tuần hoàn là chu kì 3, nhóm IA. Trong cùng nhóm IA, K có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn là Na. Trong cùng nhóm 3, Na có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử có số hiệu nguyên tử lớn hơn là Mg. Do đó K có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của Mg. Ngoài sử dụng nguyên tố trung gian là Na như trên, ta có thể sử dụng nguyên tố trung gian khác là Ca – nguyên tố thuộc chu kì 4 và nhóm IIA: Trong cùng chu kì 4: K có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của nguyên tử có số hiệu nguyên tử lớn hơn là Ca. Trong cùng nhóm IIA: Ca có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của nguyên tử có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn là Mg. Do đó bán kính nguyên tử của K lớn hơn bán kính nguyên tử của Mg. + So sánh bán kính nguyên tử của Si và N: Số hiệu nguyên tử của Si và N lần lượt là 14 và 7. Do đó, Si thuộc chu kì 3, nhóm IVA và N thuộc chu kì 2, nhóm VA. So sánh qua nguyên tố trung gian là C thuộc chu kì 2, nhóm IV trong bảng tuần hoàn: Trong cùng nhóm IVA, Si có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của C là nguyên tố có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn. Trong cùng chu kì 2, C có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử lớn hơn là N. Do đó bán kính nguyên tử của Si lớn hơn bán kính nguyên tử của N. Ngoài sử dụng nguyên tố trung gian là C như trên, các bạn có thể sử dụng nguyên tố trung gian khác để so sánh là P – nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VA. Việc so sánh hoàn toàn tương tự, các bạn có thể tự làm. Nhận xét: Trong những trường hợp so sánh tương tự: Khi so sánh bán kính nguyên tử của nguyên tử X thuộc chu kì (k + 1), nhóm NA và nguyên tử Y thuộc chu kì k, nhóm (N + 1)A thì các bạn có thể sử dụng nguyên tố trung gian là một trong hai nguyên tố sau: _Nguyên tố Z thuộc chu kì k, nhóm NA. _Nguyên tố T thuộc chu kì (k + 1), nhóm (N+1)A. Và kết quả cuối cùng suy ra được là nguyên tố X có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của nguyên tố Y. + So sánh bán kính nguyên tử của hai nguyên tố cùng thuộc chu kì 3 là Mg và Si: vì Mg thuộc chu kì IIA, Si thuộc chu kì IVA nên Mg có số hiệu nguyên tử lớn hơn Si. Do đó Mg có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của Si. Vậy dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N. 5) Trong cùng một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính bazo của các hidroxit của tương ứng của các nguyên tử giảm dần. Na, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3 và thứ tự này là thứ tự điện tích hạt nhân tăng dần nên tính bazo của chúng giảm dần. Ngoài cách ghi nhớ quy luật như trên, các bạn có thể liên tưởng đến tính bazo của chúng như sau (vì chúng là những hidroxit thường gặp): NaOH có tính kiềm mạnh (tan trong nước), Mg(OH)2 là bazo yếu (không tan trong nước) và Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính. Khi đó ta cũng có thứ tự như trên. Chú ý 1: +) Cấu hình electron tuân theo nguyên lí vững bền, quy tắc Hun và nguyên lí loại trừ Pauli. +) Phân lớp (n − 1)d có mức năng lượng cao hơn phân lớp ns, do đó electron sẽ được phân bố vào phân lớp ns trước, phân lớp (n − 1)d sau. Khi phân lớp ns được điền đầy đủ electron (2e) sẽ xuất hiện tương tác đẩy giữa hai electron này làm cho electron trong phân lớp ns có mức năng lượng cao hơn (n − 1)d. Việc phân bố electron vào phân lớp (n − 1)d càng làm tăng hiệu ứng chắc chắn, do đó LOVEBOOK.VN | 13 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn phân lớp ns lại càng có mức năng lượng cao hơn (n − 1)d. Do đó khi electron bứt ra khỏi nguyên tử để hình thành ion dương, electron sẽ bứt lần lượt từ phân lớp ns trước, sau đó có thể đến phân lớp (n − 1)d. +) Sai lầm của các bạn học sinh là với nguyên tố có Z ≥ 20, khi viết cấu hình electron thường chỉ quan tâm đến thứ tự mức năng lượng theo nguyên lí vững bền, từ đó sai cấu hình electron và xác định sai vị trí trong bảng tuần hoàn. +) Với các nguyên tử khi viết cấu hình electron theo các nguyên tắc thông thường cho ta cấu hình electron hai phân lớp ngoài cùng có dạng (n − 1)d4 ns 2 hoặc (n − 1)d9 ns 2 thì 1e thuộc phân lớp ns sẽ chuyển về phân lớp (n − 1)d để tạo thành cấu hình bền vững ứng với trạng thái bão hòa hoặc bán bão hòa của phân lớp (n − 1)d. Do đó cấu hình electron của hai phân lớp ngoài cùng là (n − 1)d5 4s1 hoặc (n − 1)d10 4s1 . +) Cách xác định vị trí nhóm B trong bảng tuần hoàn của các nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron hai phân lớp ngoài cùng dạng (n − 1)da ns b : Xét tổng T = a + b Nếu T ∈ [3; 7] thì X thuộc nhóm TB. Nếu T ∈ [8; 10] thì X thuộc nhóm VIIIB. Nếu T = 11 thì X thuộc nhóm IB. Nếu T = 12 thì X thuộc nhóm IIB. Chú ý 2: Trong quá trình làm đề thi đại học, với những câu liên đến các nguyên tố của bảng tuần hoàn, các bạn nên ghi nhớ thứ tự các nguyên tố của một số nhóm cũng như chu kì tiêu biểu và thường xuất hiện nhiều (không cần thiết nhớ hết và trong một số chu kì và nhóm chỉ cần nhớ một vài nguyên tố đầu tiên). Để nhớ các nhóm và chu kì này, các bạn có thể tự đặt ra các câu thơ hay câu nói vui có nhắc đến kí hiệu hoặc tên cá nguyên tố để dễ nhớ. Ví dụ: +Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA: Li Na K Rb Cs Fr Lâu Nay Không Rảnh Coi Film + Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra Bẻ Măng Cao Soi Bờ Rào + Nhóm IIIA: B Al Ga In Ti Bé An Gắng Im Tiếng + Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb Chú Sỉ Gọi em Sang nhậu Phở bò + Nhóm VA: N P As Sb Bi Nhìn Phố Ánh Sáng Buồn + Nhóm VIA: O S Se Te Po Ông Say Sỉn Tới Phố + Nhóm VIIA: F Cl Br I At Phải Chi Bé Iêu Anh + Nhóm VIIIA: He Ne Ar Kr Xe Rn Hồng Nhung Ăn Khúc Xương Rồng + Chu kì 1: H He Học Hành + Chu kì 2: LOVEBOOK.VN | 14 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Li Be B C N O F Ne Lan Bé Bỏng Chạy Nhanh Ở Phía Nam + Chu kì 3: Na Mg Al Si P S Cl Ar Nếu Muốn Ăn Sáng Phải Sửa Cái Âu Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo nguồn từ internet hoặc tự sáng tạo câu nói cho riêng mình. Câu 3: Đáp án A * Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian. Các kiểu lai hóa thường gặp: + Lai hóa sp: Lai hóa sp là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 2 obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau hướng về hai phía, đối xứng nhau. Sự lai hóa sp là nguyên nhân dẫn đến tính thẳng hàng (góc liên kết bằng 180°) của các liên kết trong các phân tử. + Lai hóa sp2 : Lai hóa sp2 là sự tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p của 1 nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 nằm trong cùng một mặt phẳng, định hướng từ tâm đỉnh của tam giác đều. + Lai hóa sp3 : Lai hóa sp3 là sự tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành obitan lai hóa sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Chú ý: Các obitan chỉ lai hóa được với nhau khi năng lượng của chúng xấp xỉ bằng nhau. Tham khảo – Đọc thêm: Với kiến thức thi đại học, chúng ta không đi sâu vào cách xác định trạng thái lai hóa và dạng hình học của phân tử hợp chất hữu cơ. Khi đó, các bạn có thể xác định nhanh thông qua các bước như sau: Bước 1: Viết công thức cấu tạo khai triển của phân tử. Bước 2: a) Nguyên tử (C, N, O) nào chỉ có liên kết đơn thì ở trạng thái lai hóa sp3. b) Nguyên tử (C, N, O) nào có 1 liên kết đôi thì ở trạng thái lai hóa sp2. c) Nguyên tử (C, N, O) nào có 1 liên kết ba hoặc 2 liên kết đôi thì ở trạng thái lai hóa sp. Bước 3: a) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp3 khi liên kết với 4 nguyên tử khác thì sẽ là tâm của tứ diện mà 4 nguyên tử kia là 4 đỉnh; khi liên kết với 3 nguyên tử khác thì sẽ là 1 đỉnh của chóp tam giác mà 3 nguyên tử kia là 3 đỉnh khác; khi liên kết với 2 nguyên tử khác thì sẽ là đỉnh của 1 góc mà 2 nguyên tử kia nằm trên 2 cạnh của góc. b) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp2 khi liên kết với 3 nguyên tử khác thì sẽ là tâm của 1 tam giác mà 3 nguyên tử kia là 3 đỉnh; khi liên kết với 2 nguyên tử khác thì sẽ là đỉnh của 1 góc mà 2 nguyên tử kia nằm trên 2 cạnh của góc. c) Nguyên tử (C, N, O) ở trạng thái lai hóa sp khi liên kết với 2 nguyên tử khác thì sẽ ở giữa 2 nguyên tử kia trên một đường thẳng. * Ngoài ra, các bạn có thể xác định trạng thái lai hóa như sau: Công thức dự đoán trạng thái lai hóa AX n Em Trong đó: A: nguyên tử trung tâm X: nguyên tố liên kết với nguyên tử trung tâm n: số nguyên tử X liên kết với A E: cặp electron tự do chưa liên kết m: số cặp electron tự do Khi đó: + Nếu n + m = 2 ⇒ lai hóa sp ⇒ phân tử thẳng. LOVEBOOK.VN | 15 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn + Nếu n + m = 3 ⇒ lai hóa sp2 ⇒ phân tử phẳng tam giác. + Nếu n + m = 4 ⇒ lai hóa sp3 ⇒ phân tử tứ diện. + Nếu n + m = 5 ⇒ lai hóa sp3 d ⇒ phân tử tháp đôi đáy tam giác. + Nếu n + m = 6 ⇒ lai hóa sp3 d2 ⇒ phân tử bát diện. Ví dụ: Áp dụng công thức dự đoán trạng thái lai hóa để xác định trạng thái lai hóa của C2 H4 , PCl5 và PCl3 . + Với phân tử C2 H4 : Các bạn có thể quan sát công thức cấu tạo của C2 H4 như sau: Nguyên tử trung tâm là C. Mỗi nguyên tử C trung tâm liên kết với 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử C. Mỗi nguyên tử C có 4 electron hóa trị, trong đó 2 electron đã tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử H và 2 electron còn lại góp chung với nguyên tử C kế bên tạo thành liên kết đôi. Khi đó số cặp electron chưa liên kết là 0. Ta được công thức: CX 3 E0 . Vì m + n = 3 + 0 = 3 nên C2 H4 có kiểu lai hóa sp2 . Hai phân tử này đều có nguyên tử trung tâm là P. + Với phân tử PCl5 : Áp dụng công thức ta có: PX 5 E0 Trong đó Cl là nguyên tố liên kết với nguyên tử trung tâm, P có 5 electron hóa trị đều góp chung để tạo cặp electron chung với 5 nguyên tử Cl nên không có cặp electron chưa liên kết nào. Khi đó m + n = 5 ⇒ PCl5 có kiểu lai hóa sp3 d. + Với phân tử PCl3 : Áp dụng công thức ta có: PX 3 E1 . Trong đó Cl là nguyên tố liên kết với nguyên tử trung tâm, P có 5 electron hóa trị thì có 3 electron hóa trị góp chung để tạo thành 3 cặp electron chung với 3 nguyên tử Cl, do đó số cặp electron chưa liên kết là 1 (1 cặp là 2 electron). Khi đó m + n = 3 + 1 = 4 ⇒ PCl3 có kiểu lai hóa sp3 . Câu 4: Đáp án A B: MgSO4 có liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. C: H2 S chứa liên kết cộng hóa trị. D: NaNO3 và NaOH có liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Chú ý: Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hoặc nhiều cặp electron chung. Câu 5: Đáp án A B: Loại O3 và H2 . C: Loại Cl2 . D: Loại O2 và H2 . Chú ý: Liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron bị lệch về một phía nguyên tử tham gia liên kết, được tạo thành giữa các nguyên tử có hiệu độ âm điện nằm trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. CO2 chứa liên kết cộng hóa trị phân cực giữa O và C, nhưng cả phân tử CO2 là phân tử không phân cực. Các bạn có thể quan sát hình thẳng cấu tạo thẳng của CO2 như sau: LOVEBOOK.VN | 16 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử đơn chất (H2 , N2 , Cl2 , …) là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Câu 6: Đáp án C Trong nguyên tử, electron có điện tích âm, proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện. A = N + Z = 27 N = 14 Có { ⇔{ ⇒ X có cấu hình electron là: 1s2 2s 2 2p6 3s2 3p1 N−Z=1 Z = 13 Khi đó cấu hình electron của X 3+ là 1s2 2s 2 2p6 . Câu 7: Đáp án C Vì X và Y đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng và không có phân lớp d nên X và Y đều thuộc nhóm VIA. Mặt khác X có số hiệu nguyên tử lớn hơn số hiệu nguyên tử của Y nên theo quy luật tuần hoàn trong bảng các nguyên tố hóa học, trong cùng một nhóm thì X có bán kính nguyên tử lớn hơn bán kính nguyên tử của Y. Lại có Y chỉ có 2 lớp nên không có phân lớp d, X có phân lớp d còn trống, chưa có electron. Những electron lớp ngoài cùng của X khi được kích thích, chúng có thể chuyển đến những obitan d còn trống để tạo ra lớp ngoài cùng có 4 hoặc 6 electron độc thân. Do vậy, khi tham gia phản ứng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, nguyên tử của nguyên tố X có khả năng tạo nên những hợp chất có liên kết cộng hóa trị, trong đó chúng có số oxi hóa +4 hoặc +6, còn Y thì không. Chú ý: Có thể nhận thấy X là S, Y là O để nhận biết đáp án nhanh hơn. Câu 8: Đáp án C Với câu hỏi này, các bạn chỉ cần áp dụng kĩ năng viết cấu hình electron để tìm ra đáp án đúng. Các nguyên tử và ion ở đáp án A đều có 18 electron. Các nguyên tử và ion ở đáp án B đều có 10 electron. LOVEBOOK.VN | 17 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC 2− Câu 92. Giữa muối đicromat (Cr2 O2− 7 ), có màu đỏ da cam, và muối cromat (CrO4 ), có màu vàng tươi, có sự 2− 2− cân bằng trong dung dịch nước như sau: Cr2 O7 + H2O ⇌ 2CrO4 + 2H+ (màu da cam) (màu vàng) Nếu lấy ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat (K2Cr2O7), cho từ từ dung dịch xút vào ống nghiệm trên thì sẽ có hiện tượng gì? A. Thấy màu đỏ da cam nhạt dần do có sự pha loãng của dung dịch xút B. Không thấy có hiện tượng gì lạ, vì không có xảy ra phản ứng C. Hóa chất trong ống nghiệm nhiều dần, màu dung dịch trong ống nghiệm không đổi D. Dung dịch chuyển dần sang màu vàng tươi Câu 93. Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k) Khi nồng độ của SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi như thế nào: A. Tăng 3 lần B. Tăng 6 lần C. Tăng 9 lần D. Giảm 4 lần Câu 94. Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm chuyển dịch cân bằng. B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng. C. Sự thay đổi nhiệt độ phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng. D. Sự thay đổi nhiệt độ phản ứng làm chuyển dịch cân bằng khi phản ứng thu hoặc tỏa nhiệt. Câu 95. Cho cân bằng sau: SO2 + H2O ⇌ H + + HSO− 3 . Khi thêm vào dung dịch một ít muối NaHSO4 (không làm thay đổi thể tích) thì cân bằng trên sẽ A. không xác định. B. không chuyển dịch theo chiều nào. C. chuyển dịch theo chiều nghịch. D. chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 96. Cho các cân bằng sau: (I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k) ; (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k) ; (III) FeO(r) + CO(k)⇄ Fe (r)+CO2(k) ; (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) ; (V) N2(k)+ 3H2(k)⇄ 2NH3(k) ; (VI) CO(k)+Cl2(k)⇄ COCl2(k) ; Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là A. 0. B. 3 C. 2. D. 1. Câu 97. Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng: + 2CrO2− ⇌ Cr2 O2− 4 + 2H 7 + H2 O Chất nào sau đây khi thêm vào, làm cân bằng phản ứng chắc chắn chuyển dịch theo chiều thuận? A. dung dịch NaHCO3 B. dung dịch NaOH C. dung dịch CH3COOK D. dung dịch NaHSO4 Câu 98. Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C. C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C. D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C. Câu 99. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 (k) ∆H < 0 Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi: A. Giảm nồng độ của SO2 B. Tăng nồng độ của O2 C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp Câu 100. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì: A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau. D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch LOVEBOOK.VN | 18 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn Câu 101. Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) ∆H < 0 Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải: A. Giảm nhiệt độ và áp suất B. Tăng nhiệt độ và áp suất C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất Câu 102. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (k) + F2 (k) ⇌ 2HF (k) ∆H < 0 Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học? A. Thay đổi áp suất B. Thay đổi nhiệt độ C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2 D. Thay đổi nồng độ khí HF Câu 123. Xét phản ứng sau xảy ra trong dug dịch CCl4 ở 450C:   2N2O4 + O2 2N2O5   Ta có đồ thị sau: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ N2O5 vào thời gian Nồng độ N2O5(M) 2.5 2.33 2.08 2 1.91 1.67 1.5 1 0.5 0 0 100 200 300 400 500 600 Thời gian(s) 1. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo O2 (v1) và tính theo N2O5 (v2) có mối quan hệ như sau: A. v1 > v2 B. v1 < v2 C. v1 = v2 D. tuỳ theo lượng phản ứng 2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 184 giây đầu tiên là: A. 1,36.10−3 B. 1,16.10−3 C. 9,1.10−4 D. 1,26.10−4 3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ giây thứ 319 đến giây thứ 526 là: A. 1,36.10−3 B. 1,16.10−3 C. 9,1.10−4 D. 1,26.10−3 Câu 124. Xét phản ứng thuận nghịch sau:   2HI (k) H2 (k) + I2 (k)   Đồ thị biểu diễn sự biến thiên tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch theo thời gian: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc vào thời gian 25 vận tốc 20 15 vận tốc phản ứng nghịch 10 vận tốc phản ứng thuận 5 0 0 5 10 15 20 thời gian (s) Tại thời điểm nào phản ứng đạt trạng thái cân bằng: A. 0 giây B. 5 giây C. 10 giây D. 15 giây xê LOVEBOOK.VN | 19 Trích đoạn “Chinh phục lý thuyết hóa học phiên bản 2.0” Lovebook.vn ĐÁP ÁN 92.D 100.C 108.A 116.C 124.C 93.C 101.D 109.D 117.A 94.B 102.A 110.B 118.A 95.C 103.C 111.A 119.C 96.B 104.B 112.D 120.A 97.D 105.D 113.A 121.A;A 98.C 106.C 114.D 122.D;C 99.B 107.D 115.A 123.C;A;B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 92: Đáp án D Vì cho dung dịch xút (NaOH) vào dung dịch ban đầu nên nồng độ H + trong dung dịch giảm do có sự trung hòa: H + + OH − ⟶ H2 O Khi đó cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H + . Vậy màu của dung dịch sẽ chuyển từ da cam sang vàng tươi. − Nhận xét: Với những câu hỏi liên quan đến sự thay đổi màu dung dịch có chứa Cr2 O2− 7 và CrO4 , nhiều bạn thường hay nhầm lẫn màu của hai ion này, tuy nhiên các bạn có thể ghi nhớ theo “mẹo” sau: (lưu ý: Đây chỉ là mẹo nhớ, không phải là quy luật) − Ion Cr2 O2− 7 có 2 nguyên tử Cr là số nhiều nên màu của nó đậm hơn (màu da cam), còn ion CrO4 có 1 nguyên tử Cr là số ít nên màu nhạt hơn (màu vàng). Câu 93: Đáp án C Biểu thức tính vận tốc phản ứng: v = [SO2 ]2 [O2 ]. Do đó khi nồng độ của SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận tăng 9 lần. Câu 94: Đáp án B Hằng số cân bằng K C chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi thì làm thay đổi K C . Câu 95: Đáp án C Muối NaHSO4 phân li: NaHSO4 ⟶ Na+ + H + + SO2− 4 Do đó khi thêm muối NaHSO4 vào dung dịch thì làm tăng nồng độ H + . Do đó cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H + là chiều nghịch. Câu 96: Đáp án B Khi tăng áp suất của hệ, các cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là: (IV), (V) và (VI). Chú ý: Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân bằng cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó. (Trong trường hợp này, khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí) Khi hệ cân bằng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc trong hệ không có chất khí thì việc tăng hoặc giảm áp suất chung không làm cho cân bằng chuyển dịch. Câu 97: Đáp án D A: Dung dịch NaHCO3 tồn tại hai cân bằng: 2− + −10,25 HCO− 3 ⇌ CO3 + H K 1 = 10 − −7,25 HCO− 3 + H2 O ⇌ H2 CO3 + OH K 2 = 10 Vì K1 < K 2 nên trong dung dịch có [OH − ] > [H + ]. Do đó khi thêm dung dịch NaHCO3 thì sẽ làm giảm nồng độ H + của dung dịch ban đầu nên cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H + là chiều nghịch. B, C: Hai dung dịch NaOH và CH3 COOK đều có môi trường kiềm, khi cho vào cân bằng sẽ làm giảm nồng độ H + nên cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ H + là chiều nghịch. D: Dung dịch NaHSO4 có môi trường axit, khi cho vào cân bằng làm tăng nồng độ H + , cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H + là chiều thuận. Chú ý: NaHCO3 là chất lưỡng tính; là muối axit nhưng dung dịch pH > 7. LOVEBOOK.VN | 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan