Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới (1930 - 1945)...

Tài liệu Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới (1930 - 1945)

.DOC
231
717
137

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn văn học nửa đầu thế kỉ XX có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam. Kể từ đây, nền văn học bắt đầu vận hành theo quĩ đạo hiện đại hóa, thoát ra khỏi phạm trù văn học trung đại, hòa nhịp với văn học thế giới. Trong giai đoạn văn học này, cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều trào lưu, trường phái văn học hiện đại như Tự lực văn đoàn, văn học hiện thực phê phán…, sự ra đời và phát triển hết sức rầm rộ của phong trào Thơ Mới đã đem lại một cuộc cách mạng toàn diện trên lĩnh vực thơ ca nói riêng cũng như trên lĩnh vực văn học và văn hóa nói chung. Bởi phong trào này có tầm vóc và vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn học hiện đại, nên cho đến nay nó vẫn là một đối tượng nghiên cứu còn rất nhiều tiềm năng, mặc dù các công trình nghiên cứu về Thơ Mới đã hết sức đa dạng và phong phú. Khi nghiên cứu về phong trào Thơ Mới, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến rất nhiều hiện tượng tiêu biểu, được coi là đỉnh cao của Thơ Mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính… Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển của Thơ Mới còn do một phần đóng góp không nhỏ của những cây bút thời kì đầu, những người tuy không tham dự vào những thời khắc huy hoàng nhất của Thơ Mới, song đã lặng lẽ tìm tòi, khai phá, mở đường cho Thơ Mới, những người đã thai nghén và nâng niu Thơ Mới từ thuở sơ khai, những người đã tả xung hữu đột để bênh vực cho Thơ Mới trong cuộc chiến vô cùng quyết liệt với thơ cũ, đó là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm… Trong thế hệ những người có công khai sinh ra Thơ Mới này, thì Lưu Trọng Lư có một vị trí quan trọng hơn cả. Bởi ông không chỉ là một kiện tướng tiên phong trên mặt trận lí luận phê bình, mà còn là một trong những tác giả 2 đầu tiên đã có những sáng tác thật sự thuyết phục, đem lại niềm hi vọng cho Thơ Mới. Vị trí quan trọng, đóng góp to lớn của ông trong phong trào Thơ Mới, những quan điểm nghệ thuật mới mẻ và tiến bộ, những đặc trưng của thế giới nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư, cho đến nay, gần như vẫn chưa được đề cập trong một công trình nghiên cứu xứng tầm. Sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư không chỉ thu hẹp trong phạm vi phong trào Thơ Mới. Trước năm 1945, ngoài tham gia diễn thuyết, tranh luận và sáng tác Thơ Mới, Lưu Trọng Lư còn viết truyện ngắn, tiểu thuyết. Sau năm 1945, ông tham gia nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: từ quản lí văn hóa, văn nghệ, sáng tác thơ, đến viết kịch bản văn học, tiểu luận, phê bình… Ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành công nhất định. Tuy nhiên, nói đến Lưu Trọng Lư, trước hết, người ta vẫn nghĩ đến một vị chiến tướng tiên phong trong phong trào Thơ Mới với tập Tiếng thu bất hủ. Có thể nói, phong trào Thơ Mới chính là mảnh đất đã làm nảy mầm và nuôi dưỡng hạt giống nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Và sự nghiệp của ông gắn bó với phong trào Thơ Mới, như một thứ hoa đẹp đẽ làm rực rỡ thêm cho vườn hoa Thơ Mới đầy thanh sắc. Chính vì thế, để có thể đánh giá được một cách toàn diện hiện tượng Lưu Trọng Lư, không thể không chú ý đến bức tranh toàn cảnh của phong trào Thơ Mới. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới (1930-1945) làm đề tài cho luận án của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nhắc đến phong trào Thơ Mới, bên cạnh các tên tuổi như Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính…, người ta không thể không nhắc đến Lưu Trọng Lư với phong cách thơ mơ màng, với tập Tiếng thu bất hủ. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư vẫn còn ít ỏi, có thể nói là chưa thực sự xứng đáng với sự nghiệp sáng tác và 3 vai trò quan trọng của ông trong tiến trình văn học Việt Nam. Có thể tạm chia các công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư thành ba giai đoạn như sau: 2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám Là một trong những nhân vật tiên phong của phong trào Thơ Mới, ngay từ khi công bố những bài thơ đầu tiên, Lưu Trọng Lư đã gây được sự chú ý trên văn đàn. Năm 1935, trong bài viết “Một nhà Thơ Mới rất chú trọng về âm điệu: Lưu Trọng Lư”, Lê Tràng Kiều đã khẳng định “Lưu Trọng Lư chính là một người gieo hạt Thơ Mới vào đất Bắc” [75; 99] “cái mới trong thơ Lưu Trọng Lư là “mới ở tình cảm, ở âm điệu, ở hình ảnh”. Tác giả cũng tinh tế nhận ra nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật, thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư: “Thường thường người ta không hiểu được họ Lưu vì hồn nhà thi sĩ như chỉ bàng bạc phưởng phất trong cái thế giới vô hình… trong một hơi thở, một bóng trăng mờ, trong một vài vong hồn hay là những cái nhỏ nhặt quá mà người thường bỏ qua: anh bước nặng, anh hát lớn, anh sẽ không bao giờ tìm được nhà thi sĩ, động mạnh là hồn nhà thi sĩ sẽ tan ngay” [75; 102].“Cũng như Paul Verlaine, Lưu Trọng Lư đã tạo thành một lối thơ riêng, hẳn là của mình, một lối thơ vừa nhẹ nhàng, ngây ngô vừa mơ hồ, bóng bẩy, gợi những mối cảm vừa phe phẩy vừa thâm trầm, một lối Thơ Mới mẻ, trong trẻo như nguồn mới chảy ra, một lối thơ mà vần điệu rất là phóng túng, biết nương tựa vào nhau để tạo nên một khúc nhạc thánh thót làm cho người nghe vừa vui vừa buồn” [75; 103]. Những nhận xét rất tinh tế của Lê Tràng Kiều, có thể nói, đã bắt trúng những đặc điểm cơ bản nhất của hồn thơ Lưu Trọng Lư. Năm 1940, trong bài viết “Lưu Trọng Lư: thi sĩ giang hồ”, Trần Thanh Mại đã phát hiện ra một phương diện rất quan trọng trong cá tính sáng tạo của Lưu Trọng Lư, khẳng định Lưu Trọng Lư là một thi sĩ giang hồ. Chất giang 4 hồ toát ra từ chân dung Lưu Trọng Lư trong đời thực, từ lối sống, tính cách và in đậm trong thơ ông., bắt nguồn sâu xa từ phong cảnh thiên nhiên nơi ông sinh ra. Có thể nói, đây cũng là một nhận xét rất tinh về cá tính sáng tạo của nhà thơ họ Lưu. Trong tập đại thành về phong trào Thơ Mới- Thi nhân Việt Nam, tác giả Hoài Thanh- Hoài Chân đã khẳng định những đặc trưng cơ bản của thế giới nghệ thuật và cái tôi trữ tình, đặc trưng phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư. Tác giả nhận xét, trong thơ Lưu Trọng Lư, cảnh thì mộng mà tình thì thực: “Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc huy hoàng Lư không nghe thấy gì đâu. Sống giữa thế kỉ XX, ngày ngày nện gót giày trên các con đường Hà Nội, mà người cứ mơ màng thấy mình gò ngựa ở chốn xa xăm nào”. “Nhưng chuyện dầu chuyện mộng, tình bao giờ cũng thực. Và mối tình chan chứa trong bài thơ bắt ta phải bồi hồi”. Bằng cái nhìn tri âm, Hoài Thanh, Hoài Chân cũng khám phá ra, thơ Lưu Trọng Lư chính là sự tiếp nối và kế thừa thơ ca truyền thống: “Lư chỉ có một khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi điệu cũng vẫn là khúc đàn xưa” [75; 52]. Nhận xét về Lưu Trọng Lư, Vũ Ngọc Phan chỉ ra: “Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng. Ông say sưa tất cả những cái đẹp của người và tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, trí não ông lúc nào cũng mơ màng, ông đem xáo trộn thực với mộng, mộng với thực, thổ lộ nên những lời thơ huyền ảo vô cùng”. “Lưu Trọng Lư là một người buồn, nên thơ ông, khi đọc lên, buồn vô hạn”. Tác giả cho rằng, mơ mộng, sầu muộn, thành thực chính là những nét riêng, làm nên sức hấp dẫn trong thơ Lưu Trọng Lư. Tóm lại, trước năm 1945, thơ Lưu Trọng Lư thường được tiếp cận bằng lối phê bình tri âm, phê bình ấn tượng. Qua phương pháp tiếp cận này, các 5 nhà phê bình đương thời với ông thường “lấy hồn ta để hiểu hồn người”, họ thường khám phá ra những đặc trưng về thế giới nghệ thuật, về cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của Lưu Trọng Lư, tìm thấy điểm thống nhất giữa thơ và người. Những bài phê bình về Lưu Trọng Lư xuất hiện rất sớm (tập Tiếng thu in năm 1939 song nhiều ý kiến về thơ ông đã có từ trước đó) đã góp phần khẳng định kịp thời những đóng góp của ông trong buổi đầu Thơ Mới. Tuy nhiên, bởi hầu hết các bài phê bình thơ Lưu Trọng Lư giai đoạn này là phê bình ấn tượng, lại chưa có một độ lùi thời gian cần thiết, nên vẫn chưa khái quát một cách toàn diện và hệ thống sự nghiệp thơ cũng như vị trí của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới nói riêng và tiến trình văn học Việt Nam nói chung. 2.2. Giai đoạn 1945-1975 Sau Cách mạng, cùng với sự chuyển biến của văn học, các nhà thơ lãng mạn hầu hết đã đến với Cách mạng, Lưu Trọng Lư cũng là một đại diện tiêu biểu. Trong xu thế đó, người ta muốn đoạn tuyệt với con người cũ, với cảm xúc cũ. Nhìn lại phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh trong Nói chuyện thơ kháng chiến (1951) viết: “Những vần thơ buồn tủi bơ vơ ấy là những vần thơ có tội. Nó xui người ta buông tay, cúi đầu do đó làm yếu sức ta và làm lợi cho giặc. Sự thật khách quan là thế, xét về lý là thế. Song cũng nên thể tình cho con người trong thơ cũ, nó đáng thương hơn là đáng trách”. Trong tình hình ấy, các công trình nghiên cứu về Thơ Mới và thơ Lưu Trọng Lư trước Cách mạng hầu như không có. 2.3. Giai đoạn 1954-1975 Ở miền Bắc, từ năm 1960, Thơ Mới được định giá lại trong một số công trình lịch sử văn học và chuyên khảo. Các công trình đều nhắc đến Lưu Trọng Lư như một tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới (Các công trình: 6 bộ lược thảo Lịch sử văn học Việt Nam- Nhóm Lê Quí Đôn, 1957; Văn học Việt Nam (1930-1945), tập 5, 1962; Lịch sử văn học Việt Nam (1930-1945), Nhóm tác giả Đại học Sư phạm Hà Nội, 1973. Đặc biệt, Phong trào Thơ Mới của Phan Cự Đệ năm 1966 là một chuyên khảo khá lớn về phong trào Thơ Mới. Tác giả nhận định về Lưu Trọng Lư: “Thi sĩ đã thành công trong việc tạo ra một âm nhạc êm dịu gợi cảm như trong thơ tượng trưng Pháp”. Tuy nhiên, Lưu Trọng Lư vẫn “giữ được một nhạc điệu rất Á Đông, rất Việt Nam”. Ông nhấn mạnh, thơ Lưu Trọng Lư rất giàu nhạc điệu, “một thứ nhạc điệu mơ màng và buồn xa vắng”. Và “thoát li thực tế đấu tranh, Lưu Trọng Lư trốn vào tình và mộng. Thi sĩ sống bằng nội tâm nhiều hơn ngoại giới” [12;212]. Ở miền Nam, văn học lãng mạn vẫn được đề cao. Lưu Trọng Lư được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu văn học sử như một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ viết: Thơ Lưu Trọng Lư “tiếp tục nguồn thơ lãng mạn, êm đềm của Tản Đà mà ông rộng ra: Say, mộng, tình, buồn, sầu vơ vẩn, nhớ bâng khuâng...” và “Thơ ông như dòng suối hồn nhiên từ kẽ đá tuôn ra... nếu chỉ nhằm thưởng thức một âm điệu, những ấn tượng thì tuyệt” [73; 57]. Phạm Thế Ngũ trong bài viết “Lưu Trọng Lư” đã nhận thấy vị trí của Lưu Trọng Lư trong tiến trình văn học như là một chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây: tuy là người tiên phong trong phong trào Thơ Mới, nhưng Lưu Trọng Lư “đã từ giai đoạn cũ đi đến, tâm hồn mang nặng nhiều ảnh hưởng cũ, nhất là ảnh hưởng của Tản Đà” [75; 104]. “Đừng tìm ở Lưu Trọng Lư- như ở Thế Lữ- một ý gì tân kì, một thuyết gì đặc sắc mô phỏng ở cái tôi thơ Tây. Thơ ông là thơ thuần túy đạo tình mà diễn tả tình cảm hoàn toàn bằng âm điệu ngôn ngữ Việt Nam” [75; 104]. Trong bài viết này, Phạm Thế Ngũ cũng nhận xét, nhạc điệu dồi 7 dào chính là một nét đặc sắc, làm nên sức sống và sức hấp dẫn kì lạ trong thơ Lưu Trọng Lư. Trong công trình Việt Nam thi nhân tiền chiến, bài “Nhà thơ Lưu Trọng Lư”, Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng cảm nhận về thơ Lưu Trọng Lư: “Tiếng thơ của Lưu Trọng Lư là tiếng nói xa xôi nửa hư nửa thực. Hồn thơ của Lư là những gì mờ ảo, huyền hoặc, xa xăm... Những cái nhìn mông lung, những tiếng thở dài không trọn vẹn... Lưu Trọng Lư đã đưa người đọc vào thế giới xa lạ: thế giới của mộng, của mơ, của nhớ thương” [32; 176]. 2.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, cùng với xu hướng đổi mới lí luận phê bình Việt Nam, phong trào Thơ Mới đã được định giá lại một cách khách quan và công bằng. Những đóng góp của phong trào Thơ Mới cho tiến trình văn học Việt Nam được khẳng định. Thơ Mới được nghiên cứu một cách toàn diện trên tất cả các mặt nội dung và nghệ thuật. Với tư cách là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, Lưu Trọng Lư cũng là một tác giả thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Có thể phân loại các công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư thành hai loại: Các công trình nghiên cứu chung về phong trào Thơ Mới: Thơ Mới những bước thăng trầm- Lê Đình Kỵ, 1993; Một thời đại trong thi ca (về phong trào Thơ Mới 1932-1945), 2002; Văn học Việt Nam 1900- 1945, 2000. Một số tiểu luận nghiên cứu về thơ Lưu Trọng Lư và tập Tiếng thu: Bài Lưu Trọng Lư của Nguyễn Xuân Nam trong Nhà thơ Việt Nam hiện đại (1984); Mục từ Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Nguyễn Văn Long trong Từ điển văn học tập 1 và 2 (1984), lời giới thiệu tuyển tập Lưu Trọng Lư của Nguyễn Văn Long (1987). Công trình Thơ Lưu Trọng Lư những lời bình của Mai Hương (2000) là một công trình tập hợp gần như đầy đủ các tiểu luận 8 nghiên cứu về thơ Lưu Trọng Lư trước và sau Cách mạng. Đăc biệt cuốn Lưu Trong Lư tác gia và tác phẩm của NXB Giáo duc năm 2``6 coa thể coi là công trình tập hợp đông dủ nhất nhung bài nghiên cuứ về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Trong Lư. Những bài viết về những thi phẩm đặc sắc trong tập Tiếng thu của Lưu Trọng Lư: theo khảo sát sơ bộ tài liệu, người viết nhận thấy có trên chục bài viết của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Đỗ Đức Hiểu, Văn Tâm, Kiều Thanh Quế, Ngô Văn Phú, Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thụy Kha... được in trong các tuyển tập phê bình về các gương mặt của phong trào Thơ Mới, hoặc nằm tản mạn trên các báo, tạp chí. Sau được tập hợp lại trong công trình Lưu Trong Lư tác gia tác phẩm. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả vẫn tiếp thu những đánh giá về Lưu Trọng Lư của các nhà nghiên cứu trước Cách mạng như Lê Tràng Kiều, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan..., đồng thời khám phá thêm nhiều phương diện đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lưu Trọng Lư bao gồm cả giai đoạn trước và sau Cách mạng, khẳng định những đóng góp của ông trên tất cả các lĩnh vực: thi ca, tiểu thuyết và truyện ngắn, tiểu luận phê bình, sân khấu... Riêng trong lĩnh vực thơ Lưu Trọng Lư trước cách mạng, có thể thấy những hướng tiếp cận sau: Thứ nhất, nghiên cứu về vai trò, vị trí của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới như Lưu Trọng Lư, chiến tướng trong phong trào Thơ Mới của Ngô Văn Phú, Cuộc bút chiến giữa Tản Đà và Lưu Trọng Lư về Thơ Mới và thơ cũ của Nguyễn Tấn Long- Phan Canh, Lưu Trọng Lư, người có công đầu trong phong trào Thơ Mới của Lê Thị Đức Hạnh. Các công trình nghiên cứu này đều thống nhất khẳng định vai trò của Lưu Trọng Lư như một người mở đường cho phong trào Thơ Mới cả trên mặt trận lí luận phê bình và thực tiễn sáng tác: “Lưu Trọng Lư là người đầu tiên, có công đầu, lại lên tiếng tấn công 9 liên tục, không chỉ bằng lí luận có tình có lí, mà quan trọng hơn là bằng cả một thực tiễn sáng tác phong phú, và từng bước đã có những thành công vững chắc, có lúc rạng rỡ” (Lê Thị Đức Hạnh). “Lưu Trọng Lư một lần ra quân đã chiến thắng. Ông thật sự đã đem được chất mới làm thay đổi vẻ mặt thơ ca thời đó. Thơ ông chất lãng mạn, ngôn từ đã là một thế hệ thơ có học vấn, có kiến thức mới, chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, của những Larmactine, Baudelaire, Musset, Vigny, Rimbaud và Verlaine. Nhưng dù ảnh hưởng, cốt cách thơ ông không có sự lai căng, gượng gạo, khiên cưỡng mà nhuần nhị, kết hợp được vẻ đẹp của thơ cũ và Thơ Mới” (Ngô Văn Phú). Thứ hai, những nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư như Lưu Trọng Lư- chiều rộng của tình, chiều cao của mộng (Hoài Anh), Lưu Trọng Lư của Lê Đình Kỵ, Lưu Trọng Lư- Nhà thơ với tình yêu và mộng đẹp của Hà Minh Đức, Lưu Trọng Lư của Nguyễn Xuân Nam, Nhà thơ Lưu Trọng Lư của Nguyễn Văn Long, Nhà thơ của Tiếng thu bất hủ của Ma Văn Kháng... Lê Đình Kị nhận định: “Thơ Lưu Trọng Lư ít khi mang bóng dáng cuộc đời bên ngoài... Trong thơ Lưu Trọng Lư, hầu hết đều diễn ra bên trong” [75; 129]. Hà Minh Đức cho rằng: “Nói đến Lưu Trọng Lư cũng dễ nhận thấy Lưu Trọng Lư là nhà thơ của tình và mộng... Có đời và có mộng, có hạnh phúc thực và tàn phai nuối tiếc, qui củ và phóng túng giang hồ, tỉnh táo và đam mê đến như thác loạn, tất cả dựa trên tình cảm chân thành của con tim rung động hết nhịp yêu thương” [75; 171]. Vũ Quần Phương nhận định: “Thi pháp Lưu Trọng Lư là một thi pháp khá độc đáo. Ông đi riêng một lối trong cả nền thơ: luôn luôn hướng vào nội tâm, lơ đãng với ngoại giới. Ông bất lợi trong việc phản ánh hiện thực. Nhưng khi hiện thực đã ngấm vào ông, thành tâm trạng ông thì ông lại tạo được chất thơ đích thực có sức sống với thời gian” [75; 352]. Bài viết Nhà thơ Lưu Trọng Lư của tác giả Nguyễn Văn Long là một bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về 10 sự nghiệp thơ Lưu Trọng Lư. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã có những nhận định xác đáng và phân tích sâu sắc về những đặc điểm chính trong thế giới nghệ thuật của Lưu Trọng Lư: thế giới thơ của Tiếng thu là thế giới của tình và mộng, âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt của thơ Lưu Trọng Lư, một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của thơ Lưu Trọng Lư là sự gắn bó với truyền thống. Có thể nói, đây chính là những điểm tựa cho chúng tôi khi triển khai luận án này. Nói chung, khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật, thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư, các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng, cái tôi trữ tình Lưu Trọng Lư là cái tôi giang hồ, thành thực, mơ mộng, đặc trưng nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư là ở chất nhạc dồi dào, ở sự tiếp nối nghệ thuật truyền thống. Những đặc điểm này đã làm nên sức hấp dẫn của thơ Lưu Trọng Lư. Thứ ba là những công trình nghiên cứu tiếp cận thơ Lưu Trọng Lư từ phương diện tiểu sử cuộc đời. Những công trình này đã tìm thấy sự nhất quán giữa con người tiểu sử, cái tôi trữ tình và thế giới nghệ thuật Lưu Trọng Lư: đó là chất giang hồ, sự thành thực của tâm hồn, lòng trắc ẩn đối với thân phận người phụ nữ... Tất cả những đặc điểm này làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của sáng tác thơ Lưu Trọng Lư. Thứ tư là những công trình nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể của Lưu Trọng Lư, trong đó, gây được sự chú ý nhiều nhất của các nhà nghiên cứu là tập thơ Tiếng thu, đặc biệt là các bài thơ Tiếng thu, Nắng mới. Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tập Tiếng thu trên rất nhiều phương diện, cả nội dung và nghệ thuật. Về mặt nội dung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận giá trị nhân văn của tập thơ này, thể hiện trên các phương diện như sự biểu hiện một cách thành thực những cảm xúc của con người cá nhân, lòng trắc ẩn, yêu thương đối với thân phận người phụ nữ, tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, với truyền thống tốt đẹp của dân 11 tộc. Về mặt nghệ thuật, các tác giả cũng khám phá ra những giá trị nghệ thuật độc đáo của tập Tiếng thu: nhạc điệu dồi dào, phong phú, chất dân tộc đậm đà, nghệ thuật lãng mạn và tượng trưng... Những ý kiến xác đáng này sẽ là những gợi mở cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, thơ Lưu Trọng Lư ngay từ những ngày đầu tiên trình làng Thơ Mới đã là một hiện tượng đáng chú ý và gây được tiếng vang trong lòng công chúng, bạn đọc. Dư luận về thơ Lưu Trọng Lư và đặc biệt là tập Tiếng thu nhìn chung là thống nhất. Các ý kiến đều tập trung khẳng định nét nổi bật nhất của hồn thơ Lưu Trọng Lư là Tình và Mộng, sức hấp nhất của thơ Lưu Trọng Lư là nhạc điệu. Tập thơ Tiếng thu, cũng như những tiểu luận, tranh luận của ông trong buổi đầu Thơ Mới đã góp một phần quan trọng trong việc đổi mới cũng như làm phong phú, giàu có hơn cho diện mạo của phong trào thơ này. Lưu Trọng Lư thực sự là một gương mặt tiêu biểu, một chiến sĩ tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Thực tế nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu về Lưu Trọng Lư vẫn chỉ dừng lại ở những bài viết vầ một phương diện nào đó trong sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư sau được tập hơp trong một công trình, một cuốn sách với quy mô nhỏ. Những công trình nghiên cứu về Lưu Trọng Lư vẫn chưa thực sự xứng đáng với tầm vóc và những đóng góp của ông trong lịch sử văn học dân tộc. Cho đến nay, gần như vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện, hệ thống sự nghiệp sáng tác của Lưu Trọng Lư, đặc biệt là sự nghiệp sáng tác của ông trước Cách mạng. Và ngay cả tập thơ Tiếng thu, đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ông và cũng là một trong những tập thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, đến năm 2004 mới được đề cập đến trong luận văn Thạc sỹ của Văn Thị Minh Tư- tác giả Luận án này, với rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần được tiệp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Chính khoảng trống ấy đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài này. 12 3. Nhiệm vụ của đề tài Khi thực hiện đề tài Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu một cách toàn diện những đóng góp và vai trò của ông đối với phong trào Thơ Mới trên các phương diện, cụ thể như sau; Thứ nhất, tìm hiểu vai trò của Lưu Trọng Lư trong sự hình thành ý thức nghệ thuật của phong trào Thơ Mới. Thứ hai, tìm hiểu vị trí của Lưu Trong phong trào Thơ Mới trên phương diện cái tôi trữ tình và hình tượng thế giới. Thứ ba, tìm hiểu vị trí của Lưu Trọng Lư trong tiến trình cách tân nghệ thuật Thơ Mới. Khi triển khai đề tài này, chúng tôi không chỉ tìm hiểu sáng tác của Lưu Trọng Lư như một thực thể nghệ thuật độc lập, khép kín mà đặt những sáng tác đó trong toàn cảnh Thơ Mới và tiến trình vận động của phong trào thơ này để chỉ ra vị trí và đóng góp của Lưu Trọng Lư. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để triển khai đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát những công trình nghiên cứu về phong trào Thơ Mới cùng những gương mặt tiêu biểu của Thơ Mới, những sáng tác thơ, tiểu luận của Lưu Trọng Lư thời kì trước Cách mạng tháng Tám, bao gồm: Những tiểu luận (tranh luận, phê bình, nghiên cứu...) của Lưu Trọng Lư trong các cuộc tranh luận: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, Tranh luận Thơ Mới, thơ cũ, Tranh luận Truyện Kiều, cuốn Văn chương và Hành động, tập tiểu luận viết chung của ba tác giả Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều và Lưu Trọng Lư. Những sáng tác thơ giai đoạn 1932-1945 được tập hợp chủ yếu trong tập Người sơn nhân (1933) và Tiếng thu (1939) của Lưu Trọng Lư. 13 - Ngoài ra, những sáng tác của Lưu Trọng Lư ở tất cả các thể loại: Tiểu thuyết, hồi kí, kịch thơ, những sáng tác thơ Lưu Trọng Lư sau Cách mạng cũng được xem như là những tư liệu cần thiết để tìm hiểu một cách bao quát và sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng như thế giới nghệ thuật Lưu Trọng Lư. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án: Phương pháp hệ thống: đặt sáng tác của Lưu Trọng Lư trong bức tranh toàn cảnh của phong trào Thơ Mới, để xác định được vai trò, vị trí của ông trên các phương diện như ý thức nghệ thuật, cái tôi trữ tình và hình tượng thế giới, cách tân nghệ thuật... - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: nghiên cứu thế giới nghệ thuật Lưu Trọng Lư như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cái tôi trữ tình, quan niệm nghệ thuật của Lưu Trọng Lư, nhằm khẳng định thơ Lưu Trọng Lư là một thế giới nghệ thuật riêng, độc đáo trong phong trào Thơ Mới. - Phương pháp so sánh: đặt hiện tượng thơ Lưu Trọng Lư nói riêng và phong trào Thơ Mới nói chung trong mối tương quan với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng Pháp, để khẳng định sự sáng tạo độc đáo cũng như tinh thần thời đại, giá trị dân tộc trong sáng tác của Lưu Trọng Lư; so sánh Lưu Trọng Lư với một số nhà thơ tiêu biểu khác của phong trào Thơ Mới để nhận rõ nét riêng trong phong cách và thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng các thao tác như thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ các luận điểm. 6. Đóng góp của luận án Như trên đã nói, các công trình nghiên cứu về sự nghiệp Lưu Trọng Lư tuy phong phú song còn tản mạn, thiếu hệ thống, và đặc biệt chưa có một 14 công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vị trí và những đóng góp của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới. Luận án góp phần tổng kết một cách toàn diện và hệ thống những đóng góp nghệ thuật của Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các nhận định, quan điểm trong các công trình nghiên cứu của những người đi trước. Mặt khác, luận án cũng mạnh dạn đề xuất một số quan điểm và kiến giải riêng về thơ Lưu Trọng Lư: tiếp cận sáng tác của Lưu Trọng Lư từ góc độ thi pháp học, từ đó tìm ra hạt nhân cốt lõi trong thơ Lưu Trọng Lư là cái tôi trữ tình mơ màng mà nhạy cảm tinh tế, sầu mộng mà nặng lòng yêu dấu, giang hồ mà thành thực nhân ái, thế giới nghệ thuật thơ Lưu Trọng Lư là thế giới mộng với thời gian mộng, không gian mộng và người em sầu mộng. Đặt thơ Lưu Trọng Lư trong tiến trình cách tân nghệ thuật Thơ Mới, luận án khẳng định: Lưu Trọng Lư là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, và đặc biệt, thơ Lưu Trọng Lư vừa là một hiện tượng tiêu biểu của thơ ca lãng mạn, vừa mang màu sắc tượng trưng. Sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn và tượng trưng trong thơ Lưu Trọng Lư là một hệ quả đặc biệt của sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. 7. Cấu trúc của luận án Luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Lưu Trọng Lư với sự hình thành ý thức nghệ thuật của Thơ Mới Chương 2: Lưu Trọng Lư trong phong trào Thơ Mới- nhìn từ góc độ cái tôi trữ tình và hình tượng thế giới. Chương 3: Thơ Lưu Trọng Lư trong tiến trình cách tân nghệ thuật Thơ Mới. 15 Chương 1 LƯU TRỌNG LƯ VỚI SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ MỚI 1.1. Phong trào Thơ Mới (1932-1945)- một cuộc cách tân về thi ca 1.1.1. Nhìn lại thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1932 Từ thế kỉ XX trở về trước, văn học Việt Nam có thể nói nằm trong phạm trù văn học trung đại. Giáo sư Trần Đình Sử, trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam đã khái quát những đặc điểm chung của loại hình văn học trung đại như sau. Thứ nhất, khái niệm văn học được hiểu theo nghĩa rất rộng, trong đó các thể loại hành chức, thực hiện những chức năng ngoài văn chương như cáo, chiếu, biểu, hịch là những thể loại đứng ở vị trí trung tâm trong nền văn học. Các thể loại văn học có tính thẩm mĩ như thơ ca, tiểu thuyết bị gạt ra khu vực ngoại vi. Thứ hai, văn học có tính chất song ngữ, bên cạnh văn học bằng thứ tiếng vay mượn quan phương có văn học tiếng bản địa, văn học viết và văn học dân gian truyền miệng. Thứ ba, văn học chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển và tôn giáo. Thứ tư, văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian. Đặc điểm thứ năm là tính chất ước lệ nổi bật của hình thức biểu hiện [85; 59]. Ba mươi năm đầu của thế kỉ XX, văn học Việt Nam chuyển sang phạm trù văn học cận đại. Cũng theo giáo sư Trần Đình Sử, thời cận đại ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam tính từ thời điểm xâm nhập của tư bản phương Tây, cũng là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến. Ở Việt Nam, thời kì cận đại kết thúc vào năm 1930 với sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam chính thức thành lập và lãnh đạo phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc. [85; 50]. 16 Ở Việt Nam, cũng như hầu hết các nước phương Đông, thời cận đại là kết quả của quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp, là thời đại giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây, đan xen giữa cái cũ và cái mới, thời kì chuẩn bị cho sự hình thành của những trào lưu hiện đại. Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã biến Việt Nam từ một nước phong kiến thành một nước phong kiến thuộc địa. Chính sách đồng hóa của thực dân Pháp đã làm xuất hiện trong xã hội Việt Nam một tầng lớp trí thức tinh hoa được đào tạo trong nhà trường của Pháp, hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa Pháp, bên cạnh tầng lớp trí thức Nho học. Các đô thị được hình thành bên cạnh mô hình làng xã truyền thống, mặc dù có sức sống yếu ớt và có mối liên hệ mật thiết với nông thôn. Chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến bên cạnh chữ Hán, chữ Nôm, vốn là hai văn tự chính trong thời trung đại. Những tư tưởng văn hóa xã hội phương Tây được truyền bá vào Việt Nam qua hoạt động học thuật của giới trí thức tinh hoa, tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ về mặt tư tưởng trong đời sống xã hội. Những phong trào duy tân và yêu nước liên tục nổ ra, gây chấn động xã hội, làm lung lay thể chế và những quan hệ xã hội phong kiến, đồng thời thổi vào đời sống những luồng gió mới. Lĩnh vực văn học cũng có những biến chuyển mạnh mẽ. Lực lượng sáng tác văn học lúc này cũng thay đổi: bên cạnh các nhà Nho vẫn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, theo những hình thức thể loại của văn học trung đại như thơ Đường luật, từ khúc, cổ phong, còn có những nhà Nho “bỏ bút lông đi cầm bút sắt”, và những trí thức Tây học được đào tạo trong môi trường giáo dục của Pháp. Với những tác giả thuộc bộ phận văn học bất hợp pháp, mục đích sáng tác văn học là tuyên truyền những tư tưởng duy tân và cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc (thơ văn Phan Bội Châu, Đông Kinh nghĩa thục). Với những tác giả thuộc bộ phận văn học hợp pháp, viết là một nghề, một phương cách để mưu sinh (Tản Đà). Đối tượng tiếp nhận văn học 17 lúc này không chỉ bó hẹp trong những người tri âm tri kỉ. Sự hình thành và phát triển của báo chí và kĩ nghệ in ấn, sự phổ biến chữ quốc ngữ tạo nên một lực lượng người đọc đông đảo, mà phần lớn là công chúng tiếp nhận ở các đô thị. Nhu cầu, thị hiếu tiếp nhận của loại độc giả này là động lực dẫn đến sự thay đổi của sáng tác văn học. Và đặc biệt, việc dịch thuật những tác phẩm triết học, văn học thế giới đã chuẩn bị một nền tảng tư tưởng tri thức và trang bị cho tầng lớp trí thức một nhãn quan mới về thế giới và con người. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên tính chất nổi bật của văn học thời kì này: tính chất giao thời, sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa Đông và Tây, khiến cho thời kì này trở thành một bước đệm, một sự chuẩn bị cho sự ra đời của văn học hiện đại. Riêng trong lĩnh vực thơ ca, nhìn chung có mấy dòng chủ đạo như sau. Thứ nhất là dòng văn học yêu nước và cách mạng được lưu hành bí mật hoặc nửa công khai của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, nhóm Đông kinh nghĩa thục... Tác giả của dòng thơ này là những chí sĩ Nho học yêu nước, được tiếp thu những tư tưởng mới mẻ từ nước ngoài như tư tưởng Duy tân từ Nhật Bản và Trung Quốc, và sử dụng thơ như một vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc. Về mặt nội dung, những tác phẩm thuộc dòng thơ này chan chứa lòng nhiệt thành cách mạng, là lời thúc giục, hiệu triệu đấu tranh. Về mặt hình thức, hầu hết các bài thơ đã tìm cách vượt thoát khỏi khuôn khổ gò bó và chật hẹp của thể thơ Đường luật, tìm đến những thể thơ cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát, hát nói... hoặc những thể thơ tương đối tự do phóng khoáng trong hệ thống thể loại văn học trung đại như ca trù, câu đối, phú... Về mặt ngôn ngữ, các tác giả đã cố gắng sử dụng một thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu để phù hợp với mục đích tuyên truyền cách mạng. Tuy nhiên, những tác phẩm thuộc dòng 18 thơ này nhìn chung vẫn chưa thực sự có những đột phá và những thành tựu kết tinh về mặt nghệ thuật. Thứ hai là dòng thơ công khai được đăng tải trên Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Phụ nữ tân văn trong những năm 1920, 1930. Đại đa số các bài thơ đều xoay quanh những đề tài truyền thống: hỏi xuân, vấn nguyệt, nhớ bạn, cảm hoài..., sử dụng thể loại truyền thống là thể thơ Đường luật và một hệ thống ngôn ngữ ước lệ, công thức, mòn sáo: phong trần, gương nga, cung cầm, kiếp phù sinh... Tất cả những yếu tố này trở thành những sợi dây nặng nề trói buộc cảm xúc, khiến thơ trở nên trống rỗng và giả dối, không biểu hiện được những thay đổi đang diễn ra trong đời sống tinh thần của con người thời đại. Đặc biệt, khi báo chí phát triển, số lượng tác phẩm xuất hiện càng nhiều, người tự nhận là nhà thơ càng nhiều, thì những bài thơ dở lại càng nhiều hơn, tạo nên một không khí nhạt nhẽo, thậm chí là bức bối và tù túng trong đời sống văn học. Trong bối cảnh suy thoái của văn hóa Hán, có một dòng thơ của những tác giả tuy xuất thân Nho học, tuy đã thất thế nhưng vẫn thực sự gây được một tiếng vang và tạo lập được một chỗ đứng nhất định trong văn đàn cũng như trong xã hội: đó là sáng tác của hai nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải. Hai nhà thơ này, và đặc biệt là Tản Đà, có thể coi là những thi sĩ Hán học cuối cùng của nền thơ Việt Nam. Tuy nhiên, sáng tác của họ đã nắm bắt và biểu hiện được “một cái gì đó khác” trong đời sống tinh thần của xã hội. Tứ thơ phóng túng, những cảm xúc chân thành và mới mẻ của Tản Đà phần nào đã bung phá khỏi những khuôn sáo của thơ ca trung đại. Những sầu, mộng, say của Tản Đà tuy vẫn là những khái niệm quen thuộc trong thơ ca truyền thống, nhưng rõ ràng nó đã lung linh một tinh thần khác, một sức sống khác. Cảm xúc trong thơ Tản Đà đã không còn là những cảm xúc mòn sáo, trở thành những công thức ước lệ trong thơ cổ, mà đã có một 19 chút gì đó mơ màng, mông lung, khó nắm bắt, không gọi được thành tên, giống như cảm xúc của các nhà Thơ Mới sau này. Cách diễn đạt của Tản Đà đã thoát ra khỏi lối mòn của thơ trung đại, có những câu thơ thực sự giản dị nhưng cũng hết sức độc đáo: “Ối trời ơi, ối đất ơi, cái áo sao mà rách tả tơi”. Và đặc biệt là những bài phong dao của Tản Đà và Trần Tuấn Khải đã đi vào lòng người đến mức nhiều người lầm tưởng là ca dao, là những tiếng hát cất lên ở nơi thôn dã: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” “Ai làm cho khói lên giời Cho mưa xuống đất cho người biệt li Ai làm Nam Bắc phân kì Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương”. Cách trở về với văn học dân gian của hai nhà thơ này có lẽ đã gợi ý và khơi nguồn cho một khuynh hướng thơ dân gian trong Thơ Mới sau này, với tên tuổi Anh Thơ. Bàng Bá Lân và đăc sắc hơn cả là Nguyễn Bính. Tản Đà là một nhà thơ cũ thuộc thế hệ nhà thơ xuất thân Nho học cuối cùng của nền văn học Việt Nam. Nhưng ngay trong chính nhà thơ này đã tồn tại một khát vọng mãnh liệt muốn thoát ra khỏi những khuôn thước cũ, muốn biểu hiện một tinh thần mới, một cảm xúc mới. Tính chất phức tạp của thế giới quan, những nỗ lực tìm tòi cái mới của Tản Đà đã khiến cho ông trở thành một chiếc cầu nối hai thế kỉ, một bậc tiền bối đáng nể trọng của thế hệ Thơ Mới, người gieo hạt, ươm mầm cho một cuộc cách mạng chưa từng có trong nền văn học nước nhà. Đồng thời, hiện tượng Tản Đà “vứt bút lông đi 20 cầm bút sắt”, “lại có thơ rao bán phố phường” cũng cho thấy sự suy thoái tất yếu của nền văn học trung đại và sự thất thế tất yếu của trí thức Nho học trong một thời đại mới. Tình hình trên cho thấy sự bế tắc tuyệt vọng và những nỗ lực vượt thoát ra khỏi phạm trù văn học trung đại của văn học thời kì này. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này có lẽ là một loạt những sự kiện đánh dấu sự cáo chung của nền khoa cử phong kiến, và lật đổ địa vị của tầng lớp trí thức phong kiến. Thứ nhất là sự ra đời của nghị định ngày 21 tháng 12 năm 1917 của Toàn quyền Đông Dương về việc cho ban hành Qui chế chung về ngành giáo dục ở Đông Dương, nhằm mục đích lấy Tây học thay cho Nho học. Hoạt động dạy học chữ Hán bị kiểm soát chặt chẽ. Những môn học mới được biên soạn và giảng dạy trong các nhà trường của Pháp, trong đó có nhiều môn học về lịch sử văn hóa Pháp. Chữ quốc ngữ trở thành văn tự chính trong các kì thi, bên cạnh chữ Pháp. Sự kiện quan trọng thứ hai là khoa thi cuối cùng năm 1919 (ngày 01/3 năm Kỉ Mùi, niên hiệu Khải Định thứ tư). Sự kiện này đã đánh dấu sự cáo chung của nền khoa cử phong kiến. Theo đó, lối thơ Đường luật cùng hệ thống tri thức khoa cử vốn là con đường tiến thân duy nhất của Nho sĩ cũng bị gạt bỏ. Sự kiện thứ ba là những cải cách của nội các Bảo Đại, trong đó nội các cũ gồm các quan già xuất thân Nho học bị bãi nhiệm, thay vào đó là một nội các trẻ gồm những vị Thượng thư như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Thái Văn Toản, Bùi Bằng Đoàn, là những trí thức Tây học. Tất cả những sự kiện này đã khiến nền Hán học và thể thơ Đường luật trở nên thất thế, những trí thức Nho học bị gạt ra ngoài lề của xã hội. Một thứ văn tự khác, một nền văn hóa khác, một tầng lớp trí thức khác đang dần dần thay thế. Cục diện vũ đài chính trị và sân chơi văn học đã thực sự thay đổi, trong đó có sự thắng thế của cái mới, của phương Tây, của những con người trẻ tuổi. Tình cảnh này sẽ để lại một dư vị ngậm ngùi, chua xót trong sáng tác văn học của những thế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất