Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - những hạn chế và giải pháp kh...

Tài liệu Luật thương mại năm 2005 qua gần ba năm thực thi - những hạn chế và giải pháp khắc phục

.PDF
114
117
97

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾVÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Luật thƣơng mại Việt Nam 2005 qua gần ba năm thực thi. Những hạn chế và giải pháp khắc phục Sinh viên thực hiện Bùi Thủy Nga Lớp : Anh 7 Khoá : K 43 Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thị Mơ Hà Nội, tháng 05/2008 LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo Nguyễn Thị Mơ – Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Khoa Quản trị kinh doanh, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học. Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các cán bộ tại Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương, các anh chị cán bộ tại Thư viện Trung tâm Thông tin và phát triển, Luật sư Trịnh Ngọc Tú, những người đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt các thầy cô giáo ở khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2008 Sinh viên Bùi Thuỷ Nga i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005 ............................................... 4 I. Bối cảnh ra đời của Luật Thƣơng Mại năm 2005….………………………..4 1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................... 4 2. Bối cảnh trong nước – Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ............................... 5 3. Những bất cập của Luật Thương Mại năm 1997 và sự cần thiết phải ban hành Luật Thương Mại 2005 ........................................................................... 7 3.1. Những bất cập của Luật Thương mại 1997………………………………..7 3.2. Sự cần thiết phải ban hành Luật Thương mại năm 2005………….…….10 II. Những nội dung cơ bản của Luật Thƣơng Mại năm 2005……………11 1. Bố cục của Luật Thương mại năm 2005 .................................................... 11 2. Nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005 ..................................... 13 3. Những điểm mới cơ bản của Luật Thương Mại năm 2005 ......................... 17 3.1. Các điểm mới về phạm vi điều chỉ nh ................................................... 17 3.2 Các điểm mới về thương nhân ............................................................. 21 3.2.1. Định nghĩa thương nhân ........................................................................ 21 3.2.2. Quy chế thương nhân ............................................................................ 22 3.2.3. Thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.................................... 23 3.3. Các điểm mới về các hoạt động thương mại cụ thể.............................. 24 3.3.1. Các qui định mới về mua bán hàng hóa quốc tế .................................... 24 3.3.2. Các qui định mới về dị ch vụ logistics .................................................... 27 3.3.3. Các qui định mới về dị ch vụ nh ượng quyền thương mại ........................ 29 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005 SAU GẦN BA NĂM ........................................................................ 32 I. Thực trạng hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam qua gần ba năm thực thi Luật Thƣơng Mại năm 2005 ........................................................................... 32 II. Tình hình thực thi Luật Thƣơng Mại năm 2005 ...................................... 40 1. Những thuận lợi và kết quả ........................................................................ 40 ii 1.1. Những đóng góp của Luật Thương mại năm 2005 ............................... 40 1.2. Tình hình triển khai Luật Thương mại năm 2005 ............................... 46 2. Những những hạn chế của Luật Thương Mại năm 2005 và những khó khăn khi thực thi Luật ............................................................................................ 51 2.1. Những hạn chế của Luật Thương Mại 2005 ........................................ 51 2.1.1. Hạn chế về phạm vi điều chỉnh của Luật ................................................ 51 2.1.2.Hạn chế liên quan đến các qui đị nh về thương nhân................................ 58 2.1.3.Hạn chế liên quan đến các qui đị nh về mua bán hàng hóa quốc tế ........... 58 2.1.4.Hạn chế liên quan đến các qui định về dịch vụ logistics .......................... 58 2.1.5. Hạn chế liên quan đến các qui định về dịch vụ nh ượng quyền thương mại ....................................................................................................................... 60 2.2. Những khó khăn khi thực thi Luật Thương Mại 2005 .......................... 64 2.2.1. Việc tuyên truyền Luật chưa sâu rõ ................................................... 64 2.2.2. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về Luật Thương mại năm 2005 ........ 65 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005 PHÁT HUY HIỆU LỰC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI .................... 67 I. Việt Nam gia nhập WTO và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật thƣơng mại và thực thi Luật Thƣơng Mại năm 2005 ................... 67 II. Các giải pháp để Luật Thƣơng Mại năm 2005 phát huy hiệu lực trong giai đoạn tới .................................................................................................... 72 1. Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện Luật Thương Mại năm 2005 ........... 72 1.1.Giải pháp hoàn thiện phạm vi điều chỉnh của Luật ........................... 72 1.2.Giải pháp hoàn thiện các qui định về thương nhân trong Luật ......... 74 1.3.Giải pháp đối với các quy định về mua bán hàng hóa quốc tế .......... 76 1.4.Giải pháp đối với các quy định về dịch vụ Logistics.......................... 79 1.5.Giải pháp đối với các quy định về dịch vụ nhượng quyền thương mại .................................................................................................................. 80 2.Nhóm giải pháp hoàn thiện các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành Luật Thƣơng mại năm 2005 .......................................................................... 83 iii 3.Nhóm giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho Cơ quan quản lý và các chủ thể kinh doanh thông qua tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thƣơng mại .......................................................................................... 85 3.1.Đối với các cơ quan quản lý ............................................................... 85 3.2.Đối với các chủ thể hoạt động thương mại ........................................ 88 4.Nhóm các giải pháp khác ........................................................................ 90 4.1.Đưa Luật Thương mại vào giảng dạy trong Nhà trường ................... 90 4.2.Đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên sâu về pháp luật thương mại .................................................................................................................. 91 4.3.Xây dựng, củng cố, duy trì các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật thương mại trên báo chí ........................................................................... 92 4.4.Giải pháp liên quan đến dịch vụ nhượng quyền thương mại ............. 92 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 96 PHỤ LỤC 1. HỆ THỐNG HOÁ CÁC VĂN BẢN DƢỚI LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN THỰC THI LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005 ...................................... 99 PHỤ LỤC 2. BẢN TÓM TẮT CAM KẾT WTO CỦA VIỆT NAM .............. 104 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. So sánh bố cục của Luật Thương mại năm 1997 với Luật Thương mại năm 2005 ......................................................................................................... 12 Bảng 2. Tăng trưởng GDP qua các năm từ 2003-2007 ................................... 32 Bảng 3. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của từng nhóm ngành dịch vụ vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ, 2003-2007 ......................................................... 35 Bảng 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2004 đến ngày 22/04/2008 ....... 36 Bảng 5. Đóng góp vào GDP của các ngành dịch vụ giai đoạn 2000-2003 .... 55 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa Xã hội Chủ nghĩa Xã hội NQTM Nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Asia – Pacific Economic Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Cooperation – Thái Bình Dương United States-Vietnam Bilateral Hiệp định song phương Việt Nam – Trade Agreement Hoa Kỳ Common Effective Preferential Chương trình thuế quan ưu đãi có Tarriff hiệu lực chung GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội EU European Union Liên minh Châu Âu IMF The International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế APEC BTA CEPT NAFTA North American Free Trade Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ Agreement USD US Dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới v LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Thương Mại năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật Thương mại năm 2005 ra đời nhằm thay thế Luật Thương Mại năm 1997, Luật Thương mại đầu tiên của Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế do sự phát triển của hoạt động thương mại ở trong nước cũng như với nước ngoài. Với những nội dung tiến bộ, Luật Thương mại năm 2005 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại ngày càng phát triển lên tầm cao mới, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn, xử lý các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và tạo cơ sở pháp lý phù hợp để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Luật Thương mại 2005 có hiệu lực đến nay đã được gần 3 năm. Chính phủ đã ban hành hơn 150 văn bản hướng dẫn, trong đó có 23 nghị định và 46 thông tư hướng dẫn1. Sắp tới lại có thêm nhiều văn bản hướng dẫn bổ sung. Song bên cạnh những tác động tích cực, Luật Thương mại năm 2005 vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, mỗi vấn đề gồm nhiều nội dung hoặc mơ hồ, chồng chéo; hoặc không tương thích với các văn bản dưới luật khác ; hoặc còn mâu thuẫn với các luật có liên quan,.... Hơn nữa, đặt Luật T hương mại 2005 trong bối cảnh mới , Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại đa phương lớn nhất thế giới WTO (World Trade Organization ) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, một số qui đị nh trong luật thương mại 2005 - luật cơ sở điều chỉ nh các hoạt độ ng thương mại của Việt Nam – chưa thực sự tương thí ch với các cam kết WTO . Tất cả các hạn chế này 1 Các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005: http://thuvienphapluat.com/Default.aspx?CT=SR&aow=0&q=lu%E1%BA%ADt%20th%C6%B0%C6%A1n g%20m%E1%BA%A1i, truy cập ngày 10/05/2008 1 riêng rẽ ít nhiều đã dựng lên "rào cản" kìm hãm sự phát triển của các hoạt động thương mại nói riêng và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nói chung. Do đó , yêu cầu phải xác đ ịnh rõ những đóng góp và hạn chế của Luật Thương mại 2005, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao tác động tí ch cực của Luật Thương mại cũng như xóa bỏ những bất cập , rào cản, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và tạo cơ sở pháp lý nền tảng vững chắc cho việc xây dựng các luật chuyên ngành có liên quan đến thương mại trở nên càng cấp bách. Trước sức ép của những cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập quốc tế , xuất phát từ những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, sau một thời gian học tập và nghiên cứu em xin mạnh dạn chọn vấn đề “ Luật thƣơng mại Việt Nam 2005 qua gần ba năm thƣ̣c thi . Nhƣ̃ng hạn chế và giả i pháp khắc phục” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích tình hình thực thi Luật Thương Mại năm 2005 qua gần ba năm có hiệu lực nhằm làm rõ những bất cập, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm đưa Luật Thương Mại năm 2005 vào cuộc sống, tạo môi trường pháp lý phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động thương mại trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những qui định về hoạt động thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực thi Luật Thương Mại năm 2005. Để nêu bật những mặt được và chưa được của Luật Thương mại năm 2005, tác giả phân tích cả Luật Thương mại năm 1997. Do đó, đối tượng nghiên cứu của khoá luận còn bao gồm cả Luật Thương mại năm 1997. - Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu, khoá luận chỉ yếu chỉ tập trung phân tích 3 nội dung chính của Luật. Đó là 2  Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005  Các quy định về thương nhân  Ba hoạt động thương mại, cụ thể là mua bán hàng hóa quốc tế, dịch vụ logistics và nhượng quyền thương mại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề hoàn thành khoá luận, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu tổng hợp như hệ thống hoá, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, đặc biệt là phương pháp so sánh luật học. Để đảm bảo tính ổn định và thống nhất của hệ thống pháp luật, Khóa luận cố gắng khai thác các kết quả nghiên cứu đã có trước đó, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập và khách quan trong nghiên cứu và đưa ra đề xuất, kiến nghị của mình. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời nói đầu , Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục , khóa luận được kết cấu theo ba chương: Chƣơng 1. Luật Thương Mại năm 2005 và những nội dung chủ yếu Chƣơng 2. Đánh giá tình hình thực thi Luật Thương Mại năm 2005 sau gần ba năm Chƣơng 3. Phương hướng và giải pháp để Luật Thương Mại năm 2005 phát huy hiệu lực trong giai đoạn tới 3 CHƢƠNG 1. LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005 VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU I. Bối cảnh ra đời của Luật Thƣơng Mại năm 2005 1. Bối cảnh quốc tế Bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã đạt tới mức biên giới quốc gia chỉ còn mang ý nghĩa về mặt hành chính . Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu thế khách quan , lôi cuốn các nước , bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thu hút được 148 quốc gia và lãnh thổ (tính đến ngày 31/09/2005)2, chiếm 85% thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu3. Bên cạnh sự lớn mạnh của WTO, xuất hiện rất nhiều tổ chức tiểu vùng, khu vực, liên khu vực như các tam, tứ giác phát triển, các khu vực mậu dịch tự do (AFTA, NAFTA), hoặc giữa các châu lục (APEC). Vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế như Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) trong nền kinh tế thế giới được củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Sự phát triển mạnh mẽ của các thể chế kinh tế quốc tế, các công ty đa quốc gia cũng là một biểu hiện quan trọng cho xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Bên cạnh sự phát triển kinh tế thế giới , kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp . Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York , chiến tranh và những diễn biến không lường trước được ở Trung Đông , giá dầu mỏ liên tục tăng cao , tình hình thiên tai , dịch bệnh... đã khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới lâm vào tì nh trạng khó khăn. Danh sách thành viên của WTO truy cập ngày 16/05/ 2008: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, 3 Tiến trình gia nhập WTO, cơ hội và thách thức đối với nước ta: ngày truy cập: 10/05/2008 http://wto.dddn.com.vn/Web/ContentDetail.aspx?distid=94&lang=vi-VN 2 4 Như vậy, bối cảnh thế giới với những cơ hội và thách thức lớn đều thúc đẩy Việt Nam đổi mới để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới . Yêu cầu hội nhập đòi hỏi ở Việt Nam một hệ thống pháp luật hoàn chỉ nh , hiệu quả , đặc biệt là pháp luật về thương mại. 2. Bối cảnh trong nước – Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Tháng 4 năm 2001, Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm 2005-2010 nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chất lượng phát triển xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra mục tiêu tổng quát là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”4. Thực hiện đường lối chính sách đó, Đảng, Nhà nước và Chính Phủ đã tập trung cải cách hành chính và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, từng bước tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả. Nhờ vậy, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì được tốc độ phát triển nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 7,34%, năm 2004 đạt 7,79% và năm 2005 đạt 8,44%.5 Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, tuy còn chậm nhưng cũng đang từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động 4 Web site Đảng Cộng sản Việt Nam: http://203.162.0.16/details.asp?topic=2&subtopic=4&leader_topic=226&id=BT1370335562 5 Tình hình kinh tế xã hội năm 2003, 2004, 2005: truy cập ngày 10/05/2008: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2003, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2004 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005 5 sản xuất kinh doanh. Các hình thức đổi mới doanh nghiệp Nhà nước cũng đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình này. Thành phần kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng quy mô và ngành nghề. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999 tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh. Tính đến 31/12/2005, Việt Nam đã thu hút được thêm tổng số trên 44 tỉ USD vốn FDI (vốn đăng ký)6. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng và tăng thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước. Kinh tế tập thể đang được tổ chức lại theo hướng hiệu quả hơn, giải quyết những tồn đọng, vướng mắc nhằm dổi mới phương thức hợp tác giữa các hộ gia đình, các làng nghề…đặc biệt là các vùng nông thôn. Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng có những bước phát triển khá ổn định. Kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, năm 2003 đạt trên 20 tỷ USD xuất khẩu và trên 25 tỷ USD nhập khẩu, năm 2004 lần lượt là trên 26,5 tỷ USD và 31,9 tỷ USD, năm 2005 là 31,8 tỷ và 36,8 tỷ USD. Đã hình thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông lâm hải sản và hàng điện tử. Nhập siêu tuy vẫn còn nhưng ngoại thương Việt Nam đã đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động du lịch cũng có bước phát triển vượt bậc. Năm 2005 Việt Nam đã đón trên 3,47 triệu lượt khách quốc tế, tăng 18% so với năm 20047. Các ngành dịch vụ liên quan như khách sạn, hàng không, … cũng có bước phát triển mới. Hệ thống tài chính tiền tệ cũng đang từng bước được cải thiện và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Các ngân hàng hoạt động thông 6 Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005, truy cập ngày 10/05/2008 7 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2003, truy cập ngày 10/05/2008 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2004, truy cập ngày 10/05/2008 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2005, truy cập ngày 10/05/2008 6 thoáng và ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, đặc biệt là phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Nhìn chung, trong hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. thực tiễn đã cho thấy công cuộc đổi mới của Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện cụ thể trong nước. Những thành công của đổi mới thực sự đã làm thay đổi bộ mặt đất nước theo hướng tích cực, tạo được nhiều tiền đề vật chất để tiếp tục tăng cường đổi mới trong thời gian tới. Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi hệ thống pháp luật mà trong đó là các đạo luật phải có sự thay đổi đáng kể phù hợp với tình hình để có thể điều chỉnh được các hoạt động thương mại phát sinh trong quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc phải thường xuyên cập nhật, thay đổi các đạo luật. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 16 khoản 4 của Hiệp định Marrakesh về Thành lập WTO, để gia nhập WTO, các nước muốn gia nhập phải sửa đổi pháp luật thương mại và các quy tắc của nước mình nhằm tạo tính tương thích với các quy định của WTO. Luật Thương mại năm 1997 bị các nước nước phê phán là có phạm vi điều chỉnh quá hẹp, có nhiều quy định không phù hợp với Luật của WTO. Do vậy, trong bối cảnh mới, việc sửa đổi Luật Thương mại 1997 là một yêu cầu cấp thiết. 3. Những bất cập của Luật Thương Mại năm 1997 và sự cần thiết phải ban hành Luật Thương Mại 2005 3.1. Những bất cập của Luật Thương mại 1997 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 bên cạnh những đóng góp rất to lớn còn có khá nhiều hạn chế. Một số hạn chế cơ bản có thể kể đến là: Thứ nhất, Luật Thƣơng mại năm 1997 có phạm vi điều chỉnh quá hẹp. Luật Thương mại năm 1997 chỉ điều chỉnh 14 hành vi thương mại, đó là mua bán hàng hóa và 13 loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa. Do đó, Luật Thương mại năm 1997 đã bỏ qua rất nhiều các loại quan hệ kinh tế - thương mại mang tính kinh doanh, vốn vẫn đang tồn tại và phát triển trên thị trường như: 7 bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…Việc Luật không điều chỉnh các nhóm quan hệ này trước hết đã tạo ra tính không đầy đủ trong phạm vi điều chỉnh của chính Luật, sau nữa có thể gây ra sự không đồng bộ, thiếu thống nhất trong điều chỉnh của pháp luật thương mại nói chung. Trên thực tế, điều này đã cản trở đến sự phát triển của các hoạt động thương mại vốn có bản chất thương mại nhưng không được Luật điều chỉnh cũng như gây tâm lý hoang mang cho những nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào những lĩnh vực này. Thứ hai, những quy định của Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 1997 về chế định thƣơng nhân còn bộc lộ một số hạn chế. Trước hết, khái niệm thương nhân theo Luật Thương mại 1997 không đủ chính xác và cụ thể để xác định ai là thương nhân và ai không là thương nhân. Điều 5 khoản 6 có quy định “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”. Cách định nghĩa theo kiểu liệt kê này vừa thừa lại vừa thiếu. Thiếu là ở chỗ sẽ có những chủ thể trong kinh doanh không được coi là thương nhân mặc dù họ thường xuyên kinh doanh. Ví dụ, theo cách định nghĩa này thì công ty hợp danh không phải là thương nhân dù những công ty này có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Còn thừa là ở chỗ tổ hợp tác không đăng ký kinh doanh lại là thương nhân. Tiếp đó, tư cách pháp lý của thương nhân trong Luật Thương mại năm 1997 cũng chưa được quy định rõ ràng. Luật đã không đề cập đến vấn đề liệu cá nhân nước ngoài cư trú dài hạn tại Việt Nam có thể trở thành thương nhân không, trong khi theo Nghị định Số 05/CP ngày 15 tháng 02 năm 1998 của Chính phủ về việc thúc đẩy đầu tư trong nước thì những cá nhân trên có thể thiết lập quan hệ kinh doanh tại Việt Nam (Điều 15). Luật doanh nghiệp 1999 cũng cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài cư trú thường xuyên tại Việt Nam có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Về điều kiện để trở thành thương nhân đối với các pháp nhân cũng không được quy định chi tiết trong Luật thương mại năm 1997. Trong khi, điều 113 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định “pháp nhân là các tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty 8 cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự”, nghĩa là điều kiện trở thành thương nhân đối với các pháp nhân được hiểu là những pháp nhân đó phải có tư cách là những tổ chức kinh tế. Nhưng Luật thương mại không thừa nhận năng lực của các doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp 1999 có thể trở thành thương nhân mặc dù về logic mà nói các doanh nghiệp tư nhân có đủ tư cách pháp lý để kinh doanh và trở thành thương nhân. Hơn nữa, Luật Thương mại năm 1997 cũng bộc lộ những hạn chế trong các quy định về thương nhân nước ngoài và phạm vi hoạt động của họ tại Việt Nam. Theo Luật Thương mại năm 1997, thương nhân nước ngoài ở Việt Nam chỉ được hoạt động dưới hai hình thức là chi nhánh và văn phòng đại diện (không được hoạt động dưới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài). Phạm vi hoạt động của thương nhân nước ngoài còn bị giới hạn bởi 14 hành vi thương mại qui định trong điều 45 mục I của Luật. Do đó các chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài không được phép hoạt động thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh cơ bản của Luật Thương mại năm 1997 đối với thương nhân nước ngoài còn là cơ chế “xin-cho” thể hiện ở điều 37 : “Thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định của pháp luật Việt Nam được Chính Phủ Việt Nam cho phép hoạt động thương mại dưới hình thức văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam”. Thứ ba, Luật Thƣơng mại năm 1997 có nhiều qui định không thật cần thiết. Cũng như Luật thương mại của các nước, Luật thương mại nước ta chủ yếu quy định về địa vị pháp lý của thương nhân và hoạt động thương mại của họ. Bên cạnh hai nhiệm vụ nói trên Luật thương mại năm 1997 còn quy định cả chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động thương mại bao gồm chính sách đối với các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế cá thể, tư bản tư nhân (Điều 10; 11; 12) đối với các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa (Điều 13; 14). Tuy nhiên việc đưa chính sách thương mại đối với các thành phần và các vùng kinh tế vào Luật thương mại, xét về nhiều mặt, là không cần thiết. Bên cạnh những bất cập kể trên, nếu đi vào từng điều khoản cụ thể, ta sẽ thấy còn rất nhiều hạn chế cần phải sửa đổi. Nhưng do khuôn khổ khoá luận có hạn và 9 đó không phải là mục đích chính của khoá luận này nên người viết chỉ liệt kê những hạn chế trên mà không thể đi sâu vào từng chi tiết. 3.2. Sự cần thiết phải ban hành Luật Thương mại năm 2005 Qua gần 9 năm thực hiện, Luật Thương mại năm 1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đổi. Sự cần thiết phải ban hành Luật Thương mại năm 2005 thể hiện ở hai điểm sau: Thứ nhất, ban hành Luật Thương mại năm 2005 nhằm loại bỏ những bất cập của Luật Thương mại năm 1997. Thực vậy, qua những phân tích ở phần I .3.1 trên đây, ta có thể thấy rằng Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ rất nhiều điểm bất cập, không phù hợp với thực tiễn thương mại ở Việt Nam . Những bất cập này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của nền thương mại Việt Nam . Hơn nữa, Từ khi có Luật Thương mại năm 1997 tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc đã và đang được sửa đổi , bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại . Sự ra đời, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật điều chỉnh về thương mại mới đây đã làm cho nhiều chế định của Luật Thương mại không còn phù hợp (ví dụ sự chồng chéo về địa vị pháp lý của doanh nghiệp với Luật Doanh nghiệp 1999, về khái niệm hoạt động thương mại với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003…). Bên cạnh đó , việc soạn thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi với mục tiêu đưa ra những chế định chung về hợp đồng cho cả hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đã đặt ra yêu cầu phải loại bỏ khỏi Luật Thương mại năm 1997 những quy định chung liên quan đến chào hàng, chấp nhận chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng…Do đó trong Luật Thương mại sửa đổi chỉ cần quy định những vấn đề chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh 10 vực thương mại, trong đó chú trọng đến hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Thứ hai, ban hành Luật Thương mại năm 2005 để Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện cam kết quốc tế. Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Đảng và Nhà nước là nguyên nhân dẫn tới yêu cầu sửa đổi Luật Thương mại năm 1997. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và hiện đang trong quá trình thực thi các cam kết của khối này, nhất là các cam kết về cắt giảm thuế quan. Năm 2000, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, một hiệp định thương mại song phương có tác động mạnh đến cả nền thương mại nước ta mà theo đó, để thực thi Hiệp định, Việt Nam phải điều chỉnh rất nhiều vấn đề, rất nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang rất nỗ lực để có thể trở thành thành viên thứ 149 của WTO8 vào cuối năm 2006. Để thực hiện tốt những cam kết song và đa phương của mình, Việt Nam phải tiến hành điều chỉnh chính sách, thu hẹp sự không tương thích giữa pháp luật thương mại trong nước với pháp luật thương mại thế giới và khu vực. Trong khi đó, Luật Thương mại năm 1997 có một số nội dung chưa phù hợp với các cam kết này, chưa thể hiện các quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và của các hiệp định đa biên trong WTO, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Trước những bất cập đó, việc sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 là điều cấp thiết tạo cơ sở pháp luật để Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế của mình. II. Những nội dung cơ bản của Luật Thƣơng Mại năm 2005 So với Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005 có những điểm mới chủ yếu sau đây: 1. Bố cục của Luật Thương mại năm 2005 Luật Thương Mại năm 2005 được chia thành 9 chương, 324 điều ( so với 6 chương, 264 điều của Luật Thương mại năm 1997), trong đó 96 điều trong Luật 8 Tính đến ngày 31/09/2005, WTO có 148 thành viên. 11 Thương mại năm 1997 được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều được bổ sung mới. Bố cục của Luật Thương mại năm 2005 có thể được tóm tắt tại bảng 1 dưới đây: Bảng 1. So sánh bố cục của Luật Thƣơng mại năm 1997 với Luật Thƣơng mại năm 2005 Bố cục của Luật Thƣơng mại 1997 Bố cục của Luật Thƣơng Mại 2005 Chương I: Những quy định chung (từ Đ1-44) Chương I: Những quy định chung (từ Đ1-23) Chương II:Hoạt động thương mại (từ Đ45-218) Chương II: Mua bán hàng hóa (từ Đ24 - 73) Chương III: Thương phiếu (từ Đ219-Đ221) Chương III: Cung ứng dịch vụ (từ Đ74 - 87) Chương IV: Chế tài trong thương mại và Chương IV. Xúc tiến thương mại (từ Đ88-140) giải quyết tranh chấp trong thương mại (từ Đ222 – 243) Chương V: Quản lý nhà nước về thương Chương V. Các hoạt động trung gian mại (từ Điều 244 - 262) thương mại (từ Điều 141 đến Điều 177) Chương VI: Điều khoản thi hành (Điều 263, Chương VI. Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (từ Điều 178 đến Điều 291) 264) Chương VII. Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại (từ Điều 292 đến Điều 319) Chương VIII. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (từ Điều 320 đến Điều 322) Chương IX. Điều khoản thi hành (Đ323, 324) [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Như vậy, bố cục của Luật Thương mại năm 2005 một mặt vẫn kế thưa những điểm cơ bản của Luật Thương mại năm 1997, mặt khác đã có sự bổ sung cơ bản. Sự thay đổi này chủ yếu là do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật. Luật Thương Mại năm 2005 không chỉ điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa mà còn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại, Luật Thương Mại năm 2005 không chỉ giới hạn trong 14 hành vi thương mại cụ thể mà chia thành 4 12 nhóm hành vi thương mại. Các nhóm hoạt động thương mại cùng tính chất được tập hợp trong chương riêng như Chương IV “Xúc tiến thương mại” hay Chương V “Các hoạt động trung gian thương mại” chứ không gói gọn trong một chương “ Các hoạt động thương mại” như của Luật Thương Mại 1997. 2. Nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005 2.1.Về phạm vi điều chỉnh Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 được mở rộng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, theo hướng Luật Thương mại xác định hoạt động thương mại theo nghĩa rộng và đưa ra quy định khung cho các hoạt động này. Đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại gắn liền và phục vụ trực tiếp cho mua bán hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 đưa ra những chế định cụ thể. Những hoạt động thương mại khác chưa được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005 sẽ được các luật chuyên ngành quy định. 2.2.Về đối tượng áp dụng Luật Thương mại năm 2005 được áp dụng đối với: 1) Thương nhân hoạt động thương mại; 2) Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Riêng đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể sau. 2.3.Về những qui đị nh cơ bản của hoạt động thương mại Luật đưa ra 6 nguyên tắc, làm nguyên tắc chung cho hoạt động thương mại phù hợp với những qui tắc của Luật Dân sự , thực tiễn thương mại Việt Nam và các thông lệ quốc tế. 2.4.Về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại ở Việt Nam Luật Thương mại năm 2005 xác đị nh các hì nh thức và quyền hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam . So với Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm hai hì nh thức mới của thương nhân nước ngoài ở Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bên cạnh hì nh thức chi nhánh và văn phòng đại diện. 13 2.5.Về các hoạt động thương mại cụ thể Luật đã chia các hoạt động thương mại thành năm nhóm chí nh : Mua bán hàng hóa (chương II), Cung ứng dị ch vụ (chương III), Xúc tiến thương mại (chương IV), Các hoạt động trung gian thương mại (chươngV) và Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (chươngVI). * Chƣơng II: Mua bán hàng hóa Chương này bao gồm ba mục : Các qui định c hung đối với hoạt độ ng mua bán hàng hóa , quyền và nghĩ a vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa , mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Về các qui đị nh chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa : Luật Thương mại năm 2005 có nhiều điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997 như: không qui đị nh về các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa , đưa thêm vào các biện pháp khẩn cấp mà Nhà nước có thể áp dụng trong các trường hợp đặc biệt với cả hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa quốc tế , đổi tên hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, qui đị nh về các phương thức xuất khẩu, nhập khẩu… Về quyền và nghĩ a vụ củ a các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa : Luật đưa ra các qui đị nh về quyền và nghĩ a vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở kế thừa các qui định về mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 1997, tham khảo Công Ước Viên năm 1980 và tập quán , thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Về mua bán hàng hóa qua Sở giao dị ch hàng hóa . Đây là một mục mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997. Trong mục này, Luật đã đưa ra những qui đị nh khung cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dị ch hàng hóa. Chƣơng III: Cung ƣ́ng dị ch vụ Đây là một chương hoàn toàn mới của Luật Thương mại năm 2005, do đó nhiều qui đị nh trong chương này chỉ mang ý nghĩ a tạo khung pháp lý cho các hoạt động cung ứng dị ch vụ trên thị trường. Những loại hì nh dị ch vụ cụ thể được qui đị nh chi tiết trong các luật chuyên ngành như: Luật Kinh Doanh bảo hiểm (ban hành năm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng