Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luật pháp, các chính sách và mô hình dịch vụ trợ giúp người khuyết tật...

Tài liệu Luật pháp, các chính sách và mô hình dịch vụ trợ giúp người khuyết tật

.DOC
33
882
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT CHỦ ĐỀ: LUẬT PHÁP, CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MÔ HÌNH DỊCH VỤ TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Hà Nội, tháng 5/ 2013 Phần I. Hiểu biết chung về người khuyết tật 1. Khái niệm người khuyết tật Theo định nghĩa trong dự thảo lần II (2009) "Luật người khuyết tật" của Việt Nam, người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện ở những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập ặp nhiều khó khăn. NKT nặng là người do khuyét tật mà không tự thực hiện công việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày hoặc bị giảm thiểu chức năng nên không có khả năng tự mình tham gia học tập nghiên cứu, lao động, sản xuất kinh doanh. Theo định nghĩa trong "Luật người khuyết tật Mĩ năm 1990", NKT là người bị khiếm khuyết về cơ thể hoặc tinh thần, bị hạn chế cơ bản trong một hoặc nhiều mặt sinh hoạt. Một người được coi là NKT nếu đã có một khiếm khuyết nào đó từ trước. Những khiếm khuyết ấy có thể bao gồm khiếm khuyết về cơ thể, giác quan, nhận thức hoặc trí tuệ. Những người bị rối loạn tâm thần và mắc các loại bệnh kinh niên khác nhau cũng có thể được coi là NKT. Các khuyết tật có thể xuất hiện trong cuộc đời hoặc có ngay từ lúc sinh ra ở một người nào đó. 2. Phân loại khuyết tật Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). + Khiếm khuyết chỉ sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. + Khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. + Tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do đó, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội đối với cộng đồng mà trongđó người khuyết tật sống. Điều 3 của bộ Luật NKT đã phân loại khuyết tật thành 6 dạng tật như sau: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. Các nhà khoa học trước đây đã chia thành hàng chục loại khuyết tật, nhưng hiện nay người ta thu gọn vào sáu loại khuyết tật chính sau đây: a.Khuyết tật về mặt thể lý: sự khiếm khuyết, suy yếu về mặt thể lý, hoặc những bệnh tật mang tính vĩnh viễn làm suy yếu khả năng thể lý hay kỹ năng vận động của một người. b. Khiếm thính: những người khuyết tật thuộc nhóm này là những người yếu kém khả năng nghe nên cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họ nghe được tiếng nói của người khác; vì không nghe được nên khả năng nói của họ cũng rất yếu kém. c. Khiếm thị: những người rất yếu kém khả năng nhìn, dù đã đeo kính, khiến hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt. d. Khuyết tật về tinh thần (những bệnh nhân tâm thần): là người suy yếu về cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhu cầu của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị hạn chế. e. Khuyết tật về sự phát triển trí não: những người khuyết tật dạng này có sự suy yếu hay chậm phát triển trí não như những người bại não, động kinh, tự kỷ, và những rối loạn tương tự khác. f. Khuyết tật hỗn hợp: đây là dạng khuyết tật bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nhưng lại gây nên hậu quả tai hại cho con người như nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân bị virus độc huỷ hoại, do thực phẩm, thuốc men có nhiều hoá chất độc hại tạo nên những di chứng thần kinh hoặc những khuyết tật bắt nguồn từ những nguyên nhân mà ta gọi là tâm linh. 3. Thực trạng khuyết tật trên thế giới và Việt Nam Thống kê trên thế giới có khoảng 10%người khuyết tật, tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007)(x. www.un.org,Some Facts about Persons with Disabilities). Tỷ lệ tương đương của các nước trên thế giới là: Quốc gia 2000New Zealand Tỉ lệ dân số khuyết tật Năm thống kê 20% 1996 13.1% 2006 Zambia20% Úc 12.1% Thuỵ Điển Nicaragua Mỹ 1988 10.3% 2003 19.4% 2000 Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên tổng số 85,5 triệu dân, tương đương 7,8% dân số.và cho đến hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích... Phần II. Luật pháp và các chính sách dành cho người khuyết tật 1. Văn bản pháp lý của quốc tế 1.1. Một số văn bản quốc tế liên quan đến người khuyết tật - Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật về tâm thần năm 1971 - Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật năm 1975 - Chương trình hành động thế giới về nggười tàn tật năm 1982 - Thập kỷ của Liên hiệp quốc về người tàn tật giai đoạn 1983- 1992 - Tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người và kế hoạch hành động 1990 - Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng hoá các cơ hội cho người tàn tật 1993 - Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật 6/12/2006 Từ các văn bản đó Liên hiệp quốc đã cụ thể hoá bằng các hành động như năm quốc tế về người khuyết tật 1981. Sau khi phát động đã có 141 quốc gia và vùng lãnh thổ thành lập uỷ ban quốc gia về người khuyết tật và lấy ngày 3/12 hàng năm là ngày quốc tế người khuyết tật 1.2. Nội dung một số văn bản quốc tế về người khuyết tật 1.2.1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em Trong công ước quốc tế về quyền trẻ em lần đầu tiên trong lịch sử quyền con người của nhân loại, vấn đề trẻ em khuyết tâtj được xác lập bằng các quy phạm pháp luật quốc tế. các điều trong công ước đều quan trọng đối với quyền của trẻ em khuyết tật, nó được thể hiện qua 4 nguyên tắc cơ bản: Các quốc gia phải công nhận và thực hiện tất cả các quyền ghi nhận trong công ước cho tất cả trẻ em mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào (điều 2) Quyền lợi tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm hàng đầu trong tất cả các hành động liên quan tới trẻ em (điều 3) Quyền được sống và phát triển (điều 6) Quyền được tôn trọng ý kiến trong tất cả các vấn đề ảnh hưởng hay liên quan Đặc biệt trong công ước về quyền trẻ em dành hẳn điều 23 nói cụ thể về quyền của người khyết tật. Nội dung cụ thể của điều này bao gồm: Các Quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em bị khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo nhân phẩm, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng. Các Quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em khuyết tật được chăm sóc đặc biệt và tuỳ theo khả năng sẵn có, phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà họ yêu cầu và thích hợp với điều kiện của trẻ em đó và phù hợp với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó. Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em khuyết tật, phù hợp với Khoản 2 của Điều này, phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, căn cứ vào khả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em khuyết tật và sẽ được trù tính để đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp cận và hưởng sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng, sự chuẩn bị để có việc làm và các cơ hội vui chơi giải trí theo cách thức có lợi cho việc trẻ em khuyết tật đạt được sự hoà nhập vào xã hội và phát triển cá nhân trọn vẹn nhất có thể được, bao gồm cả sự phát triển văn hoá và tinh thần đứa trẻ. Các Quốc gia thành viên phải thúc đẩy, theo tinh thần hợp tác quốc tế, sự trao đổi thông tin thích hợp trong lĩnh vực phòng bệnh và trị bệnh về tâm lý và chức năng cho những trẻ khuyết tật, bao gồm việc phổ biến và thu nhận thông tin liên quan đến các phương pháp giáo dục phục hồi chức năng và các dịch vụ dạy nghề, với mục tiêu là tạo điều kiện cho các Quốc gia thành viên nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn của mình và để mở rộng kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này. Về mặt này, cần phải đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nước đang phát triển. 1.2.2. Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật Ngày 23/12/2006, tại New York, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật. công ước gồm 50 điều, nguyên tắc chính của công ước nay bao gồm: - Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự do lựa chọn và độc lập của tất cả mọi ngươi - Không phân biệt đối xử - Sự tham gia và hoà nhập xã hội đầy đủ - Tôn trọng và chấp nhận người khuyết tật như một phần của sự đa dạng của nhân loại - Bình đẳng về cơ hội - Khả năng tiếp cận - Bình đẳng giữa nam và nữ - Tôn trọng những khả năng đang phát triển của trẻ em khuyết tật và quyền lưu giữ bản sắc cá nhân của các em Ý nghĩa: Công ước này có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với người khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ ko phải là vấn đề y tế, và xác lập sự chuyển dịch từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền Công ước còn là một thoả thuận giữa các quốc gia trên thế giới về việc đảm bảo người khuyết tật cũng như không khuyết tật được đối xử bình đẳng với nhau 2. 2.1. Văn bản pháp luật của Việt Nam Một số văn bản luật về người khuyết tật Việt Nam là quốc gia đã và đang tham gia tích cực vào việc thực hiện các Công ước, nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và các vận động, chương trình hành động dành cho người khuyết tật Vấn đề người khuyết tật được Đảng và Nhà nuớc thể hiện trong văn bản Luật pháp cao nhất đó là hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở Hiến pháp và pháp lệnh người tàn tật ban hành năm 1998 từ đó cho đến nay có nhiều văn bản pháp luật khác được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp dành cho người khuyết tật Hiến pháp năm 1992 Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 Luật bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991- sửa đổi năm 2004 Pháp lệnh người tàn tật ngày 30/07/1998 Luật người khuyết tật ban hành 17/10/2010 Luật giáo dục sửa đổi ban hành 27/6/2005 2.2. Nội dung 2.2.1. Luật người khuyết tật Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17/10/2010 và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2011. Đây là văn bản luật mang đậm tính nhân văn sâu sắc - Khái niệm, định nghĩa về người khuyết tật, phân loại khuyết tật.. - Trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền xác định khuyết tật, phương pháp xác định khuyết tật, các thủ tục liên quan đến việc xác định khuyết tật - Trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ trị liệu cho người khuyết tật - Giáo dục cho người khuyết tật - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật - Văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch cho người khuyết tật - Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông thông tin liên lạc cho người khuyết tật - Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật - Trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể đối với công tác ngời khuyết tật Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam. 2.2.2. Nghị định số 28 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật Chương I:QUY ĐỊNH CHUNG Điều 6. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật Cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Khoảnnày. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; Chương II: VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Điều 8. Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây: Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm; Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra. Điều 9. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây: Chương III: MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ, GIÁ DỊCH VỤ, THỰC HIỆN LỘ TRÌNH CẢI TẠO CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TIẾP CẬN Chương IV: BẢO TRỢ XÃ HỘI Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng Điều 17. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng Điều 18. Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và các mức cấp kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội Điều 19. Điều kiện đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng . Điều 21. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng Điều 22. Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng Điều 23. Hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội Chương V: THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT Điều 24. Thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật Điều 26. Nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tật Điều 27. Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật Điều 28. Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật Phần III. Các mô hình hỗ trợ dành cho người khuyết tật 3.1 Mô hình dịch vụ can thiệp sớm 3.1.1 Ý nghĩa của chương trình can thiệp sớm Lợi ích của việc can thiệp sớm là tạo nền tảng cho việc học tập trong tương lai của trẻ khuyết tật .Chương trình can thiệp sớm về giáo dục y tế được bắt đầu càng sớm thì trẻ càng có khả năng học được nhiều kỹ năng phức tạp hơn . +) Lợi ích về mặt y tế : Ngăn chậm ảnh hưởng của khuyết tật , ngăn ngừa những nguyên nhân chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng Giảm thiểu ảnh hưởng của khuyết tật : Giảm các ảnh hưởng của bệnh mãn tính và khuyết tật chức năng lâu dài +) Lợi ích về mặt giáo dục là giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất cũng như tâm lý .Trẻ được quan tâm giáo dục sớm , đúng lúc và hợp lý càng đẩy nhanh quá trình phát triển thể chất và tinh thần tạo ra những tiền đề thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo 3.1.2 Nội dung của can thiệp sớm Các chương trình can thiệp sớm bao gôm: +) Can thiệp sớm tại nhà Được triển khai tại gia đình trẻ khuyết tật , người thực hiện là cha mẹ của trẻ khuyết tật và các thành viên khác trong gia đình là thực hiện giáo dục và phục hồi chức năng tại nhà , phối hợp với cán bộ phục hồi chức năng và các chuyên gia lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khuyết tật +) Can thiệp sớm tại cơ sở y tế Được triển khai tại các trung tâm hoặc khoa phục hồi chức năng của bệnh viện người thực hiện là bác sỹ , kỹ thuât viên phục hồi chức năng Nhiệm vụ của cơ quan y tế là khám xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật ở trẻ em trong giai đoạn sớm , tiến hành các hoạt động trị liệu phục hồi chức năng , hướng dẫn cho cha mẹ chương trình phục hồi chức năng tại nhà , triển khai phục hồi chức năng tại cộng đồng +) Can thiệp sớm tại các cơ sở giáo dục Chủ yếu là giáo dục mần non .Người thực hiện là giáo viên mần non, các chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật Nhiệm vụ chính của can thiệp sớm tại cơ sở giáo dục là tiếp nhận trẻ đến các trường mần non , dạy trẻ các kỹ năng như : Vận động , giao tiếp , sinh hoạt hàng ngày vui chơi giải trí hoạt động theo chương trình chăm sóc giáo dục thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân +) Can thiệp sớm tại trung tâm Trẻ khuyết tật và gia đình đến trung tâm .Việc dạy học và điều trị , đào tạo , chỉ dẫn được tiến hành tại trung tâm Nhiệm vụ của trung tâm can thiệp sớm : Phát hiện sớm , đánh giá , chuẩn đoán , hướng dẫn , tư vấn cho phụ huynh , xây dựng các chương trình trợ giúp cho gia đình khi tiến hành can thiệp cho trẻ khuyết tật tại trung tâm , trường hoặc tại nhà 3.1.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội với chương trình can thiệp sớm cho người khuyết tật Nhân viên công tác xã khi làm việc người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có vai trò chính là hỗ trợ gia đình triển khai việc chăm sóc người khuyết tật một cách phù hợp và giúp gia đình xác định được các dịch vụ cần thiết Nhân viên công tác xã hội có một số vai trò cụ thể như sau: Nắm rõ tình trạng phát triển hiện thời của đứa trẻ như : Khả năng phát triển nhận thức , giao tiếp , cảm xúc và khả năng vận động để sẵn sàng chia sẻ , cung cấp thông tin cho gia đình những điều kiện cần thiết Biết được nguồn lực của gia đình , nhưng ưu tiên và quan tâm liên quan tới việc tăng cường khả năng phát triển của trẻ khuyết tật . Biết được các dịch vụ can thiệp sớm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình Cùng với chuyên gia can thiệp sớm lên kế hoạch can thiệp cá nhân trẻ khuyết tật cho một cách hợp lý và hiệu quả nhất Ngoài ra , trong chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật điều quan trọng của nhân viên công tác xã hội là hỗ trợ cha mẹ và gia đình trẻ khuyết tật xây dựng kế hoạc giáo dục cá nhân cho con họ Thông tin cho cha mẹ về việc xây dựng kế hoạch cá nhân Giúp cha mẹ trẻ khuyết tật tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch trước khi họ thực sự bắt tay vào công việc bằng cách làm rõ vai trò trách nhiệm tham gia của họ Khi làm việc phải thể hiện sự tôn trọng của mình với trẻ khuyết tật , thừa nhận quyền bảo mật thông tin cá nhân và sẵn sàng lắng nghe , tôn trong ý kiến cá nhân của cha mẹ trẻ khuyết tật 3.2 Các mô hình giáo dục cho người khuyết tật Để đảm bảo cho người khuyết tật có thể tự vươn lên trong cuộc sống, tham gia và hòa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xã hội thì việc xã hội tạo điều kiện tối đa để người khuyết tậ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mỗi người khuyết tậ có những nhu cầu mong muốn, năng lực nhận thức và mức độ khuyết tật khác nhau nên làm thế nào để tiếp cận các dịch vụ giáo dục một cách phù hợp nhất với họ. Với vai trò là ngừi trợ giúp và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tậ thì nhân viên công tác xã hội cần phải nắm được các mô hình,phương thức giáo dục cho người khuyết tật. Các mô hình đó là: 3.2.1 Giáo dục chuyên biệt. Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có cùng dạng khuyết tật vào cơ sở giáo dục riêng. Những trẻ có cùng dạng, cùng mức độ khuyết tật được theo học một chương trình riêng và với phương pháp tách biệt. Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển và các kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tới mức tối đa sau khi hoàn thành xong chương trình. Đối tượng phục vụ chính tại trường giáo dục chuyên biệt là trẻ em và thanh thiếu niên có khuyết tật.(ví dụ: Trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu). - Ưu điểm: Phương thức giáo dục chuyên biệt là rất hữu ích đối với những trẻ khuyết tật vừa và nặng. + Nội dung chương trình học phù hợp với khả năng, năng lực và đặc thù khuyết tậ của từng em. + Qui mô lớp học nhỏ, giáo viên được đào tạo bài bản chuyên sâu nên các em được quan tâm , chăm sóc và trị liệu kỹ lưỡng hơn. + Các em có môi trường để được giao lưu, sinh hoạt và vui chơi. + Các em có cơ hội học tập và học nghề. + Phương tiện trang thiết bị chuyên dung cho từng loại khuyết tật được đầu tư. - Nhược điểm: Mô hình này tập trung chủ yếu đến công tác giáo dục và dạy nghề, còn yếu thậm chí trong công tác chăm sóc sức khỏe và y tế cho người khuyết tật. + Các em vẫn luôn mang cảm giác bị khác biệt. + Giáo trình, giáo cụ phục vụ cho giảng dạy, của thầy và trò còn thiếu thốn và hạn chế. + Mô hình giáo dục chuyên biệt cũng rất tốn kém: Chi phí cao cho xây dựng cơ sở vật chất, đâò tạo đội ngũ gióa viên riêng. 3.2.2 Giáo dục hội nhập. Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tậ trong lớp học chuyên biệt được đặt trong trường học phổ thông bình thường. Trong quá trình giáo dục những trẻ khuyết tật nào có đủ điều kiện sẽ học chung một số môn học hoặc tham gia vào một số hoạt động cùng trẻ em không khuyết tật ở trong trường học. Thời gian còn lại, những trẻ này được học chương trình riêng với những nội dung, phương pháp giáo dục riêng phù hợp với khả năng của các em. - Nhược điểm: Ở Việt Nam, phương thức giáo dục hội nhập hầu như không được phát triển bởi nso có một số hạn chế nhất định. Đó là: + Trẻ khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập với trẻ bình thường trong mọi họa động + Việc học tập của trẻ trong các lớp học chuyên biệt theo một chương trình riêng khồn trùng lặp với chương trình cũ nên trẻ không thích ứng được. + Trẻ nhiều khi bị ức chế tâm lý khi tham gia vào hoạt động không được đầy đủ và cảm thấy bị phân biệt đối xử so với bạn bè bình thường ngay trong trường học. 3.3.3 Giáo dục hòa nhập. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục mà trong đó trê khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống. Bản chất của giáo dục hòa nhập là mọi trẻ em được học trong môi trường giáo dục mà trong đó, trẻ có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình. Một môi trường mà: Trẻ khuyết tậ được học ở trường thuộc khu vực sinh sống; được bố trí vào lớp ọc phù hợp với lứa tuổi; cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ trẻ khuyết tật ngay trong trường hòa nhập; mọi học sinh đều là thành viên của tập thể, bạn bè cùng trang lứa giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động tại trường; phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của trẻ; giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục với nhau; chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kỹ năng xã hội. - Ưu điểm: Giáo dục hòa nhập là trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà nhất. Như vậy, các em cũng không bị tách biệt với bố mẹ, anh chị em trong gia đình, các em luôn được gần gũi với bạn bè, người thân quen ở phường, xã. Sống trong môi trường như vậy các em sẽ an tâm hơn. Những xúc động, vui buồn trong tình cảm diễn ra ở trẻ một cách bình thường. Do đó, tâm lý của các em sẽ ổn định và hài hòa như những đứa trẻ khác. + Tạo cho mọi trẻ có cơ hội được chăm sóc và giáo dục bình đẳng. + Tạo sự hợp tác giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường. - Nhược điểm: Vẫn còn tính chất thực hiện dự án và thí điểm, chưa thể đại trà thực hiện. + Bản thân nhà trường còn chưa chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất và còn thiếu thốn về mọi mặt, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ, phòng học, dội ngũ giáo viên có chuyên môn và giáo trình giáo cụ chuyên biệt. + Thực tế việc hòa nhập chỉ có thể phù hợp nhất với trẻ khuyết tậ về vận động, khiếm thị nếu được chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng để hòa nhập cho cả học sinh, giáo viên, bộ phnaj quản lý và cơ sở vật chất. + Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mọi dạng thì hòa nhập khó khăn cho dù phần lớn các em khoogn cần đến một thiết bị đặc biệt nào hỗ trợ. Chính sự khác biệt về nhận thức, học lực, mức độ tham gia và hành vi nên chỉ một số ít trẻ em chậm phát triển trí tuệ có đủ điều kiện để hội nhập rồi hòa nhập trên một số phương tiện. + Bản thân nhà trường còn thiếu về mọi mặt, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ, phòng học, đội ngũ giáo viên có chuyên môn và giáo trình giáo cụ chuyên biệt. Như vậy giáo dục hòa nhập tạo được cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây là môi trường mà mọi người trong cộng đồng có dịp để tiếp cận với trẻ khuyết tậ nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu tiềm năng của các em, những mặt mạnh, khó khăn của các em. Từ đó, họ thấy cần phải làm gì để hỗ trợ các em nhiều hơn.  Một số khó khăn của trẻ khuyết tật trong trường học. Với ba mô hình, phương thức giáo dục như trình bày thì trẻ khuyết tật có nhiều cơ hội khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục, tham gia học tập bản thân trẻ khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn trước hết có thể kể đến là từ chính bản thân trẻ khuyết tật: - Khó khăn tiếp thu kiến thức, nhận thức. - Khó khăn khi diễn đạt, trình bày ý kiến quan điểm - Khó khăn trong quan hệ giao tiếp - Khó khăn khi thiết lập các mối quan hệ bạn bè, kết bạn - Khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể - Khó khăn khi đi lại di chuyển Ngoài những khó kahwn mang tính chất chủ quan thì trẻ khuyết tật khi học tập tại trường còn gặp một số khó khăn như: - Nhận thức không đúng của giáo viên và học sinh về trẻ khuyết tật - Thái độ coi thường, true trọc, không tôn trọng đối với trẻ khuyết tật - Sự thiếu quan tâm của giáo viên, bạn bè - Gióa viên thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc với trẻ - Chương trình học quá sức không phù hợp với khả năng của trẻ - Thiếu hoặc không có trang thiết bị hỗ trợ cần thiết - Môi trường học tập, vui chơi khoogn hpuf hợp  Vai trò của nhân viên CTXH khi làm việc với người khuyết tật trong trường học. Từ những vấn đề đó của trẻ khuyết tật thì nhân viên CTXH có một số vai trò sau: - Xác định, hiểu được những vấn đề trẻ khuyết tật gặp pahir - Tham gia cùng giáo viên, giáo viên GD ĐB xây dựng các kế hoạch học tập, kế hoạch giúp đỡ trẻ - Hỗ trợ trẻ tìm ra biện pháp, cách thức vượt qua khó khăn, khủng hoảng có thể gặp phải. - Tham gia xây dựng nhóm bạn bè hỗ trợ trẻ học tập - Tổ chức các hoạt động thay đổi thái độ nhận thức không đúng của giáo viên, học sinh về trẻ - Tư vấn, tham vấn cho giáo viên, học sinh hiểu về trẻ khuyết tật - Kiến nghị, vận động tìm kiếm nguồn lực xây dựng môi trường học tập vui chơi phù hợp với trẻ Trong những vai trò nhiệm vụ trên của nhân viên CTXH khi làm việc với trẻ khuyết tật trong nhà trường thì một trong những vai trò quan trọng để giúp trẻ khuyết tật có thể tiếp cận các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất cũng như được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào các hoạt động trong nhà trường thì nhân viên CTXH cần phải tổ chức xây dựng nhóm bạn bè hỗ trợ trẻ khuyết tậ trong học tập và các hoạt động trogn nhà trường. Bởi hàng ngày, các em cùng học, cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động ở trong nhà trường nên các em có thể hiểu được tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng và năng lực của nhau nên nếu xây dựng được nhóm bạn bè trợ giúp trẻ khuyết tật thì sẽ giúp trẻ khuyết tật giảm bớt được rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. Vòng bạn bè hỗ trợ này có vai trò rất quan trọng việc giúp nhau trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan