Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luật học bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp lu...

Tài liệu Luật học bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam

.PDF
181
129
141

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận án được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả Trần Hưng Bình MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 15 1.1.3. Đánh giá 19 1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT TRONG LUẬN ÁN 21 1.3. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA KHI NGHIÊN CỨU 22 1.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. KHÁI NIỆM 27 27 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên 27 2.1.2. Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên 35 2.1.3. Khái niệm Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam 46 2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 60 2.2.1. Xây dựng thể chế tố tụng hình sự 60 2.2.2. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 61 2.2.3. Bảo vệ thông qua các thiết chế gia đình và xã hội 63 2.3. KINH NGHIỆM BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 63 2.3.1. Khái quát về một số phương thức bảo vệ người chưa thành niên trong tố tụng hình sự trên thế giới 63 2.3.2. Một số mô hình Tòa án chuyên trách người chưa thành niên trên thế giới TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 68 71 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 73 3.1. CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 73 3.1.1. Trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án người chưa thành niên phạm tội (Điều 302 BLTTHS) 73 3.1.2. Trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên 79 3.1.3. Trong việc tham gia tố tụng của luật sư, người bào chữa 82 3.1.4. Việc thực hiện quy định bảo đảm quyền riêng tư của người chưa thành niên trong quá trình xét xử 88 3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 89 3.2.1. Nhận thức hạn chế về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở các cơ quan/người tiến hành tố tụng 90 3.2.2. Về năng lực cán bộ tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên 93 3.2.3. Việc đảm bảo cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên còn hạn chế 96 3.3. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TỪ PHÍA GIA ĐÌNH - XÃ HỘI 99 3.3.1. Về phía gia đình 99 3.3.2. Về phía nhà trường, tổ chức TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 102 104 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ CÓ HIỆU QUẢ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 106 4.1. XU HƯỚNG QUỐC TẾ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 106 4.1.1. Xu hướng quốc tế 106 4.1.2. Quan điểm cuả Đảng, Nhà Nước về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự 107 4.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ HIỆU QUẢ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 110 4.2.1. Giải pháp về tăng cường thể chế 110 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng 4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường hiệu quả các thiết chế gia đình, xã hội 132 139 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQĐT : Cơ quan điều tra CƯQTE : ĐTV : Điều tra viên HTND : Hội thẩm nhân dân KSV : Kiểm sát viên NCTN : NCTNPT : TAND Công ước quyền trẻ em Người chưa thành niên Người chưa thành niên phạm tội : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTHS : Tố tụng hình sự TTLT : Thông tư liên tịch VAHS : Vụ án hình sự VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một trong những giá trị tinh thần quý báu và cao cả nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại hiện nay. Quyền con người bao gồm những quyền không thể tước bỏ, do đó, bảo vệ quyền con người chính là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến quyền con người. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền con người đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện ở thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [31, tr.76]; “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [31, tr.85]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) tại Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân” [31, tr.247]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện” [31, tr.100]. Đối tượng người chưa thành niên (nói chung) và trẻ em (nói riêng), bộ phận chiếm tỷ lệ khá lớn, là những chủ thể đặc biệt (có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và sự phát triển), do chưa biết cách tự bảo vệ mình khi đứng trước những sự kiện pháp lý (là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong 2 đời sống có liên quan với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật) có liên quan, nên cần phải có những bảo đảm pháp lý đầy đủ, cần thiết và đáp ứng phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký Công ước về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ tạo căn cứ pháp lý quan trọng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ trẻ em nói chung và người chưa thành niên trong các vụ án hình sự nói riêng. Liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự, trong thời gian qua, NCTNPT đang có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của hành vi (theo VKSND tối cao "tỷ lệ tội phạm vị thành niên bị VKSND truy tố đã tăng lên; tỷ lệ tăng bình quân 10% hàng năm"). Do đó, khi phải đối mặt với những sự kiện pháp lý như đã nêu, NCTN cần một sự bảo đảm vững chắc và hữu hiệu từ phía những quy định của pháp luật TTHS. Yêu cầu này đòi hỏi, bên cạnh các biện pháp nhằm bảo đảm và bảo vệ NCTN trong xã hội, thì Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng cần có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp (về chính sách hình sự cũng như thủ tục tố tụng) dành cho đối tượng này để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ khi tham gia tố tụng. Điều này không ngoài mục đích bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; phù hợp với xu thế nhân đạo hóa của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền. Hiện tại Việt Nam chưa có hệ thống tư pháp dành riêng cho NCTN theo đúng ý nghĩa của thuật ngữ này. Về thể chế, chúng ta mới chỉ có Chương XXXII (từ Điều 301 đến Điều 310) BLTTHS quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN. Tuy nhiên, các quy định này chưa đủ chi tiết, cụ thể để các cán bộ tiến hành tố tụng bảo đảm hệ thống được vận hành phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Do đó, trên thực tế, như nhận định của của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 08/NQTƯ ngày 02/01/2001: Công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người 3 vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp. Điều này đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của con người (trong đó có thể có NCTN) chưa thực sự được bảo vệ. Chính vì vậy, tác giả chọn việc nghiên cứu đề tài Luận án "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" với mong muốn có những đóng góp không chỉ cho việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của NCTN mà còn thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp, góp phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích tổng quan: Luận án giải quyết toàn diện, đầy đủ sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự; thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên và đề ra các giải pháp. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự; nâng cao nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng, cũng như toàn xã hội trong việc bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS. - Mục tiêu cụ thể: Hướng tới việc hoàn thiện hệ thống tư pháp trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Chỉ ra những yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong điều kiện xây dựng xã hội công bằng, tất cả vì giá trị của con người; theo đó: + Đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật thực định trong lĩnh vực tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN tại Việt Nam; + Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự bảo vệ quyền của NCTN của Việt Nam và các thiết chế gia đình - xã hội bảo đảm khác. 4 2.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, đề tài hướng tới các nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ hệ thống quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; Hai là, làm rõ những quy định và yêu cầu của pháp luật tư pháp hình sự Quốc tế trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; Ba là, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như những tồn tại trong thực tiễn áp dụng của hệ thống tư pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; Bốn là, kiến giải hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật thực định và hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng đặc thù nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, đối tượng mà đề tài Luận án tập trung nghiên cứu là những vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người chưa thành niên; Nếu căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, khái niệm “người chưa thành niên” hoàn toàn khác với “trẻ em”. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng trong Luận án, tác giả nghiên cứu về “người chưa thành niên” là người dưới 18 tuổi, do độ tuổi này phù hợp với quy định chung về “trẻ em” theo pháp luật quốc tế (Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989), đồng thời, độ tuổi này cũng được yêu cầu bảo vệ khá phổ biến trong các văn kiện pháp luật quốc tế. Do đó, khi nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chuẩn mực 5 quốc tế, thuật ngữ “trẻ em” nhằm chỉ nhóm đối tượng tất cả những người dưới 18 tuổi, hoàn toàn phù hợp với đối tượng NCTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án. Khi xem xét đánh giá đối với hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam, mặc dù tên Đề tài chỉ phạm vi “theo pháp luật TTHS Việt Nam” nhưng do pháp luật TTHS là luật hình thức, việc nghiên cứu không thể toàn diện nếu không gắn với việc nghiên cứu các quy định của luật nội dung - pháp luật Hình sự. Do đó, trong Luận án, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định của cả hai Bộ luật này để làm rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Thứ hai, nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam NCTN tham gia trong TTHS với các tư cách chủ thể khác nhau như người phạm tội, người bị hại, người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Tuy nhiên, do TTHS thực chất là mối quan hệ quyền lực, trong đó bên có quyền lực áp dụng các biện pháp cưỡng chế là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo là những người thuộc phía yếu thế (do trong quan hệ này, quyền lực nhằm vào họ, họ phải đối mặt với cả bộ máy các cơ quan nhà nước buộc tội họ với đội ngũ cán bộ được trả lương và cung cấp các trang bị cần thiết, có các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, người bị buộc tội có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khó có khả năng bình đẳng với bên buộc tội trong việc chứng minh, thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ; không dễ dàng gì trong việc sử dụng quyền tiếp cận công lý như thuê luật sư, tìm và hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục tố tụng). Mặt khác, do những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, nhận thức của lứa tuổi, nên đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, nguy cơ bị các cơ quan tiến hành tố tụng/người tiến hành tố tụng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ là có biểu hiện rõ rệt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Do đó, 6 trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về nhóm đối tượng NCTN phạm tội, và trong Luận án, tác giả sử dụng cụm từ NCTN trong quá trình phân tích các thủ tục TTHS chính là nói đến nhóm chủ thể này. Mặt khác, theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS gồm các giai đoạn: Điều tra - Truy tố - Xét xử - Thi hành án. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm thi hành án không phải là một khâu trong chuỗi các hoạt động tố tụng hình sự mà cần phải tách ra thành một hệ thống pháp luật, ngành khoa học nghiên cứu riêng và do giai đoạn Thi hành án đã được điều chỉnh chi tiết bằng Luật Thi hành án hình sự, nên trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội trong ba giai đoạn: Điều tra, Truy tố và Xét xử sơ thẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: + Quốc tế: Đặc điểm của quyền con người là có tính phổ biến (cái chung), tuy nhiên quyền của NCTN lại có tính đặc thù (cái riêng). Do đó, phạm vi nghiên cứu trước hết là quyền của NCTN nói chung trong các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế như các công ước, điều ước quốc tế. Trong phạm vi này, tác giả sẽ phân tích nội dung, tính chất, đặc điểm các quyền của NCTN trong Tư pháp hình sự quốc tế; những biện pháp, cơ chế bảo vệ các quyền này. Những nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để so sánh, đánh giá pháp luật, thực tiễn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS. + Việt Nam: tác giả nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong phạm vi các quy định của Việt Nam, bao gồm: các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề quyền con người, quyền của NCTN, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS; về vai trò, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người (trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN) của pháp luật TTHS trong nhà nước pháp quyền…; những quy định của PLHS và TTHS về vấn đề bảo vệ 7 quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN. - Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu được tác giả phạm vi trong mốc thời gian từ thời điểm có hiệu lực của BLTHS 2003 (ngày 1/7/2004) đến thời điểm hiện tại. 4. Ý nghĩa và các đóng góp mới của luận án 4.1. Ý nghĩa - Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý luận về quyền của NCTN nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự nói riêng. Góp phần luận giải tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người, đó là: đồng thời với việc coi quyền con người là giá trị được thừa nhận chung, thì nó cũng được cụ thể hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (như tố tụng hình sự), với từng đối tượng cụ thể (người chưa thành niên) và ở từng quốc gia (Việt Nam). - Ý nghĩa về thực tiễn: Thực tiễn công tác tư pháp hình sự của chúng ta trong thời gian qua cho thấy, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS vẫn chưa được bảo vệ tốt nhất. Điều này xuất phát từ việc xã hội, nhà nước nói chung và các nhân viên tư pháp hình sự chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền của NCTN trong TTHS. Với việc đưa ra nhận thức đầy đủ, toàn diện, có hệ thống lý luận về quyền của NCTN trong TTHS và phân tích thực trạng của vấn đề này sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS, đem đến sự nhận thức đúng đắn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thực tế. 4.2. Những đóng góp mới của luận án Với phương pháp tiếp cận hiện đại, phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Nạn nhân học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lí học… tác giả mong muốn trên cơ sở luận giải 8 những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thiết, Luận án sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao nhằm hoàn thiện thể chế, thiết chế (các cơ quan tiến hành tố tụng) cũng như các thiết chế gia đình - xã hội, bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất một số khái niệm về " Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" và "Bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam"; Thứ hai, đánh giá đầy đủ, hoàn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN cũng như thực tiễn áp dụng; Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể chế; thiết chế TTHS; gia đình - xã hội đặc thù cho NCTN nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN vi phạm pháp luật. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Chương 3: Thực trạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Chương 4: Các giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Quyền con người (nói chung) và quyền của NCTN là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong suốt các giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Trong luận án này, khi nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, tác giả sẽ tập trung xem xét trong khoa học pháp lý Quốc tế và Việt Nam: vấn đề này đã được đặt ra từ khi nào? ở đâu? đã giải quyết được đến đâu? Còn những vấn đề gì về lý luận cũng như thực tiễn cần tiếp tục đặt ra và giải quyết? Đây chính là cơ sở cho việc đưa ra những kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực này. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trước tiên, phải kể đến Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (ngày 26/08/1789) được các nhà cách mạng Pháp công bố, đánh dấu sự phát triển lên một bậc thang mới của quyền con người. Tuy nhiên, thành tựu quan trọng cho sự phát triển quyền con người đó chính là sự ra đời của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) - được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, tại Palaisde Chaillot, Paris, Pháp. Ngày 16/12/1966, Liên Hợp Quốc thông qua hai Công ước quốc tế về quyền con người, là Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Có thể khẳng định, đây là ba văn kiện quốc tế quan trọng đặt nền tảng cho khung pháp luật quốc tế về quyền con người. Về vấn đề bảo vệ quyền NCTN (trẻ em) bằng tư pháp hình sự, ngoài ba văn kiện nêu trên, Liên Hợp Quốc đã thông qua một loạt các văn bản như sau: Quy tắc tiêu chuẩn tối thiếu của Liên Hợp Quốc về quản lý tư pháp đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) 1985; Quy tắc của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa NCTN bị tước quyền tự do, 1990; Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp của NCTN (Hướng dẫn Riyadh), 1990; Tuyên bố về các 10 nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi của trẻ em, đặc biệt là việc bảo trợ và nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài, 1986; Hướng dẫn về hành động đối với trẻ em trong Hệ thống luật hình sự, phụ lục của Nghị quyết số 1997/30 của Hội đồng kinh tế và xã hội về việc quản lý tư pháp với NCTN (ICCPR, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976). Lĩnh vực bảo vệ quyền của NCTN nói chung và bảo vệ quyền của NCTN liên quan tới tư pháp hình sự nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Cuốn sách: "American juvenle Justice" (Tư pháp NCTN của Hợp chủng Commented [L1]: Lý luận, lịch sử tư pháp NCTN ở Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ quốc Hoa Kỳ) là công trình của Franklin E.Jimring được Oxford University xuất bản năm 2005. Tác giả đã đề cập đến các giai đoạn phát triển của tư pháp NCTN, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của tòa án NCTN ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ qua các giai đoạn lịch sử. Với 4 phần chính, bao gồm: Trẻ em phạm tội: Thực trạng và quan điểm pháp luật, thành lập tư pháp NCTN Hợp chủng quốc Hoa kỳ, bảo vệ NCTN phạm tội và các vấn đề chính sách trong tư pháp NCTN hiện đại. Với 193 trang viết, tác giả đã xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống tư pháp NCTN ở Mỹ; đặc biệt đã đi sâu vào phân tích các quan điểm khác nhau về tư pháp NCTN, nhất là những quan điểm đối lập. Trên cơ sở các quan điểm, tác giả lý giải nguyên nhân của sự cần thiết thiết lập tòa án NCTN, sự xử lý chuyển hướng đối với tội phạm NCTN,... Trên cơ sở này tác giả đã xem xét vấn đề tư pháp NCTN trên góc nhìn đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đặt ra những đòi hỏi phải hoàn thiện tư pháp NCTN trên cơ sở cân bằng lợi ích của xã hội, người giám hộ và NCTN. - Cuốn sách "Child protect in America: Past, Present and Future, John" (Bảo vệ trẻ em ở Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai) do E. B, Myers thực hiện được Oxford University xuất bản năm 2006. Trong cuốn sách tác giả tập trung vào đối tượng nghiên cứu là trẻ em bị lạm dụng và bị bỏ rơi, trên cơ sở đó tìm Commented [L2]: Lịch sử và thực trạng 11 kiếm những giải pháp làm giảm tình trạng trẻ em bị lạm dụng, bị xao nhãng trong xã hội Mỹ thông qua việc đề xuất các biện pháp cải cách hệ thống bảo vệ trẻ em. Với hai mục đích trên, tác giả đã chia cuốn sách thành hai phần, cụ thể: Phần 1 tập trung vào việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em tại Mỹ; Phần 2, tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng và bỏ mặc trẻ em từ quá khứ đến hiện tại. Trên cơ sở chỉ ra những thay đổi trong xã hội và nguyên nhân dẫn đến việc bảo vệ trẻ em bị ngược đãi không đạt hiệu quả như mong muốn, tác giả đưa ra những giải pháp cần thiết để hoạt động bảo vệ trẻ em bị lạm dụng và bị bỏ mặc đạt hiệu quả bền vững. - Cuốn: "Juvenile Court: A Judge's Guide for young adults and Their Parents" (Tòa án NCTN: Hướng dẫn pháp lý cho NCTN và cha mẹ do Leora Krygier công bố được The Scarecrow phát hành năm 2009. Công trình đã giới thiệu một cách có hệ thống về khái niệm NCTN, mục đích của việc thành lập tòa án NCTN, cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án NCTN. Sự cần thiết phải thành lập tòa án NCTN độc lập với tòa án thành niên. Phần 2 của cuốn sách, tác giả đã giới thiệu những kỹ năng cần thiết khi nhận được Giấy triệu tập của Tòa án đối với NCTN và cha mẹ của họ; những kiến thức cần biết về các nhân viên thực thi pháp luật; những kỹ năng cần thiết khi làm việc với những nhân viên thực thi pháp luật, chẳng hạn như cảnh sát đang thi hành công vụ ở các tình huống khác nhau. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu các quyền của NCTN khi bị tạm giữ hoặc bị tham gia quá trình tố tụng hình sự. Mặt khác, cuốn sách tập trung làm rõ tiến trình tố tụng của tòa án NCTN, những kỹ năng cần thiết cho NCTN khi tham gia tố tụng hình sự để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của họ. Với kinh nghiệm của một thẩm phán đã 15 năm làm việc tại Tòa án NCTN, tác giả đã khá thành công trong việc hướng dẫn các kiến thức pháp lý và kỹ năng cần thiết cho những NCTN và cha mẹ của NCTN khi gặp những vấn đề với pháp luật để NCTN và cha mẹ của họ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NCTN và đồng Commented [L3]: Hướng dẫn 12 thời giúp cho NCTN tránh được nguy cơ gặp những vấn đề với pháp luật trong tương lai. - Cuốn "Protecting the world's children: Impact of the Convention of the Rights of the Child in Diverse Legal Systems" (Bảo vệ trẻ em trên thế giới: Tác Commented [L4]: Đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật NCTN trên toàn cầu động của Công ước về quyền trẻ em tới các hệ thống pháp luật) do UNICEF ấn hành năm 2007 lại xem xét vấn đề tư pháp NCTN dưới góc nhìn so sánh các kinh nghiệm lập pháp trong việc đưa CRC vào khung pháp luật của các quốc gia và cung cấp thực tiễn thực thi CRC tại 191 quốc gia với bốn hệ thống pháp luật điển hình: Hệ thống pháp luật Common Law, hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật Muslim và hệ thống pháp luật Châu Phi thuộc khu vực tiểu sa mạc Sahara. - Cuốn: "Child Protection and Juvenile Justice system for juvenile in conflict with law" (Bảo vệ trẻ em hệ thống tư pháp NCTN đối với trẻ em xung Commented [L5]: Lý luận đột với pháp luật), Tác giả Ms. Maharukh Adenwalla, do Inconpaper xuất bản. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm NCTN, NCTN xung đột với pháp luật, tuổi chịu trách nhiệm hình sự của NCTN; vai trò của cảnh sát, của người giám sát NCTN thực thi hình phạt cải tạo không giam giữ; vai trò của nhân viên công tác xã hội, của các tổ chức phi chính phủ, của luật sư, của các phương tiện truyền thông đối với NCTN xung đột với pháp luật tại Ấn Độ. Tác giả đã thông qua 13 nghiên cứu trường hợp điển hình về NCTN xung đột ở Ấn Độ để làm rõ các luận điểm của mình. - Cuốn: "Justice for Children: Autonomy Development and the State" (Tư pháp cho trẻ em: Sự phát triển tính tự quản của trẻ em và sự can thiệp của Nhà nước) do Harry Adams thực hiện nghiên cứu và Đại học New York ấn hành năm 2008. Với hơn 197 trang viết, tác giả đã đề cập đến sự thay đổi của lứa tuổi NCTN thông qua những biến đổi về tâm sinh lý. Đây là giai đoạn NCTN có sự biến đổi lớn về nhận thức và hành vi, trẻ chuyển từ trạng thái luôn gắn bó với cha mẹ, coi cha mẹ là thần tượng sang trạng thái muốn thoát dần ảnh hưởng của cha mẹ, có khuynh hướng độc lập. Qua đó tác giả đề xuất những khu vực mà Commented [L6]: Các biện pháp tác động trong quản lý hành vi của trẻ em dựa tren yếu tố tâm, sinh lý 13 NCTN có thể "tự quản", và đồng thời xác lập những giới hạn cần thiết thông qua sự can thiệp của gia đình, nhà trường và pháp luật đối với hành vi của trẻ. Mặt khác, tác giả cũng khẳng định không có học thuyết pháp lý nào là hoàn hảo tuyệt đối để áp dụng duy nhất. - Cuốn: "Justice for Children: Detention as a Last Resort" (Innovative Commented [L7]: Trừng phạt trẻ em làm trái phpas luật Initiatives in the East Asia and Pacific Region) (Tư pháp cho trẻ em: Phạt tù như là biện pháp cuối cùng (Sáng kiến ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương), do tổ chức Unicef East Asia And Pacific Regional Office (EAPRO) ấn hành. Công trình tiếp cận vấn đề tư pháp NCTN thông qua thực tiễn ba quốc gia: Philipin, Thái Lan, Campuchia. Tư pháp NCTN không chỉ nhằm mục đích hướng tới NCTN phạm tội mà còn giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em là nạn nhân của nghèo đói, lạm dụng, bóc lột sức lao động, trẻ em là nạn nhân của việc buôn người, nạn nhân của công nghiệp tình dục,...Trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế, đối chiếu với những hoạt động lập pháp của các quốc gia, thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tại các quốc gia này thông qua các mô hình tư pháp hình sự được thiết lập, và ở đó việc áp dụng hình phạt tù đối với NCTN như là biện pháp cuối cùng. - Cuốn: "Handbook for Professionals And Policymakers on Justice Matters Involving Child Victims and Witnessed of Crime" (Sổ tay cho những người làm công tác pháp luật và xây dựng chính sách liên quan đến nạn nhân và nhân chứng trẻ em), là một trong số series các cuốn sổ tay tư pháp hình sự do Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về ma túy và hình sự phát hành năm 2009. Cuốn sách đã cung cấp các kiến thức nền tảng về tư pháp NCTN cho các nhà hoạt động chuyên nghiệp: Thẩm phán, luật sư,...nhằm bảo đảm tốt nhất quyền của trẻ em khi buộc phải tham gia vào hoạt động tư pháp hình sự trên hai phương diện: nạn nhân của tội phạm và nhân chứng. Các nguyên tắc được đưa ra xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế: Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn Ryard và được cụ thể hóa trong các bộ luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Commented [L8]: Lý luận 14 - Cuốn: "Canadian Child Welfare Law: Children, Famillies and the State" (Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em Canada: Trẻ em, gia đình và Nhà nước do các tác giả: Nicholas Bala, Michale Kim Zapf, R.James Williams, Robin Volg, Joseph p. Hornick do nhà xuất bản Thompson Educational Publishing ấn hành năm 2004. Công trình đã trình bày một cách hệ thống pháp luật Canada trong việc quy định và thực thi việc bảo vệ trẻ em, được viết bởi các giáo sư luật học, giáo sư xã hội học, nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học: Queen's University, Kingston, Ontario, University of Calgary, Alberta và các thẩm phán, luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hỗ trợ và tiếp xúc với NCTN liên quan tới tư pháp hình sự. Sách đã đề cập đến những vấn đề tư pháp hình sự liên quan đến NCTN như: Pháp luật chăm sóc trẻ em của Canada, các quyền của trẻ em tham gia tố tụng hình sự như: quyền được lắng nghe, vấn đề bảo vệ mãi dâm NCTN, trẻ em bị lạm dụng, bị bỏ mặc, trẻ em là nhân chứng, trẻ em bị cáo buộc phạm tội. Từ việc tham khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, Luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển những ưu điểm sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền con người trong TTHS, trước hết là xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân và những bảo đảm quyền con người trong các quan hệ phát sinh trong TTHS. Hoạt động TTHS có đặc thù là mang tính cưỡng chế và được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, do đó gắn liền với các hoạt động TTHS luôn là sự phát sinh, hạn chế hoặc chấm dứt một số quyền cơ bản của công dân. Trong TTHS, các biện pháp bảo đảm pháp lý của các quyền chủ thể tham gia tố tụng bao gồm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, các quy định về thủ tục, trình tự tố tụng, các giai đoạn của TTHS, các hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là điểm xuất phát rất quan trọng, là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp Commented [L9]: Lý luận của Canada 15 của NCTN trong TTHS và các biện pháp mang tính xuất phát điểm về mặt lý luận nhằm bảo vệ hiệu quả quyền của NCTN trong TTHS Việt Nam. Hai là, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho tác giả một cái nhìn toàn diện về khái niệm quyền của NCTN và tiếp cận được với khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS dưới góc độ luật học so sánh. Mặc dù các nước với các hệ thống pháp luật khác nhau, tiếp cận khái niệm quyền của NCTN dưới các góc độ khác nhau nhưng tổng quan các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS một cách đa chiều và có tính so sánh, đối chiếu. Ba là, những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Luận án là đã khái quát được một cách khá đầy đủ thực trạng pháp luật quốc tế về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh với thực trạng pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS và có thể luận giải đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Quyền con người từ lâu đã là đối tượng quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học pháp lý. Trong đó, quyền của NCTN trong TTHS đã được được xem xét và đề cập dưới nhiều cấp độ: - Quyền con người nói chung, bảo vệ Quyền con người; - Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tác giả tập hợp, phân loại và đánh giá các tài liệu thành ba nhóm theo các vấn đề trên. Cụ thể như sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền con người nói chung gồm có: Sách chuyên khảo “Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” - GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 2010 (3 tập, 1010 tr), “Quyền con người” (Giáo trình giảng dạy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan