Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ LUẬN VĂN Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH, THIẾU NIÊN TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY...

Tài liệu LUẬN VĂN Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH, THIẾU NIÊN TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY

.PDF
116
40
78

Mô tả:

LUẬN VĂN Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH, THIẾU NIÊN TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY
®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt đ®inh thÞ ¸nh hång ý thøc ph¸p luËt cña thanh, thiÕu niªn trong thêi kú hiÖn nay luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2010 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ®inh thÞ ¸nh hång ý thøc ph¸p luËt cña thanh, thiÕu niªn trong thêi kú hiÖn nay Chuyªn ngµnh : LÝ luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS Hoµng ThÞ Kim QuÕ Hµ néi - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 NHỮ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ Ý THỨC 9 PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật 9 1.1.1. Khái niệm và chức năng của ý thức pháp luật 9 1.1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật 9 1.1.1.2. Chức năng của ý thức pháp luật 14 1.1.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật 16 1.1.3. Vai trò của ý thức pháp luật 18 1.1.3.1. Ý thức pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật 19 1.1.3.2. Ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật 20 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên 22 1.2.1. Khái niệm thanh, thiếu niên 22 1.2.1.1. Khái niệm thanh niên 23 1.2.1.2. Khái niệm thiếu niên 28 1.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của thanh , thiếu niên 1.2.3. Đặc điểm, vai trò ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên và những 40 yế u tố tác đô ̣ng đế n ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên 1.2.3.1. Những đă ̣c điể m cơ bản của ythư u niên ́ ́ c pháp luâ ̣t của thanh thiế 36 40 1.2.3.2. Các yế u tố tác đô ̣ng đế n ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên 42 1.2.3.3. Vai trò ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên trong viê ̣c thực hiê ̣n 46 pháp luật và xây dựng lối sốn g phù hơ ̣p với đa ̣o đức của ho ̣ Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦ A THANH 49 THIẾU NIÊN 2.1. Khái quát tình hình thanh, thiếu niên và hệ thống văn bản pháp luật về thanh, thiếu niên 49 2.1.1. Khái quát tình hình thanh, thiếu niên và những vấn đề liên quan đến thanh, thiếu niên 49 2.1.2. Hê ̣ thố ng văn bản pháp luâ ̣t về thanh thiế u niên 54 2.1.2.1. Luâ ̣t thanh niên 54 2.1.2.2. Luâ ̣t bảo vê ̣, chăm sóc và giáo du ̣c trẻ em 57 2.1.2.3. Pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội 58 2.1.2.4. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội 65 2.1.2.5. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 66 2.2. Thực trạng ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên 67 2.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật và thực trạng nhận thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên 67 2.2.2. Nguyên nhân thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật 75 2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân từ nhận thức và tâm lý lứa tuổi) 75 2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan 76 Chương 3: NHỮ NG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO Ý 80 THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN 3.1. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên 80 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên thời kỳ hiện nay 85 3.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh thiế u niên (môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh, thiếu niên) 85 3.2.2. Giải pháp tăng cường và đổi mới giáo dục pháp luật cho thanh thiế u niên theo hướng kế t hơ ̣p giáo du ̣c pháp luâ ̣t giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho họ 88 , 3.2.4. Giải pháp xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm pháp luật nhằ m nâng cao ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên 98 3.2.5. Giải pháp khác trong việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh thiế u niên 100 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua đang đặt ra một đòi hỏi khách quan là phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trung tâm của đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho hệ thống đó phù hợp và tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương, phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người. Giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đó chính là nội dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền [29, tr. 89-91]. Một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ xã hội. Nhà nước đề cao pháp luật và thực sự quản lý xã hội bằng pháp luật. Để thực hiện được yêu cầu trên, ý thức pháp luật của mọi người dân cần được nâng cao và hoàn thiện giúp cho họ biết cách sử dụng đúng đắn phương tiện pháp luật trong hoạt động của mình. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định "Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng" [8, tr. 57-58]. 1 Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh, thiếu niên, đặc biệt là thanh niên đã được tất cả các quốc gia, các thời đại coi là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong kho tàng tri thức của loài người đã lưu giữ lại những tư tưởng, quan điểm, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sư phạm, các danh nhân văn hóa về thanh, thiếu niên. Trong kho tàng tri thức đó, học thuyết Mác-Lê-nin với bản chất cách mạng và khoa học đã có những quan điểm lý luận mẫu mực về nhiều vấn đề của thanh niên. Trên cơ sở những tư tưởng, những dự báo mang tính khoa học của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa phương pháp luận khoa học và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn hôm nay. Chính C.Mác đã gọi "Thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ chế dân tộc". Ở nước ta, thanh, thiếu niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người [7]. 2 Thực tiễn lịch sử cách mạng và phong trào thanh, thiếu niên của cả nước đã chứng minh rằng: "Ở những bước ngoặt của lịch sử, thanh niên Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gánh vác được những nhiệm vụ nặng nề nhất của Tổ quốc yêu cầu và đã góp phần làm nên truyền thống vẻ vang cho dân tộc". Thanh, thiếu niên là nhóm đối tượng đặc thù trong xã hội, đây là lớp người trẻ khỏe, năng động, trong đó số có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ không nhỏ, dám nghĩ, dám làm và là lực lượng chính của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hiện tại và tương lai. Thanh, thiếu niên là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư, chăm lo để lực lượng thanh, thiếu niên phát triển, trưởng thành nhanh nhất và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những biến đổi của tình hình trong nước với bối cảnh quốc tế biến động và phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức có tác động mạnh mẽ đến thanh, thiếu niên. Thanh, thiếu niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực là những hạn chế tiêu cực. Lứa tuổi thanh, thiếu niên là lứa tuổi bồng bột, chủ quan, nông nổi, tiếp nhận thông tin ít chọn lọc, vốn sống và vốn hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế, dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi những tác động xấu, những mặt trái của nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, nhận thức pháp luật của thanh, thiếu niên còn hạn chế. Trong những năm gần đây, đối tượng phạm pháp trong thanh, thiếu niên có chiều hướng ngày càng tăng. Số lượng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng…Vì vậy cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để phát huy, phát triển và quản lý nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện 3 cho thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Mặt khác, tầm vóc, năng lực, trình độ và tri thức trong đó có tri thức pháp lý của thanh, thiếu niên chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Điều đó đặt ra yêu cầu Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư để thế hệ trẻ đảm nhiệm được vai trò xung kích trong tương lai, tham gia hòa nhập mà không hòa tan. Công tác giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên hiện nay tuy đã quan tâm đến việc nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh, thiếu niên nhưng chưa đảm bảo xứng tầm với yêu cầu đặt ra. Cần phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ thanh, thiếu niên, để giúp họ không những biết bảo vệ quyề n , lợi ích của bản thân mà còn bảo vệ cả quyền và lợi ích của quốc gia, của xã hội và công dân khác trong xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 7/2008) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa bên cạnh khẳng định những ưu điểm cũng đã chỉ ra hạn chế của thanh niên là: ...Một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc"; "...Do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội... [12]. Luật Thanh niên năm 2005 tại Điều 16 quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội là:"Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 4 thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có "ý thức chấp hành pháp luật". Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 đề ra các mục tiêu, trong đó có mục tiêu nâng cao nhận thức pháp luật, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên đối với sự phát triển của xã hội và đất nước trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Là một học viên lớp cao học, tôi đã chọn đề tài "Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mô ̣t số vấ n đề , nô ̣i dung ở trong đề tài t ìm hiểu ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên đã có một số tài liệu , công trình nghiên cứu, tìm hiểu dưới các góc độ khác nhau và đề cập ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích, phương pháp tìm hiểu, cụ thể như: Các luận án khoa học pháp lý có nội dung gần gũi với nội dung của đề tài này như: "Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đình Lộc; "Giáo dục ý thức pháp luật trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" của tác giả Trần Ngọc Đường... Một số bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, chẳng hạn các bài viết: "Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: thực trạng và giải pháp" của Thạc sĩ Phan Hồng Dương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, Số 6 (tháng 3 năm 2009); "Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp, số tháng 10 năm 2009; "Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật", Tiến sĩ 5 Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số chuyên đề tháng 2 năm 2008... Các luận văn thạc sĩ luật học: "Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên dân tộc thiểu sthạc sĩTây bắc, thực trạng và giải pháp", người thực hiê ̣n - Đinh Công Sỹ; người hướng dẫn - Tiến sỹ Dương Thanh Mai, năm 2006; hay "Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay", Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thụy, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1996.... Tuy nhiên, các công trình, tài liệu trên thường đề cập hai vấn đề một cách tách rời, riêng rẽ hoă ̣c chỉ đề câ ̣p đế n mô ̣t số mă ̣t , mô ̣t số khía ca ̣nh của đề tài. Chưa có tác giả nào nghiên cứu vấ n đề ý thức pháp luâ ̣t của thanh thiế u niên với tính cách là một đề tài khoa học hoàn chỉnh . Đặc biệt, trong viê ̣c tim ̀ các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của thanh thiếu niên còn chưa đầ y đủ , hê ̣ thố ng. Ngoài ra , để phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật tro ng nhà trường - công viê ̣c cá nhân tôi đang thực hiê ̣n và do có sự yêu thích quan tâm đặc biệt, tôi mạnh dạn lựa chọn nô ̣i dung : "Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay" để làm đề tài khóa luận cao học, với mong muốn sẽ nghiên cứu nó một cách đầy đủ, hệ thống và toàn diện hơn. 3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp góp phần giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên, nhằm xây dựng một thế hệ trẻ thanh, thiếu niên có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và xã hội; góp phần nâng cao năng lực, bản lĩnh hội nhập quốc tế trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay; góp phần định hướng và xây dựng nhân cách, lối sống người công dân mới cho thế hệ trẻ, làm lành mạnh hóa xã hội, bảo đảm trật tự trị an, kỷ cương 6 trong nhà trường và an toàn xã hội, đáp ứng một phần yêu cầu của việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên, vai trò của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay. - Thực trạng nhận thức và ý thức pháp luật của thanh thiếu niên , nguyên nhân thanh, thiếu niên vi pha ̣m pháp luâ ̣t ; từ đó phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên. - Nghiên cứu, xác định nội dung, hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, đáp ứng yêu cầu về giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên hiện nay. - Xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học; dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Phương pháp nghiên cứu của luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng mình, tổng hợp, lôgic và phương pháp xã hội học khác như lấy số liệu, tham khảo ý kiến của những người làm công tác thực tiễn…để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 7 5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của ý thức pháp luật thanh, thiếu niên, từ đó làm phong phú thêm lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Những đề xuất của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc hoạch định chính sách và xây dựng các văn bản pháp luật về thanh, thiếu niên. Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác, sử dụng trong công tác nghiên cứu về thanh, thiếu niên và có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng các chế độ, chính sách về thanh, thiếu niên. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấ n đề thanh, thiếu niên. lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của Chương 2: Thực trạng ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên. Chương 3: Những g iải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên. 8 Chương 1 NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT 1.1.1. Khái niệm và chức năng của ý thức pháp luật 1.1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng và phức tạp của đời sống xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình phát triển của xã hội, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng, quan điểm và quan niệm trong xã hội. Vấn đề ý thức pháp luật được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như triết học, luật học, xã hội học, tâm lý học… Mặc dù còn những điều phải bàn khi nói đến ý thức pháp luật, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng: "Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội" [17, tr. 588]. Có thể coi ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội là vì theo quan điểm duy vật về lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. C.Mác viết: "Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ". Ý thức pháp luật được hình thành xuất phát từ những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định của xã hội; phản ánh những điều kiện vật chất nhất định và chịu sự chi phối của chính những điều kiện vật chất đó. 9 Ý thức pháp luật và ý thức xã hội là sự thể hiện mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Ý thức xã hội được biểu hiện dưới nhiều hình thái ý thức cụ thể, phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như ý thức chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức văn hóa, ý thức tôn giáo… Mỗi hình thái ý thức xã hội nêu trên có nguồn gốc chung là đời sống vật chất của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật… dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế". Trong thực tế không có học thuyết, tư tưởng nào về chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa…lại không chịu ảnh hưởng ở một thế giới quan, một phương pháp luận nhất định của một trào lưu triết học nào đấy. Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tế xã hội đã có nhiều quan niệm về ý thức pháp luật, sự khác nhau rõ nhất giữa các quan niệm là hình thức thể hiện và nội hàm của các quan niệm đó. Theo quan niệm thông thường của một số người thì ý thức pháp luật chính là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế, khi đánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so sánh giữa hành vi chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của những quy định trong văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật cao hay thấp; tốt hay kém của ho. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một hình thức biểu hiện cụ thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu toàn diện, chưa thể hiện rõ được bản chất,vai trò năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật. Quan điểm thứ hai thường chỉ đề cập những yếu tố đặc trưng cơ bản nhất như chủ thế, cơ cấu, vai trò của ý thức pháp luật, đồng thời nhấn mạnh cụ thể hóa yếu tố này hoặc yếu tố khác của ý thức pháp luật. Quan điểm thứ ba đề cập đến cả nguồn gốc, mối liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật với đời sống xã hội: 10 Ý thức pháp luật là một hình thức độc lập tương đối của ý thức xã hội được quyết định bởi các nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm hệ thống các tư tưởng quan điểm và quan niệm của cá nhân hoặc của các giai cấp về pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trong đời sống xã hội. Khái niệm ý thức pháp luật cũng bao gồm cả cảm giác pháp lý, những tình cảm, xúc cảm và việc đánh giá của con người về các hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật, đòi hỏi của sự hiểu biết pháp luật và sự cần thiết hoàn thiện hoặc thay đổi pháp luật hiện hành. Để có nhận thức đầy đủ, toàn diện phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những nội dung cơ bản trong quan niệm về ý thức pháp luật như sau: - Ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó có đặc tính, đặc điểm riêng đồng thời cũng có những đặc tính, đặc điểm cơ bản của ý thức xã hội, có sự tương tác với các bộ phận khác trong ý thức xã hội. - Ý thức pháp luật là sự phản ánh sáng tạo đời sống pháp luật của con người; con người nhận thức, đánh giá và thể hiện thái độ của mình trước các hiện tượng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật do đời sống pháp luật xã hội quyết định, nhưng trình độ của ý thức pháp luật phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của con người. - Nội dung của ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của con người trước đời sống pháp luật xã hội bao gồm các hiện tượng pháp luật chủ yếu như hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay chống đối pháp luật, nhận thức về địa vị của con người do pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tính công bằng, dân chủ trong các đạo luật, công tác tổ chức thi hành áp dụng pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, tình trạng pháp chế… - Cơ cấu của ý thức pháp luật thể hiện đặc điểm, trình độ, mức độ nhận thức về đời sống pháp luật: nhận thức lý tính như tư tưởng, quan niệm, 11 quan điểm, nhận thức cảm tính như tình cảm, xúc cảm, tâm trạng… của các chủ thể phản ánh như cá nhân, bộ phận hay xã hội [18]. Như vậy, về khái niệm ý thức pháp luật, có thể sắp xếp và định nghĩa chung như sau: Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng, đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, xã hội. Đặc điểm - Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng có tính độc lập tương đối, thể hiện: + Nó thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế đã chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật vẫn phổ biến trong xã hội ta. + Trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội. + Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ. 12 + Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước và pháp luật. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hoặc lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực của biểu hiện đó. - Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp: + Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội. + Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật: có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bị trị, của các tầng lớp trung gian. + Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh vào trong pháp luật . Ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội. + Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta. Ý thức pháp luật đã và đang được xây dựng trong xã hội ta là ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện và bảo vệ nền tảng kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước với cơ sở kinh tế là "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường cớ sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15, Hiến pháp năm 1992). Cơ sở đó chi phối tính chất, xu hướng phát triển của ý thức pháp luật, về cơ bản ý thức pháp luật đó thỏa mãn được nhu cầu, lợi ích của 13 quảng đại quần chúng, của quốc gia, dân tộc Việt Nam và phù hợp với trào lưu tiến bộ xã hội. 1.1.1.2. Chức năng của ý thức pháp luật Chức năng của ý thức pháp luật thể hiện vai trò, giá trị xã hội và tính sống động của ý thức pháp luật. Chức năng của ý thức pháp luật được hiểu là những phương thức hoạt động cơ bản của ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật là hiện tượng xã hội phức tạp, có nội hàm khái niệm rộng, sự vận động của các yếu tố trong cơ cấu của nó cũng phức tạp, phong phú. Ý thức pháp luật có bốn chức năng cơ bản thể hiện trên bốn mặt hoạt động chủ yếu sau: - Chức năng phản ánh: Ý thức pháp luật phản ánh đời sống pháp luật xã hội thông qua hoạt động của con người. Đời sống pháp luật xã hội là khái niệm rất rộng, nó có cả những yếu tố vật chất lẫn tinh thần, là khách thể phản ánh của ý thức pháp luật. Đời sống pháp luật xã hội bao gồm những hiện tượng pháp luật cơ bản như: hệ thống văn bản pháp luật, tình trạng pháp chế, văn hóa pháp lý, thi hành và áp dụng pháp luật… Những hiện tượng này luôn tác động vào các giác quan của con người, được con người ghi nhận bằng các cảm giác, tri giác và thông qua các hoạt động đánh giá, so sánh, khái quát hóa… để hình thành các biểu tượng, khái niệm. Các tri thức về pháp luật ngày càng phong phú tức là con người càng hiểu biết đầy đủ, chính xác khách thể, "hình ảnh" của khách thể càng rõ nét, trình độ ý thức pháp luật của chủ thể càng cao. - Chức năng nhận thức: Để hình thành các quan điểm, quan niệm, lòng tin về các quy phạm pháp luật hiện hành và cần ban hành, phải phân tích hiện thực khách quan và nhận thức được hiện thực đó- ý thức pháp luật có chức năng nhận thức- tức nhận thức các quá trình kinh tế- xã hội, các giá trị đạo đức đã được thể chế hóa hoặc sẽ được thể chế hóa. 14 Ý thức pháp luật phản ánh đời sống pháp luật xã hội thông qua hoạt động của con người, mà hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích. Quá trình vận động của ý thức pháp luật là quá trình nhận biết, quá trình tích lũy tri thức pháp luật, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Mỗi nấc thang của sự nhận biết được đánh dấu bởi số lượng các tri thức về pháp luật mà con người có được, thể hiện dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quan niệm pháp luật, là cơ sở và phương tiện giúp con người nhận thức các hiện tượng pháp luật mới. Qua quá trình nhận thức, con người ngày càng tiến dần đến hiện thực đời sống khách quan của xã hội. Thông qua quá trình nhận thức, ý thức pháp luật của con người ngày càng được nâng cao, sự phản ánh của con người đối với hiện thực càng sâu sắc, toàn diện giúp cho con người hoạt động tự tin, chủ động và sáng tạo. - Chức năng mô hình hóa pháp lý: Kết quả của quá trình nhận thức là sự hình thành nên các mô hình hành vi nhất định mà ý thức pháp luật đánh giá là các mô hình cần thiết và tất yếu để các quan hệ xã hội phát triển có kết quả. Chức năng mô hình hóa của ý thức pháp luật thể hiện tõ nhất trong các hoạt động hoạt động chính sách, xây dựng pháp luật. Người làm chính sách, pháp luật phải có những ý tưởng thiết kế mô hình về những dự án định đưa ra. - Chức năng điều chỉnh: ý thức pháp luật hướng cho hành vi của con người phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên sai lệch với các yêu cầu đó, thể hiện chức năng điều chỉnh của pháp luật. Điều chỉnh bằng pháp luật là sự điều chỉnh dưới tác động trực tiếp của Nhà nước. Điều chỉnh của ý thức pháp luật tác động tới hành vi con người thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lý. Điều chỉnh của ý thức pháp luật có phạm vi rất rộng, bởi lẽ, không có hành vi pháp lý nào của con người lại không cần đến tư duy, nhận thức. Sức mạnh điều chỉnh của ý thức pháp luật là sức mạnh tiềm ẩn trong nội tâm con người, đó là sức mạnh của lý trí, tình cảm có trong con người. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan