Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ...

Tài liệu Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ

.PDF
94
641
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ KIM QUYỀN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ KIM QUYỀN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HỆ THỐNG KBNN...................................................................................................... 8 1.1 CNTT và vai trò của CNTT ............................................................................. 8 1.1.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành CNTT .................................................... 8 1.1.2 Vai trò của CNTT........................................................................................14 1.1.3 Xu hƣớng phát triển CNTT .........................................................................16 1.2 Nội dung ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN ........................................18 1.2.1 Đặc điểm chủ yếu về tổ chức và hoạt động của hệ thống KBNN. .............18 1.2.2 Ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN ....................................................18 1.2.3 Nội dung về ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN.................................22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI KBNN TỈNH PHÚ THỌ ..25 2.1 Cơ chế, chính sách ứng dụng CNTT tại KBNN tỉnh Phú Thọ ......................25 2.1.1 Vài nét khái quát hệ tống KBNN tỉnh Phú thọ. ..........................................25 2.1.2 Thực trạng ứng dụng CNTT và Cơ chế chính sách ứng dụng CNTT ở KBNN tỉnh Phú thọ. .............................................................................................26 2.2. Thực trạng về công tác tổ chức ,điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. ...................................................................................................32 2.2.1 Về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong lĩnh vực ứng dụng CNTT. ...........................................................................................32 2.2.2 Về sự phối hợp, điều hành hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. ...................................................................................................33 2.2.3 Đánh giá về công tác chỉ đạo điều hành ứng dụng CNTT tại hệ thống kho bạc nhà nƣớc Tỉnh Phú thọ...................................................................................34 2.3. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. ............................36 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc về ứng dụng CNTT..............................................36 2.3.2 Những hạn chế chủ yếu trong quá trình ứng dụng CNTT ..........................41 2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế trên đây. ...............48 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TẠI KBNN PHÚ THỌ .............................................................................56 3.1 Bối cảnh hiện nay và phƣơng hƣớng đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ ................................................................................................................56 3.1.1 Bối cảnh hiện nay. .......................................................................................56 3.1.2 Định hƣớng phát triển ngành Kho bạc. .......................................................57 3.1.3 Phƣơng hƣớng đổi mới của KBNN Phú Thọ. .............................................60 3.1.4 Phƣơng hƣớng chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. ..61 3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ ....62 3.2.1 Về cơ chế, chính sách ..................................................................................62 3.2.2 Về đào tạo cán bộ ........................................................................................70 3.2.3 Về công tác quản trị dữ liệu ........................................................................71 3.2.4 Về công tác quản trị mạng. .........................................................................72 3.2.5 Về quản trị phần mềm .................................................................................73 3.2.6 Về quản lý, sử dụng thiết bị tin học. ...........................................................74 3.2.7 Về công tác điều hành và báo cáo ...............................................................78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................86 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 BCVT Bƣu chính viễn thông 2 CBCC Cán bộ công chức. 3 CCHC cải cách hành chính 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 5 CNTT Công nghệ thông tin. 6 CPĐT Chính phủ điện tử. 7 CSDL Cơ sở dữ liệu. 8 CTMT Chƣơng trình mục tiêu.HQ: hải quan. 9 DLKH Dữ liệu khách hàng. 10 INTRANET Mạng thông tin nội bộ. 11 KBNN Kho bạc nhà nƣớc. 12 LAN Mạng máy tính cục bộ. 13 MTĐT Máy tính điện tử. 14 NSNN Ngân sách nhà nƣớc. 15 NTTT Ngoại tệ tập trung. 16 TABMIS Hệ thống thông tin QLý kho bạc 17 TCTD Tổ chức tín dụng. 18 TT-TT Thông tin truyền thông. 19 XNK xuất nhập khẩu. 20 WAN Mạng diện rộng ( Wide area network). i DANH MỤC CÁC BẢNG Stt 1 Bảng Nội dung Tổng số các thiết bị tin học Tỉnh Phú thọ tính đến quý 4-2011 ii Trang 26 DANH MỤC CÁC HÌNH Stt Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Hệ thống tổ chức các đơn vị CNTT trong KBNN các cấp 18 2 Hình 1.2 Mô hình CSDL tập trung trong hệ thống KBNN 19 3 Hình 1.3 Mối quan hệ giữa KBNN với các đơn vị liên quan 21 4 Hình 3.1 Mô hình UDCNTT tại KBNN trong tƣơng lai 58 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới. Công nghệ thông tin đặc biệt là Internet đã làm cho thế giới trở nên “phẳng” hơn và bình đẳng hơn, tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó, hợp tác của các dân tộc trên toàn thế giới. Việc ứng dụng và phát triển CNTT đã góp phần giải phòng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Đối với các nƣớc đang phát triển, CNTT còn là công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, giúp Chính phủ nâng cao năng lực điều hành, ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với thông tin và trí thức, doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời CNTT cũng tạo thêm nhiều cơ hội tăng cƣờng trao đổi thông tin, giao lƣu văn hóa, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách với các nƣớc phát triển. Cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý đang là một trong những mục tiêu mà Việt Nam đã đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, tạo thuận lợi các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức nhà nƣớc và các cá nhân. Công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức nhà nƣớc và công dân dễ dàng tiếp cận tới các chính sách của Đảng và Chính Phủ, dễ dàng tiếp xúc với các cơ quan nhà nƣớc trên nguyên tắc công khai minh bạch. Việt Nam coi công nghệ thông tin là một công cụ quan trọng hàng đầu và là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các phát triển thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Sau hơn 10 năm Internet đƣợc đƣa vào Việt nam ,Phải khẳng định đây là một bƣớc ngoặt của sự hội nhập của nền kinh tế và xã hội Đất nƣớc vào thế giới 1 ;Thông tin hai chiều sự tƣơng tác và các dịch vụ gia tăng ,dịch vụ nội dung ;sử dụng các tiện ích đã làm thay đổi toàn bộ Tƣ duy-Cách làm –Mối quan hệPhƣơng thức tiếp cận các vấn đề.Làm thay đổi và tác động sâu sắc tới KT-XHAN-QP của mọi quốc gia dân tộc ,trong đó sự tác động ở Việt nam là vô cùng to lớn vấn đề đặt ra là phải thích ứng nhanh ,Có Chiến lƣợc-Lộ trình-và chuẩn bị hoàn thiện bổ xung văn bản Luật,văn bản quản lý ;Chuẩn bị nguồn lực để UD CNTT hiệu quả ở các Ngành-Địa phƣơng và cả nƣớc.Kho bạc nhà nƣớc phải nằm trong dòng chảy và phải bắt nhịp theo kịp yêu cầu Chung này ,nhiều vấn đề còn phải đi trƣớc đón đầu nhƣ Đào tạo nhân lực và Đầu tƣ CSVC hạ tầng; Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực để phát triển. Công nghệ thông tin đã có bƣớc phát triển khá nhanh, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao. Năm 2008, doanh thu ngành Công nghệ thông tin-Truyền thông đạt trên 10 tỷ USD, tỷ lệ sử dụng Internet đạt khoảng 25% và phổ cập điện thoại ở mức khá cao. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trƣởng và nâng cao hiệu quả kinh tế của Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của ngƣời dân, đẩy nhanh sự hội nhập của Việt Nam với thế giới. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Chiến lƣợc tăng tốc để sớm đƣa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển công nghiệp thông tin, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin đông đảo và có chất lƣợng cao. Ngành KBNN nói chung, KBNN Phú Thọ nói riêng đã sớm thấy đƣợc vai trò to lớn của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình, chính vì vậy mà ngay từ khi mới thành lập ( 01/04/1990) ngành đã đƣa máy tính vào sử dụng để khai thác ứng dụng kế toán ngân sách và thanh toán Liên kho bạc. 2 Năm 1995 KBNN tỉnh đã lắp đặt và sử dụng mạng máy tinh, đến năm 1999 toàn tỉnh đã kết nối thành mạng WAN. Những năm gần đây số lƣợng, chất lƣợng trang thiết bị tin học và các chƣơng trình ứng dụng ngày càng tăng lên, mức độ hiện đại hóa ngày càng cao, các đơn vị KBNN luôn là đơn vị đi đầu về ứng dụng CNTT trong các đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc ngành Kho bạc và KBNN tỉnh Phú Thọ luôn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các dịch vụ tin học nhƣ các vấn đề về cơ chế, chính sách, nhân sự cho CNTT, về ngƣời khai thác, sử dụng, đầu tƣ, quản lý và sử dụng trang thiết bị, về khai thác các phần mềm ứng dụng, về độ an toàn bảo mật dữ liệu…. Trong điều kiện hiện nay, đất nƣớc đang thực hiện sự nghiệp CNH –HĐH và đang trên con đƣờng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành đều phải hết sức nỗ lực hiện đại hóa, đƣa ứng dụng CNTT vào để hiện đại hóa các quy trình thủ tục, nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chín, nâng cao vai trò trách nhiệm để phục vụ các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức, ngƣời dân ngày càng tốt hơn. Ngành KBNN nói chung, KBNN tỉnh Phú Thọ nói riêng đã và đang trong quá trình hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính, nhằm mục đích quản lý ngân sách nhà nƣớc ngày một tốt hơn. Trƣớc đòi hỏi phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới, đó là việc cung cấp các dịch vụ công cho các đơn vị và ngƣời dân, đặc biệt là cung cấp thông tin về ngân sách kịp thời, chính xác cho Lãnh đạo các cấp, ngành để điều hành một cách linh hoạt hơn, phù hợp với các yêu cầu của quốc tế, ngành Kho bạc cũng nhƣ KBNN tỉnh Phú Thọ phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trƣớc mắt là thực hiện thành công dự án TABMIS. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc nhà nƣớc Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua đã có một số đề tài luận văn, luận án tiến sĩ ... nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Dƣới đây là một số công trình: - “ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”, Đặng Hữu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2001. - “ Đề án tin học quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2005 ( đề án 112) Chính Phủ. - Đỗ Trung Tá : (TSKH .nguyên BT bộ BC-VT) CNTT và TT sẽ trở thành ngành DV- kinh tế quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH-HĐH. - Mai liêm Trực :(TSKH Thứ trƣởng TT bộ TT_TT), tăng cƣờng UD CNTT, Đƣa Internet vào việt nam ,con đƣờng ngắn nhất XD nền kinh tế tri thức - Luận văn thạc sĩ: “ Đổi mới công tác thông tin phục vụ quản lý kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Văn Hòa, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001. - Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý: “ Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc – Thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Bá Hiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006. - Luận văn thạc sĩ: “ Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang”, Lê Quốc Cƣờng, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. Nhƣng phần lớn các đề tài, các nghiên cứu trên mang tính chất khái quát chung, hầu nhƣ chƣa đề cập đến việc giải quyết các bài toán cụ thể của việc ứng dụng CNTT. Cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách bài bản về ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN tỉnh Phú Thọ. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở nhận thức lý thuyết về CNTT, nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ, từ đó tìm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ của luận văn gồm: - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những nội dung chủ yếu về ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng CNTT trong hệ thống KBNN ở các tỉnh nói riêng. - Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ, chỉ ra thành công và hạn chế cần khắc phục trên cơ sở xác định đúng đắn nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các yếu tố, điều kiện có liên quan đến ứng dụng CNTT và tiếp cận nghiên cứu về mặt tổ chức, quản lý. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Về không gian: Nghiên cứu về ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ. + Về thời gian: Luận văn chủ yếu đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại KBNN Phú Thọ giai đoạn 1992-2011 ,Giải pháp đẩy mạnh Ứng dụng CNTT giai đoạn 2012-2020 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.Để thấy và làm rõ vấn đề bản chất có tính quy luật của áp dụng thành tựu KH-CN vào nâng cao năng xuất lao động và chất lƣợng hiệu quả của mọi lĩnh vực trong đó có Ngành KBNN; 5 - Phƣơng pháp khảo sát để thấy rõ thực trạng và nhu cầu có thật đƣợc đặt ra cho ngành KBNN khi hội nhập và đòi hỏi nền kinh tế tri thức ; Phƣơng pháp phân tích: Từ thực tế Trong nƣớc-Quốc tế và nội bộ ngành KBNN ,sự chỉ đạo và văn bản luật để có bƣớc đi phù hợp khi UD CNTT; - Phƣơng pháp thống kê : Từ các thống kê qua các thời kỳ với nhãn quan quản lý sẽ giúp đƣa ra đƣợc nhiều kết quả trong NC Luận văn - Phƣơng pháp so sánh :Cho phép thấy đƣợc ý nghĩa và tác dụng của UD CNTT ở KBNN các cấp; - Phƣơng pháp tổng hợp :Cho phép nhìn nhận trong nghiên cứu tổng quan ,toàn diện tránh võ đoán và phiến diện từ đó đƣa ra các kết luận chính xác; - Phƣơng pháp mô hình hóa: Cho phép hỗ trợ các PP khác khi mà lý giải bằng ngôn ngữ chƣa thuyết phục và dài dòng ,khó hiểu; 6. Đóng góp của luận văn - Đóng góp lý luận: ❖ Làm rõ cơ chế, chính sách quản lý nhằm thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực ứng dụng CNTT, khuyến khích sự đóng góp của cán bộ CNTT, đào tạo cán bộ CNTT trong hệ thống KBNN. ❖ Làm rõ về cơ chế mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị CNTT trong ngành Kho bạc. ❖ Đề xuất quy trình tiếp nhận và triển khai các phần mềm ứng dụng. ❖ Đề xuất về đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu cho hệ thống. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong hệ thống KBNN. 6 - Đóng góp thực tiễn: Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng ứng dụng CNTT trong KBNN tỉnh Phú Thọ, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại KBNN tỉnh Phú Thọ. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: 7 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HỆ THỐNG KBNN 1.1 CNTT và vai trò của CNTT 1.1.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành CNTT 1.1.1.1 Khái niệm CNTT và các khái niệm liên quan “ CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số (IP)”. “Thông tin số là thông tin đƣợc tạo lập bằng phƣơng pháp dùng tín hiệu số” “ Virut máy tính là chƣơng trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thƣờng cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lƣu trữ trong thiết bị số. 1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành CNTT - Phần cứng: “ Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh, cụm linh kiện, linh kiện, bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện” - “ Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác đƣợc sử dụng để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số. - Phần mềm: “ Phần mềm là chƣơng trình máy tính đƣợc mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. Có thể chia thành phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.” + Phần mềm hệ thống: Là những phần mềm điều khiển thiết bị số, liên kết chúng thành một hệ thống tạo thành môi trƣờng hoạt động cho các phần mềm ứng 8 dụng. Đó là các Hệ điều hành, các phần mềm quản lý và điều khiển thiết bị (Driver)… + Phần mềm ứng dụng: Là những phần mềm đƣợc tạo ra nhằm giải quyết những bài toán, những yêu cầu, đòi hỏi của con ngƣời và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. - “Cơ sở hạ tầng thông tin: Là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”. Hạ tầng viễn thông là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc truyền nhận và trao đổi thông tin số giữa những nơi có nhu cầu liên kết từ xa. Với bất cứ cá nhân, đơn vị, tổ chức hay một quốc gia nào muốn đƣa ứng dụng CNTT vào phục vụ mục đích của mình, đều phải tính toán đến các yếu tố cơ bản trên, đặc biệt luôn phải chú ý tới mối quan hệ giữa chúng. Với những bài toán đòi hỏi tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, lƣợng thông tin cần xử lý lớn và phức tạp cần phải sử dụng những phần mềm lớn và do đó cũng phải cần một khoản đầu tƣ lớn cho mua sắm trang thiết bị hiện đại, đủ tạo môi trƣờng cho các phần mềm hoạt động hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần phải có chi phí lớn cho việc thuê bao đƣờng truyền thông. Ngƣợc lại với những bài toán đơn giản thì chỉ cần những phần mềm nhỏ và các thiết bị bình thƣờng….Bên cạnh mối quan hệ giữa các yếu tố trên, chúng ta cần phải chú ý đến những mối quan hệ trong lòng mỗi yếu tố đó, vì trên thực tế chúng ta không chỉ sử dụng một phần mềm ứng dụng nào đó, trên một môi trƣờng hay hệ thống thiết bị nhất định, mà thƣờng dùng nhiều ứng dụng chạy trên cùng một hệ thống và trong cùng một hệ thống cũng sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau. Nhƣ vậy chúng ta cần tính toán đến các yêu cầu đảm bảo độ tƣơng thích từ đó việc ứng dụng mới có hiệu quả cao. Trên thực tế, không ít những cá nhân, đơn vị hay tổ chức do không chú ý đến những mối liên hệ này nên đã phải trả giá cho việc đầu tƣ lãng phí, không hiệu quả, mặc dù họ đã tính toán đến yếu tố nhân lực…. 9 1.1.1.3 Các điều kiện để ứng dụng CNTT. Quá trình ứng dụng CNTT có hiệu quả hay không, tốc độ phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, một số điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, Các quan điểm, chủ trƣơng chính sách về phát triển ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nƣớc: Đối với nƣớc ta, trong những năm qua đã có bƣớc phát triển mạnh về ứng dụng CNTT, mặc dù một số dự án, chƣơng trình hiệu quả chƣa cao nhƣng xét về tổng thể, nƣớc ta vẫn đƣợc thế giới đánh giá là nƣớc có tốc độ phát triển ứng dụng CNTT cao. Có đƣợc kết quả đó, trƣớc hết phải nói đến sự quan tâm và coi trọng việc phát triển ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nƣớc ta. “ Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, chủ trƣơng ấy đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính Phủ. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “ Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn nhƣ điện tử, tin học,…” Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa VII) ngày 30/07/1994 xác định: “ Ƣu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, nhƣ công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tế quốc dân”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nền kinh tế…. Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin kinh tế”… Để thể chế hóa về mặt Nhà nƣớc, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 08 năm 1993 về “ Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90”. 10 Trong phát triển ứng dụng CNTT nhà nƣớc đã chú trọng đến lĩnh vực phát triển công nghiệp phần mềm. “ Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 06 năm 2000 của Chính Phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đã và đang tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “ đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, là một trong những văn bản có tầm chiến lƣợc, định hƣớng mở rộng cánh cửa cho nƣớc ta phát triển ngành công nghệ cao và rất phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, chỉ thị nêu rõ: “ Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nƣớc ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Chỉ thị 58-CT/TW là cơ sở cho sự ra đời của Luật Công nghệ thông tin, đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 theo Nghị Quyết số 67/2006/QH11, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của đất nƣớc. Sau Luật Công nghệ thông tin Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Cơ quan nhà nƣớc. Gần đây Chính Phủ đã ban hành thêm Quyết định số: 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 về việc: “ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến 11 năm 2015 và định hƣớng đến năm 2010” và Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010, “ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015”. Tất cả những chủ trƣơng, chính sách trên đều vô cùng quan trọng, song nó cần phải có thêm những yếu tố khác đảm bảo sự thành công cho việc ứng dụng CNTT. Trên thực tế chúng ta đã có những chủ trƣơng, chính sách rất kịp thời và đúng đắn nhƣng quá trình triển khai đã có những dự án lớn đi đến thất bại nhƣ Đề án 112 về tin học quản lý hành chính nhà nƣớc, một trong những nguyên nhân có thể nhận diện khá rõ ràng là: “ chƣa quan tâm xây dựng một nền hành chính đƣợc vận hành theo một “công nghệ hành chính” tiên tiến. Trên nền “ công nghệ” đấy mới áp dụng giải pháp tin học. Hay nói một cách khác, tin học hóa quản lý hành chính Nhà nƣớc chỉ phát huy đƣợc trên nền “ Công nghệ hành chính” tiên tiến. Vì vậy muốn thành công trong ứng dụng CNTT, cần phải đi liền với nó là sự thay đổi, cải cách các quy trình thủ tục theo hƣớng tiên tiến, hiện đại. Thứ hai, Các yếu tố nguồn lực tài chính: Mặc dù chúng ta đã có nhận thức đúng đắn, quan điểm đúng đắn về phát triển ứng dụng CNTT, nhƣng nếu chúng ta không có đƣợc nguồn tài chính thì các chính sách, chiến lƣợc sẽ chỉ nằm trên giấy. Để phát triển ứng dụng CNTT, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn trong vấn đề chi tiêu, vì đây là lĩnh vực phải chi phí khá cao cho các sản phẩm mang đặc tính chứa đựng hàm lƣợng chất xám cao, hao mòn vô hình lớn, chúng ta phải sẵn sàng đầu tƣ những khoản kinh phí lớn nhƣng bên cạnh đó phải tính toán kỹ lƣỡng, tránh lãng phí, không hiệu quả. Khi xây dựng các định mức chi cho con ngƣời, luôn phải chú ý tới yếu tố lao động trí tuệ cao… phải coi đầu tƣ cho ứng dụng CNTT là đầu tƣ cho phát triển. Thứ ba, về nhân lực: Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng, nhiều chƣơng trình, dự án chƣa quan tâm nhiều đến điều kiện này mà dẫn đến đổ vỡ, lãng phí hoặc hiệu quả khai 12 thác rất thấp. Ứng dụng CNTT luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, độ chính xác cao, do đó vấn đề đào tạo, khả năng nhận thức của con ngƣời cần đƣợc coi trọng, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, gắn quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng cho mọi CBCC. Trên thực tế có những thiết bị tin học phải chi phí khá cao song do trình độ ngƣời sử dụng chƣa đáp ứng yêu cầu nên thƣờng là nguyên nhân làm cho thiết bị mau hỏng. Thứ tƣ, về kỹ thuật: Điều kiện này luôn phải quan tâm đến yếu tố đồng bộ của các thiết bị, lựa chọn các mô hình kỹ thuật phù hợp với các vấn đề cần giải quyết. Ngày nay trình độ kỹ thuật ngày càng nâng cao, các tính năng của sản phẩm luôn mở rộng, chúng ta phải luôn cập nhật, nắm bắt kịp thời, bên cạnh đó luôn phải dự tính trƣớc đƣợc xu thế phát triển của nó, để đầu tƣ tránh lạc hậu hoặc sử dụng không hết tính năng của các sản phẩm. Thứ năm, về môi trƣờng ( địa lý, khí hậu…): Phần lớn các thiết bị trong ngành CNTT đều là các thiết bị điện tử, chúng rất dễ bị tác động của môi trƣờng địa lý, khí hậu, vì vậy trong quá trình ứng dụng CNTT luôn phải tạo điều kiện để có đƣợc môi trƣờng tốt nhất cho thiết bị hoạt động. Các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của thiết bị phải nói tới nhƣ là nhiệt độ, độ ẩm, sấm sét… các yếu tố về địa lý có ảnh hƣởng nhiều nhƣ vùng bị nhiễm xạ, vùng ven biển, vùng có nhiều cát bụi, gần nơi có nhiều thiết bị, phƣơng tiện giao thông hoạt động nhƣ gần đƣờng quốc lộ… Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố có thể xảy ra nhƣ hỏa hoạn, các yếu tố về an ninh,… Nƣớc ta là một nƣớc ven biển, có đƣờng bờ biển dài, khí hậu hai miền cũng khác nhau, trên thực tế nhiều nơi đã không coi trọng những yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng nên đã thƣờng xuyên gặp tình trạng thiết bị hỏng, chi phí sửa chữa cao, do đó luôn phải tính toán đến các điều kiện môi trƣờng ứng dụng CNTT. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng