Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn uản lý nguồn vốn oda cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam ...

Tài liệu Luận văn uản lý nguồn vốn oda cho phát triển khoa học và công nghệ ở việt nam

.PDF
115
488
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ HẰNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ HẰNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Dậu XÁC NHẬN CỦA CTHĐ XÁC NHẬN CỦA GVHD Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Bài luận văn “Quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Vũ Thị Dậu. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và các kết quả nêu luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn Luận văn này, ngoài những nỗ lực cố gắng của bản thân mình, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quý Thầy cô giáo và của bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, khoa Kinh tế chính trị trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức và rất nhiều thông tin bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo - TS. Vũ Thị Dậu là ngƣời đã giúp tôi định hƣớng đề tài, hƣớng dẫn cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho tôi từ việc xây dựng đề cƣơng, dự thảo và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp và các bạn học viên trong lớp QLKT3-K21 đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin và cùng tôi gây dựng tinh thần đoàn kết thân ái trong suốt thời gian qua. Luận văn sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu sự động viên, cổ vũ của bạn bè, sự quan tâm của gia đình đã luôn sát cánh để giúp tôi tự tin vƣợt qua mọi khó khăn. Do thời gian có ha ̣n , nên luâ ̣n văn không thể tránh khỏi nhƣ̃ng sai sót . Kính mong đƣơ ̣c sƣ̣ đóng góp của các Thầ y cô giáo cũng nhƣ bạn bè kiến thức của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii , đồng nghiệp để MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ................................................................................................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5 1.1.1 Tình hình nghiên cứu về nguồn vốn ODA ........................................ 5 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ........................................................................................ 6 1.1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................... 7 1.2 Cơ sở khoa học về quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ................................................................................................................ 8 1.2.1 Nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ.......................... 8 1.2.2 Quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ........... 16 1.3 Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA khoa học và công nghệ và bài học cho Việt Nam ........................................................................................ 28 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ của một số quốc gia trên thế giới ..................................................... 28 1.3.2 Bài học cho Việt Nam ...................................................................... 30 Chƣơng 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 32 2.1 Nguồn tài liệu ......................................................................................... 32 2.1.1 Nguồn tài liệu thứ cấp ...................................................................... 32 2.1.2 Xử lý tài liệu thứ cấp ....................................................................... 32 iii 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .............................................................. 34 2.2.1 Phƣơng pháp phân tích .................................................................... 34 2.2.2 Phƣơng pháp logic ........................................................................... 35 2.2.3 Phƣơng pháp so sánh ....................................................................... 35 2.2.4 Phƣơng pháp thống kê, mô tả .......................................................... 35 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ............................................ 37 3.1 Thực trạng nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ và bộ máy quản lý nguồn vốn ở Việt Nam ............................................................ 37 3.1.1 Thực trạng nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ...... 37 3.1.2 Bộ máy quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ................................................................................................................... 41 3.2 Thực trạng quá trình quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam ................................................................................. 42 3.2.1 Hoạch định nguồn vốn ..................................................................... 43 3.2.2 Chính sách quản lý ........................................................................... 49 3.2.3 Tổ chức triển khai thu hút và sử dụng nguồn vốn ........................... 54 3.2.4 Giám sát, kiểm tra và đánh giá ........................................................ 68 3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam ...................................................................... 71 3.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ................................................................... 71 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 75 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ..................................................................... 82 4.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ....................................................... 82 iv 4.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ....................................................................... 82 4.1.2 Định hƣớng tăng cƣờng quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ.............................................................................. 86 4.2 Giải pháp tăng cƣờng quản lý nguồn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ............................................. 90 4.2.1 Xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho khoa học và công nghệ ...................................................................................... 90 4.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA, đặc biệt là chính sách tài chính. .............................................................................. 91 4.2.3 Tăng cƣờng tốc độ giải ngân ........................................................... 93 4.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ quản lý dự án....................................... 933 4.2.5 Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ............................... 966 4.2.6 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ.............................................96 4.2.7 Tăng cƣờng cải cách các thủ tục hành chính....................................97 4.2.8 Xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về ODA cho khoa học và công nghệ ................................................................................................................. 977 4.2.9 Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ .. 988 KẾT LUẬN ................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1022 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Ngân hàng Phát triển Châu Á 1 ADB 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa , Hiện đại hóa 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 DAC Uỷ ban Hỗ trợ phát triển 5 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 GNP Tổng sản phẩm quốc dân 8 GTVT Giao thong vận tải 9 KH&CN Khoa học và công nghệ 10 KH&ĐT Bộ kế hoạch và Đầu tƣ 11 KT – XH Kinh tế - xã hội 12 NLNS Năng lực nội sinh 13 ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 14 QL Quản lý 15 QLDA Quản lý dự án 16 QLNN Quản lý nhà nƣớc 17 WB Ngân hàng Thế giới vi DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 Bảng Nội dung Bảng Số dự án từ nguồn vốn ODA cho khoa học và công nghệ từ 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 2009 - 2014 (Cấp mới trong từng năm) Quy mô dự án trung bình theo các giai đoạn Danh mục các chƣơng trình, dự án ODA cho khoa học và công nghệ đã đƣợc ký kết giai đoạn 2009 - 2014 Mức cam kết, kí kết và giải ngân vốn ODA qua các giai đoạn vii Trang 38 39 46 59 DANH MỤC HÌNH STT 1 2 3 Hình Nội dung Hình Vốn ODA đƣợc cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến 12/2014) Các mốc thời gian của ODA Mức cam kết, kí kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2009 – 2014 viii Trang 40 51 60 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện đại hiện nay, những tiến bộ về KH&CN là nhân tố quyết định năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để có những tiến bộ về KH&CN lại đòi hỏi một lƣợng vốn lớn cho nghiên cứu, thí nghiệm và sử dụng những thành tựu KH&CN. Đối với các nƣớc đang phát triển, vốn cho phát triển KH&CN rất cần tới các nguồn vốn bên ngoài với chi phí thấp, đặc biệt la nguồn vốn ODA. Ở Việt Nam trong quá trình phát triển, KH&CN đƣợc coi là động lực phát triển KT-XH, đặc biệt trong giai đoạn tăng tốc công cuộc CNH, HĐH đến năm 2020; Hơn nữa, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nƣớc trên nhiều lĩnh vực kéo theo sự hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN một cách mạnh mẽ, từ đó đòi hỏi các hoạt động hợp tác quốc tế đƣợc tăng cƣờng hơn, nội dung đa dạng hơn, các đối tác tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế cũng phong phú hơn không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học, mà còn mở rộng ra cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Bộ KH&CN đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong đó nâng cao năng lực, đổi mới toàn diện cơ chế quản lý KH&CN; tiếp tục nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào đời sống kinh tế - xã hội, với vai trò doanh nghiệp là trung tâm của ứng dụng và đổi mới công nghệ; tăng cƣờng hội nhập quốc tế về KH&CN, đặc biệt là thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho KH&CN. Hơn 20 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN, Việt Nam đã có đƣợc những dự án công nghệ cao, tiên tiến trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ xây dựng ... Đây là những thành công đã đƣợc ghi nhận trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập nhƣ: tiến độ giải ngân, hiệu quả sử dụng, chất lƣợng công trình… Trong các nguyên nhân của tình hình trên có nguyên nhân từ khía cạnh quản lý nguồn vốn này. Theo tinh thần Nghị quyết TW 6 Khóa XI và Chiến lƣợc phát triển KT-XH của đất nƣớc đến năm 2020, mục tiêu mà Việt Nam cần đạt đƣợc là giá trị sản phẩm 1 công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP; Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; nông nghiệp có bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại, có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao; yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trƣởng đạt khoảng 35%. Đồng thời, Chiến lƣợc cũng chỉ rõ phát triển và ứng dụng KH&CN là một trong 3 giải pháp đột phá. Đây là những yếu tố trực tiếp quyết định việc thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng KH&CN - đặc biệt là công nghệ cao trong các sản phẩm hàng hóa; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế bằng việc tạo ra nhiều giá trị gia tăng từ tri thức và sáng tạo. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, giai đoạn 2016- 2020 Việt Nam cần phải có những giải pháp QL thiết thực, đồng bộ. Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Việt Nam đã quản lý nguồn ODA cho phát triển KH&CN nhƣ thế nào? Những thành công và hạn chế trong QL nguồn vốn này là gì? Việt Nam cần có những giải pháp gì để tăng cƣờng QL nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN giai đoạn 2016- 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn ODA cho KH&CN. Từ đó vận dụng vào việc phân tích, đánh giá công tác QL nguồn vốn này ở Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng QL nguồn vốn ODA cho KH&CN ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN. - Nghiên cứu kinh nghiệm QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN của một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. 2 - Phân tích, đánh giá công tác QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng QL nguồn vốn ODA phát triển khoa hoc công nghệ ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nguồn vốn ODA cho phát triển KH & CN theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. Các công cụ quản lý, cơ chế và chính sách quản lý của nhà nƣớc về nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian Nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển cho nhiều lĩnh vực nhƣ: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển KH&CN …Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu công tác QL nguồn vốn ODA cho phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam. *Phạm vi thời gian Luận văn nghiên cứu QL nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN từ năm 2009 - 2014, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN. - Phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân trong QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN ở Việt Nam. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN ở Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu và tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: 3 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ Chương 2. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài Chương 3. Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam Chương 4. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ODA nói chung, quản lý nguồn vốn ODA phát triển KH&CN ở Việt Nam nói riêng. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau: 1.1.1 Tình hình nghiên cứu về nguồn vốn ODA Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về: “Theo dõi và giải quyết những vướng mắc đối với dự án ODA; Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến năm 2010”, Hà Nội, 1997. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rõ các vƣớng mắc mà các dự án ODA đầu tƣ vào Việt Nam thƣờng mắc phải, nhƣ vấn đề thủ tục, tình hình giải ngân, kiểm tra và giám sát. Qua đó cũng chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các vƣớng mắc trên, làm sao cho các dự án ODA đầu tƣ vào Việt Nam trong tƣơng lai đƣợc hiệu quả và nhiều hơn. Nghiên cứu của Bộ Tài chính, Vụ Tài chính đối ngoại về: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2001. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra nguồn vốn ODA vẫn chƣa đƣợc sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, vẫn xảy ra tình trạng thất thoát, hiệu quả của dự án mang lại chƣa cao. Đề tài cũng giúp làm rõ hơn về cách quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Nhiều tác giả đã chọn đề tài xung quanh vấn đề nguồn vốn ODA làm luận văn cao học. Cụ thể nhƣ: Tác giả Võ Hải Bình (2011), Tăng cường thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền Trung, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn này đã nghiên cứu đƣợc tại sao phải tăng cƣờng thu hút nguồn vốn ODA cho phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền Trung, và thu hút sao cho hiệu 5 quả để phát triển kinh tế xã hội. Nhƣng đề tài vẫn gặp một số vƣớng mắc nhƣ: Số liệu để thống kê ít, các tỉnh miền Trung thu hút không đồng đều, và sử dụng vẫn chƣa đƣợc hiệu quả. Tác giả Lê Đình Ảnh (2012), Vai trò của nguồn vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng; Tác giả Lê Thanh Nghĩa (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - “ODA của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong ngành Lâm Nghiệp (nghiên cứu trường hợp 4 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên giai đoạn 2001 -2005 ” của Nguyễn Ngọc Hải - Trƣờng Đại học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2008), luận văn đã nêu bật những thành công và hạn chế trong sử dụng ODA của ADB tại dự án vay đầu tiên của ngành Lâm Nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các mặt hạn chế và rút kinh nghiệm cho các dự án vốn vay ODA từ ADB trong Lâm nghiệp sau này. Những luận văn thạc sỹ trên nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về nguồn vốn ODA, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại các địa phƣơng khác nhau. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ Nghiên cứu của Viện chiến lƣợc và chính sách khoa học công nghệ, Nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA cho Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội - 2006. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra nguồn vốn ODA cho KH&CN vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ kỹ lƣỡng, vẫn xảy ra tình trạng thất thoát, hiệu quả của dự án mang lại chƣa cao. Đề tài cũng giúp làm rõ hơn về cách quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Luận văn thạc sỹ: “Thu hút vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Hà - Trƣờng Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009. Luận văn đã nêu đƣợc thực trạng thu hút đƣợc vốn đầu tƣ cho khoa 6 học và công nghệ, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ: “Tổ chức thực hiện chính sách thu hút ODA phát triển KH&CN tại Đà Nẵng” của học viên Lê Thu Bình. Trƣờng Đại học Đà Nẵng, 2012. Công trình làm rõ bộ máy tổ chức thực hiện và quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu hút ODA phát triển KH&CN tại Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng thu hút ODA phát triển KH&CN tại Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ của học viên Đặng Đức Hải, 2012: “Kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn ODA phát triển KH&CN của các nước ASEAN”. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. Công trình phân tích những khía cạnh khác nhau trong QL nguồn vốn ODA phát triển KH&CN của 1 số nƣớc ASEAN nhƣ Thái Lan và In đô nê xi a, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong QL nguồn vốn này. Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên Hoàng Quỳnh Châu, 2013: “Tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát các dự án ODA phát triển KH&CN tại Việt Nam”. Học viện Hành chính Quốc gia. Công trình phân tích thực trạng các hoạt động thanh tra, giám sát các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA phát triển KH&CN tại Việt Nam. Tác giả luận văn cho rằng: việc tổ chức thực hiện trong nhiều dự án còn những bất cập nhƣ: tốc độ giải ngân chậm, tình trạng vƣợt chi, tình trạng thất thoát…Nguyên nhân của tình hình trong đó có việc tổ chức các hoạt động thanh tra, giám sát chƣa tốt. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, giám sát các dự án ODA phát triển KH&CN tại Việt Nam. Đề tài luận văn của học viên Nguyễn Minh Hoàng, 2012: “Sử dụng nguồn vốn ODA cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở Việt Nam”. Công trình cho thấy sự cần thiết sử dụng, thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các gải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này trong đào tạo và phát triển nhân lực KH&CN ở Việt Nam. 1.1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và giải quyết đƣợc những khía cạnh khác nhau về QL nguồn vốn ODA nói chung, QL nguồn vốn ODA cho phát 7 triển KH&CN nói riêng. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về công tác QL nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN ở Việt Nam. Nhiều vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu nhƣ: hoạch định nguồn vốn, chính sách quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển KH&CN... 1.2 Cơ sở khoa học về quản lý nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ 1.2.1 Nguồn vốn ODA phát triển khoa học và công nghệ 1.2.1.1 Khái niệm *Nguồn vốn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), là một hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là “hỗ trợ” bởi vì các khoản đầu tƣ này thƣờng là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ; Là “phát triển” vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tƣ này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nƣớc đƣợc đầu tƣ; Là “chính thức”, vì nó thƣờng là cho Nhà nƣớc vay. ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế hoặc các địa phƣơng) cung cấp cho các nƣớc chậm và đang phát triển, nhằm thức đẩy và phát triển kinh tế và phúc lợi ở các nƣớc này. Mặc dù gọi là viện trợ phát triển nhƣng phần hỗ trợ không hoàn lại chỉ chiếm khoảng 25% số vốn cung cấp. Theo tổ chức Ngân hàng thế giới thì ODA đƣợc hiểu là những món nợ, trợ cấp và trợ giúp kỹ thuật mà các chính phủ cung cấp cho các nƣớc đang phát triển. Tổ chức Viện trợ của Mỹ (USAID) định nghĩa ODA là khoản hỗ trợ có điều kiện (với thành tố hỗ trợ ít nhất là 25%) đƣợc cung cấp bởi các nƣớc thành viên của Hội đồng hỗ trợ phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nƣớc đang phát triển. ODA đƣợc Hội đồng hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa là một phần của viện trợ phát triển cho các nƣớc đang phát triển và các thể chế đa phƣơng cung cấp bởi một đại diện chính thức bao gồm 8 nhà nƣớc và các chính quyền địa phƣơng hoặc do các địa lí của các cơ quan này cung cấp, mỗi lần giao dịch nhƣ vậy phải đảm bảo các yêu cầu sau: (1) Các khoản viện trợ đƣợc quản lí với mục tiêu chính là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nƣớc đang phát triển. (2) Đó là hỗ trợ với thành tố hỗ trợ ít nhất là 25% (tính theo tỷ lệ chiết khấu là 10%) Ở Việt Nam Nghị định 17/2001/NĐ -CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức coi ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ. ODA đƣợc cung cấp theo hai dạng song phƣơng và đa phƣơng. Theo chỉ tiêu mà Liên hợp quốc đƣa ra hàng năm, các nƣớc phát triển phải đóng góp phần ODA bằng 0,7% GNP từ năm 1995 trở đi sau đó đạt chỉ tiêu 1% từ năm 2010 trở đi. Tuy nhiên trên thực tế, mức đóng góp này thấp hơn nhiều. Các đối tác cung cấp ODA song phƣơng: Các đối tác này tập trung chủ yếu vào một số nƣớc sau: các thành viên của Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC); Các nƣớc OPEC; Liên Xô cũ và Đông Âu. Các đối tác đa phƣơng: đồng thời với việc cung cấp ODA song phƣơng (trực tiếp), các nƣớc còn chuyển giao ODA cho các nƣớc đang phát triển thông qua các tổ chức viện trợ đa phƣơng. Các tổ chức bao gồm: i) Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc nhƣ: Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (WFP), Qũy dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực (FAO); ii) Liên minh Châu Âu (EU); iii) Các tổ chức phi chính phủ (NGO); iv) Các tổ chức tài chính quốc tế gồm: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng phát triển châu Phi...... Bản chất của ODA là tính chất hỗ trợ tăng trƣởng dài hạn và giảm nghèo của ODA; ODA gắn với những lợi ích chiến lƣợc kinh tế và chính trị trong từng giai đoạn lịch sử của bên cung cấp. 9 1.2.1.2 Phân loại Tuỳ theo tính chất, mục đích, điều kiện từng loại hình đầu tƣ... khác nhau mà có các loại ODA khác nhau.Việc phân loại này là hết sức cần thiết, nhất là đối với nƣớc nhận . Phân loại đúng ODA sẽ giúp cho việc sử dụng đúng mục đích. a. Theo tính chất - Viện trợ không hoàn lại: các khoản cho không, không phải trả lại. - Viện trợ có hoàn lại: các khoản cho vay ƣu đãi (vay tín dụng với điều kiện “mềm”. - Viện trợ hỗn hợp: gổm một phần cho không, phần còn lại thực hiện theo hình thức vay tín dụng (có thể ƣu đãi hoặc thƣơng mại). b. Theo mục đích - Vốn đầu tƣ phát triển (chiếm 50-60%): Vốn này đƣợc chính phủ các nƣớc tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tƣ, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay, bao gồm: (i) đầu tƣ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất; (ii) đầu tƣ các dự án phát triển bền vững nhƣ tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng: (iii) đầu tƣ các dự án thuộc lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp hoặc mũi nhọn của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong loại hình thứ ba này, chính phủ giao cho các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, đầu tƣ, quản lý dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ. - Vốn viện - trợ kỹ thuật: là các khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, thực hiện cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế. Mục đích của viện trợ kỹ thuật là giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc của các nƣớc nhận vốn nâng cao nãng lực quản lý của mình, bao gồm cả năng lực sử dụng việntra tài chính. Về mặt kinh tế, hình thức này không có đầy đủ các yếu tố của hoạt động đầu tƣ và do vậy thƣờng là các khoản viện trợ không hoàn lại (thƣờng chiếm từ 2030% tổng vốn ODA) - Vốn hỗ trợ cán cân thanh toán (còn đƣợc gọi là vốn tín dụng điều chỉnh cơ cấu tài chính): loại vốn này giúp chính phủ các nƣớc thanh toán các khoản nợ đến hạn và các loại lãi suất đƣợc tính lãi từ những năm trƣớc đó. Nguồn vốn này chủ yếu lấy từ ODA đa phƣơng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng