Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tự do hóa tài khoản vốn trong asean+3 kinh nghiệm quốc tế và bài học ch...

Tài liệu Luận văn tự do hóa tài khoản vốn trong asean+3 kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

.PDF
102
435
123

Mô tả:

` ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- NGUYỄN LINH TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TRONG ASEAN + 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2015 ` ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- NGUYỄN LINH TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TRONG ASEAN + 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌ NH ĐINH HƢỚNG NGHIÊN CƢ́U ̣ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẨM NHUNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS. Nguyễn Cẩ m Nhung TS. Nguyễn Anh Thu Hà Nội - 2015 ` MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................................. iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TRONG ASEAN+3 ................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan.......................................................4 1.1.1. Các nghiên cứu về ASEAN, ASEAN+3 và AEC .............................................. 4 1.1.2. Các nghiên cứu về hội nhập tài chính, tự do hóa tài khoản vốn........................ 6 1.2. Cơ sở lý luận về tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 ............................8 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tài khoản vốn ............................................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm về tài khoản vốn ................................................................8 1.2.1.2. Quan điểm mới của IMF về quản lý chu chuyển vốn .........................9 1.2.2. Tự do hóa tài khoản vốn...................................................................................... 10 1.2.2.1. Khái niệm về tự do hóa tài khoản vốn ..............................................10 1.2.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài khoản vốn..................................................11 1.2.2.3. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn ..............................................11 1.2.2.4. Mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và ổn định tài chính.......13 1.2.2.5. Điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn ...............................................15 1.2.2.7. Các biện pháp nhằm thực hiện tự do hóa tài khoản vốn ...................16 1.2.2.8. Những bƣớc cơ bản để thực hiện tự do hoá dòng vốn ......................21 1.2.3. Khuôn khổ, thế chế hợp tác tài chính ASEAN+3 ............................................ 22 1.2.3.1. Khuôn khổ hợp tác, hội nhập tài chính ASEAN+3 ..........................22 1.2.3.2. Lịch trình chiến lƣợc tự do lƣu chuyển vốn trong AEC ...................23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 31 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận và cách tiếp cận......................................................31 2.1.1. Cơ sở phƣơng pháp luận ..................................................................................... 31 ` 2.1.2. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 31 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: .............................................................31 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: ................................................................... 31 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích tình huống: .............................................................. 32 2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u chỉ sốđo lƣờng mức độ tự do hoá tài khoản vốn: 32 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá ........................................................ 36 2.2.5. Phƣơng pháp thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia ................................................. 36 CHƢƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN+3 .............................................................................................................. 37 3.1. Tự do hóa tài khoản vốn của Thái Lan ..........................................................37 3.2. Tự do hóa tài khoản vốn của Hàn Quốc .........................................................49 3.3. Tự do hóa tài khoản vốn của Trung Quốc......................................................54 3.4. Bài học tƣ̀ kinh nghiê ̣m từ các nƣớc ..............................................................60 3.5. Một số khuyến nghị ........................................................................................61 CHƢƠNG 4: TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN+3............ 63 4.1. Thực trạng tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong ASEAN+3 ............63 4.2. Mô ̣t số điề u kiê ̣n nhằ m tiế p tu ̣c tƣ̣ do hóa tài khoản vố n của Viê ̣t Nam. .......67 4.3. Các biện pháp thực hiện tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam ...................68 4.3.1. Tự do hoá lãi suất ................................................................................................. 68 4.3.1.1. Về cơ chế điều hành lãi suất: ............................................................68 4.3.1.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tự do lãi suất ở Việt Nam ............71 4.3.2. Tự do hoá hoạt động ngoại hối ........................................................................... 73 4.3.3. Tự do hóa vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ...................................................................... 80 4.3.3.1. Đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ........................................80 4.3.3.2. Đối với đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài (OFDI) .................................82 4.3.3.3. Đối với vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam ...................83 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 90 ` DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu 1 AEC 2 ATIGA 3 AFAS 4 ACIA 5 APSC 6 ASCC 7 AEC Blueprint 8 ASEAN 9 ASEAN+3 10 ASA 11 ABMI 12 BOP Nguyên nghiã tiế ng Anh ASEAN Economic Community ASEAN Trade Nguyên nghiã tiế ng Viêṭ Cộng đồng Kinh tế ASEAN goods Hiệp định Thƣơng mại hàng in hóa ASEAN Agreement Framework Hiệp định Khung ASEAN về ASEAN Agreement on services dịch vụ Comprehensive Hiệp định Đầu tƣ toàn diện ASEAN Investment Agreement ASEAN ASEAN Political – Security Cộng đồng Chính trị - An Community ninh ASEAN ASEAN Socio – Cultural Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Community ASEAN ASEAN Economic Community Blueprint Association Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông of Nam Á Asian Nations Association Southeast Hiê ̣p hô ̣i các quố c gia Đông of Nam Á + 3 Asian Nations + 3 ASEAN Swap Arrangement Asian Kế hoạch hành động AEC Thỏa thuận hoán đổi tiề n tê ̣ ASEAN Markets Sáng kiến Phát triển Thị Bond Initiative trƣờng Trái phiếu Châu Á Balance of Payments Cán cân thanh toán i ` Đồng Baht Thái Lan 13 Baht Baht 14 CAL 15 CLMV 16 CMD 17 CMIM 18 FSL 19 FII Foreign Indirect Investment 20 FSMP Financial Sector Master Plan 21 FDI Foreign Direct Investment 22 FPI Foreign Pofolio Investment 23 GDP Gross Domestic Product 24 IMF 25 ITMX 26 NDT 27 MUTRAP 28 OECD Capital Account Libralization Cambodia, Tự do hóa tài khoản vốn PDR Campuchia, Lào, Mianma, Lao, Myanmar, Viet Nam Việt Nam Capital Market Development Phát triển thị trƣờng vốn The Chiang Mai Initiative Đa phƣơng hóa Sáng kiến Multilateralization Chiang Mai Services Tự do hóa các dịch vụ tài Financial chính Liberalization International Moneytary Fund Interbank Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài Kế hoạch cấ p cao khu vực tài chính Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Quỹ tiền tệ quốc tế Transaction Công ty quản lý giao dịch Management and Exchange liên ngân hàng NDT Đồng Nhân dân tệ Multilateral Trade Assistance Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên Projects Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Co-operation and kinh tế ii ` Development Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc 29 ODI 30 PSS 31 PBOC The People's Bank of China 32 QABs Qualified ASEAN Banks 33 QFII 34 QDII 35 RMB 36 RQFII Outward direct investment Payment and ngoài Settlement System Hệ thống thanh quyết toán Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Các ngân hàng Asean tiêu chuẩn Foreign Các nhà đầu tƣ thể chế nƣớc Qualified ngoài đa ̣t tiêu chuẩn Institutional Investor domestic Nhà đầu tƣ thể chế qualified institutional investor nƣớc đa ̣t tiêu chuẩ n Renminbi Đồng Nhân dân tệ RMB Qualified Foreign Institutional Investor The Stock Exchange Nhà đầu tƣ thể chế trong nƣớc ngoài đa ̣t tiêu chuẩ n bằ ng đồ ng Nhân dân tê ̣ of Sở Giao dịch Chứng khoán 37 SET 38 SEC 39 SAFE 40 USD USD Đồng Đô La 41 Won Won Đồng Won 42 WTO World Trade Organization Tổ chức thƣơng mại thế giới Thái Lan Thailand Securities and Exchange Commission State Administration Foreign Exchange iii of Ủy ban Chứng khoán Cục Quản lý ngoại hối ` DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Cán cân thanh toán 8 2 Bảng 1.2 Tác động của các biện pháp kiểm soát vốn và chỉ số 34 Quinn 3 Bảng 1.3 Khuôn khổ hội nhập tài chính ASEAN 24 4 Bảng 1.4 Lịch trình chiến lƣợc tự do lƣu chuyển vốn trong 25 AEC 5 Bảng 1.5 Các mốc thời gian hội nhập tài chính ASEAN 29 giai đoạn 2015 – 2020 6 Bảng 3.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Thái Lan 47 7 Bảng 3.2 Các bƣớc tự do hóa tài khoản vốn của Hàn Quốc 51 sau cuộc khủng hoảng châu Á. iv ` DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Dòng vốn tƣ nhân của Thái Lan 46 2 Biểu đồ 3.2 Tự do hóa tài khoản vốn của Hàn Quốc trƣớc khủng 50 hoảng 3 Biểu đồ 4.1 Chỉ số Chinn-Ito (KAOPEN) của Việt Nam và các 65 nƣớc trong ASEAN + 3 4 Biểu đồ 4.2 Chỉ số de facto của Việt Nam giai đoạn 2005-2013 66 5 Biều đồ 4.3 Biều đồ thay đổi các mức lãi suất 70 v ` MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết, lý do chọn đề tài Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập ASEAN. Về cơ bản AEC đƣợc triển khai và thực hiện thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng nhƣ AFTA (hiện nay là ATIGA – Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN), AFAS (Hiệp định Khung về Thƣơng mại Dịch vụ ASEAN) và AIA (hiện nay là ACIA – Hiệp định toàn diện về Đầu tƣ ASEAN). Mục tiêu của AEC là đƣa ASEAN đạt đến một mức độ phát triển cao hơn, hƣớng tới hình thành một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, một khu vực phát triển kinh tế cân bằng và là một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Gần đây, kế hoạch hành động AEC (AEC Blueprint) đã đƣợc thông qua vào năm 2007 là tập hợp các sáng kiến của các nƣớc ASEAN nhằm hoàn tất lộ trình AEC vào năm 2015, bao gồm các kế hoạch hành động, mục tiêu và thời hạn cụ thể cho nhiều lĩnh vực, trong đó hội nhập tài chính khu vực ASEAN (bao gồm tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trƣờng vốn) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế khu vực các nƣớc ASEAN. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phƣơng mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Gần đây, Hội nghị Bộ trƣởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng ASEAN +3 lần thứ 17 với sự chủ trì của Myanmar và Nhật bản đã trao đổi quan điểm về triển vọng phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, rà soát lại tiến độ hợp tác tài chính khu vực, bao gồm Đa phƣơng hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), Sáng kiến Phát triển Thị trƣờng Trái phiếu ASEAN +3 (ABMI) và các biện pháp nhằm tăng cƣờng hơn nữa hội nhập, hợp tác tài chính trong khu vực. Hội nhập tài chính có thể đạt đƣợc bằng cách tự do hóa tài khoản vốn hoặc gỡ bỏ kiểm soát vốn thông qua việc hội nhập của ngành ngân hàng và thị trƣờng vốn. Tuy nhiên, thực tế hội nhập tài chính giữa các nƣớc ASEAN, giữa ASEAN với các 1 ` quốc gia Đông Bắc Á vẫn còn yếu và ít tích hợp với thị trƣờng tài chính toàn cầu. Lý do xuất phát từ cơ chế, mức độ sẵn sàng, khả năng hội nhập tài chính và cách thức lựa chọn chính sách điều hành vĩ mô trong bối cảnh hội nhập của các quốc gia ASEAN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hội nhập tài chính trong ASEAN+3 là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các quốc gia ASEAN+3 và Việt Nam. Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về hội nhập tài chính của Việt Nam trong ASEAN+3, tác giả giới hạn nội dung và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ chế hội nhập tài chính, tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN, ASEAN+3 nhƣ thế nào? - Tác động, khả năng và mức độ tự do hóa tài khoản vốn đối với Việt Nam trong ASEAN+3 ra sao? - Kinh nghiệm quốc tế và những bài học giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3? Việc tìm sự giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ, bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn về hội nhập tài chính của Việt Nam trong ASEAN+3, đồng thời đƣa ra những gợi mở về chính sách giúp Việt Nam thúc đẩy thực hiện kế hoạch AEC đến năm 2015 và các năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nhằm làm rõ cách thức tự do hóa tài khoản vốn trong hội nhập tài chính khu vực ASEAN+3. - Nhằm làm rõ thực trạng, những bài học thành công, thấ t ba ̣i của một số quốc gia trong khu vực ASEAN+3 khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn. - Nhằm làm rõ, phân tić h thƣ̣c tra ̣ng , cơ hội, thách thức, khả năng và mức độ thực hiện tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong ASEAN+3. 2 ` - Nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về tƣ̣ do hóa tài khoản vố n đố i với Viê ̣t Nam, góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn giúp Việt Nam lựa chọn và thực hiện có hiệu quả chính sách hội nhập tài chính, tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục tiêu của luận văn, nhiệm vụ nghiên cứu của học viên là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hội nhập tài chính, tự do tài khoản vốn trong khu vƣ̣c ASEAN+3. - Phân tích, làm rõ kinh nghiệm của các nƣớc, rút ra bài học cho Việt Nam khi thƣ̣c hiê ̣n tự do hóa tài khoản vốn trong khu vƣ̣c ASEAN+3. - Làm rõ thực trạng , cơ hội, thách thức, khả năng và mức độ thƣ̣c hiê ̣n tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong khu vƣ̣c ASEAN+3 trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu: Tự do hóa tài khoản vốn của các nƣớc ASEAN+3 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Phạm vi không gian: Khu vực các quốc gia ASEAN +3 - Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến 2014. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hội nhập tài chính, tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3. 5. Kết cấu của luận văn: Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3. Kinh nghiệm quốc tế về tự do hóa tài khoản vốn trong khuôn khổ ASEAN+3 Chương 4. Tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam trong ASEAN+3 Kết luận 3 ` CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TRONG ASEAN+3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu về ASEAN, ASEAN+3 và AEC Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến ASEAN, ASEAN+3 và AEC đã từng bƣớc làm sáng tỏ các vấn đề trọng tâm, cốt lõi và toàn diện về hợp tác phát triển trong khu vực. Hiến chƣơng ASEAN (2008), là văn kiện pháp lý tổng thể tạo khung pháp lý và khuôn khổ thể chế nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thiết thực hỗ trợ các nỗ lực gia tăng liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Mục tiêu tự do hóa dòng vốn đƣợc xác định tại khoản 5, điều 1, chƣơng I Hiến chƣơng ASEAN. Đề cƣơng AEC, Mục 8, phần II đã khẳng định AEC dựa trên bốn trụ cột chính là: (i) Một thị trƣờng và cở sở sản xuất duy nhất; (ii) Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; (iii) Một khu vực phát triển kinh tế bình đẳng và (iv) Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Cộng đồ ng kinh tế Asean : Nội dung và lộ trình của Nguyễn Hồng Sơn (2009) là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về nội dung và lộ trình của AEC. Nghiên cứu này đã cung cấp một bức tranh toàn diện và tổng thể về lịch sử hình thành, mục tiêu, các nội dung, hình thức hợp tác trong AEC và lộ trình thực hiện các hợp tác đó. Nghiên cứu này cùng với một số nghiên cứu khác nhƣ bài viết Sự tham gia của Viê ̣t Nam vào Cộng đồ ng kinh tế Asean trong đi ̣nh hướng phát triể n kinh tế và hộ nhập kinh tế quố c tế i của Đỗ Hoài Nam (2006), Cộng đồ ng kinh tế Asean : Nội dung,các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra của Nguyễn Hồng Sơn (2007) cũng chỉ ra rằng mục tiêu “thị trƣờng sản xuất duy nhất” của AEC chỉ dựa trên bốn tự do (4F) ở mức yếu là tự do di chuyển hàng hoá và dịch vụ, tự do di chuyển vốn hơn và lao động có tay nghề. Nói cách khác, AEC chỉ là mô hình liên kết kinh tế 4 ` khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn. Các nghiên cứu và báo cáo liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào AEC đƣợc thực hiện bởi Bùi Trƣờng Giang và cộng sự (2005), Đỗ Hoài Nam (2006), Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Hồng Sơn (2007), Bộ Công Thƣơng (2010), Nguyễn Hồng Sơn (2009), ASEAN (2011), Võ Trí Thành và cộng sự (2012). Ngoài ra, vấn đề hội nhập AEC cũng đƣợc đề cập đến nhiều trên các báo, tạp chí, trong đó điển hình là các bài báo của Vũ Huy Hoàng (2010) và MUTRAP III (2011a). Thêm vào đó, có một số nghiên cứu khác cũng xem xét việc Việt Nam thực hiện AEC nhƣng đặt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ nghiên cứu của MUTRAP III (2011b). Điểm chung của các nghiên cứu trên là đều giới thiệu quá trình ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, thể chế và nội dung hợp tác của AEC để làm cơ sở phân tích sự tham gia của Việt Nam vào AEC. Các tác giả sau đó phân tích các hoạt động chính của Việt Nam để thực hiện AEC và từ đó đƣa ra các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả của Việt Nam trong AEC. Các gợi mở về quan điểm, định hƣớng và chính sách thúc đẩy Việt Nam tham gia vào AEC. Nguyễn Hồng Sơn (2009) cho rằng việc tham gia hiệu quả của Việt Nam vào AEC cần dựa trên các định hƣớng nhƣ: thống nhất tích cực nhận thức về AEC và quán triệt quan điểm tích cực tham gia AEC; thiết lập đƣợc vai trò chủ chốt của Việt Nam trong các quyết sách lớn và hoạt động quan trọng của AEC; xác định rõ các thuận lợi và khó khăn khi tham gia AEC; tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến về mô hình và cơ chế hoạt động AEC; kết hợp đồng thời đổi mới kinh tế và hội nhập AEC. Vũ Huy Hoàng (2010) gợi mở các giải pháp cụ thể hơn cho Việt Nam tham gia AEC, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp thay đổi nhận thức chung của không chỉ các cơ quan hoạch định chính sách mà cả từng doanh nghiệp, từng ngƣời dân về tầm quan trọng của AEC và sự cần thiết phải tham gia AEC. Bộ Công Thƣơng (2010) dựa trên cơ sở tổng kết 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN cũng đã 5 ` đề xuất những biện pháp giúp Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế trong ASEAN trong thời gian tới, từ tổng thể đến cụ thể gồm: xây dựng chiến lƣợc Hội nhập kinh tế khu vực, đặt trọng tâm vào ASEAN và lƣu ý AEC là lựa chọn chính sách quan trọng mang tầm chiến lƣợc của ASEAN; đƣa các kế hoạch thiết lập AEC vào chƣơng trình hành động của các Bộ, ngành; nâng cao công tác phổ biến thông tin với các doanh nghiệp, địa phƣơng và cơ quan quản lý về AEC; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đàm phán, năng lực pháp lý, chyên môn cho các cán bộ điều phối và tham gia hợp tác kinh tế ASEAN. Nguyễn Thu Mỹ (2008) nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3; Phạm Đức Thành (2006) nghiên cứu về liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI; Trần Khánh (2006) xem xét những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI; Hoàng Khắc Nam (2008) nghiên cứu các vấn đề và triển vọng về hợp tác đa phƣơng ASEAN + 3. 1.1.2. Các nghiên cứu về hội nhập tài chính, tự do hóa tài khoản vốn Peter Blair Henry (2006) đã đƣa ra nghiên cứu lý thuyết về tự do hóa tài khoản vốn, dẫn chứng và suy luận về tự do hóa tài khoản vốn. Coi tự do hóa tài khoản vốn là một quyết định của chính phủ của một quốc gia để di chuyển từ một chế độ tài khoản vốn khép kín, nơi vốn có thể không di chuyển tự do trong và ngoài nƣớc sang một hệ thống tài khoản vốn mở, trong đó vốn có thể vào, ra theo mong muốn; Michael W. Klein (2005) đã nghiên cứu về tự do hóa tài khoản vốn, chất lƣợng thể chế và tăng trƣởng kinh tế: Lý thuyết và bằng chứng; Age Backer và Bryan Chappen (2002) nghiên cứu và đƣa ra kinh nghiệm của các nƣớc phát triển về tự do hóa tài khoản vốn; Eswar S. Prasad Raghuram Rajan (2008) sử dụng cách tiếp cận thực tế về tự do hóa tài khoản vốn; Menzie D. Chinn Hiro Ito (2002) nghiên cứu về tự do hóa tài khoản vốn, phát triển tổ chức và tài chính: Bằng chứng qua các quốc gia; Michael W. Klein (2003) đánh giá mối liên hệ mở tài khoản vốn và kinh nghiệm tăng trƣởng; Michael Klein Giovanni Olivei (2005) nghiên cứu tự do hóa tài chính, tài khoản vốn sâu và tăng trƣởng kinh tế; The Road to Asean Financial Integration - Con đƣờng hội nhập tài chính ASEAN là một nghiên cứu kết hợp đánh 6 ` giá tổng quan tài chính và xây dựng cột mốc cho hội nhập tài chính và tiền tệ trong ASEAN. Tô Ngọc Hƣng (2013), bàn về định hƣớng chính sách tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam nhằm ổn định khu vực tài chính giai đoạn đến 2020. Phân tích cho thấy, tự do hóa giao dịch vốn mang lại những lợi ích không nhỏ cho các quốc gia, nhƣng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro, ảnh hƣởng đến ổn định kinh tế vĩ mô nếu không có những biện pháp và lộ trình thích hợp; Nguyễn Tiến Dũng (2012) đã phân tích hiện trạng và triển vọng hợp tác tiền tệ trong ASEAN và một số chính sách đặt ra đối với Việt Nam. Phân tích cho thấy ASEAN mới chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình hợp tác tiền tệ, việc thiếu các cam kết chính trị mạnh mẽ và các thể chế khu vực hiệu quả là trở ngại chính đối với quá trình hợp tác tiền tệ hiện tại và trong tƣơng lai; Nguyễn Thị Vũ Hà (2013), nghiên cứu lại các biện pháp đã đƣợc các nƣớc đang phát triển mới nổi sử dụng để điều tiết và kiểm soát các dòng vốn vào để từ đó đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc quản lý và điều tiết các dòng vốn nƣớc ngoài vào trong nƣớc; Nguyễn Cẩm Nhung (2013), đã khảo sát mức độ hội nhập tài chính và sự chuẩn bị để hội nhập tài chính sâu hơn trong AEC của Thái Lan. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy trong hợp tác tài chính tiền tệ khu vực, Thái Lan đã đóng vai trò rất tích cực trong thực hiện kế hoạch hội nhập tài chính và tự do hóa tài khoản vốn để tạo ra một môi trƣờng hội nhập sâu hơn trong AEC. Các nghiên cứu, quan điểm, định hƣớng và giải pháp trên là phù hợp và đúng đắn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới, ASEAN và ASEAN+3 có những biến động lớn cả về kinh tế và chính trị thì việc nghiên cứu để gợi mở các định hƣớng và giải pháp phù hợp cho từng lĩnh vực cụ thể là hết sức cần thiết. Xét trên khía cạnh hội nhập tài chính và tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3, đến nay chƣa thực sự có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ và gợi mở chính sách thúc đẩy hội nhập tài chính của ASEAN+3 và của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 và các năm tiếp theo. Có thể nói, đây là khoảng thiếu trong nghiên cứu về hội nhập tài chính của Việt Nam trong ASEAN+3. Trong luận văn 7 ` này, học viên sẽ cố gắng khắc phục những nhƣợc điểm của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, đƣa ra một nghiên cứu tƣơng đối khái quát và hệ thống về vấn đề tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3. 1.2. Cơ sở lý luận về tự do hóa tài khoản vốn trong ASEAN+3 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về tài khoản vốn 1.2.1.1. Khái niệm về tài khoản vốn Tài khoản vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia, ghi lại các giao dịch về vốn và các tài sản đặc biệt gồm các tài sản không phải là tài sản tài chính và không đƣợc sản xuất nhƣ tài nguy ên, tài sản marketing . Mục chính trong tài khoản vốn là chuyển giao vốn. Chuyển giao vốn thƣờng bắt nguồn từ các chính phủ nƣớc ngoài và đƣợc dùng để tài trợ cho các dự án đầu tƣ và mua máy móc, thiết bị. Các chuyển giao vốn đặc biệt khác gồm xóa nơ ̣, viê ̣n trơ ̣ đầ u tƣ , tài sản chuyển giao với ngƣời di cƣ . Cán cân tài khoản vốn là chênh lệch giữa dò ng vào vố n và dòng ra vốn . Những giao dịch về thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính đều đƣợc ghi lại trong cán cân thanh toán nhƣ sau: Bảng 1.1. Cán cân thanh toán Có Tài khoản vãng lai Nợ Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Thu nhập nhận đƣợc Thu nhập phải trả Chuyển khoản đơn phƣơng Chuyển khoản đơn phƣơng Chuyển giao chính thức (của các Chuyển giao chính thức (của các Tài khoản vốn và tài chính Dự trữ chính phủ nƣớc ngoài) chính phủ nƣớc sở tại) FDI của ngƣời không cƣ trú FDI của ngƣời cƣ trú Đầu tƣ gián tiếp của ngƣời không Đầu tƣ gián tiếp của ngƣời cƣ cƣ trú trú Các dòng vốn vào dài hạn khác Các dòng vốn ra dài hạn khác Các dòng vốn vào ngắn hạn Các dòng vốn ra ngắn hạn Thay đổi dự trữ dòng [Nguồn: WB, Global Development Finance, 2002] 8 ` 1.2.1.2. Quan điểm mới của IMF về quản lý chu chuyển vốn Để giúp các quốc gia đạt đƣợc những lợi ích và kiểm soát đƣợc các rủi ro đi kèm với sự chu chuyển của dòng vốn, IMF đã đƣa ra 7 nội dung quan trọng liên quan đến chu chuyển vốn, bao gồm: (i) Các chu chuyển vốn có thể mang lại lợi ích cho các nƣớc nhƣng cũng kèm theo những rủi ro ngay cả đối với quốc gia đã thực hiện chính sách tự do hóa các chu chuyển vốn từ lâu và đã đƣợc hƣởng lợi ích từ các chu chuyển vốn này; (ii) Nhìn chung, tự do hóa các chu chuyển vốn lợi nhiều hơn hại nếu nhƣ các quốc gia đã đạt đến mức độ nhất định về phát triển tài chính và thể chế; (iii) Việc tự do hóa các chu chuyển vốn cần đƣợc thực hiện theo kế hoạch chặt chẽ, đúng thời điểm và theo trình tự thời gian hợp lý để đảm bảo rằng lợi ích thu đƣợc sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra; (iv) Quốc gia đã từng thực hiện những biện pháp sâu rộng và lâu dài để hạn chế chu chuyển vốn có thể đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn từ tự do hóa nếu công tác này đƣợc thực hiện một cách có trật tự. Tuy nhiên, không thể tiên liệu trƣớc đƣợc rằng tự do hóa là mục tiêu phù hợp cho mọi quốc gia tại mọi thời điểm; (v) Việc tăng nhanh chu chuyển vốn vào hoặc đình trệ chu chuyển vốn ra có thể tạo ra những thách thức chính sách. Việc đối phó bằng chính sách phù hợp cần phải đƣợc thực hiện bởi các quốc gia nhận chu chuyển vốn và các quốc gia thực hiện các chu chuyển vốn; (vi) Để quản lý các rủi ro đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng dòng vốn vào hoặc sự sụt giảm mạnh dòng vốn ra, điều quan trọng là phải có sự can thiệp của các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng nhƣ việc quy định và giám sát sát sao sự lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo sự vững mạnh của các tổ chức. Trong một số trƣờng hợp, việc áp dụng các biện pháp quản lý chu chuyển vốn có thể là hữu ích. Tuy nhiên, không nên sử dụng các biện pháp này để thay thế cho các điều chỉnh kinh tế vĩ mô; (vii) Công tác hoạch định chính sách ở tất cả các nƣớc, bao gồm cả những quốc gia tạo ra các chu chuyển vốn lớn, cần phải tính đến việc làm nhƣ thế nào để 9 ` cho các chính sách của họ có ảnh hƣởng tích cực đến ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu. Nhƣ vậy, sự phối hợp chính sách giữa các quốc gia sẽ giúp giảm thiểu rủi ro của các chu chuyển vốn. Tự do hóa các dòng chảy vốn, theo nghĩa rộng, đề cập đến việc giảm bớt những hạn chế hoặc phí và thuế đối với các dòng vốn của một quốc gia chuyển ra bên ngoài, có thể đem đến nhiều lợi ích nhƣng cũng kèm theo các rủi ro. Chu chuyển vốn tự do trên toàn cầu có thể có những lợi ích quan trọng đối với quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Ví dụ, chu chuyển vốn có thể giúp khu vực tài chính của một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn. Ở cấp độ toàn cầu, các chu chuyển vốn có thể thực hiện tốt hơn việc điều hòa vốn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trƣởng và giúp cho việc điều chỉnh một cách dễ dàng tình trạng mất cân đối kinh tế giữa các nƣớc. Tuy nhiên, chu chuyển vốn cũng có thể gây ra rủi ro quan trọng vì bản chất của các dòng vốn là dễ bay hơi và các dòng vốn này có thể lớn hơn so với khả năng hấp thụ của thị trƣờng tài chính hay nền kinh tế của một quốc gia. Điều này có thể dẫn đến bùng nổ và sự gia tăng của tín dụng hoặc giá tài sản và làm cho các quốc gia dễ bị ảnh hƣởng từ sự bất ổn toàn cầu. 1.2.2. Tự do hóa tài khoản vốn 1.2.2.1. Khái niệm về tự do hóa tài khoản vốn Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (The road to ASEAN financial integration, 2013), tự do hóa tài khoản vốn là một khía cạnh thiết yếu nhằm tạo ra một khu vực kinh tế hội nhập. Chu chuyển vốn tự do là một nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế, nó cho phép sử dụng các khoản tiết kiệm từ các nền kinh tế phát triển để hỗ trợ tăng trƣởng cho các nền kinh tế đang phát triển bằng cách giảm chi phí vốn. Trong bối cảnh ASEAN, điều này có nghĩa là một chủ thể kinh tế trong bất kỳ quốc gia thành viên đƣợc phép đầu tƣ hoặc vay vốn tự do từ bất kỳ quốc gia thành viên khác theo các hoạt động kinh tế đơn lẻ và không có thủ tục pháp lý, hành chính đối với việc di chuyển vốn trong ASEAN. Ngay cả khi vốn đƣợc phép di chuyển đáng kể qua biên giới quốc gia, nhƣ trƣờng hợp ở nhiều nƣớc ASEAN, chu chuyển vốn vẫn không đƣợc coi là tự do nếu nó là chủ thể bị kiểm soát bằng các hình thức cho phép, 10 ` yêu cầu báo cáo, hoặc hạn chế số lƣợng ngay cả khi đƣợc phép. Vốn không phải là tự do di chuyển khi có một độ trễ về thời gian giữa một quyết định đƣợc thực hiện để chuyển tiền ra nƣớc ngoài và thời gian chuyển giao có thể đƣợc thực hiện. Do đó tự do hóa tài khoản vốn đƣợc định nghĩa là một quá trình tháo dỡ rào cản pháp lý và hành chính tới mức tự do mà chủ thể kinh tế có thể chuyển tuyên bố quyền sở hữu vốn qua các biên giới quốc gia. 1.2.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài khoản vốn - Lợi ích tĩnh: Tái phân bổ vốn đầu tƣ từ nƣớc giàu về vốn nhƣng có tỷ suất sinh lợi thấp sang nƣớc nghèo về vốn nhƣng có tỷ suất sinh lợi cao. - Lợi ích động: Tạo ra cơ hội đa dạng hóa rủi ro (tài sản trong nƣớc có thể đƣợc kết hợp trong một danh mục đầu tƣ quốc tế rộng lớn), từ đó giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Ngoài ra, tự do hóa tài khoản vốn thƣờng đi kèm với việc nhập khẩu các dịch vụ tài chính nƣớc ngoài và tăng hiệu quả của hệ thống tài chính trong nƣớc. 1.2.2.3. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn Tự do hóa tài khoản vốn có mối quan hệ chặt chẽ với khu vực tài chính do sự luân chuyển của các dòng vốn đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thông qua hệ thống ngân hàng đối với những nƣớc có khu vực tài chính chƣa phát triển. Chính vì vậy, sự ổn định của khu vực tài chính chịu nhiều tác động trực tiếp và mạnh từ việc tự do hóa tài khoản vốn. Tác động tích cực - Tự do hóa tài khoản vốn giúp tăng cƣờng quy mô giao dịch trên thị trƣờng tài chính, mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn và đa dạng từ hệ thống tài chính quốc tế, giúp phân bổ dòng vốn hiệu quả hơn, thông qua đó có tác dụng thúc đẩy khu vực tài chính phát triển vững mạnh lên. - Tự do hóa tài khoản vốn góp phần làm tăng hiệu quả của hệ thống tài chính và sự phát triển của thị trƣờng vốn thông qua việc làm tăng độ sâu tài chính, và có thể giúp chi phí vốn trong nền kinh tế giảm xuống do sự gia tăng các nguồn cung về vốn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng