Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu xã thành đông huyện bình tân

.PDF
84
57
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TRỊNH ĐĂNG KHOA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU XÃ THÀNH ĐÔNG-HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Cần Thơ - 2010 I TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU XÃ THÀNH ĐÔNG-HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn Th.S: Phạm Thanh Vũ Sinh viên thực hiện Trịnh Đăng Khoa (4074908) Lớp: Quản lý đất đai K33 Cần Thơ - 2010 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI    NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai với đề tài: “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU XÃ THÀNH ĐÔNG-HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG ” Sinh viên thực hiện: Trịnh Đăng Khoa. MSSV: 4074908. Lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 33 thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày 01/08/2010 đến ngày 30/11/2010. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: .............................................................................. ...........................................................................................................................................: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày ….tháng ….năm 2010 Cán bộ hướng dẫn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI   NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận báo cáo với đề tài: “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU XÃ THÀNH ĐÔNG-HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG ” Sinh viên thực hiện: Trịnh Đăng Khoa. MSSV: 4074908. Lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 33 thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày 01/08/2010 đến ngày 30/11/2010. Luận văn được Hội đồng đánh giá mức: ..................................................................... ............................................................................................................................................ Ý kiến của Hội đồng :................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần thơ, ngày ….tháng ….năm 2010 Chủ Tịch Hội Đồng ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN    - Họ và tên : Trịnh Đăng Khoa - Năm sinh : 01/01/1988. - Nơi sinh : Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang. - Họ tên cha : Trịnh Văn Mến - Nghề nghiệp: Làm ruộng - Họ tên mẹ : Lê Thị Cẩm Liên - Nghề nghiệp: Giáo viên - Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006 tại trường PTTH Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang. - Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2007, là sinh viên lớp Quản lý đất đai khóa 33A thuộc khoa Môi Trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ. - Tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản Lý Đất Đai năm 2010. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu tại xã Thành Đông – huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long ” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Trịnh Đăng Khoa iv LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Quản Lý Đất Đai, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Các thầy, cô giáo trường Đại Học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Các thầy cô giáo trong Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã góp ý kiến quý báo cũng như tạo điều kiện làm việc trong thời gian xử lý số liệu, hoàn chỉnh luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Thanh Vũ, người đã hướng dẫn trực tiếp, dành hết tâm huyết tận tình chỉ dạy, dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn: Chú Phạm Ngọc Phát, các anh Lê Huy Vũ; Huỳnh Minh Triều; Trần Hồ Hoàng Duy và tất cả các anh chị ở Trung tâm kỹ thuật & tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Con xin cảm ơn cha mẹ, cha mẹ luôn ở bên con và tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tin thần cho con được như ngày hôm nay. Cùng các bạn cùng khóa học đã động viên, giúp đỡ và cho tôi những kỷ niệm đẹp của thời sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trịnh Đăng Khoa v TÓM LƯỢC Xã Thành Đông là một trong 11 xã của Huyện Bình Tân, xã nằm về phía Tây – Bắc của huyện, với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp chiếm 90% kinh tế toàn xã, cộng với vị trí giáp với thành phố Cần Thơ và xã Tân Quới trong tương lai sẽ hình thành trung tâm hành chính huyện. Ngoài việc có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp trong tương lai xã còn có tiềm năng phát triển về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, hạ tầng thiếu và kém phát triển, tiềm năng đất chưa sử dụng đã hết cho nên việc lập quy hoạch cho xã dựa vào các nguồn tài nguyên và tiềm năng hiện có để dự báo nhu cầu và định hướng sử dụng đất trong tương lai nhằm phân bổ quỹ đất có khoa học, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả theo hướng lâu dài, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai của xã là điều cần thiết. Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Thành Đông được phân bổ như sau: - Đất nông nghiệp là 720,17 ha, trong đó đất lúa nước là 475,99 ha; đất cây lâu năm 228,95 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1,04 ha; đất trồng cây hàng năm khác 14,19 ha. - Đất phi nông nghiệp là 178,38 ha, trong đó đất trụ sở cơ quan- công trình sự nghiệp 14,12 ha; đất quốc phòng 0,76 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2,06 ha; đất xử lý chôn lấp chất thải 0,12 ha; đất tôn giáo- tín ngưỡng 0,12 ha; đất nghĩa trang- nghĩa địa 2,35 ha; đất phát triển hạ tầng 107,62 ha; đất ở nông thôn 26,01 ha; đất ở đô thị 13,96 ha và đất sông ngòi kênh rạch 11,26 ha. - Đất chưa sử dụng là 0,01 ha, do hiện trạng loại đất này chiếm không đáng kể, chủ yếu là các gò đất trong nội đồng phát sinh trong quá trình cải tạo sản xuất, vẫn giữ nguyên. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của xã đến năm 2020 là khung chung để xã xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra, đồng thời đây cũng là cơ sở để các ngành triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển của các ngành trong từng năm cũng như trong cả kỳ. Bên cạnh đó, những khó khăn tồn tại trong quá trình quy hoạch xã Thành Đông là: trong xu thế phát triển kinh tế- xã hội của xã theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, cần tăng diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp mà hiện tại diện tích đất chưa sử dụng của xã chiếm không đáng kể nên khả năng khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng không còn để bù lại khoảng diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi, mà thế mạnh của xã vẫn là nông nghiệp, nên trong kỳ quy hoạch cần cân đối thật kỹ lưỡng giữa các loại đất để có thể khai thác triệt để tiềm năng đất đai, thật sự tiết kiệm và có hiệu quả cao. Đồng thời, các ban ngành địa phương chưa phối hợp một cách đồng bộ làm tiến trình triển khai quy hoạch của xã diễn ra chậm. vi MỤC LỤC TIÊU ĐỀ Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 2 1.1. Vai trò của đất đai trong đời sống và xã hội ................................................... 2 1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai ................................................................................ 3 1.2.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất ..................................................... 3 1.2.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai................................................................ 3 1.2.3. Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đai ............................................................. 4 1.2.4. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai............................................................ 5 1.2.5. Các quan hệ trong quy hoạch sử dụng đất đai ................................................... 5 1.2.6. Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất đai............................ 9 1.2.7. Tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trong và ngoài nước................................ 9 1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu ............................................................................... 14 1.3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 14 1.3.2. Các nguồn tài nguyên....................................................................................... 18 1.3.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên ............................................................................. 22 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 23 2.1. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................... 23 2.1.1. Địa điểm và thời gian thực tập ......................................................................... 23 2.1.2. Các tài liệu nghiên cứu .................................................................................... 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 24 2.2.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................... 24 2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 vii CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 27 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................................. 27 3.1.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế........................................................... 27 3.1.2. Dân số, lao động và việc làm ........................................................................... 28 3.1.3. Thực trạng phát triển khu dân cư .................................................................... 29 3.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................. 29 3.1.5. Giáo dục – đào tạo ........................................................................................... 30 3.1.6. Y tế ................................................................................................................... 31 3.1.7. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao ................................................................. 31 3.1.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội................................. 31 3.2. Tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai .... 33 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ................................................................................. 33 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 .............................................................. 34 3.2.3. Biến động đất đai ............................................................................................. 38 3.2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai................ 42 3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai .............................................................................. 42 3.3.1. Sự cần thiết của công tác đánh giá tiềm năng đất đai ...................................... 42 3.3.2. Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai có triển vọng..................................... 43 3.4. Phương án quy hoạch đất đai .......................................................................... 45 3.4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội............................................................. 45 3.4.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất đai............................................................... 47 3.4.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất. .................................................................. 47 3.4.4.So sánh diện tích, cơ cấu sử dụng đất đai trước và sau quy hoạch................... 55 3.4.5. Kết quả chu chuyển đất đai thời kỳ 2011 - 2020 ............................................. 56 3.4.6. Đánh giá phương án quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020....................................... 56 viii 3.5. Kế hoạch sử dụng đất đai ................................................................................. 60 3.5.1. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015.................................................. 60 3.5.2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020.................................................. 64 3.6. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch ........................................................ 67 3.6.1. Các biện pháp về chính sách và quản lý .......................................................... 67 3.6.2. Một số giải pháp kỹ thuật................................................................................. 68 CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 69 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 69 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 70 PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................ 71 ix DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt CP DCVL DTTN FAO(Food and Agriculture Organization) GCNQSDĐ KHKT KHSDĐĐ LĐĐ NVTN QL QH QHKHSDĐĐ QHSDĐĐ QSDĐ TT UBND Nghĩa đầy đủ Chính phủ Dân cư vượt lũ Diện tích tự nhiên Tổ chức lương thực-nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khoa học kỹ thuật Kế hoạch sử dụng đất đai Luật đất đai Nạo vét tạo nguồn Quốc lộ Quy hoạch Quy hoạch- Kế hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai Quyền sử dụng đất Trung tâm Ủy ban nhân dân x DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 Nội dung Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành năm 2010 Hệ thống thủy lợi xã Thành Đông Hiện trạng chung các loại đất xã Thành Đông năm 2010 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 So sánh biến động đất đai giai đoạn 2005- 2010 Cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2020 Các công trình đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến năm 2020 Cơ cấu đất phát triển hạ tầng đến năm 2020 Các công trình đất giao thông đến năm 2020 Dự báo dân số, số hộ từ năm 2010 – 2020 Cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch xã Thành Đông Biểu chu chuyển đất đai giai đoạn 2011- 2020 xã Thành Đônghuyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 và phân theo từng năm Biểu chu chuyển đất đai giai đoạn 2011- 2015 xã Thành Đônghuyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long Danh mục các công trình xây dựng giai đoạn 2011- 2015 Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2016- 2020 Biểu chu chuyển đất đai giai đoạn 2016- 2020 xã Thành Đônghuyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long Các công trình xây dựng giai đoạn 2016- 2020 Cơ cấu đất đai qua các giai đoạn xã Thành Đông xi Trang 27 30 35 36 37 39 48 49 50 51 54 55 57 58 60 62 63 64 65 66 66 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 1.2 1.3 1.4 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 Tựa hình Mối quan hệ giữa QHSDĐĐ 4 cấp Mối quan hệ giữa QHSDĐĐ với các loại QH khác Bản đồ ranh giới hành chính xã Thành Đông- huyện Bình Tân Bản đồ đất xã Thành Đông- Huyện Bình Tân- Tỉnh Vĩnh Long Cơ cấu các ngành kinh tế xã Thành Đông năm 2010 Cơ cấu chung các loại đất xã Thành Đông năm 2010 Cơ cấu đất nông nghiệp xã Thành Đông năm 2010 Cơ cấu đất đai năm 2005 xã Thành Đông Cơ cấu đất đai năm 2010 xã Thành Đông Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Thành Đônghuyện Bình Tân Cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch xã Thành Đông Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Thành Đônghuyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long xii Trang 6 7 16 20 27 35 36 38 38 41 55 59 MỞ ĐẦU Công tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là một trong các nhiệm vụ chính của ngành. Mục tiêu việc xây dựng quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất là xây dựng các cơ sở khoa học làm căn cứ chọn lựa các phương án sử dụng đất đai đạt kết quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường. Đồng thời là căn cứ, cơ sở quản lý nhà nước về sử dụng đất đai, nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất của nhà nước và người sử dụng đất. Nghị định 68/CP được ban hành khẳng định tầm quan trọng của việc lập QHKHSDĐĐ ở các cấp, trong đó cấp xã là cấp cuối cùng quan trọng (cấp vi mô) nhằm chi tiết hóa QHKHSDĐĐ cấp cao hơn (cấp vĩ mô). Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng đất của xã hội là rất lớn. Do đó để quản lý chặt, nắm chắc quỹ đất và đảm bảo được nhu cầu về đất đai cho các ngành các lĩnh vực, tránh việc sử dụng đất chồng chéo, thì cần xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Xã Thành Đông được chia tách từ xã Thành Lợi của Huyện Bình Minh trước đây (huyện Bình Tân cũng mới vừa được chia tách từ huyện Bình Minh). Do mới được chia tách nên cơ sở vật chất kỹ thuật- kinh tế hạ tầng, nguồn nhân lực, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục….còn nhiều hạn chế. Là xã thuần nông quy mô sản xuất tuy có tập chung, nhưng chưa đồng bộ; chưa liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ; hệ thống chợ đầu mối chưa có, hệ thống giao thông thủy – bộ chưa phát triển đúng mức, tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, manh múng….Bên cạnh đó, trong tương lai xã Thành Đông được định hướng sẽ chuyển một phần diện tích sang trung tâm thị trấn của Huyện, nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển về kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của cả huyện nói chung là rất quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG - HUYỆN BÌNH TÂN - TỈNH VĨNH LONG ” được thực hiện nhằm mục đích:  Đánh giá tình hình sử dụng đất, sự biến động đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.  Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu giai đoạn 2011- 2015. 1 CHƯƠNG 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của đất đai trong đời sống và xã hội - Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định đất đai: + Là tài nguyên Quốc Gia vô cùng quý giá. + Là tư liệu sản xuất đặc biệt. + Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. + Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. - Hay nói cách khác đất đai có vai trò rất quan trọng về kinh tế - xã hội và chính trị. Đó là tài sản quý báu của quốc gia, không gì thay thế được. + Về mặt kinh tế: Có thể khẳng định rằng đất đai là một tư liệu không gì thay thế được và sản xuất không giới hạn. Đất đai khác mọi tư liệu sản xuất khác ở chỗ: đất đai được tồn tài vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất đi, trong khi các tư liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian và được loại bỏ khi có một tư liệu sản xuất khác tiến bộ hơn. Còn đất đai được luân chuyển từ đời này sang đời khác, đất đai là địa bàn phân bố dân cư và là kho tàng bến cảng… Nói chung, đất đai là cơ sở vật chất để thực hiện mọi quá trình sản xuất tất cả các ngành kinh tế, đất đai riêng với nông nghiệp thì đất đai không thể thiếu được, chính vì vậy từ sơ khai tổ tiên đã nhận định “ tấc đất tấc vàng ”, cho đến ngày nay khi khoa học đã phát triển một cách vượt bậc và thay thế sức lao động của con người bằng máy móc công cụ hiện đại. Song đất đai không thể thiếu cho mọi ngành nhất là vấn đề lương thực thực phẩm. + Về mặt chính trị: Đất đai là nơi trú ngụ của cả cộng đồng dân tộc, vì thế để giữ gìn đất đai, bảo vệ lãnh thổ dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia gắn liền với đất đai, lãnh thổ là dấu hiệu xác định sự tồn tại của mọi quốc gia trên bản đồ quốc tế. (Nguyễn Hồng Lê, 2001). - Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động ( cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất…, ), vừa là phương tiện lao động ( cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc… ), là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng đất cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau. (Tổng Cục Địa Chính 1996, trong Lê Quang Trí, 2009). - Vì thế sử dụng đất đai một cách có hệ thống, có khoa học, hợp lý và bền vững là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài. Trong thực tế những năm qua việc sử dụng 2 đất chủ yếu hướng vào đất nông nghiệp và từng thời kỳ được thực hiện một cách tùy tiện và đổi mới cơ cấu diện tích gieo trồng phụ thuộc vào thị trường. Trong khi đó sử dụng đất đai là một vấn đề phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, không gian… Vì vậy vấn đề được đặt ra là phải sử dụng đất đai dựa trên quan điểm: an toàn lương thực, bảo đảm đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân và sử dụng đất đai một cách bền vững. 1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai 1.2.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất - Sự gia tăng dân số ở các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 (FAO,1993). Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995, trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích.(Lê Quang Trí, 2005) - Nước ta là nước đất chật người đông, dân số tăng kéo theo nhu cầu về lương thực thực phẩm và các nhu cầu về tiêu dùng khác. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng quỹ đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã và đang tạo ra những bước đi có sức tăng trưởng về kinh tế xã hội cao. Mà tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bao giờ cũng gây áp lực về đất đai. - Sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông, vận tải, xây dựng, văn hóa, du lịch… đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả đã trở thành một nhu cầu cấp bách. (Lê Trung Tánh, 2003) Tóm lại với thực trạng sử dụng đất đai như hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì cần có một biện pháp phân bổ, bố trí sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả. Cho nên phải cần thiết triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 1.2.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai Để hiểu khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai, cần tìm hiểu khái niệm về quy hoạch và đất đai dưới góc độ quản lý đất đai. - Về thuật ngữ có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất đai như sau: “ Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định, bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định ( vùng đất, khoanh đất, mảnh đất, miếng đất… có vị trí hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành ( đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, nhiệt độ, ánh sáng, 3 thảm thực vật, các tính chất hóa lý…) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau ”.( Lương Văn Hinh, 2003). - Ta có một định nghĩa cụ thể: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội -môi trường), thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất ”.(Lương Văn Hinh, 2003). Trong đó: + Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai. + Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu… + Tính pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. Như vậy, về thực chất của quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai và sử dụng bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và thực hiện đồng thời hai chức năng: + Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. + Tổ chức sử dụng đất như là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường. (Lương Văn Hinh, 2003) 1.2.3. Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đai - Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. QHSDĐĐ được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hóa – xã hội. - QHSDĐĐ còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng một cách tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất lâm nghiệp, nông nghiệp ( đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng 4 tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội. - QHSDĐĐ có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển. Vì vậy, QHSDĐĐ góp một phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. (Lê Sỹ Hải, 2000) 1.2.4. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất. QHSDĐĐ phải đảm bảo 3 tiêu đề: hiệu quả, bình đẳng – có khả năng chấp nhận và bền vững. - Hiệu quả: Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng trong sử dụng đất đai. - Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được: Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng đất đai của mọi người trong xã hội. - Bền vững: Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai. ( Lê Quang Trí, 2005). 1.2.5. Các quan hệ trong quy hoạch sử dụng đất đai a/ Mối quan hệ giữa 4 cấp của QHSDĐĐ ( Toàn quốc, Tỉnh, Huyện, Xã). Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và quy hoạch sử dụng đất đai phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: Toàn quốc, cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã, theo Hình 1.1. 5 QHSDĐĐ cấp Toàn Quốc ( Vùng) Định Hướng Cụ Thể QHSDĐĐ cấp Tỉnh Định Hướng Cụ Thể QHSDĐĐ cấp Huyện Định Hướng Cụ Thể QHSDĐĐ cấp Xã Hình 1.1: Mối quan hệ giữa QHSDĐĐ 4 cấp - QHSDĐĐ theo đơn vị hành chính 4 cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: QHSDĐĐ cấp trên định hướng cho QHSDĐ cấp dưới, QHSDĐ cấp dưới cụ thể hóa cấp trên, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý, cải tạo và bồi bổ bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả cao nhất. - QHSDĐĐ của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép (đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai các cấp liên quan). Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô. Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và là cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết. ( Lương Văn Hinh, 2003). - Điều 21, Luật đất đai 2003 cũng quy định công tác lập QHKHSDĐĐ phải được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; QHKHSDĐĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan