Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tiểu thủ công nghiệp huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá từ năm 1986 đến năm...

Tài liệu Luận văn tiểu thủ công nghiệp huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hoá từ năm 1986 đến năm 2015

.PDF
117
579
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- PHẠM THỊ HƢỜNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC (TỈNH THANH HÓA) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Ngọc Cơ HÀ NỘI - 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài.................................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi đề tài ..................................................................................... 5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 6 7. Bố cục luận văn .................................................................................................... 7 NỘI DUNG ............................................................................................................. 8 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC .................................................................. 8 1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 8 1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 8 1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................................ 11 1.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 15 1.1.4. Thủy văn ................................................................................................... 17 1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên.............................................................................. 18 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 20 1.2.1. Điều kiện kinh tế ....................................................................................... 20 1.2.2. Điều kiện về xã hội ................................................................................... 22 1.3. Truyền thống văn hóa – lịch sử..................................................................... 26 1.4. Khái quát về Tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc trƣớc năm 1986 ........ 31 1.5. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về phát triển TTCN Ngọc Lặc trong thời kỳ Đổi mới........................... 36 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 43 Chƣơng 2: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 .................................................... 45 2.1. Các nghề, cơ sở sản xuất và lao động ........................................................... 45 2.1.1. Các nghề TTCN chủ yếu ........................................................................... 45 2.1.2. Cơ sở, hộ sản xuất và lao động ................................................................. 56 2.2. Hình thức tổ chức sản xuất ........................................................................... 59 2.3. Vốn đầu tƣ, trang thiết bị và công nghệ ....................................................... 64 2.4. Giá trị sản xuất .............................................................................................. 68 2.5. Sản phẩm và thị trƣờng................................................................................. 74 2.5.1. Về sản phẩm ............................................................................................. 74 2.5.2. Thị trường................................................................................................. 76 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 77 Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC GIAI ĐOẠN 1986 – 2015 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỊA PHƢƠNG ............................................................................................. 79 3.1. Tác động đối với kinh tế ................................................................................ 79 3.1.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Ngọc Lặc .......................... 79 3.1.2. Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển............................... 80 3.2. Tác động đối với xã hội ................................................................................. 84 3.2.1. Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.................. 84 3.2.2. Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.......... 86 3.3. Những hạn chế của tiểu thủ công nghiệp ở huyện Ngọc Lặc ...................... 88 3.3.1. Vấn đề môi trường .................................................................................... 88 3.2.2. Vấn đề sức khỏe của người lao động ........................................................ 89 3.4. Những yếu kém tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho sự phát triển TTCN ở huyện Ngọc Lặc .................................................................... 90 3.4.1. Những yếu kém tồn tại .............................................................................. 90 3.4.2. Nguyên nhân của yếu kém......................................................................... 91 3.4.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 92 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 94 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CN –TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa TW : Trung ương TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CP : Cổ phần DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Ngọc Lặc năm 2015............................ 15 Bảng 1.2. Thống kê lao động trong độ tuổi theo cơ cấu ngành nghề ở huyện Ngọc Lặc các năm 2010 -2015 ............................................................. 24 Bảng 2.1. Một số nghề thủ công chủ yếu ở Ngọc Lặc thời kỳ 1986 - 1995 ........... 46 Bảng 2.2. Cơ sở, hộ sản xuất CN-TTCN, ngành nghề ở huyện Ngọc Lặc năm 2006 - 2010........................................................................................... 56 Bảng 2.3. Tổng hợp lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc năm 2003 – 2006 .................................................................................. 58 Bảng 2.4. Tổng số vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp ..................................... 66 Bảng 2.5. Số vốn đầu tư kinh tế phân theo ngành ................................................. 66 Bảng 2.6. Tổng giá trị sản xuất CN - TTCN huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2003 - 2010........... 70 Bảng 2.7. Giá trị tổng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ngọc Lặc theo ngành nghề năm 2006 -2008 ......................................................... 71 Bảng 2.8. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất CN – TTCN Ngọc Lặc 2010 – 2015........... 72 Bảng 2.9. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ......................................... 74 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nông nghiệp là ngành nghề chính của cư dân Việt. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp thì thủ công nghiệp cũng ra đời từ rất sớm và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng ở các vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, lúc ban đầu này cư dân Việt chỉ làm những sản phẩm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày vì thế nó chưa được gọi là một nghề chuyên nghiệp. Trong xu hướng đổi mới nền kinh tế nông thôn thì sự phát triển của các nghề tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời vẫn giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống của làng quê Việt Nam. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với mục tiêu “ly nông bất ly hương”. Ngọc Lặc là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là huyện có diện tích tự nhiên rộng lớn, chính là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, sau gần 30 năm (19862015) Đảng bộ và nhân dân huyện Ngọc Lặc đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực làm thay đổi bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội,…ở tất cả các làng, bản của huyện và trở thành một trong những huyện miền núi khá nhất của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành tiểu thủ công nghiệp cho sự phát triển này. Do đó việc thu thập tài liệu, nghiên cứu những thành tựu tiểu thủ công nghiệp mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ngọc lặc đạt được trong thời gian qua và những tác động của tiểu thủ 1 công nghiệp đối với văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Ngọc Lặc là việc làm cần thiết cả về khoa học và thực tiễn. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi đến nay (2016) chưa có một công trình nào nghiên cứu về thực trạng tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc trong phạm vi không gian và thời gian mà đề tài chúng tôi xác định. Nhằm góp phần tái hiện lại bức tranh lịch sử phát triển tiểu thủ công nghiệp Ngọc Lặc giai đoạn 1986-2015, qua đó góp phần làm sinh động thêm bức tranh lịch sử kinh tế tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Ngọc Lặc nói riêng. Làm phong phú thêm những nghiên cứu về lịch sử địa phương Thanh Hóa. Đặc biệt là từ đó phần nào giúp các cấp lãnh đạo địa phương Ngọc Lặc rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý, hoạch định chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn tới, đưa địa phương phát triển cùng đất nước. Vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) từ năm 1986 đến năm 2015” làm đề tài luận văn Cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiểu thủ công nghiệp là một trong những đề tài được quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình, bài viết đề cập tới TTCN như: “Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam” [5], tác giả Phan Gia Bền (Nxb Sử Địa, Hà Nội, 1957). Cuốn sách này đã giới thiệu sơ lược sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta qua các thời kỳ, qua đó chúng ta có thể hình dung được sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nước ta và những yếu tố tác động đến sự thay đổi đó. “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” [68], tác giả Bùi Văn Vượng (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1988). Qua cuốn sách này tác giả đã tôn vinh các nghệ nhân và làng nghề, phổ biến các tri thức văn hóa, kinh tế, 2 kỹ thuật công nghệ của các làng nghề. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích đặc điểm của các làng nghề và đưa ra một số biện pháp để bảo tồn các làng nghề thủ công. “Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề” [70], do GS. Trần Quốc Vượng chủ biên, (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996). Thông qua cuốn sách các tác giả đã phân tích một số vấn đề về ngành nghề, làng nghề, phổ nghề truyền thống ở Việt Nam, sự ra đời của các làng nghề thủ công truyền thống và các vị tổ nghề. Ngoài ra còn có một số bài viết trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật như: Về việc nghiên cứu, phục hồi, phát triển hội các ngành nghề truyền thống Việt Nam, tác giả Trần Quốc Vượng (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, năm 1996), Làng nghề truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra, tác giả Tô Ngọc Thanh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, năm 1996)…. Đây là những nguồn tài liệu quý, giúp tác giả hiểu một cách khái quát nhất về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Ở phạm vi địa phương, việc tiến hành sưu tầm tài liệu và tiến hành nghiên cứu lịch sử huyện Ngọc Lặc mới được bắt đầu sau năm 1975, mà chủ yếu là lịch sử chính trị, quân sự. Việc nghiên cứu đề tài “Tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2015” hoàn toàn chưa có một công trình chuyên khảo nào. Vì vậy đây còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp huyện cũng được đề cập sơ lược trong các công trình sau: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, tập 1 (1945 – 1985)”,[1], Nxb Thanh Hóa tháng 12 năm 1986, đã đề cập tới một số nét về đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống đấu tranh của nhân dân Ngọc Lặc trong tiến trình lịch sử. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, tập 2 (1986 – 2000)”[2], Nxb Thanh Hóa năm 2003 đã đề cập đến đặc điểm tự nhiên, xã hội và quá 3 trình thực hiện vận dụng đường lối đổi mới của Đảng qua đại hội VI. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Lặc từ khóa VIII đến khóa XXII đã đánh giá kết quả đạt được và những khuyết điểm còn tồn tại, đồng thời đề ra phương hướng và nhiệm vụ của những năm tiếp theo trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Báo cáo của HĐND huyện, UBND huyện (hiện đang lưu giữ tại kho lưu trữ huyện Ngọc Lặc) đã đánh giá tổng kết sơ bộ những thành tựu, hạn chế của huyện Ngọc Lặc trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới. Ngoài ra còn có Các tham luận của Bí thư, Chủ tịch huyện Ngọc Lặc về dự đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Các phóng sự của đài phát thanh huyện, đài truyền hình tỉnh và báo chí về các cá nhân, tập thể làm kinh tế giỏi trên địa bàn huyện. Trong các công trình nói trên, phần trình bày về lịch sử Tiểu thủ công nghiệp còn khái lược, chưa cụ thể, chưa toàn diện, tuy nhiên đó là tài liệu để chúng tôi nghiên cứu, đối chiếu. Do đó, có thể coi đây là một khoảng trống cần phải tiến hành khảo cứu, tìm hiểu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài *Mục tiêu: Thực hiện đề tài “Tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2015” tác giả nhằm mục đích: - Phác họa được quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp huyện giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015. - Chỉ ra được những tác động tích cực của tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. - Tìm ra những thế mạnh của huyện về phát triển tiểu thủ công nghiệp nhằm phát huy hơn nữa những mặt tích cực, điều chỉnh những gì còn hạn chế 4 nhằm đưa tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc phát triển mạnh hơn nữa. *Nhiệm vụ: - Thứ nhất, tìm hiểu những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của TTCN huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 đến năm 2015. - Thứ hai, làm rõ quá trình chuyển biến của TTCN huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 đến năm 2015. - Thứ ba, đánh giá được những tác động của TTCN đến sự chuyển dịch kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đời sống nhân dân, văn hóa – xã hội, cảnh quan môi trường huyện Ngọc Lặc. - Thứ tư, xử lí, phân tích số liệu và viết bài hoàn chỉnh. Cung cấp một số sự tổng kết bước đầu về sự chuyển biến của TTCN huyện Ngọc Lặc trong thời kỳ đổi mới. 4. Đối tƣợng, phạm vi đề tài *Đối tượng: Luận văn tập trung vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể là tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 đến năm 2015. Chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương đối với sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc. Sự tác động đối với sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa - xã hội huyện Ngọc Lặc. *Phạm vi đề tài: - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 (từ khi đất nước chính thức tiến hành công cuộc đổi mới) đến năm 2015. - Về phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, gồm 21 xã và 1 thị trấn. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu *Nguồn tài liệu: 5 Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã khai thác một số nguồn tư liệu chủ yếu sau: - Nguồn tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện quốc gia, thư viện địa phương. Cụ thể là các văn bản hành chính, văn kiện của Đảng và Nhà nước qua các kỳ đại hội, các báo cáo, các tài liệu thống kê,…Đây là nguồn tài liệu gốc, rất quan trọng được tác giả khai thác chủ yếu và triệt để nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài. - Các công trình nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên quan đến đề tài bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, luận án, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Trung ương và địa phương. - Do đặc trưng của đề tài nên tác giả còn sử dụng nguồn tư liệu thu thập được từ quá trình điền dã, khảo sát thực tiễn phát triển kinh tế TTCN huyện Ngọc Lặc trong thời gian qua. *Phương pháp nghiên cứu: - Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, làm tái hiện lại bức tranh kinh tế TTCN huyện Ngọc Lặc thời kỳ đổi mới. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp điền dã,…nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn - Về mặt nội dung: luận văn đã tái hiện lại bức tranh về quá trình phát triển của TTCN huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 đến năm 2015 một cách khái quát và có hệ thống. - Về mặt phương pháp nghiên cứu: luận văn đã kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic, biện chứng và các phương pháp cụ thể khác để đề 6 tài mang tính khách quan, khoa học. - Trên cơ sở nghiên cứu luận văn khẳng định những thành tựu đã đạt được đồng thời nêu ra những vấn đề còn tồn tại của TTCN huyện Ngọc Lặc và những tác động của nó đối với kinh tế - xã hội địa phương. Để từ đó phát huy những thế mạnh, lợi thế và giải quyết những khó khăn trong xây dựng phát triển Ngọc Lặc. - Kết quả nghiên cứu Luận văn có thể dùng làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử kinh tế Việt Nam nói chung. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1. Khái quát các điều kiện tác động đến tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc. Chương 2. Sự chuyển biến của tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc từ năm 1986 đến năm 2015. Chương 3. Tác động của tiểu thủ công nghiệp huyện Ngọc Lặc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC 1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Ngọc Lặc cũng như vùng miền núi phía tây – bắc tỉnh Thanh Hóa sớm khẳng định vị trí trên bản đồ nước ta từ thời lập quốc đầu tiên. Địa danh Ngọc Lặc cũng như các châu, huyện trong khu vực ra đời trong nền cảnh chung của các đơn vị hành chính miền núi Thanh Hóa. Trước khi đơn vị hành chính Ngọc Lặc được xác định trên bản đồ miền núi tỉnh Thanh Hóa, vùng đất này được biết đến với các đơn vị mường, bản, sách động. Cho đến khi các đơn vị châu ra đời ở miền núi, các châu ở đây vẫn còn nhiều thay đổi về tên gọi, điều chỉnh về địa giới. Sự thay đổi địa danh, địa bàn ở Ngọc Lặc cũng như ở miền núi tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến bối cảnh lịch sử quốc gia, tình hình ở tỉnh Thanh Hóa, khu vực miền núi xứ Thanh và các vấn đề xã hội qua các thời kỳ. Thời dựng nước Ngọc Lặc thuộc vùng đất bộ Cửu Chân, một trong 15 bộ thuộc Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng. Cho đến nay theo quan điểm của nhiều nhà khảo cổ học thì người Mường cư trú ở đây rất đông và có cùng nguồn gốc với người Việt (Kinh) và chắc chắn là cư dân bản địa của Ngọc Lặc. - Thời thuộc Hán (năm 111 TCN), Ngọc Lặc là miền đất thuộc huyện Đô Lung. - Thời Tùy - Đường (581 – 905) miền đất Ngọc Lặc thuộc huyện Di Phong, rồi huyện Trường Lâm đến tận thời Đinh – Tiền Lê – Lý. - Thời Trần – Hồ thuộc huyện Nga Lạc (tương đương với huyện Ngọc 8 Lặc ngày nay) và một phần đất huyện Thọ Xuân phía tả ngạn sông Chu. - Thời thuộc Minh huyện Nga Lạc có thêm phần đất của huyện Lỗi Giang (thuộc huyện Cẩm Thủy và Bá Thước ngày nay). - Thời Hậu Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) Ngọc Lặc thuộc huyện Lương Giang, phủ Thiệu Thiên. - Đầu thời Nguyễn địa danh Nga Lạc đã được thay thế bằng Ngọc Lặc, thuộc phần đất của huyện Thụy Nguyên (không còn huyện Nga Lạc nữa). - Năm Thành Thái 12 (1900) cắt tổng Ngọc Lặc và cả xã người Mường thuộc tổng Yên Trường, Quảng Thi (huyện Thụy Nguyên phủ Thiệu Hóa), thành lập Châu Ngọc, sau là Châu Ngọc Lặc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 bỏ châu đổi là huyện Ngọc Lặc. - Ngày 5/7/1977, theo quyết định số 177 – CP của Hội đồng Chính phủ sáp nhập hai huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh gọi là huyện Lương Ngọc. - Ngày 30/8/1982, theo quyết định số 149 – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng tách huyện Lương Ngọc thành hai huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh và giữ nguyên tên gọi đến ngày nay [ 34 ]. Ngọc Lặc là một trong 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị trấn Ngọc Lặc cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây Bắc 53 km theo đường chim bay và 76 km nếu đi theo đường Hồ Chí Minh nối với đường 47. Có tọa độ địa lý 19º55’ - 20º17’ vĩ độ Bắc, 105º31’ 104º55’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước và Cẩm Thủy, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thọ Xuân, phía Tây Nam giáp huyện Thường Xuân, phía Đông giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Lang Chánh. Nhờ vị trí địa lý này mà Ngọc Lặc có thể giao lưu thuận lợi với nhiều địa phương khác nhau [ 34 ]. Ngọc Lặc là huyện tiếp giáp, cửa ngõ giữa vùng châu thổ và miền núi 9 tỉnh Thanh Hóa, giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí chiến lược hiểm yếu trong các cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Phía Tây là những dãy núi đôi gối lên nhau tạo thành phên dậu ngăn gió Lào và là rốn nước đổ về các suối sông chảy về sông Cầu Chày, sông Âm, sông Hép. Từ núi Nan, núi Sắt, đồi Trèm, đồi Riếng đến đồi Tô, đồi Tam là thế núi trùng điệp tạo nên phên dậu hướng tầm nhìn từ miền xuôi lên miền núi và từ miền núi xuống đồng bằng. Chính điều đó đã tạo nên căn cứ địa vững chãi cho nhiều cuộc khởi nghĩa như Lam Sơn chống giặc Minh, Cần Vương chống Pháp. Ngọc Lặc có mạng lưới giao thông đường bộ, cũng như đường sông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và TTCN nói riêng. Giao thông vận tải của huyện chủ yếu trên hai con đường chính: đường sông và đường bộ. Đường sông chủ yếu trên 3 con sông lớn: sông Âm, sông Cầu Chày và sông Hép. Theo đường sông chúng ta có thể đặt chân lên nhiều vùng đất của huyện Ngọc Lặc. Sông Âm và sông Cầu Chày nối với sông Chu và sông Mã là hai con sông lớn nhất nhì ở xứ Thanh, có nhiều phụ lưu tỏa khắp các vùng trong và ngoài tỉnh. Bởi vậy, vốn là cửa ngõ của miền núi với miền xuôi xứ Thanh nên đường sông Ngọc Lặc đã nối liền miền ngược với miền xuôi trong tỉnh và ngoài tỉnh và trở thành tuyến đường trọng yếu phục vụ cho kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các huyện với nhau. Đường bộ của Ngọc Lặc gồm hai con đường chính: đường quốc lộ 15A và đường quốc lộ Hồ Chí Minh. Theo quốc lộ 15A (đoạn qua Ngọc Lặc dài 16,7 km) để tới quốc lộ 217, Ngọc Lặc có thể giao lưu thuận lợi với huyện Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn; giao lưu thuận lợi với các tỉnh ở khu vực Tây Bắc của đất nước (Hòa Bình, Sơn La,…) và đặc biệt là với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đường quốc lộ Hồ Chí Minh chạy qua lãnh thổ Ngọc Lặc có chiều dài 30,7 km, thông qua tuyến đường này, Ngọc Lặc có thể giao lưu 10 thuận với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (cách thủ đô Hà Nội khoảng 130 km - đây chính là thị trường tiêu thụ rộng lớn, hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ,…cho sự phát triển kinh tế nói chung và TTCN của huyện nói riêng), với cảng biển và khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn và các vùng phát triển khác trong cả nước. Cảng hàng không Thọ Xuân cách Ngọc Lặc không xa tạo thuận lợi cho huyện có thể liên hệ với các địa phương khác trong cả nước. Ngoài ra còn có các con đường liên thôn, liên xã được mở mang tu sửa thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ ở Ngọc Lặc hiện cũng có một số điểm hạn chế. Nhiều tuyến đường đang xuống cấp trầm trọng, mặt đường thì nhỏ hẹp,ổ trâu, ổ voi xuất hiện nhiều trên đường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển TTCN, đặc biệt là quá trình vận chuyển, chuyên chở nguyên vật liệu, hàng hóa sản xuất TTCN ở Ngọc Lặc. Với vị trí địa lý, giao thông như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngọc Lặc phát triển và mở rộng các ngành nghề TTCN truyền thống và du nhập thêm nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh ngoài và giao lưu quốc tế. 1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Nhìn chung địa hình Ngọc Lặc thuộc loại đồi núi thấp. Hơn 95% diện tích toàn huyện có độ cao dưới 400m, chỉ có khoảng 5% diện tích cao trên 400m. Quá trình bán bình nguyên hóa của địa hình ở đây diễn ra rất mạnh nên khá nhiều bề mặt san bằng với độ cao 25 – 40m, 50 – 75m, 90 – 120m và 180 – 250m. Tại những bề mặt san bằng này địa hình khá thoải nên ít gây khó khăn cho việc canh tác, đi lại và cư trú. Tuy nhiên, vận động Tân kiến tạo nâng bề mặt địa hình làm cho sông 11 suối chia cắt phức tạp nên xuất hiện nhiều sườn có độ dốc lớn. Phân cấp độ dốc của địa hình Ngọc Lặc như sau: -Địa hình dốc dưới 3º chiếm 31% diện tích tự nhiên; - Địa hình dốc từ 3º - 8º chiếm 8,7% diện tích tự nhiên; - Địa hình dốc trên 8º đến dưới 15º chiếm 12% diện tích tự nhiên; - Địa hình dốc từ 15º trở lên chiếm 48,3% diện tích tự nhiên [ 34 ]. Với 48,3% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 15º và phân bố chủ yếu ở phía Tây và phía Bắc của huyện. Sự chia cắt phức tạp của địa hình tuy có mang lại một số lợi ích như xây dựng các công trình cấp nước tự chảy, đỡ tốn năng lượng, nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất, ẩn chứa nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống,…Sự chia cắt phức tạp của địa hình cũng làm cho thời gian chiều sáng tại các thung lũng thường ngắn hơn khu vực đỉnh núi và đồng bằng từ 1 đến 2 giờ. Do vậy giờ làm việc, học tập, sinh hoạt của con người ở đây phải bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các khu vực đồng bằng ven biển. Trên 50% diện tích có độ dốc dưới 15º và phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam của huyện. Đây là những diện tích thuận lợi cho hoạt động sản xuất, cư trú và đi lại. Cũng theo quy luật chung của địa hình Việt Nam và Thanh Hóa, địa hình Ngọc Lặc nghiêng, dốc và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Các dãy núi ở Ngọc Lặc là sự tiếp tục của các dãy núi chạy từ huyện Lang Chánh và Bá Thước rồi thấp dần về phía đông nam. Vì thế mà mạng lưới sông, suối ở Ngọc Lặc chủ yếu chảy theo hướng tây bắc – đông nam và do vậy phần lớn các trục giao thông của huyện cũng phải chạy theo hướng của các thung lũng sông, suối để giảm chi phí làm đường và đỡ phải vượt qua nhiều đèo dốc. Nằm ở vùng miền núi với địa hình phần lớn là đồi núi, đó là những điều kiện có tác động trực tiếp tới TTCN Ngọc Lặc trên nhiều khía cạnh, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nguyên liệu. Vì vậy, nó quy định các ngành nghề 12 chủ yếu của huyện; Sự hình thành và phân bố nghề và làng nghề; Tạo điều kiện cho quá trình hình thành du nhập và phát triển các ngành nghề TTCN. Đất đai của huyện Ngọc Lặc được hình thành về cơ bản là nhờ sự tác động tổng hợp của các nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và cả sự tác động của con người mà Ngọc Lặc có nhiều loại đất khác nhau. Ở Ngọc Lặc có thể kể đến các loại đất như sau: đất phù sa, đất glây, đất đen, đất xám, đất đỏ,… Đất phù sa, diện tích là 3376 ha, được phân bố dọc theo các triền sông: sông Cầu Chày, sông Chu, sông Hép, sông Âm,…Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa các con sông, tầng đất dày, thành phần cơ giới chủ yếu cát pha và thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất từ chua ít đến chua, mùn tổng số nghèo đến trung bình, đạm tổng số khá, lân trung bình, đất mặt khá tơi xốp. Loại đất này phù hợp với trồng các loại cây lúa nước, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất glây, diện tích 867 ha, được phân bố rải rác ở 16 xã trong huyện. Loại đất này được hình thành do quá trình tích tụ sản phẩm rửa trôi, lắng đọng ở các thung lũng hẹp, bị ngập úng thường xuyên, địa hình lòng chảo, tầng đế không xác định, tầng mặt lầy thụt, nhiều chất hữu cơ chưa phân giải, màu sắc tầng đất xám xanh, thành phần cơ giới thịt nặng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất không cân đối: mùn, đạm khá đến giàu; lân, kali nghèo, rất chua. Hiện loại đất này đang được cải tạo để cấy 2 vụ lúa trong năm. Đất đen, diện tích 27,80 ha, phân bố ở 2 xã Ngọc Khê và Minh Tiến. Đất được hình thành do quá trình tích lũy xác hữu cơ từ các sườn đồi, núi, đọng lại ở các thung lũng. Thành phần chính là xác hữu cơ phân giải, dạng đất bằng phẳng, địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có màu đen, không kết cấu. Tính chất của đất: chua nhiều, mùn, đạm tổng số trung bình đến khá, lân, kali tổng số nghèo. Hiện loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa. Đất xám, diện tích 14 265 ha, được phân bố rải rác ở các xã. Đất được 13 hình thành do tích tụ sản phẩm rửa trôi, song lại bị rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất liên tục vào mùa mưa, làm cho đất bạc màu, tầng mặt có màu xám sáng, độ dốc dưới 15º. Thành phần cơ giới lớp đất mặt chủ yếu cát pha hoặc thịt nhẹ, kết cấu kém, đất chua, nghèo dinh dưỡng. Cây trồng phù hợp là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày: mía và các loại cây hoa màu: ngô, khoai, sắn,… Đất đỏ, diện tích 18 350 ha, phân bố hầu hết trên địa bàn các xã trong huyện. Nhóm đất này được hình thành trên đá mẹ khác nhau, kết hợp với sự tác động của con người nên bị biến đổi. Là loại đất được hình thành do quá trình phong hóa đá bazan và các đá macma bazơ khác, màu sắc đỏ vàng, tầng đất dày và khá đồng nhất. Đất có độ dốc từ 15- 20º, phân bố thành từng vùng lớn, gồm các dãy núi liên tiếp hoặc độc lập. Thành phần cơ giới thịt trung bình, giữ phân tốt. Ở nơi địa hình dốc, bị rửa trôi, xói mòn rất mạnh. Tính chất đất: đất chua đến chua nhiều; mùn, đạm tổng số từ trung bình đến khá; lân, kali tổng số nghèo. Đất thích hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng. Với điều kiện thổ nhưỡng như trên, Ngọc Lặc có thể khai thác và sử dụng vào nhiều mục đích, cùng với điều kiện khí hậu và tài nguyên nước trên địa bàn cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày,…đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển TTCN của huyện, ảnh hưởng tới cơ cấu ngành nghề trong huyện. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn, hạn chế như đất có độ phì tự nhiên thấp, hiện tượng xói mòn rửa trôi đất còn diễn ra trên diện rộng, nếu không có giải pháp chăm sóc đất thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và môi trường sinh thái. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan